Điều kiện đảm bảo đi kèm với khoản tài trợ

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 59 - 61)

II .CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM

6.6. Điều kiện đảm bảo đi kèm với khoản tài trợ

Cấp các khoản vay tín dụng đi kèm với điều kiện đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam ( thế chấp , cầm cố , bảo lãnh cá nhân ) . Ngồi ra , ngân hàng cịn có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải mua bảo hiểm cho những thiết bị mua được nhờ vay vốn cho đến khi thanh toán nợ xong. Quỹ SMEDF đã góp phần bổ sung một nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường tín dụng Việt Nam . Các doanh nghiệp nhờ vào vay vốn của SMEDF đã đầu tư thêm máy móc thiết bị , nâng cao năng lực sản xuất , tăng cường chất lượng , số lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới . Hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả , hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng và cho SMEDF

KẾT LUẬN

Liên Minh Châu Âu (EU ) là một trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa và khoa học –cơng nghệ hùng mạnh vào bậc nhất thế giới , đồng thời là một thị trường rộng lớn, phát triển ở trình độ cao. Từ lâu Việt Nam đã xác định EU là một đối tác quan trọng và thị trường EU là một thị trường chủ yếu của mặt hàng giày dép xuất khẩu . Sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, ký Hiệp định Hợp tác và hợp đồng buôn bán với EU , quan hệ thương mại song phương đã phát triển mạnh.

Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với EU , dặc biệt là hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường này , Việt Nam cần phải nghiên cứu để nắm chắc đặc điểm và tính chất của thị trường EU , đặc biệt là về chính sách thương mại , các quy định về quản lý xuất khẩu –nhập khẩu , về thị hiếu và tập quán tiêu dùng , yêu cầu về mẫu mã giày dép , tính thời trang và chất lượng sản phẩm giày dép ,phải thấy hết được những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Từ đó mà lựa chọn và định hướng đúng đắn các mặt hàng xuất khẩu vào từng thị trường cụ thể của khối này. Mặt khác cần có các giải pháp thích hợp và mạnh mẽ cả về phía Nhà nước và doanh nghiệp . Giải pháp của Nhà nước chủ yếu là mở đường , tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi, khuyến khích hỗ trợ mọi mặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU . Về phía các doanh nghiệp cần có các chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng giày dép xuất khẩu và giành được khách hàng đối với các sản phẩm của mình. Thành cơng của việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường EU phụ thuộc vào cả hai phía Nhà nước và doanh nghiệp song chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp , Nhà nước chỉ đóng vai trị hỗ trợ.

Tác giả hy vọng rằng , các kết quả nghiên cứu của đề tài phần nào giúp cho công tác hoạch định chính sách phát triển thị trường xuất khẩu giày dép của Nhà nước và của từng doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 59 - 61)