I.CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 41)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MẶT HÀNG GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM VÀO EU GIAI ĐOẠN 2006-

I.CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC

1.Hoàn thiện tối đa hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng

1.1.Những thay đổi trong luật thương mại

Rà soát lại các hệ thống , bỏ những quy định khôg phù hợp với tình hình mới trong luật thương mại , luật đầu tư . Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của WTO, cần quy định cụ thể và chặt chẽ hơn cho mọi hoạt động thương mại phù hợp với xu hướng mở cửa thị trường và xu hướng hội nhậpn để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu . Về luật đầu tư nước ngoài : (1) Cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại , dịch vụ ; (2) Cần mở cửa hơn, nhìn vào lâu dài hơn thì mới thu hút được đầu tư . Về luật khuyến khích đầu tư trong nước , cần quy định lại rõ hơn về ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng khơng rõ ràng giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hướng xuất khẩu”. Có lộ trình thống nhất hai luật đầu tư này thành một bộ luật chung về khuyến khích đầu tư .

1.2.Thay đổi căn bản phương thức xuất khẩu và nhập khẩu

Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế quan “hợp lệ” như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối , thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá , thuế chống trợ cấp. Giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách . Khắc phục triêt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ , cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ giày dép . Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế để giảm dần , tiến tới xóa bỏ chế độ tính thuế theo giá tối thiểu . Với phương thức quản lý nhập khẩu hợp lý, chúng ta có

thể đẩy mạnh nhập khẩu cơng nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến.

1.3.Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng có xóa bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp , khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất qn để khơng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính tốn hiệu quả kinh doanh . Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách ; áp dụng thí điểm mơ hình liên kết 4 bên trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu (doanh nghiệp liên kết với các trường ,viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước ).

1.4.Ký kết các Hiệp định thương mại với EU cần chi tiết hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn.

Hiệp định hợp tác Việt Nam –EU đã ký chỉ quy định chung chung về thương mại hàng hóa trong đó có mặt hàng giày dép . Sau khi có Hiệp định thương mại Việt-Mỹ , cả hai bên thấy cần phải có một Hiệp định chi tiết hơn không những về lĩnh vực thương mại hàng hóa mà cịn về sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư . Có nghĩa là hai bên cần phải ký Hiệp định thương mại Việt Nam –EU, tương tự như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.

Việc thay đổi Hiệp định là cần thiết vì trong giai đoạn này chúng ta chắc chắn phải thương thảo với EU về việc gia nhập WTO, chính vì vậy cần phải có một Hiệp định mới ngang tầm trong đó những quy định chi tiết phải phù hợp với tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam . Chúng ta có thể đồng thời đàm phán Hiệp định với việc đàm phán gia nhập WTO.

2.Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu

Bấy lâu nay chúng ta chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị của Châu Á , giá rẻ nhưng khơng lâu bền. Máy móc thiết bị tốt sẽ sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao , cạnh tranh được trên thị trường . Trong buôn bán với EU, chúng ta xuất siêu khá lớn, chiếm 25,7% kim ngạch hai chiều, trị giá xuất siêu năm 2004 tăng hơn 5 lần so với năm 2001. Nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh tốn , phía EU sẽ khơng tìm cách cản trở giày dép xuất khẩu của ta ; đồng thời nhập khẩu công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng giày dép xuất khẩu giúp nâng cao chất lượng đồ da giày xuất khẩu , nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung , sang thị trường EU nói riêng, do đó mở rộng được thị trường xuất khẩu . Đây sẽ là một phương pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.

2.1.Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU

Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể được thực hiện bằng hai biện pháp sau đây: (1) đầu tư của Chính phủ ; (2) thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng giày dép xuất khẩu tại Việt Nam . Công nghệ nguồn của EU tiên tiến , hiện đại , chất lượng cao ,song giá lại quá cao so với khả năng thanh toán của các đối tác Việt Nam . Nên khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nào đó doanh nghiệp Việt Nam thường nghĩ tới cơng nghệ của khu vực khác có giá thấp hơn mặc dù cơng nghệ kém hơn và trình độ thấp hơn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng để nhập khẩu được công nghệ hiện đại từ EU chỉ có thể có hai biện pháp nêu trên.

“ Đầu tư của Chính phủ” là biện pháp ưu việt để nhập khẩu được công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và theo đúng yêu cầu đặt ra . Nhưng đây không phải là biện pháp tối ưu đối với chúng ta hiện nay vì Việt Nam là một nước nghèo nên kinh phí dành cho đầu tư của Chính phủ cịn rất hạn hẹp và chỉ ưu tiên cho những ngành trọng điểm của đất nước. Đó chính là mặt hạn chế của biện pháp này.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w