Vượt qua vị thế gia công

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 32 - 33)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY

2. Vượt qua vị thế gia công

Theo ơng Mai Duy Hiền –Phó chủ tịch Hiệp Hội da giầy Việt Nam : “Tiềm năng phát triển của ngành da giầy Việt Nam là rất lớn. Song thực tế , chỉ có vỏ mà khơng co ruột. Hầu hết các nhà máy da giầy Việt Nam chỉ tập trung gia công sản xuất thành phẩm để xuất khẩu, mà thiếu đầu tư xây dựng những nhà máy chế tạo nguyên phụ liệu, thiếu những trung tâm thiết kế mẫu phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Gần như 100% nhà máy da giầy Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngồi về thiết bị máy móc , ngun phụ liệu đầu ra …. Sự

phát triển của ngành da giầy Việt Nam chỉ mang tính tạm bợ, thiếu bên vững…” Thật vậy , trong số trên 350 doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu Việt Nam , chỉ có một vài doanh nghiệp dám đột phá đầu tư cho mình dây chuyền sản xuất giày khép kín , tránh được vị thế gia cơng , phụ thuộc hồn tồn vào nước ngồi ;ví dụ các cơng ty :Hiệp hưng, Thái bình , Biti’s….; cịn lại, gần như tất cả các doanh nghiệp khác đều tồn tại nhờ gia cơng cho nước ngồi . Theo bà Đỗ Ý Thanh- một chuyên gia về ngành da giầy , thuộc phịng Thương mại – cơng nghiệp Việt Nam : năm 2006, khi gia nhập AFTA, mặt hàng giầy dép Việt Nam sẽ phải đứng trước một thách thức rất lớnlà cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN . Làm sao chúng ta cạnh tranh được trong khi tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa quá thấp (chiếm 10% sản lượng ) và kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy sang các nước ASEAN chiếm có 2%...

Mặc dù vậy , ngành da giầy Việt Nam vẫn hoạch định từ nay đến năm 2005, phải tăng tốc độ phát triển bình quân mỗi năm từ 9-10% . Năm 2005, Việt Nam phải đạt sản lượng 410 triệu đôi giày, dép , 38 triệu square da thuộc; đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên 3,2 tỷ USD .Tất nhiên , để thực hiện được những con số phát triển ,hơn bao giờ hết, ngay từ lúc này ngành da giầy Việt Nam phải tăng cường cải tiến trên nhiều lĩnh vực . Theo ơng Phan Đình Độ- Chủ tịch hội đồng quản trị tổng cơng ty da giầy Việt Nam : vấn đề cốt tử là các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang sản xuất khép kín. Tăng cường tỷ lệ nội địa hố

Nguyên phụ liệu ,tăng xuất khẩu trực tiếp ; kết hợp với hiện đại hố máy móc , hình thành cho được một đội ngũ chuyên gia thiết kế mẫu thật sự của Việt Nam …Chỉ có như vậy mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w