Thị trường ngành da giầy Việt Nam hướng tớ

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 33 - 36)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY

3. Thị trường ngành da giầy Việt Nam hướng tớ

EU vẫn là thị trường chính , chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu . Đối với thị trường này , các nhà nhập khẩu mong muốn có những quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam thay vì qua đối tác trung gian. Để nâng cao khả năng quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải ổn

định nguồn vật tư nguyên liệu, vững vàng trong điều hành, quản lý kỹ thuật để có hàng hố chất lượng tốt. Tranh thủ thời gian mà EU vẫn dành cho ta những ưu đãi , các doanh nghiệp Việt Nam nên nhanh chóng thâm nhập trực tiếp vồ thị trường này.

Thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực chuẩn bị bước vào là thị trường Mỹ, một thị trường có nhu cầu tiêu dùng giầy dép lớn nhất thế giới , mỗi năm tiêu thụ 1,5 tỷ đôi, trong khi sản xuất tại Mỹ chỉ được khoảng 180 triệu đôi. Các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang là nơi cung cấp hàng lớn nhất vào thị trường này . Các nhà nhập khẩu Mỹ muốn đa dạng hoá nguồn cung cấp , đó là thuận lợi mà Việt Nam phải tận dụng. Người tiêu dùng mỹ khơng khó tính , có thể sử dụng nhiều chủng loại giầy dép .

4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu

Việt Nam đã chủ trương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu mà nòng cốt là phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại , từng bước mở rộng thị trường , tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Hướng về xuất khẩu” có liên quan mật thiết và gắn bó hữu cơ với q trình cơng nghiệp hố , hiện đại hoá và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của đất nước. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện : “sự nghiệp công nghiệp hố và hiện đại hố hướng về xuất khẩu có sự lựa chọn : cơng nghiệp hố hiện đại hố theo hướng mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới”. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu” đưa ra định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam như sau: Việt Nam phấn đấu trong những năm tới chủ yếu xuất khẩu thành phẩm qua chế biến , giảm bớt xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm sơ chế. Theo đó , đặc biệt khuyến khích xuất khẩu thành phẩm sử dụng 100% nguyên liệu nội địa và khai thác tối đa các nguồn lực săn có trong nước.

Với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu , hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cair thiện về chất lượng và mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể cung cấp ra thị trường thế giới một khối lượng lớn

giầy dép nói riêng và hàng hố nói chung và tương đối ổn định. Các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cải tiến sản xuất , đầu tư máy móc các dây chuyền công nghệ hiện đại để nângg cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu câu , thị hiếu rất đa dạng và phong phú của thị trường EU và thế giới .

Quá trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hố , hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như đã nêu trên sẽ là tiền đề làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hố Việt Nam ( trong đó có mặt hàng giầy dép ) vào thị trường EU giai đoạn từ nay đến 2010.

5.Tham gia đầy đủ các tổ chức thương mại khu vực để củng cố vị thế mình tiến tới thủ tiêu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á , Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), và đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Sau khi trở thành thành viên của ASEAN (1995), Việt Nam lần lượt tham gia vào các cơ chế hợp tác kinh tế trong khuôn khổ tổ chức này, trong đó đặc biệt quan trọng là AFTA (từ tháng 1/1996), Hiệp định khung về dịch vụ (AFAS- từ 1997), Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA – tháng 10/1998) và sắp tới sẽ ký hiệp định khung về thơng tin điện tử ASEAN (E-ASEAN ). Ngồi ra Việt Nam còn thực hiện việc cắt giảm thuế theo SEPT, ta đã triển khai thực hiện những bước đầu tiên của việc tháo gỡ các hàng rào phi thuế quan theo quy định của hiệp định CEPT; đặc biệt đã phối hợp vơí các nước ASEAN tiến hành hài hoà các biện pháp kỹ thuật, quản lý chất lượng hải quan, ký Hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và đnáh giá phù hợp chuẩn bị thực hiện Hiệp định giá trị hải quan theo WTO, thực hiện hài hồ các thủ tục hải quan.

Trong khn khổ APEC , hàng năm Việt Nam vẫn xây dựng chương trình hành động quốc gia trên tinh thần cắt giảm hàng rào phi thuế quan một cách tự nguyện. Việt Nam cịn tham gia chương trình hành động tập thể , chương trình

hợp tác kinh tế kỹ thuật và tham gia vào các nhóm cơng tác của APEC. Riêng với ASEM, Việt Nam chưa đưa ra cam kết cụ thể nào.

Đối với WTO , kể từ khi nộp đơn xin gia nhập (năm 1995), Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phánvà hoàn thành về cơ bản q trình minh bạch hố chính sách .Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ làm tăng sự cọ xát giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN ,APEC , ASEM, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế .

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 33 - 36)