1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cầu 3 thăng long

58 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 669 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới điều này dẫn đến môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả nghĩa là các hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh và tái sản xuất đều phải có một lượng vốn nhất định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, việc huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả còn khó khăn hơn nhiều. Vốn của doanh nghiệp chỉ phát huy tác dụng khi doanh nghiệp đó biết quản lý, sử dụng chúng một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Công ty Cầu 3 Thăng Long là đơn vị có quy mô và lượng vốn tương đối lớn. Vấn đề sử dụng vốn của Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định đáng khích lệ song bên cạnh đó vẫn còn một số những tồn tại. Mà nếu chúng ta khắc phục được những tồn tại này thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chắc chắn sẽ được nâng cao hơn nữa. Xuất phát từ những lý luận trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cầu 3 Thăng Long, với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo THS. Phạm Thị Hồng Vinh cùng với cô, chú, anh, chị trong Công ty. Với những kiến thức, lý luận đã được trang bị trong nhà trường, em đã từng bước vận dụng vào tìm hiểu thực tế của Công ty. Đồng thời từ thực tiễn bổ sung rút ra kinh nghiệm Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quý báu cho bản thân. Qua đó em cũng thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của vốn để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long”. Chuyên đề gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về Công ty Cầu 3 Thăng Long - Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Ths.Phạm Thị Hồng Vinh cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp. Do hạn chế về thời gian và trình độ, sự tìm hiểu của em còn chưa đầy đủ, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô, chú, anh, chị trong Công ty và các bạn sinh viên để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cầu 3 Thăng Long 1.1. Giới thiệu chung Tên Công ty: Công ty Cầu 3 Thăng Long Tên tiếng anh: Thăng Long Bridge Company No.3 Địa chỉ trụ sở chính: Xã Hải Bối- Huyện Đông Anh- Tp Hà Nội Điện thoại: (04)8810143- 8810872- 8810265 Fax: 8.810401 Địa chỉ văn phòng đại diện Miền Nam: Số 577- Đường Phan Văn Trị- Phường 7- Quận Gò Vấp- Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 8958890 Fax: 08.8958890 Loại hình doanh nghiệp: Quốc doanh Công ty Cầu 3 Thăng Longmột doanh nghiệp nhà nước hạng I thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Lĩnh vực kinh doanh: -Xây dựng công trình giao thông: Cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng, đường cấp II, III. Mã số: 020103 -Xây dựng công trình công nghiệp. Mã số 020101 -Xây dựng công trình dân dụng: Nhà ở, nhà làm việc, trụ sở, văn phòng. Mã số: 020106 Tài khoản ngân hàng: - Mã số thuế: 0100104517-1 - Tài khoản: 710A-00014 - Ngân hàng: Công thương Đông Anh- Hà Nội 1.2. Thời điểm thành lập Công ty Thời điểm thành lập: Tháng 8/1965 Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -Tên ban đầu: Công ty Cầu 3 thuộc tổng cục Đường sắt giao thông vận tải. -Lĩnh vực ban đầu: Đảm bảo giao thông tuyến đường sắt. Thành lập công ty cầu 3 Thăng Long thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long: - Quyết định xếp hạng doanh nghiệp loại I ngày 24 tháng 3 năm 1997 của Bộ Giao thông vận tải. - Đăng ký hoạt động xây dựng số 43/BXD-CSXD cấp ngày 20/7/2000 của Bộ xây dựng. - Quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước số 505/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải. - Đăng ký khi thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 108341 cấp ngày 30/4/1993 của trọng tài kinh tế Hà nội. 1.3. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Công ty 1.3.1. Thay đổi tên Công ty * Từ 1965- 1973: Công ty Cầu 3 thuộc tổng cục Đường sắt giao thông vận tải làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Công ty đảm bảo giao thông thông suốt chi viện cho tiền tuyến. Năm 1973 kết thúc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Công ty Cầu 3 lại được giao nhiệm vụ khôi phục và xây dựng lại cầu mới trên tuyến đường sắt Bắc Nam. * Từ 1974- nay: Năm 1974 Công ty Cầu 3 được điều động về xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long( Nay thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long ) bộ Giao thông vận tải và đổi tên thành Công ty Cầu 3 Thăng Long. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty Cầu 3 Thăng Long được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 505/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tảiCông ty Cầu 3 Thăng Long thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Từ đó đến nay Công ty không thay đổi tên, giữ nguyên là Công ty Cầu 3 Thăng Long. 1.3.2. Đặc điểm giai đoạn phát triển- Hồ kinh nghiệm 1.3.2.1. Tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng cầu đường Trải qua 39 năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng và xây dựng chuyên ngành giao thông: Thi công cầu, cống, đường ô tô, đường sắt, sân bay, bến cảng… Công ty đã đảm bảo giao thông thông suốt hàng trăm Km đường ô tô - đường sắt, thi công hàng trăm công trình cầu trong phạm vi toàn quốc. 1.3.2.2. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Thời gian : 1965 ÷1975. Số năm kinh nghiệm : 10 năm. Công ty đã đảm bảo giao thông hàng trăm Km đường sắt và đường bộ đáp ứng được yêu cầu kháng chiến kiến quốc. 1.3.2.3. Từ năm 1975 đến nay Thời gian : 1975 ÷2006. Số năm kinh nghiệm : 31 năm. Công ty đã thi công nhiều công trình cầu lớn trên phạm vi cả nước với các công nghệ thi công tiên tiến nhất hiện nay : - Thi công móng giếng chìm có đường kính lớn, điển hình như cầu Thăng Long (Thành phố Hà Nội). - Khoan cọc nhồi đường kính lớn từ 1500mm ÷2500mm ở độ sâu lớn nhất tới 80m qua các vùng địa chất phức tạp điển hình như các cầu : Cầu Phố Mới (Tỉnh Lào Cai), cầu Tuyên Nhơn (Tỉnh Long An), cầu Rào Reng (Dự án Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đường HCM), cầu Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cầu Đá Bạc (Thành phố Hải Phòng), cầu Mường La (Tỉnh Sơn La). - Thi công hạng mục móng mố, trụ dưới nước với chiều cao mực nước từ 10m ÷25 m điển hình như các cầu : Cầu Bến Thuỷ Tỉnh Nghệ An), cầu Sông Gianh (Tỉnh Quảng Bình), cầu Hoàng Long (Tỉnh Thanh Hoá)… - Thi công dầm khung T mọi khẩu độ điển hình tại các công trình : cầu Bình (Thành phố Hải Dương), cầu An Thái (Thành phố HảI Dương), cầu Sông Hiến (Tỉnh Cao Bằng), cầu Bảo Nhai (Tỉnh Lào Cai), cầu Vát (Tỉnh Bắc Giang), cầu Lục Nam (Tỉnh Bắc Giang), cầu Quang Trung (Tỉnh Cần Thơ), cầu Nhị Thiên Đường (Thành phố Hồ Chí Minh). - Thi công dầm hộp liên tục khẩu độ lớn tới 130m điển hình tại các cầu: Cầu Sông Gianh (Tỉnh Quảng Bình), cầu Hoàng Long (Tỉnh Thanh Hoá), cầu Như Nguyệt (Tỉnh Bắc Ninh), cầu Phố Mới (Tỉnh Lào Cai), cầu Tuyên Nhơn (Tỉnh Long An). - Thi công cầu dầm thép khẩu độ lớn từ 62 m ÷ 84 m điển hình như các công trình : cầu Thăng Long (Thành phố Hà Nội), cầu Bến Thuỷ (Tỉnh Nghệ An), cầu Chợ Thượng (Tỉnh Hà Tĩnh), cầu Trường Xuân (Tỉnh Quảng Ngãi) … - Thi công các cầu dây văng có khẩu độ lớn nhất tới 200m điển hình ở các công trình : Cầu Dùng (Thanh Chương – Nghệ An), cầu Kiền (Thành phố Hải Phòng)… - Thi công các cảng sông, cảng biển tải trọng lớn nhất tới 50.000 DWT điển hình tại các công trình : Cảng Cát Lát, cảng Lotus, cảng Petechim (Thành phố Hồ Chí Minh), cảng Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu)…. - Thi công các công trình hàng không, sân bay điển hình như : Nhà chờ sân bay Nội Bài, Nhà ga T1 sân bay Nội Bài. Trong tất cả các hợp đồng kinh tế đã thực hiện Công ty luôn hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ và được chủ đầu tư đánh giá cao, chưa có trường hợp nào vi phạm hợp đồng. Như vậy, công ty đã Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tạo được chữ tín đối với Tổng công ty xây dựng Thăng Long và các chủ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. 1.4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu Công ty Thi công các công trình cầu đường sắt; đường bộ; các cảng sông; cảng biển; các công trình vượt sông lớn; các trụ cầu nơi sông sâu, nước xiết, có địa chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Bộ xây dựng xác nhận Công ty Cầu 3 Thăng Long đã đăng ký hoạt động: Hoạt động quản lý dự án Hoạt động xây lắp công trình Hoạt động tổng thầu xây dựng Các công trình mà Công ty xây dựng do 2 nguồn cung cấp chủ yếu: Công ty liên hệ nhận thầu Thi công các công trình được Tổng công ty phân công Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, đem lại cho họ mức thu nhập ổn định trong những năm qua. Công ty thực hiện đầy nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ phúc lợi đối với người lao động. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã tố chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến: Đứng đầu là Giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm pháp nhân trước Tổng Giám đốc và Nhà nước, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chỉ đạo trực tiếp các phòng Kế hoạch, Tài vụ, Nhân chính và các công trường. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Các phó giám đốc: - Thực hiện nhiệm vụ giám sát công trường theo nhiệm vụ của Giám đốc công ty giao. - Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, vật tư thiết bị, ký duyệt các phương án thi công, tiền lương vật tư phục vụ thi công công trình. - Trực tiếp chỉ đạo chỉ huy trưởng công trường thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công. - Quan hệ với chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, với kỹ giám sát, giải đáp các vướng mắc nếu cần và trực tiếp ký các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo từng hạng mục công việc cho công trường. Các phòng ban: Giúp Giám đốc công ty các công việc: * Phòng Kế hoạch: - Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết các văn bản, giấy tờ theo thủ tục đấu thầu và hợp đồng kinh tế sau khi thắng thầu. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phân tích chi tiết về đơn giá thực hiện sản phẩm đúng, đủ để có kết quả chính xác về tổng giá ứng thầu và theo dõi công việc trên cơ sở giá đã được bỏ thắng thầu, thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng khi kết thúc. - Giao khoán cho các công trường khi trúng thầu theo cơ chế của công ty và trả lương cho cán bộ công nhân viên. - Theo dõi và đôn đốc các phòng ban trong việc thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu của công trường và việc thực hiện kế hoạch, tiến độ của công trường. * Phòng Kỹ thuật: - Thiết kế phương án tổ chức thi công hợp lý, tiết kiệm, an toàn, đảm bảo tiến độ thi công công trình theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của chủ đầu tư. - Giám sát công trường thi công về chất lượng, ký nghiệm thu và thanh toán khối lượng với kỹ giám sát theo khối lượng hoàn thành, kiểm tra việc ghi chép nhật ký công trình, các số liệu kỹ thuật và hồ hoàn công. - Chuẩn bị trước một bước các giải pháp kỹ thuật và khối lượng vật tư cho công trường, điều động thiết bị hợp lý, kịp thời cho từng thời điểm thi công. * Phòng Vật tư - Thiết bị: - Quản lý vật tư thiết bị trong toàn công ty, bảo đảm thiết bị luôn trong trạng thái tốt, đáp ứng yêu cầu xây lắp của các công trường. - Cung ứng các nguồn vật tư chủ yếu là xi măng, sắt thép, các loại vật tư luân chuyển bảo đảm cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, quý của công ty và các công trường lập kế hoạch mua sắm và cung cấp bảo đảm đúng, đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng trong mọi điều kiện để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Phòng Kế toán - Tài vụ: - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có kế hoạch tạo nguồn vốn để bảo đảm việc cung cấp vốn theo yêu cầu sản xuất của các công trường. - Kịp thời thanh toán các khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư để quay vòng vốn nhanh. - Hướng dẫn các công trường ghi chép sổ sách chi và nhập xuất vật tư. - Hạch toán kinh tế lỗ, lãi, thực hiện các chế độ chính sách đối với Nhà nước và người lao động. * Phòng Tổ chức cán bộ: - Tiếp nhận, quản lý, điều động lao động, bố trí, sắp xếp cán bộ cho các công trường và các phòng ban trong công ty. - Làm công tác đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Làm công tác bảo hộ lao động, thi đua, khen thưởng kỷ luật. - Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. - Làm công tác hành chính quản trị và công tác xã hội * Tổ chức sản xuất được chia thành đơn vị thi công: Xưởng cơ khí: Chuyên gia công kết cấu các loại phục vụ cho xây dựng công trình. Ngoài ra còn nhận gia công các loại kết cấu thép của các đơn vị khác đặt hàng. Đội điện máy thi công: Chuẩn bị các thiết bị máy móc, xe vận chuyển để phục vụ các công trình xây dựng. Trong công tác chuẩn bị có bảo dưỡng, sửa chữa đề xuất việc mua sắm máy móc mới. Các đơn vị xây lắp của công ty là các đội, chuyên nhận thi công các công trình. Biên chế của đội bao gồm: Đội trưởng, 1 đội phó kỹ thuật, 1 thống kê và đội ngũ công nhân. Đội được công ty giao thi công trọn một công trình hoặc trọn một hạng mục trên cơ sở khoán gọn phần chi phí nhân công và một số vật tư phụ. Đội trưởng là người am hiểu kỹ thuật và có năng lực về tổ chức. Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 10 [...]... tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Khi xét đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thì một điều không thể bỏ qua đó là xem xét đến các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Có nhiều đặc điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nhưng tập trung vào một số đặc điểm ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 2.1 Đặc điểm của ngành xây dựng Công ty. .. nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vốn là điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nói chung và Công ty Cầu 3 Thăng Long nói riêng Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục, thuận lợi thì Công ty phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa có ý nghĩa tiết kiệm vốn, vừa có ý nghĩa giảm chi phí lưu thông do giảm chi phí sử dụng. .. định sẽ tạo điều kiện cho Công ty yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh dồn mọi nỗ lực của mình vào đó mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh Có như vậy Công ty Cầu 3 Thăng Long mới có thể có được hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty 3 Thực trạng của công tác sử dụng vốn tại Công ty 3. 1 Tình hình vốnsử dụng vốn tại Công ty trong những năm gần đây... của Công ty có xu hướng tăng nhưng nhỏ hơn một rất nhiều Như vậy, TSCĐ của Công ty vẫn sủ dụng tốt nhưng Công ty cần đầu tư đổi mới TSCĐ để làm tăng uy tín của Công ty giúp cho khả năng thắng thầu của Công ty sẽ cao hơn phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 3. 1.2 Về nguồn vốn Cũng như nhiều Công ty khác, nguồn vốn của Công ty Cầu 3 Thăng Long. .. kho 3 35.997.921.614 40.5 03. 665. 239 35 .771.527.9 63 8.678 .31 4.689 5.421.492.817 6 .36 1. 836 .38 6 13. 807.9 43 35.068 .36 4.479 575.2 13. 796 8. 834 .477.781 10.801.081 .38 9 3. 5 23. 4 63. 122 262.451.7 93 22.182.929 13. 089 .35 0.19 2.067.190.76 1.NVL tồn kho 5 2 Công cụ, dụng cụ trong kho 3 Chi phí SXKD dở dang 0 IV TSLĐ khác 8 51.127.60 266.949 .35 8 9.1 03. 329.258 27.052.657.567 8.484 .35 4.25 1 Tạm ứng 2 Chi phí trả trước 3. .. 2002 Vốn lưu động (VLĐ) 818 937 66086 Vốn cố định (VCĐ) 4876454 032 3 Năm 20 03 Năm 2004 142608686255 15 032 8652009 60172844460 Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A 51986777 934 Năm 2005 139 338 561 533 431 777 535 7 1 27 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 130 65 830 640 TỔNG CỘNG 9 202781 530 715 20 231 54299 43 18251 631 5104 Tỷ trọng VLĐ (%) 62.67 70 .32 74 .31 76 .34 Tỷ trọng VCĐ (%) 37 .33 29.68 25.69 23. 66 Vốn lưu động của Công ty. .. chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động: CHỈ TIÊU Vốn lưu động (VLĐ) Vốn cố định (VCĐ) TỔNG CỘNG Năm 2002 Năm 20 03 Năm 2004 Năm 2005 818 937 66086 142608686255 15 032 8652009 139 338 561 533 431 777 535 7 4876454 032 3 60172844460 51986777 934 1 130 65 830 640 20 231 542994 9 202781 530 715 3 18251 631 5104 -Vốn cố định của Công ty là hiện thân... 0.1946 đồng vốn chủ sở hữu năm 2005 3. 2 Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 3. 2.1 Hiệu quả sử dụng vốn nói chung Huy động được vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn đó như thế nào cho có hiệu quả thì còn khó hơn nhiều BẢNG 2.10: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NÓI CHUNG CHỈ TIÊU Năm 20 03 Năm 2004 10475845160 - Doanh thu Năm 2002 134 20221160 1 239 8086500 0 0 Âu Đức Cường - QTKD tổng hợp 44A Năm 2005 0 126075061000 31 Chuyên... để trúng thầu nhiều công trình làm cho lợi nhuận giảm đi Để đánh giá được một cách cụ thể việc sử dụng vốn của Công ty ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3. 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Mối quan hệ giữa vốn cố định với việc tạo tạo ra doanh thu và lợi nhuận được biểu hiện như sau: BẢNG 2.11: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CHỈ TIÊU Năm 20 03 Năm 2004 10475845160... hợp 44A 34 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp năm 2005 Điều đó chứng tỏ để tạo ra một đồng lợi nhuận Công ty phải tiêu tốn rất nhiều đồng TSCĐ 3. 2 .3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung *Kỳ thu tiền bình quân cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của Công ty Công thức . Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Em xin chân thành cảm. VỀ CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cầu 3 Thăng Long 1.1. Giới thiệu chung Tên Công ty: Công ty Cầu 3 Thăng Long Tên

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w