Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
844,65 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THÀNH ĐẠT
DẠY HỌCGIỚIHẠNHỮUHẠNCỦAHÀMSỐ
Ở TRƯỜNGPHỔTHÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạyhọc Toán
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THÁI BẢO THIÊN TRUNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CẢM ƠN
ôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Lê Thị Hoài Châu, PGS. TS. Lê Văn Tiến, TS.
Lê Thái Bảo Thiên Trung, TS. Trần Lương Công Khanh đã bỏ nh iều thời gian và
công sức để giảng dạy, truyền thụ cho chúng tôi những tri thức cần thiết và quan
trọng của bộ môn didactic Toán, giúp chúng tôi có đủ hành trang để tiếp thu bộ môn didactic Toán
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
− Ban lãnh đạo và chuyên viên Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại họcTrường ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh.
− Ban chủ nhiệm và các giảng viên Khoa Toán Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
− Tất cả những học viên cùng khóa đã giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu về bộ môn
didactic Toán trong suốt khóa học.
− Ban Giám hiệu cùng các Thầy Cô trong tổ Toán Trường THPT Bù Đăng đã tạo nhiều
điều kiện và giúp đỡ tôi có thời gian học tập và tiến hành nghiên cứu thực hành giảng dạy
giới hạnhữuhạncủahàmsốcủa giáo viên.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS. Lê Thái Bảo Thiên Trung,
người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được chia sẻ niềm hạnh phúc đến những người thân yêu trong gia đình,
những người đã và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Lê Thành Đạt
T
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : Bài tập
CLHN : Chỉnh lí hợp nhất
CT : Chương trình
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
THPT : Trung họcphổthông
SGK : Sách giáo khoa
SGK. M : Sách giáo khoa Mỹ
SGK 11.CB : Sách giáo khoa 11 cơ bản
SGK 11.CLHN : Sách giáo khoa 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000
SGK 11.NC : Sách giáo khoa 11 nâng cao
SGK 12.CB : Sách giáo khoa 12 cơ bản
SGK 12.NC : Sách giáo khoa 12 nâng cao
VD : Ví dụ
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Những ghi nhận ban đầu và câu hỏi xuất phát
Trong lời tựa của tác phẩm “Vers l’infini pas à pas, approche heuristique de l’analyse.
Manuel pour l’élève. Bruxelles : De Boeck” (Nhóm AHA, 1999), một câu hỏi được đặt ra : “ Giải
tích toán học là gì? ”. Theo các tác giả của Group AHA :
“Giải tích được xây dựng qua nhiều thế kỷ và thông qua nhiều vấn đề khác nhau, trong
đó phần lớn các vấn đề liên quan đến Vật lí (vận tốc tức thời, gia tốc…) và Hình học (bài
toán tiếp tuyến, tiệm cận, diệ n tích và thể tích). Đồng thời được nhìn nhận theo hai
hướng : có thể được nhìn rất gần (qua vấn đề tiếp tuyến), có thể nhìn rất xa (qua việc
nghiên cứu các hành vi tiệm cận). Suy cho cùng chính là khái niệm giớihạn [ …]. Như
vậy, khái niệm giớihạn chính là khái niệm cơ bản của Giải tích thực”
Khẳng định này cũng được thể hiện một cách khá rõ ràng ở chương trình toán họcphổthông
Việt Nam với vai trò là công cụ để nghiên cứu các khái niệm c ơsởcủa Giải tích như : khái niệm
hàm số liên tục, khái niệm đạo hàm, khái niệm đường tiệm cận …
Trong chương trình hiện hành hoàn toàn vắng mặt ngôn ngữ
( )
;
εδ
khi định nghĩa giớihạn
của dãysố và giớihạncủahàm số. Bên cạnh đó chúng tôi ghi nhận sự có mặt của những hoạt động
và kiểu bài toán xấp xỉ khi nghiên cứu khái niệm giớihạn trong bộ sách giáo khoa cơ bản, đồng thời
máy tính bỏ túi được chương trình hiện hành sử dụng một cách chính thức để tính các giá trị gần
đúng.
Trong luận văn thạc sĩ của Lê Thái Bảo Thiên Trung (2004), tác giả đã xây dựng một đồ án
didactic với mục tiêu giảng dạy khái niệm giớihạnhàmsố trong quan điểm xấp xỉ và trong môi
trường máy tính bỏ túi với giả thuyết công việc :
“Các vấn đề xấp xỉ số cho phép hiểu được nghĩa của khái niệm giớihạn theo nghĩa topo
có mặt một cách hình thức trong định nghĩa bằng
( )
;
εδ
: quan điểm xấp xỉ được xuất
hiện nhờ các thực nghiệm số.” (trang 33)
Trong thực tế dạyhọcởtrườngphổ thông, giáo viên và học sinh chắc chắn gặp nhiều khó
khăn khi tổ chức dạy và học khái niệm giớihạnthông qua các bài toán xấp xỉ có mặt trong chương
trình hiện hành, vì đây là một trong những điểm mới so với các chương trình trước đó.
Những nhận xét trên dẫn chúng tôi tới câu hỏi khởi đầu sau :
- Nếu không sử dụng ngôn ngữ
( )
;
εδ
để định nghĩa giớihạndãysố và giớihạnhàm số, thì
việc giới thiệu khái niệm giớihạnhữuhạncủahàmsố được thể chế hiện hành tổ chức thực hiện
như thế nào ?
- Những bài toán xấp xỉ nào được xuất hiện trong các sách giáo khoa hiện hành khi xây dựng
và trình bày khái niệm giớihạnhữuhạncủahàmsố ? Những khó khăn và thuận lợi nào giáo viên và
học sinh có thể gặp phải khi làm việc trên những bài toán này ?
Các nội dung liên quan đến tri thức giớihạnhàmsố được chương trình hiện hành sắp xếp
trình bày một cách rõ ràng với hai chủ đề riêng biệt : “giới hạnhữuhạncủahàmsố - giớihạn vô
cực củahàm số” thông qua các hoạt động cụ thể để xây dựng và hình thành các khái niệm.
Trong giớihạn về thời gian và khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ và để nghiên cứu có thể
hoàn thành tốt, chúng tôi giớihạn phạm vi nghiên cứu của mình vào khái niệm giớihạnhữuhạncủa
hàm số.
II. Khung lí thuyết tham chiếu
Chúng tôi đặt nghiên cứu của mình trong phạm vi của Didactic Toán. Cụ thể, điểm tựa lý
thuyết sẽ là những khái niệm cơ bản của lý thuyết nhân chủng học. Sau đây chúng tôi trình bày tóm
tắt những khái niệm lý thuyết cơ bản mà chúng tôi sử dụng cho nghiên cứu của mình trong luận văn.
Một đối tượng O là một cái gì đó tồn tại ít nhất đối với một cá nhân hay với một thể chế.
Một số yếu tố của thuyết nhân học – Những thuật ngữ cơ bản
Quan hệ của cá nhân X với một đối tượng tri thức O, ký hiệu R(X, O) là tập hợp những tác
động qua lại mà X có thể có với O như: thao tác nó, sử dụng nó, nghĩ về nó, nói về nó, … R(X, O)
chỉ rõ cách thức mà X biết về O, và tùy theo thời gian và hoàn cảnh mà mối quan hệ R(X, O) này có
thể thay đổi.
“Theo thời gian, hệ thống các mối quan hệ cá nhân của X tiến triển : những đối tượng
trước đây không tồn tại đối với X bây giờ bắt đầu tồn tại, một số khác ngừng tồn tại, đối
với những đối tượng khác thì quan hệ các nhân của X thay đổi. Trong sự tiến triển này,
cái bất biến là cá nhân, cái thay đổi là con người” (Chavallard 1992)
Theo quan điểm này, việc học tập của cá nhân X về đối tượng tri thức O là sự điều chỉnh mối
quan hệ của X đối với O. Hoặc quan hệ này bắt đầu được thiết lập (nếu nó chưa từng tồn tại), hoặc
bị biến đổi (nếu nó đã tồn tại). Sự học tập này làm thay đổi con người.
Thế nhưng, một cá nhân không thể tồn tại độc lập ở đâu đó mà luôn luôn phải ở trong ít nhất
một thể chế I, từ đó dẫn đến việc thiết lập hay biến đổi mối quan hệ R(X, O) phải được đặt trong
một thể chế I nào đó có sự tồn tại của X, như vậy giữa I và O cũng phải có một quan hệ xác định gọi
là quan hệ thể chế với đối tượng O, ký hiệu là R(I, O). Quan hệ này là một ràng buộc (thể chế) đối
với quan hệ của một cá nhân với cùng đối tượng O, khi cá nhân là chủ thể của thể chế I và nó phụ
thuộc vào vị trí mà cá nhân chiếm trong thể chể I.
Chevallard dùng thuật ngữ quan hệ thể chế I với tri thức O, ký hiệu R(I, O), để chỉ tập hợp
các mối ràng buộc mà thể chế I có với tri thức O. R(I, O) cho biết O xuất hiện ở đâu, bằng cách nào,
tồn tại ra sao, đóng vai trò gì trong I. Trong một thể chế I, quan hệ R(X, O) hình thành hay thay đổi
dưới các ràng buộc của R(I, O).
Theo Chavallard, mỗi praxéologie là một bộ gồm 4 thành phần
Tổ chức toán học
[ ]
, , , T
τθ
Θ
trong đó : T là
một kiểu nhiệm vụ phải giải quyết,
τ
là kỹ thuật cho phép giải quyết T,
θ
là công nghệ cho phép
giải thích kỹ thuật
τ
,
Θ
là lý thuyết giải thích cho
θ
, nghĩa là công nghệ của công nghệ
θ
.
Một praxéologie mà trong đó T là kiểu nhiệm vụ toán học được gọi là một tổ chức toán học
(organisation mathématique), ký hiệu là OM. Theo Bosch.M và Chevallard.Y, việc nghiên cứu mối
quan hệ thể chế I với một đối tượng tri thức O có thể được tiến hành thông qua nghiên cứu các tổ
chức toán học gắn liền với O.
“Mối quan hệ thể chế với một đối tượng […] được định hình và biến đổi bởi một tập hợp
những nhiệm vụ mà cá nhân [chiếm một vị trí nào đó trong thể chế này] phải thực hiện,
nhờ vào những kỹ thuật xác định” (Bosch. M và Chevallard Y., 1999).
Hơn thế, cũng theo Bosch. M và Chevallard.Y, việc nghiên cứu các tổ chức toán học gắn liền
với O còn cho phép ta hình dung được một số yếu tố của quan hệ cá nhân của một chủ thể X tồn tại
trong O, bởi vì :
“ Chính việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau mà cá nhân phải làm trong suốt cuộc
đời mình trong những thể chế khác nhau, ở đó nó là một chủ thể (lần lượt hay đồng thời),
dẫn tới làm nảy sinh mối quan hệ cá nhân của nó với đối tượng nói trên ”.
Tổ chức didactic là một praxéologie, trong đó kiểu nhiệm vụ cấu thành nên nó là kiểu nhiệm
vụ thuộc loại nghiên cứu. Cụ thể hơn, một tổ chức didactic là một câu trả lời cho câu hỏi thuộc kiểu
“nghiên cứu tác phẩm O như thế nào ?”.
Tổ chức didactic
Theo Chevallard, để phân tích thực hành của giáo viên, nhà nghiên cứu cần phải trả lời hai
câu hỏi :
• Làm thế nào để mô tả và phân tích một tổ chức toán học được xây dựng trong một lớp học cụ
thể ?
• Làm thế nào để mô tả và phân tích một tổ chức didactic mà một giáo viên đã triển khai để
truyền bá một tổ chức toán học cụ thể trong một lớp học cụ thể?
Công cụ lý thuyết mà Chevallard đưa ra để giúp nhà nghiên cứu trả lời hai câu hỏi trên chính
là khái niệm các thời điểm nghiên cứu. Theo ông, dù không phải là mọi tổ chức toán học đều được
tổ chức nghiên cứu theo một cách thức duy nhất, thì vẫn có một số những thời điểm nghiên cứu nhất
thiết phải có mặt cho dù dưới những hình thức rất khác nhau. Cụ thể, ông cho rằng một tình huống
học tập nói chung bao gồm 6 thời điểm nghiên cứu (moment d’étude) hay thời điểm didactic
(moment didactique).
Thời điểm thứ nhất : là thời điểm gặp gỡ lần đầu tiên với tổ chức toán học OM được diễn ra dưới
hình thức thông báo hoặc dưới hình thức giải quyết một kiểu nhiệm vụ cụ thể. Đó chính là mục tiêu
đặt ra cho việc học tập liên quan đến đối tượng O.
Sự gặp gỡ như vậy có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có một cách gặp (hay
« gặp lại ») hầu như không thể tránh khỏi là cách gặp thông qua một hay nhiều kiểu nhiệm vụ T
i
cấu
thành nên O (trừ khi người ta chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu O). Sự « gặp gỡ lần đầu
tiên » với kiểu nhiệm vụ T
i
• Cái gì được gặp trong lần gặp đầu tiên với tổ chức toán học liên quan đến O?
có thể xảy ra qua nhiều lần tùy vào môi trường toán học và didactic tạo
ra sự gặp gỡ này, cụ thể : người ta có thể khám phá lại một kiểu nhiệm vụ giống như khám phá lại
một người mà người ta nghĩ rằng mình đã biết rõ. Có hai câu hỏi cần xem xét trong thời điểm này :
• Lần gặp đầu tiên có thể xảy ra dưới những hình thức nào?
Thời điểm thứ hai : là thời điểm nghiên cứu kiểu nhiệm vụ T
i
và xây dựng nên một kỹ thuật
τ
i
Thời điểm thứ ba : là thời điểm xây dựng môi trường công nghệ - lý thuyết [θ/Θ] liên quan đến
cho
phép giải quyết kiểu nhiệm vụ này được diễn ra dưới các hình thức: giáo viên thông báo kỹ thuật và
học sinh giải quyết nhiệm vụ, học sinh tự xây dựng kỹ thuật để giải quyết nhiệm vụ, … Như thế,
nghiên cứu một bài toán cá biệt, làm mẫu cho kiểu nhiệm vụ cần nghiên cứu, là một cách thức tiến
hành để triển khai việc xây dựng kỹ thuật tương ứng. Kỹ thuật này lại là phương tiện và công cụ để
giải quyết mọi bài toán “cùng kiểu”.
i
τ
, nghĩa là tạo ra những yếu tố lý thuyết cho phép giải thích kỹ thuật đã được thiết lập.
Thời điểm thứ tư : là thời điểm làm việc với kỹ thuật.
Thời điểm này là thời điểm hoàn thiện kỹ thuật bằng cách làm cho nó trở nên hiệu quả nhất,
có khả năng vận hành tốt nhất trong việc giải quyết kiểu nhiệm vụ liên quan, điều này nói chung
thường đòi hỏi chỉnh sửa lại công nghệ đã được xây dựng cho đến lúc đó. Đồng thời đây cũng là
thời điểm làm tăng khả năng làm chủ kỹ thuật bằng cách cho học sinh làm việc với một số nhiệm vụ
khác nhau thuộc kiểu nhiệm vụ này, để làm được điều này đòi hỏi phải xét một tập hợp thích đáng
cả về số lượng lẫn chất lượng các nhiệm vụ.
Thời điểm thứ năm : là thời điểm thể chế hóa.
Mục đích của thời điểm này là chỉ ra một cách rõ ràng các kiểu bài toán liên quan đến
kiểu nhiệm vụ, các kỹ thuật được ưu tiên giải, các yếu tố công nghệ - lý thuyết của kỹ thuật đó,
… Đặc biệt, phải phân biệt những yếu tố của tổ chức toán học đã tham gia vào quá trình xây
dựng này với những yếu tố của tổ chức toán học thực sự muốn nhắm đến.
Thời điểm thứ sáu : là thời điểm đánh giá. Thời điểm này có mục đích xem xét tầm ảnh hưởng
của các kỹ thuật liên quan với kiểu nhiệm vụ : kỹ thuật nào có thể giải quyết được phần lớn các
nhiệm vụ thuộc kiểu nhiệm vụ trên ? Kỹ thuật nào dễ sử dụng ?
Thời điểm đánh giá nối khớp với thời điểm thể chế hóa. Trong thực tế, việc dạyhọc phải
đi đến một thời điểm mà ở đó người ta phải «điểm lại tình hình» : cái gì đã học được, cái gì có
giá trị,…
Sáu thời điểm nghiên cứu nêu trên cho phép mô tả kỹ thuật thực hiện kiểu nhiệm vụ
T
δ
: dạy
một tổ chức toán học như thế nào ?
Phân tích một tổ chức didactic có nghĩa là phân tích cách thức mà sáu thời điểm nghiên
cứu trên đã được thực hiện (hay không được thực hiện). Trong đó ba thời điểm đầu tương ứng
với giai đoạn nghiên cứu bài họccủahọc sinh.
Đánh giá các kiểu nhiệm vụ : việc đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn
Đánh giá một tổ chức toán học
• Tiêu chuẩn xác định: các kiểu nhiệm vụ
i
T
đã được nêu rõ chưa, đặc biệt đã được thể hiện
qua tập hợp số lượng mẫu đủ nhiều và sẵn có để sử dụng chưa ? Hay ngược lại, chúng chỉ
được biết đến qua một vài mẫu tiêu biểu?
• Tiêu chuẩn về lý do tồn tại : lý do tồn tại của cá c kiểu nhiệm vụ
i
T
đã được nói rõ chưa ?
Hay ngược lại, chúng dường như không có lý do gì để tồn tại ?
• Tiêu chuẩn thỏa đáng : những kiểu nhiệm vụ được xem xét có thỏa đáng với nhu cầu toán
học củahọc sinh trong hiện tại và trong tương lai hay không ? Hay ngược lại, dường như
chúng rất biệt lập với các nhu cầu toán họccủahọc sinh ?
Đánh giá kỹ thuật : Kỹ thuật được đề nghị để giải quyết kiểu nhiệm vụ
i
T
đã thực sự được xây
dựng chưa, hay chỉ mới là phác thảo ? Nó có dễ sử dụng và dễ hiểu không ? Nó có giải quyết
được phần lớn các nhiệm vụ thuộc kiểu nhiệm vụ cụ thể không ? Tương lai của nó ra sao và nó
có thể tiến triển theo một cách thức thích hợp hay không ?
Đánh giá công nghệ : Với một thông báo được đưa ra giải thích cho kỹ thuật thì vấn đề giải
thích nó có được đặt ra hay không ? Hay người ta thừa nhận thông báo này một cách hiển nhiên,
đã được biết rõ ? Các hình thức giải thích mà người ta đã sử dụng có gần gũi và dễ hiểu với các
hình thức chuẩn trong toán học không ? Cách giải thích đó có phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện sử dụng nó không ? …
III. Phương pháp nghiên cứu
Với khung lý thuyết tham chiếu ở trên, phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là :
- Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về khoa học luận lịch sử của khái niệm giớihạn để làm
rõ các đặc trưng khoa học luận của khái niệm này, qua đó ghi nhận một số kết quả nghiên cứu thể
chế đối với khái niệm giớihạn trước đây để dùng làm cơ sở tham chiếu cho việc nghiên cứu thể chế
hiện hành.
- Phân tích và so sánh chương trình - SGK hiện hành với chương trình - SGK chỉnh lí hợp nhất
năm 2000 để làm rõ những tiến triển của thể chế hiện hành trong việc dạyhọcgiớihạnhữuhạncủa
hàm sốso với các thể chế trước kia. Bên cạnh đó phân tích một bộ SGK M ỹ để làm cơ sở tham
chiếu so sánh việc xây dựng và trình bày tri thức giớihạnhữuhạn với các bộ SGK ở Việt Nam,
nhằm làm rõ những lựa chọn sư phạm khác có thể sử dụng trong việc giảng dạy khái niệm giớihạn
hữu hạncủahàmsốởtrườngphổ thông. Từ đó cho phép xây dựng và bổ sung tổ chức toán học mới
cho thể chế Việt Nam dưới ánh sáng của kết quả phân tích tri thức luận.
- Tiến hành quan sát và xây dựng protocol những tiết dạycủa giáo viên có nội dung liên quan
đến việc giảng dạygiớihạnhữuhạncủahàmsố (ở góc độ là đối tượng nghiên cứu), sau đó phân
tích và đánh giá các tổ chức toán học, tổ chức didactic của các tiết học được quan sát. Trong phần
này chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề :
+ Các tổ chức toán học được giáo viên xây dựng trong tiết dạy.
+ Các thời điểm nghiên cứu cấu thành nên tổ chức didactic mà giáo viên triển khai để xây
dựng các tổ chức toán học đó.
+ Đánh giá các tổ chức toán học được giáo viên xây dựng trong lớp học.
IV. Tổ chức của luận văn
Luận văn gồm 5 phần :
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phần này chúng tôi trình bày những ghi nhận ban đầu và câu hỏi xuất phát , khung lý
thuyết tham chiếu, phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 1
Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu khoa học luận đã có của khái niệm giới hạn, qua đó
làm rõ các đặc trưng khoa học luận của khái niệm giớihạn trong lịch sử tiến triển của nó. Đồng thời
nêu lên các tổ chức toán học tham chiếu liên quan đến khái niệm giớihạncủahàm số. Trong
chương gồm các mục :
1.1 Đặc trưng khoa học luận của khái niệm giớihạn
1.2 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khái niệm giớihạn trong chương trình cải cách
giáo dục và chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000
1.3 Nghiên cứu các đồ án didactic đã được xây dựng
1.4 Một số kết luận và câu hỏi nghiên cứu Q1
CHƯƠNG 2
Phân tích chương trình và sách giáo khoa Toán phổthông để làm rõ mối quan hệ thể chế với
khái niệm giớihạnhữuhạncủahàm số. Đầu tiên, chúng tôi phân tích bộ sách giáo khoa của chương
trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và hai bộ sách giáo khoa của chương trình hiện hành, qua đó làm
rõ mối quan hệ thể chế với giớihạnhữuhạncủahàm số, đồng thời cũng làm rõ những tiến triển
trong việc dạyhọcgiớihạnhữuhạncủahàmsốở thể chế hiện hành so với các thể chế trước kia.
Tiếp theo, chúng tôi đi phân tích một bộ sách giáo khoa Mỹ để làm rõ các ràng buộc của thể
chế và hợp đồng didactic gắn liền với giớihạnhữuhạncủahàm số. Đồng thời so sánh và tổng hợp
với việc nghiên cứu thể chế Việt Nam, qua đó đề ra các giả thuyết nghiên cứu như là hệ quả của
việc phân tích khoa học luận trong chương 1 và phân tích quan hệ thể chế trong chương 2.
Trong chương này gồm các mục :
2.1 Phân tích chương trình
2.2 Phân tích sách giáo khoa
2.3 Kết luận và so sánh
2.4 Câu hỏi nghiên cứu Q2 và giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 3
Trình bày việc nghiên cứu thực tế giảng dạygiớihạnhữuhạnhàmsốcủa giáo viên Việt
Nam thông qua việc : phân tích tổ chức toán học cần giảng dạy và tổ chức didactic mà giáo viên sử
[...]... triển của thể chế hiện hành trong việc dạy khái niệm giới hạncủahàmsố so với thể chế trước đây Nhắc lại rằng trong khn khổ của luận văn, chúng tơi chỉ phân tích nội dung Giớihạnhữuhạncủahàmsố và xét dưới hai góc độ : Giớihạnhữuhạncủahàmsố hoạt động dưới dạng đối tượng nghiên cứu 1 ; Giớihạnhữuhạncủahàmsố hoạt động dưới dạng cơng cụ nghiên cứu2 2.2.1.1 Giớihạnhữuhạncủahàm số. .. chương trình chỉnh lí hợp nhất ởtrường THPT ? Đặc biệt, sự xuất hiện của những bài tốn xấp xỉ số và xấp xỉ hình học ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển này ? CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ THỂ CHẾ VỚI GIỚIHẠNHỮUHẠNCỦAHÀMSỐ TRONG DẠYHỌC TỐN ỞTRƯỜNG THPT Mục đích của chương Nghiên cứu mối quan hệ của thể chế hiện hành đối với việc dạyhọcgiớihạnhữuhạncủahàmsốởtrường THPT và so sánh với các... tích ở nội dung giớihạnhữuhạncủahàmsố tại một điểm, chúng tơi rút ra một số kết luận sau : - Quan điểm xấp xỉ x có thể được hình thành trong cách định nghĩa giới hạncủahàmsố trong cả ba bộ SGK thơng qua hoạt động thực nghiệm số - Quan điểm đại số thể hiện qua nội dung định lí tổng, hiệu, tích, thương của giớihạnhàmsố và áp dụng vào trong các bài tốn tìm giớihạnhàmsố Giớihạnhữuhạn của. .. mất của các định lí về tính duy nhất củagiớihạndãy số, điều kiện cần và điều kiện đủ để một dãysố có giới hạn, định lí giớihạn kẹp củagiớihạndãysố Về giớihạncủahàmsố Trong chương trình hiện hành có sự xuất hiện và tồn tại các bài tốn xấp xỉ số và xấp xỉ hình học liên quan đến việc xây dựng và hình thành khái niệm giới hạncủahàmsố Chương trình hiện hành phân biệt hai khái niệm giới hạn. .. xuất hiện ởđây là quan điểm xấp xỉ x và quan điểm đại số 2.2.1.2 Giớihạnhữuhạncủahàmsố hoạt động dưới dạng Cơng cụ Trong chương trình tốn họcphổthơng Việt Nam, giớihạnhữuhạncủahàmsố có mối quan hệ mật thiết và được xem là cơng cụ để nghiên cứu các khái niệm khác của Giải tích như : hàmsố liên tục tại một điểm; đạo hàmcủahàmsố tại một điểm; đường tiệm cận của đồ thị hàmsố Để làm... đồ thị ( C ) củahàmsố - Quan sát đồ thị và nhận xét giá trị củahàmsố khi x → a - Kiểm tra nhận xét bằng cách tính lim f ( x ) bằng phép tốn đại số x→a Cơng nghệ θ 2 : - Định nghĩa giớihạnhữuhạncủahàmsố tại một điểm, tại vơ cực - Định nghĩa giớihạn một bên củahàmsố - Các định lí về giớihạnhữuhạn : tổng, hiệu, tích, thương, khai căn - Các giớihạn đặc biệt Ví dụ : Cho hàmsố f ( x) = x2... điểm; giớihạn một bên củahàm số; giớihạncủahàmsố tại ±∞ » [CT, tr.162-164] Tiếp theo là khái niệm hàmsố liên tục trong chương IV và khái niệm đạo hàm trong chương V để nêu lên một số ứng dụng của khái niệm giớihạnhàmsố trong việc xét tính liên tục và tính đạo hàmcủahàmsốSo với chương trình chỉnh lí hợp nhất, điểm khác nhau cơ bản giữa hai chương trình là : Về giớihạncủadãysố Chương... 3 vào trong q trình xây dựng định nghĩa giớihạnhữuhạncủahàmsố tại vơ cực, chúng tơi đi phân tích SGV của chương trình chuẩn, đối với hoạt động 3 trong SGK 11.CB, SGV nêu nhận định : « Do cách định nghĩa khái niệm giớihạnhữuhạncủahàmsố tại ±∞ tương tự với cách định nghĩa giới hạncủahàmsố đã biết trước đó (định nghĩa qua giớihạncủadãy số) và do hạn chế về thời gian, nên SGK chỉ đưa vào... rõ những tiến triển của thể chế hiện hành liên quan đến việc dạyhọc khái niệm giớihạncủahàmsố Phân tích khả năng “ sống được ” của những kiểu bài tốn xấp xỉ số và xấp xỉ hình học liên quan đến giớihạnhữuhạncủahàmsố có mặt trong thể chế hiện hành Phân tích một bộ SGK Mỹ để làm cơ sở tham chiếu so sánh việc xây dựng và trình bày tri thức giớihạnhữuhạn với các bộ SGK ở Việt Nam Qua đó nhằm... và các dãysố ( un ) với un = và dãysố ( vn ) n 2 x khi x < 0 Ví dụ : Cho hàmsố f ( x) = 1 n với vn = − Tính lim u ;lim v ;lim f (u ) , lim f (v ) Từ đó kết luận gì về giớihạncủa n n n n hàmsố đã cho khi x → 0 ? [11.CB, tr.132] Cơng nghệ θ 2 : - Định nghĩa giớihạnhữuhạncủahàmsố tại một điểm, tại vơ cực - Định nghĩa giớihạn một bên củahàmsố - Các định lí về giớihạnhữu hạn: tổng, . quan hệ thể chế với giới hạn hữu hạn của hàm số, đồng thời cũng làm rõ những tiến triển
trong việc dạy học giới hạn hữu hạn của hàm số ở thể chế hiện hành. VỚI GIỚI HẠN HỮU HẠN CỦA HÀM SỐ TRONG DẠY
HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG THPT
CHƯƠNG 2
Nghiên cứu mối quan hệ của thể chế hiện hành đối với việc dạy học giới hạn hữu