1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI TTYT THANH SƠN TỪ THÁNG 12021 ĐẾN THÁNG 102021

55 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Trong Điều Trị Đái Tháo Đường Típ 2 Trên Bệnh Nhân Ngoại Trú Tại TTYT Thanh Sơn
Trường học Trung Tâm Y Tế Huyện Thanh Sơn
Chuyên ngành Khoa Dược
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thanh Sơn
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 507,92 KB

Nội dung

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH SƠN KHOA DƯỢC – TTB VTYT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2021 TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI TTYT THANH SƠN Thanh Sơn, 11 2021 BỘ Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH SƠN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI TTYT THANH SƠN Thanh Sơn, 11 2021 Mục lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.

Trang 1

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH SƠN

KHOA DƯỢC – TTB -VTYT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2021

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI TTYT THANH SƠN

Thanh Sơn, 11-2021

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH SƠN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI TTYT THANH SƠN

Thanh Sơn, 11-2021

Trang 3

Mục lục

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADA American Diabetes Association (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)

AE Các biến cố bất lợi

BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

ĐTĐ Đái tháo đường

EASD European Association for the Study of Diabetes (Hiệp hội nghiên cứu Đái

tháo đường Châu Âu)

EMC Electronic Medicines Compendium (Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc

của Anh)

HbA1c Glycosylated Haemoglobin (Hemoglobin gắn glucose)

HDL-C High Density Lipoprotein Cholesterol IDF International Diabetes

Federation (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế)

LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol

TTYT Trung tâm y tế

TDKM

M Tác dụng không mong muốn

THA Tăng huyết áp

TZD Nhóm Thiazolidindion

RLLP Rối loạn lipid máu

UKPDS The U.K prospective diabetic study (Nghiên cứu tiến cứu về Đái tháo

đường của Anh)

GLP – 1 Glucagon-like peptid (GLP - 1)

GIP Glucose-dependent Insulinotropic Polypeptid

DPP - 4 Dipeptidyl peptidase IV enzym

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị ĐTĐ típ 2 theo Bộ Y tế 2021 10

Bảng 1.2: Mục tiêu điều trị ĐTĐ típ 2 theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2014 10

Bảng 1.3: Một số dạng insulin 13

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp 24

Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá số khối cơ thể BMI 25

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu 27

Bảng 3.2: Các chỉ số cận lâm sàng khác tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu 29

Bảng 3.3: Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong nghiên cứu 30

Bảng 3.4: Lựa chọn phác đồ có Insulin tại thời điểm ban đầu 31

Bảng 3.5: Danh mục các thuốc điều trị bệnh mắc kèm THA và RLLP 32

Bảng 3.6: Sự thay đổi nồng độ glucose máu sau từng tháng điều trị 33

Bảng 3.7: Mức độ kiểm soát glucose máu sau từng tháng điều trị 33

Bảng 3.8: Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu 34

Bảng 3.9: Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu 34

Hình 2.1: Các bước tiến hành thu thập số liệu 23

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ bệnh nhân tái khám 30

Trang 6

Bệnh ĐTĐ nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến xuất hiện cácbiến chứng nặng nề trên nhiều hệ thống và các cơ quan trong cơ thể như: tim, mạch máu,mắt, thận và thần kinh Một điều đáng chú ý là các biến chứng này cũng là một trongnhững nguyên nhân gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và dẫn đến tử vong.ĐTĐ được xếp là một trong những bệnh mạn tính, điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhânĐTĐ phải sử dụng thuốc suốt đời để làm giảm các triệu chứng và biến chứng do tăngglucose máu gây ra Do đó, bệnh nhân ĐTĐ phải tốn một chi phí điều trị bệnh không hềnhỏ, đây quả thực là một gánh nặng không chỉ với bệnh nhân nói riêng mà cả toàn xã hộinói chung

Hiện nay, hầu hết các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán ĐTĐ thường được điềutrị bệnh ngoại trú bằng cách kết hợp giữa việc dùng thuốc, chế độ ăn và luyện tập Có thểthấy việc dùng thuốc điều trị ĐTĐ đóng một vai trò quan trọng và thiết yếu trong việcquản lý và kiểm soát bệnh ĐTĐ Cùng với sự phát triển của Y dược học, ngày càng cónhiều thuốc điều trị ĐTĐ được đưa vào sử dụng, phong phú và đa dạng về dược chất,dạng bào chế cũng như giá cả, mang lại nhiều thuận lợi trong việc điều trị bệnh songcũng là một thách thức không hề nhỏ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một các hợp

lý đảm bảo: hiệu quả, an toàn và kinh tế

Trung tâm y tế Thanh Sơn là một bệnh viện hạng I trung bình mỗi ngày tiếp đón từ400-500 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị Hiện nay, Khoa Khám bệnh của Trung tâm

y tế Thanh Sơn đang quản lý theo dõi điều trị ngoại trú cho một lượng lớn bệnh nhân

Trang 7

ĐTĐ, chủ yếu là ĐTĐ típ 2 Tuy nhiên việc khảo sát về tình hình sử dụng các thuốc điềutrị ĐTĐ trên những bệnh nhân này từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện Xuất phát

từ thực tiễn này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quảđiều trị trong điều trị Đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tếThanh Sơn với hai mục tiêu sau:

1 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Thanh Sơn.

2 Bước đầu đánh giá sự thay đổi nồng độ Glucose máu lúc đói và tính an toàn khi sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế Thanh Sơn.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao việc sử dụngthuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị bệnh Đái tháo đường típ 2 ngoại trú tạiKhoa Khám bệnh - Trung tâm y tế Thanh Sơn

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1 Định nghĩa

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, bệnhđược đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính phối hợp với rối loạn chuyểnhóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng củainsulin hoặc cả hai [20], [42]

1.1.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường

ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển nhanh Theo thôngbáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2000 số lượng người mắc ĐTĐ trên thế giới là

171 triệu người và dự đoán đến năm 2035 số lượng người mắc đái tháo đường sẽ là 366triệu người Tuy nhiên tình từ năm 1980 đến năm 2008 thì con số này đã tăng từ 153 triệuđến 347 triệu người [44] Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), năm 2013, sốlượng người mắc ĐTĐ trên thế giới là 382 triệu người vượt ngưỡng số lượng người được

dự đoán sẽ mắc ĐTĐ vào năm 2035 của WHO trước đây Tuy nhiên, một điều đáng chú ý

là 46% số bệnh nhân không biết mình mắc ĐTĐ và không nhận thức được những hậu quảlâu dài mà bệnh gây ra; chỉ tính trong năm 2013 đã có 5,1 triệu người chết do ĐTĐ và

548 tỉ đô la đã được chi cho căn bệnh này [50]

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực có số lượngngười mắc ĐTĐ đông nhất trong các khu vực trên thế giới [50] Theo nghiên cứu toànquốc năm 2002 – 2003 của Tạ Văn Bình và cộng sự thì tỉ lệ mắc ĐTĐ toàn quốc là 2,7%,

nữ chiếm 3,7%, nam chiếm 3,3%; tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn quốc là 7,3%; tỉ lệrối loạn glucose máu khi đói toàn quốc là 1,9% [3]

Theo tài liệu nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh ĐTĐ, thì tỉ lệ bệnh tăng lên hàngnăm, cứ 15 năm thì tỉ lệ bệnh tăng lên 2 lần, ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh gâytàn phế và tử vong nhất (xơ vữa động mạch, ung thư, ĐTĐ) [18] Trong đó, bệnh đái tháođường típ 2 chiếm 85 - 95% [50]

Trang 9

Đây đều là những con số đáng kinh ngạc cho thấy ĐTĐ đã và đang trở thành mộtđại dịch, một vấn đề lớn của Y tế toàn cầu Tất cả các quốc gia dù giàu hay nghèo đềuđang phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và Việt Nam cũng không phải làmột ngoại lệ

1.1.3 Phân loại

Bệnh đái tháo đường được phân loại như sau:

- Đái tháo đường típ 1: Do tế bào β của tuyến tụy bị phá vỡ, thường dẫn đến thiếuhụt insulin tuyệt đối

- Đái tháo đường típ 2: Do quá trình giảm tiết insulin trên nền tảng đề kháng vớiinsulin

- Các típ đặc hiệu khác: ĐTĐ do những nguyên nhân khác:

♣ Khiếm khuyết về gen liên quan đến chức năng tế bào β hay tác động của insulin

♣ Bệnh tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy)

♣ ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất : thuốc điều trị HIV/AIDS và thuốc chống thảighép

- Đái tháo đường thai kỳ: ĐTĐ phát hiện trong thời gian có thai, không phải ĐTĐthực sự [23], [30]

1.1.4 Cơ chế bệnh sinh

ϖ Đái tháo đường típ 1

Đặc trưng của ĐTĐ típ 1 là sự thiếu hụt insulin tuyệt đối Các tế bào β tuyến tụychủ yếu bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, hiếm trường hợp là ĐTĐ típ 1 vô cănhoặc tự phát [30] ĐTĐ típ 1 thường xuất hiện ở những người có hệ gen nhạy cảm, 90%các trường hợp dương tính với kháng nguyên HLA-DR3 và HLA-DR4 [25] Các dấu hiệuchỉ điểm cho bệnh gồm có: các tự kháng thể kháng tế bào đảo tụy, tự kháng thể khánginsulin, tự kháng thể kháng glutamic acid decarboxylase (GAD), tự kháng thể khángtyrosin phosphatase IA -2 và IA 2β [18], [31]

ϖ Đái tháo đường típ 2

Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ típ 2

là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau [29]:

Trang 10

- Rối loạn tiết insulin: Nghĩa là tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuấtinsulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóaglucose bình thường Những rối loạn đó có thể là:

♣ Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin

♣ Bất thường về số lượng tiết insulin [2]

- Tình trạng kháng insulin có thể được thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ típ 2 vàtăng glucose máu xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β đảo tụy không đápứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa [20] Hình thức kháng insulin cũng rất phong phú baogồm, giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (gan), giảm khả năng thu nạp glucose (ở môngoại vi) và giảm khả năng sử dụng glucose (ở các cơ quan) [2]

1.1.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán

Đái tháo đường được chẩn đoán khi thỏa mãn một trong bốn điều kiện sau:

- Glucose máu lúc đói (ít nhất sau 8h không ăn) ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)

- Glucose máu bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) kèm các triệu chứng lâm sàngnhư đái nhiều, uống nhiều, sút cân

- Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (uống nhanh trong 5 phút

75 g glucose hòa 200 mL nước) ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L)

- HbA1c ≥ 6,5% [11], [23], [27], [34]

Chẩn đoán chỉ được xác định khi xét nghiệm lần 2 có kết quả thỏa mãn một trongcác tiêu chí trên (không bắt buộc phải đúng với xét nghiệm lần đầu), trừ tiêu chuẩn 2(glucose máu bất kỳ) chỉ cần một lần xét nghiệm [11]

Vào năm 2009, một hội nghị toàn cầu của các chuyên gia về ĐTĐ gồm ADA(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ), IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế) và EASD( Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu) đã khuyến cáo rằng bệnh nhân đượcchẩn đoán ĐTĐ nếu HbA1c ≥ 6,5% và nên tiến hành xét nghiệm lại HbA1c để có chẩnđoán xác định trừ khi bệnh nhân có những triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng và glucosemáu > 200 mg/dL (> 11,1 mmol/l) [43] Tiêu chí này cũng được Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) thông qua vào năm 2011 [41]

Trang 11

1.1.6 Các biến chứng thường gặp

ϖ Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán muộn,điều trị không thích hợp hoặc do bệnh gian phá hoặc nhiễm khuẩn cấp tính [2]

♣ Hôn mê nhiễm toan ceton

Là tình trạng trầm trọng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin nặng gâytăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức và hậuquả là mất nước và điện giải trong và ngoài tế bào [17] Đây là một biến chứng nặngthường xảy ra ở típ 1 nhưng bệnh cũng có thể gặp ở mọi típ ĐTĐ khi có điều kiện thuậnlợi như nhiễm trùng, stress [11]

♣ Hạ glucose máu

Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình cungcấp glucose và tiêu thụ glucose trong vòng tuần hoàn Triệu chứng hạ glucose máuthường xảy ra khi lượng glucose máu chỉ còn ở mức 2,7 – 3,3 mmol/l, tùy theo mứcglucose máu sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng [1] Nguyên nhân gây hạ glucosemáu có thể là: quá liều Insulin, hạ glucose máu do Sulfonylure, giảm khẩu phần ăn haygiờ ăn muộn hơn thường ngày, gắng sức,…[17]

♣ Hôn mê nhiễm toan acid lactic

Nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa nặng thường gặp khi có rối loạncung cấp oxy tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các tổ chức như cơ, xương và

ở tất cả các tổ chức khi bị thiếu oxy trầm trọng [17] Bệnh thường xảy ra trên người ĐTĐlớn tuổi do hai tác động: thiếu oxy do suy tim hoặc suy hô hấp, lạm dụng Metformin [11]

♣ Các bệnh nhiễm trùng cấp

Người mắc ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng và khó chữa, bên cạnh dùng kháng sinh phảikiểm soát glucose máu thật tốt Một số nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng da, lao phổi,viêm ống tai ngoài cấp tính, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễmnấm Mucor, viêm hoại tử mô tế bào,…[20]

ϖ Biến chứng mạn tính

Trang 12

Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ rất hay gặp, thậm chí các biến chứng này cóngay tại thời điểm bệnh được phát hiện [2]

¬ Biến chứng mạch máu lớn

Bệnh tim mạch – ĐTĐ là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục giữa hai yếu tố

“xơ vữa mạch” và “tăng huyết áp” Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau,thúc đẩy nhau cùng phát triển Biến chứng mạch máu lớn được phân thành: bệnh mạchvành, bệnh mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi [1]

¬ Biến chứng mạch máu nhỏ

♣ Bệnh lý bàn chân là một biến chứng thường gặp, gây nên chủ yếu bởi hainguyên nhân có ảnh hưởng tương hỗ nhau: bệnh thần kinh và bệnh mạch máu Các chấnthương đóng vai trò như yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện Nhiễm trùng làm trầm trọngthêm loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chỉ tử vong do nhiễmtrùng huyết [17]

♣ Biến chứng mắt ở người ĐTĐ được phân ra các nhóm bao gồm: bệnh lý võngmạc, đục thủy tinh thể và glaucoma Đa số các nguyên nhân gây mù là do tổn thươngvõng mạc [14]

♣ Biến chứng thận: Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ thường có tổn thương ở cầu thận.Tổn thương sớm nhất ở cầu thận của người ĐTĐ là đái ra protein vi thể (microalbuminniệu) [20] Người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 sau 20 năm có tỉ lệ mắc bệnh thận là 5 – 10%[14]

♣ Biến chứng thần kinh ngoại vi là một biến chứng mạn tính quan trọng Tổnthương mô bệnh học là mất bao myelin của sợi thần kinh lớn và nhỏ, tăng sinh của môliên kết trong khi các vi mạch có sự dày lên của màng có cơ bản gây hẹp khẩu kính maomạch [14]

1.1.7 Điều trị

1.1.7.1 Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị nhằm làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ

và mạch máu lớn, cải thiện các triệu chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong và cải thiện chấtlượng cuộc sống của người bệnh [11], [30]

Trang 13

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế năm 2020mục tiêu điều trị là cần phải nhanh chóng đưa lượng glucose máu về mức quản lý tốtnhất, đưa HbA1c về khoảng 6,5% đến 7,0% trong vòng 3 tháng [6].

Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị ĐTĐ típ 2 theo Bộ Y tế năm 2020 [6]

Bảng 1.2: Mục tiêu điều trị ĐTĐ típ 2 theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2014 [23]

Glucose máu Glucose máu mao mạch lúc đói: 3,9 – 7,2 mmol/L (70 –

130mg/dL)Đỉnh glucose máu mao mạch sau ăn (1 – 2 giờ sau ăn): < 10,0mmol/L (180 mg/dL)

Huyết áp < 140/80 mmHg

Lipid máu LDL – C < 2,6 mmol/L

Trang 14

1.1.7.2 Phương pháp điều trị

Khi thiết lập mục tiêu điều trị (mục tiêu cần đạt được đối với HbA1c) thì cần kếthợp giữa biện pháp điều trị không dùng thuốc và biện pháp điều trị dùng thuốc để đạtđược mục tiêu này [39]

ϖ Điều trị không dùng thuốc

♣ Vận động thể lực

Nhìn chung việc vận động thể lực đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ĐTĐ Tậpthể dục góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát glucose máu ở phần lớncác bệnh nhân và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp giảm hoặc duy trì cân nặng, cảithiện tình trạng chung của bệnh nhân [30] Bệnh nhân nên vận động thể lực 30 - 45 phúttrong vòng 3 - 5 ngày/tuần hoặc 150 phút/tuần với cường độ tập trung bình, ít nhất 3ngày/tuần [23], [40]

ϖ Điều trị bằng thuốc

Tại thời điểm chẩn đoán, Metformin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay đối vớibệnh nhân ĐTĐ típ 2 trừ khi Metformin bị chống chỉ định [23], [27], [34], [39] Vớinhững bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán có nồng độ glucose máu tăng cao rõ rệthay HbA1c cao và/hoặc kèm theo các triệu chứng rõ rệt thì cân nhắc điều trị bằng Insulin,

có hoặc không kèm theo các thuốc hạ glucose máu khác Nếu đơn trị liệu bằng các thuốcđiều trị dạng uống với liều tối đa mà không đạt được hoặc duy trì được mục tiêu HbA1csau hơn 3 tháng thì bổ sung thêm một thuốc khác, chất đồng vận thụ thể GLP - 1 hoặcInsulin [23]

Trang 15

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2 của Bộ Y tế năm 2020 việc lựachọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu BMI < 23nên chọn thuốc nhóm Sulfonylure, nếu BMI > 23 nên chọn Metformin Ở các bước điềutrị đều có thể phối hợp với các thuốc thuộc nhóm ức chế α – glucosidase Hướng dẫn nàycũng chỉ rõ một số trường hợp nên dùng thuốc phối hợp sớm như sau:

- Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 13,0 mmol/L có thể chỉđịnh 2 loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp

- Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/L có thể chỉđịnh dùng ngay insulin [6]

Các phác đồ điều trị của Bộ Y tế, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2014)

và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF 2012) được trình bày ở Phụ lục 1

1.2 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

1.2.1 Insulin

ϖ Cơ chế tác dụng:

Insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra.Nồng độ glucose trong máu là yếu tố chính điều hòa tiết insulin Ở người bình thường,insulin tiết không đều, nhiều nhất sau bữa ăn Tác dụng chính của insulin lên sự ổn địnhnồng độ glucose máu xảy ra sau khi insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tếbào của các mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là gan, cơ vân và mô mỡ Insulin ức chếtạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucosetrong máu Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể ceton.Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid vàprotid Insulin bị phân hủy ở các mô gan, cơ và thận [9]

ϖ Phân loại:

Bảng 1.3: Một số dạng insulin [16]

khởi phát tác dụng

Thời gian duy trì tác dụng

Trang 16

Chất tương tự

Insulin tác dụng rất

nhanh

Dung dịchtiêm 100 IU/ml

10 – 20phút

2 – 5 giờ

Insulin tác dụng

nhanh

Dung dịch tiêm100

IU/ml

15 – 30phút

Hiện nay, trên thị trường có các loại insulin hỗn hợp, insulin này nhìn đục, có sẵncác hợp chất trộn sẵn, hoặc là insulin tác dụng nhanh hoặc là insulin tác dụng chậm, phavới insulin tác dụng bán chậm, giúp dễ dàng đưa cả hai loại thuốc bằng một mũi tiêm(chích) Nếu insulin này ở tỉ lệ ‘30/70’nghĩa là chứa 30% insulin tác dụng nhanh và 70%insulin tác dụng bán chậm Còn ‘50/50’ là 50% mỗi loại

Trang 17

- Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu,người bệnh có tổn thương gan,…

- Người bệnh ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ

- Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người

bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu,… [6]

- Người đang chuẩn bị phẫu thuật [27]

ϖ Tác dụng không mong muốn:

Hạ glucose máu: Triệu chứng báo hiệu sớm hạ glucose máu sẽ nhẹ và thậm chí bịche giấu hoàn toàn trong thời gian dùng Insulin người

Phản ứng tại chỗ: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường dotiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí) [9]

1.2.2 Các thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 dạng uống

Các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 dạng uống được chia làm nhiều nhóm:

- Nhóm thuốc kích thích sự bài tiết insulin: Sulfonylure, Meglitinid

- Nhóm thuốc làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin: dẫn xuất Biguanid(Metformin), Thiazolidindion

- Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose: ức chế α – glucosidase

- Nhóm thuốc có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin:Exanatid và các thuốc ức chế DPP - 4

- Thuốc khác: Pramlintid hạ glucose máu bằng cách ức chế glucagon và làm chậmquá trình làm rỗng dạ dày [38]

1.2.2.1 Nhóm Biguanid

Có nhiều chất thuộc nhóm Biguanid có tác dụng hạ glucose máu, trong đó, có 3chất đã từng có mặt trên thị trường là: Metformin, Phenformin và Butformin Hai thuốc

Trang 18

Butformin và Phenformin hiện nay không còn được dùng vì thường gây ra nhiễm acidlactic [12]

ϖ Cơ chế tác dụng:

Nhóm Biguanid thực chất không phải là nhóm thuốc hạ glucose máu mà là thuốcchống tăng glucose máu Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là cải thiện liên kết củainsulin với thụ thể Cụ thể là: tăng cường sử dụng glucose trong tế bào, kích thích trựctiếp sự phân hủy glucose trong tế bào, kích thích trực tiếp sự phân hủy glucose trong các

mô và tăng vận chuyển glucose từ máu vào mô; làm giảm sự tân tạo glucose ở gan; ngoài

ra các Biguanid phần nào có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rốiloạn ở người bị ĐTĐ không phụ thuộc insulin [12] Biguanid không kích thích tụy tiếtinsulin nên không gây hạ glucose máu [6] và không gây tăng cân, đây là ưu điểm so vớiInsulin và nhóm Sulfonylure [36]

Metformin có tác dụng hạ glucose trong khoảng 60 – 80 mg/dL (tương đương vớikhoảng 4-5 mmol/L) và giảm HbA1c từ 1,5 – 2% [30]

ϖ Chỉ định: Đái tháo đường típ 2 nhất là với những bệnh nhân thừa cân hoặc béophì [10], [24], [25]

ϖ Chống chỉ định:

- ĐTĐ típ 1, nhiễm toan ceton

- Thiếu oxy tổ chức ngoại biên (suy tim, suy hô hấp)

- Suy thận và rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng gan

- Có thai

- Chế độ ăn ít calo (để giảm cân)

- Ngay trước và sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân > 70 tuổi [48]

ϖ Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng không mong muốn (TDKMM) thường gặp nhất của Metformin là trêntiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, ) xảy ra trên 5-50% bệnh nhân và khoảng6% bệnh nhân phải ngừng dùng thuốc do TDKMM này [37] TDKMM nghiêm trọngnhất là gây nhiễm toan acid lactic, trong 50% trường hợp dẫn đến tử vong [22]

Trang 19

1.2.2.2 Nhóm Thiazolidindion

Các Thiazolidindion (TZD) được sử dụng gồm: Troglitazon, Rosiglitazon,Pioglitazon; tuy nhiên, Troglitazon đã bị rút ra khỏi thị trường vì gây biến chứng nhiễmđộc gan nặng [25]

ϖ Cơ chế tác dụng:

Các TZD làm giảm glucose máu cả lúc đói và cả sau khi ăn ở bệnh nhân bị ĐTĐtíp 2, do làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích đối với insulin Giống với các Biguanid vàchất ức chế α – glucosidase, các TZD không gây hạ glucose máu ở người không bị ĐTĐthậm chí khi dùng liều cao, vì vậy các TZD phải được gọi là thuốc chống tăng glucosemáu đúng hơn là thuốc hạ glucose máu [12]

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này chưa rõ ràng nhưng các tác dụng quan sátđược là làm tăng chất vận chuyển glucose (GLUT 1 và GLUT 4), làm giảm các acid béo

tự do (FFA), làm giảm tân tạo glucose ở gan, làm tăng biệt hóa các tiền acid béo thànhcác acid béo [20]

ϖ Tác dụng không mong muốn:

Thường gây tăng cân chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữnước Vì vậy, cần thận trọng khi dùng TZD điều trị cho các bệnh nhân bị suy tim hoặc cóbệnh tim, viêm gan hoặc có men gan cao [10]

1.2.2.3 Nhóm Sulfonylure Sulfonylure được chia làm 2 nhóm chính:

- Thế hệ 1: Những thuốc này gồm Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol,… thườngđóng viên 500 mg Các thuốc thuộc nhóm này hiện nay ít được sử dụng do độc tính caovới thận (vì thuốc có trọng lượng phân tử lớn)

Trang 20

- Thế hệ 2: Những thuốc thuộc nhóm này gồm Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid,Glyburid,… những thuốc này có tác dụng hạ glucose máu tốt, ít độc hơn những thuốc thế

hệ 1 [2], [6]

ϖ Cơ chế tác dụng:

Sulfonyure kích thích sự bài tiết insulin do gắn với receptor SUR và chẹn kênh K+-ATPase ở tế bào β đảo tụy làm giảm K+ gây khử cực màng, làm tăng lượng Ca2+ từngoại bào đi vào trong tế bào qua kênh Ca2+ Nồng độ Ca2+ nội bào tăng khiến các hạtkích thích tiết insulin di chuyển đến bề mặt tế bào và xuất bào giải phóng insulin [25],[30]

Sulfonylure làm giảm glucose trung bình 50 -60 mg/dL, giảm HbA1c tới 2% [6]

ϖ Chỉ định:

Sulfonylure được chỉ định cho những bệnh nhân không bị thừa cân và những bệnhnhân chống chỉ định hoặc điều trị với Metformin không hiệu quả [24], [25]

ϖ Chống chỉ định:

- Đái tháo đường típ 1

- Suy gan, suy thận

- Đái tháo đường nhiễm toan ceton

- Có thai hoặc dị ứng với Sulfonylure [10], [25]

ϖ Tác dụng không mong muốn:

- Hạ glucose máu

- Buồn nôn, nôn, vàng da ứ mật

- Bất thường về huyết học: mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tiêuhuyết - Phản ứng tăng nhạy cảm toàn thân và ngoài da

- Phản ứng giống disufiram, đặc biệt là Chloproramid khi dùng cùng rượu (gặp 10– 15% bệnh nhân)

- Hạ natri máu dễ gặp với Chloropamid (khoảng 5% bệnh nhân) [12], [25]

Trang 21

1.2.2.4 Nateglinid và Meglitinid

ϖ Cơ chế tác dụng: Kích thích tụy tiết insulin bằng cách chẹn kênh K+ - ATPasetrong tế bào β đảo tụy [25], [38]

ϖ Chỉ định:

Đơn trị liệu hoặc kết hợp với Metformin, với Insulin Người ta cũng đã có những

số liệu chứng minh việc kết hợp Repaglinid với Insulin NPH trước khi đi ngủ đạt kết quảtốt trong điều trị hạ glucose máu ở người ĐTĐ típ 2 [6]

ϖ Tác dụng không mong muốn

Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn Hạ glucose máuthường nhẹ Đau khớp, phản ứng quá mẫn và tăng men gan có thể xảy ra [54]

1.2.2.5 Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose

Hiện nay có 2 thuốc đang được sử dụng là Acarbose và Miglitol [38]

ϖ Cơ chế tác dụng:

Các thuốc này làm giảm sự hấp thu qua ruột của tinh bột, dextrin và cácdisaccarid, do ức chế tác dụng của α – glucosidase ở rìa bàn chải của ruột Sự ức chế nàylàm chậm sự hấp thu của carbonhydrat, do đó sự tăng glucose máu sau khi ăn giảm cả ởngười ĐTĐ và người bình thường [12], [25]

Trong đơn trị liệu, Acarbose làm giảm nồng độ trung bình của HbA1c vào khoảng0,6 – 1 % [9]

ϖ Chỉ định:

Tăng nhẹ glucose máu sau ăn Điều trị đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn hoặcthuốc khác [10]

ϖ Chống chỉ định:

- Quá mẫn với Acarbose

- Viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt kết hợp với loét

- Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bịbệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị)

- Những trường hợp suy gan, tăng enzym gan

Trang 22

- Người mang thai hoặc đang cho con bú

- Hạ glucose máu

- Ðái tháo đường nhiễm toan thể ceton [9]

ϖ Tác dụng không mong muốn:

Các TDKMM thường gặp của nhóm thuốc này là đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy

và đau bụng, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, một số trường hợp phải ngừng dùng thuốc[22] Hạ glucose máu có thể xảy ra khi phối hợp các thuốc ức chế α – glucosidase vớiInsulin hoặc các thuốc kích thích bài tiết insulin [31]

1.2.2.6 Nhóm các thuốc Incretin

ϖ Các thuốc đồng vận thụ thể GLP - 1

Gần đây, người ta đã tìm ra ra hai loại hormon được giải phóng ra từ niêm mạcruột có tác dụng làm tăng sự kích thích tiết insulin khi glucose máu cao là glucose-dependent insulinotropic polypeptid (GIP) và glucagon-like peptid (GLP - 1), được gọichung là incretin hormon Hai loại hormon này có cơ chế kích thích bài tiết insulin khácnhau GLP - 1 làm tăng đáng kể sự bài tiết insulin so với GIP vì vậy nó không ngừngđược phát triển để điều trị ĐTĐ típ 2 GLP - 1 cũng làm giảm sự bài biết glucagon, làmgiảm thời gian làm rỗng dạ dày và giảm sự thèm ăn Vì vậy, GLP - 1 có tác dụng làmgiảm glucose máu sau ăn và giảm cân Tuy nhiên, nó có nhược điểm là thời gian tác dụngngắn do bị bất hoạt bởi Dipeptidyl peptidase IV enzym (DPP - 4) (sau 1-2 phút) nên GLP

- 1 phải dùng đường tiêm liên tục Do đó, người ta đã nghiên cứu ra các chất đồng vậnthụ thể GLP - 1 để duy trì tác dụng của incretin và kháng lại tác dụng của DPP - 4 [25].Thuốc được sử dụng hiện nay là Exanatid

Các tác dụng phụ của thuốc gồm có: buồn nôn gặp ở 15-30% bệnh nhân (thường

tự hết), hạ glucose máu máu có thể xảy ra khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin[10], [20]

ϖ Thuốc ức chế DPP - 4

Các thuốc ức chế DPP - 4 cho đến nay đã có 2 thế hệ:

Các thuốc ức chế hoạt động của DPP - 4 đã được kiểm chứng lần đầu vào cuốinhững năm 1990 của thế kỷ 20, nhưng không được sử dụng vào lâm sàng

Trang 23

- Thế hệ 1 đã phát triển hoàn thiện và được áp dụng vào điều trị là các thuốcSitagliptin (2007)

- Thế hệ 2 là Saxagliptin (2009) Ngoài ra là các thuốc như Vidagliptin (2008) phổbiến ở châu Âu [6]

Thuốc có tác dụng ức chế enzym phân hủy GLP - 1 là DPP - 4 (dipeptidylpeptidase-4) nhờ đó làm tăng nồng độ và tác dụng của GLP - 1 nội sinh [20]

Vildagliptin hoặc Sitagliptin có tác dụng giảm HbA1c trung bình từ 0,7% đến 1%với liều 100 mg/ngày [30]

Các tác dụng phụ của thuốc gồm có: viêm mũi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấptrên và đau đầu [36]

1.2.2.7 Thuốc khác

Pramlintid là một dẫn xuất tổng hợp của Amylin – một hormon tuyến tụy có vaitrò trong điều hòa glucose máu Thuốc có tác dụng làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, ứcchế tiết glucagon sau ăn và giảm sự thèm ăn [54] Tác dụng phụ của thuốc: nôn, buồnnôn, chán ăn, đau đầu [20]

1.2.3 Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường típ 2

1.2.3.1 Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 dạng uống

Khi sử dụng các thuốc ĐTĐ típ 2 dạng uống mà không kiểm soát được glucosemáu thì việc bắt đầu điều trị bằng Insulin là cần thiết Khoảng 30% bệnh nhân ĐTĐ típ 2cần phải sử dụng Insulin [31] Theo Nghiên cứu tiến cứu về Đái tháo đường của Anh(UKPDS) thì trong vòng 6 năm, có hơn 50% bệnh nhân ban đầu được lựa chọn sử dụngSulfonylure một cách ngẫu nhiên cần phải điều trị thêm bằng Insulin để đạt được mụctiêu điều trị [52] Có thể có nhiều phương pháp phối hợp Insulin với các thuốc điều trịĐTĐ típ 2 dạng uống, sau đây là một số phương pháp phối hợp thuốc:

- Insulin + Metformin: sự kết hợp giữa Insulin và Metformin giúp kiểm soátglucose máu tốt hơn [37] Sự giảm liều Insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp hạn chếTDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của Insulin [51], [53] Thường phối hợp giữaInsulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc Insulin isophan 2 lần/ngàyvới Metformin dùng vào bữa ăn [40], [51]

Trang 24

- Insulin + TZD: sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin và chỉ số HbA1c tuynhiên lại gây tăng cân [53] Ở châu Âu, Thiazolidindion kết hợp với Insulin là một chốngchỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim [29], [56]

1.2.3.2 Phối hợp các thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 dạng uống

Trong điều trị ĐTĐ típ 2, thường gặp sự phối hợp giữa các thuốc dạng uống:

- Metformin + Sulfonylure: Khi điều trị bằng Metformin không đạt hiệu quả điềutrị thì nên phối hợp với Sulfonylure [6], [34] Đây là kiểu phối hợp phổ biến nhất giúptăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu [28] Nhiều thử nghiệm lâm sàng đãcho thấy khi phối hợp 2 thuốc này thì không có thêm tác dụng phụ nào xuất hiện so vớikhi dùng từng thuốc đơn độc [57]

- Metformin + TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c Ưu điểm của phốihợp này là Metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng thời tác dụng hiệpđồng làm giảm Triglycerid, tăng HDL-cholesterol Phối hợp Metformin và TZD ngàycàng được sử dụng phổ biến do Metformin ức chế sự tân tạo glucose tại gan và TZD chủyếu làm tăng sự nhạy cảm của Insulin ở cơ [28]

- Metformin + Thuốc ức chế DPP - 4: thuốc dạng phối hợp giữa Vildagliptin vàMetformin được chỉ định dùng cho những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã dùng liều tối đa củaMetformin nhưng vẫn không kiểm soát được glucose máu Sự phối hợp này góp phần cảithiện glucose máu và chức năng của tế bào β [49]

- Metformin + Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với Metformin [36] Sovới điều trị đơn độc bằng Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ glucose máutốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mà khônggây hạ glucose máu [58]

Trang 25

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại Phòng Nộttiết và Đái tháo đường Khoa Khám bệnh TTYT Thanh Sơn từ 01/01/2021 đến31/10/2021

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ 01/01/2021 – 31/10/2021

- Địa điểm: Phòng Nột tiết và Đái tháo đường Khoa Khám bệnh TTYT ThanhSơn

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là lần đầu mắc ĐTĐ típ 2 và được bác sỹchỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc điều trị đái tháo đường

- Bệnh nhân chưa dùng một thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 nào trước thời gian điều trị ởPhòng Nột tiết và Đái tháo đường Khoa Khám bệnh TTYT Thanh Sơn

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu không can thiệp, thu thập kết quả dựa trên phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

2.2.2 Mẫu nghiên cứu

• Các bước tiến hành thu thập số liệu

Trong thời gian nghiên cứu, các bệnh nhân được khám lâm sàng và làm các xétnghiệm sinh hóa theo trình tự sau:

Trang 26

Bệnh nhân nghiên cứu

Hình 2.1: Các bước tiến hành thu thập số liệu

nghiên cứu:

bắt đầu nghiên cứu

Thời điểmsau 1, 2, 3tháng điều trị(T1, T2, T3)

- Cân nặng, huyết áp

- Xét nghiệm sinh hoá máu (Glucosemáu lúc đói, HbA1c, Cholesteroltoàn phần, Triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, ASAT,ALAT, Creatinin máu)

- Các thuốc điều trị tại thời điểm T1,T2, T3

- Ghi nhận các biến cố bất lợi mà bệnhnhân gặp trong quá trình điều trị

Thời điểm bắt đầu

nghiên cứu T0

- Tuổi, giới tính, tiền sử gia đình,

cân nặng, huyết áp, bệnh mắc

kèm

- Xét nghiệm sinh hoá máu

(Glucose máu lúc đói, HbA1c,

Trang 27

- Các chỉ số liên quan tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu: Glucose máu lúc đói,HbA1c, Huyết áp, Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL- cholesterol (HDL-C), LDL-cholesterol (LDL-C), ASAT, ALAT, Creatinin máu

- Bệnh mắc kèm

2.3.2 Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị Đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú:

- Tỉ lệ bệnh nhân tái khám

- Danh mục các thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 gặp trong nghiên cứu

- Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm ban đầu với Hướngdẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế năm 2020, Hướng dẫn điều trịcủa Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2014 (ADA 2014), Hướng dẫn sử dụng thuốcdành cho cán bộ y tế của EMC (EMC)

- Danh mục các thuốc điều trị bệnh mắc kèm Tăng huyết áp và Rối loạn lipid máu.2.3.3 Sự thay đổi nồng độ glucose máu lúc đói và tính an toàn khi sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú:

• Sự thay đổi nồng độ glucose máu lúc đói khi sử dụng thuốc điều trị Đái tháođường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú:

- Sự thay đổi nồng độ glucose máu lúc đói sau từng tháng điều trị

- Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói sau từng tháng điều trị

• Tính an toàn khi sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhânngoại trú:

- Các biến cố bất lợi (AE) bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị

- Tương tác thuốc gặp trong nghiên cứu giữa các thuốc điều trị Đái tháo đường típ

2 với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm Tăng huyết áp và Rối loạn lipid máu

2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

¬ Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp theo tiêuchuẩn của Bộ y tế năm 2020 [6]

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, lipid máu, huyết áp

Ngày đăng: 14/04/2022, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w