Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP ENDO

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty CP ENDO (Trang 35 - 39)

3.2.1. Ưu Điểm

Công ty áp dụng mô hình tập trung và ghi sổ theo hình thức nhật ký chung với ứng dụng phần mềm kế toán chuyên dụng. Công tác kế toán tại Công ty nói chung được thực hiện tốt, phản ánh và cung cấp kịp thời về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn, tình hình chi phí hiệu quả kinh doanh. Từ đó, giúp ban lãnh đạo có quyết định đúng đắn kịp thời trong các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Về công tác tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ tại Công ty: Chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toán nghiêm chỉnh, sắp xếp khoa học. Chứng từ sử dụng trong đơn vị đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ chứng từ kế toán do Nhà nước ban hành. Việc sắp xếp chứng từ kế toán nhanh chóng, kịp thời giúp cho công tác kế toán trong giai đoạn kế tiếp được tiến hành nhanh gọn và giúp cho các nhân viên trong phòng có thể tìm thấy nhanh chóng thông tin, số liệu cần thiết cho công việc.

Về hệ thống tài khoản: Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và hạch toán tại Công ty trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ( theo QĐ15/2006/ QĐ-BCT) . Công ty đã mở từng tài khoản chi tiết cho từng kho hàng, từng ngân hàng tạo điều kiện để công tác quản lý trở nên thuận lợi hơn.

3.2.2. Những tồn tại và một số kiến nghị hoàn thiện công tác Tổ chức kế toán tại Công ty.

Thứ nhất : Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện cho nên giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong Công ty, có những sản phẩm nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lơn, có những sản phẩm mang tính gia công do vậy cần phân bổ nhiều giờ công sản xuất. Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa được chặt chẽ và tốt. Nhân viên quản lý kho chưa thật sự đảm bảo viết và tập hợp đầy đủ các phiếu nhập xuất kho. Do vậy, hàng hoá và nguyên vật liệu vật tư xuất dùng trong kỳ chưa được kiểm soát tốt gây lãng phí cho Công ty.

Thứ hai: Về hệ thống sổ sách của Công ty tổ chức theo hình thức Nhật ký chung. Tuy nhiên, việc vận dụng hình thức này còn chưa hợp lý và phù hợp biểu hiện ở chỗ ghi chép trùng lặp giữa bảng kế xuất và sổ chi tiết hàng hoá dẫn đến khối luợng công việc nhiều chưa phát huy đựoc hết công dụng của máy tính và phần mềm chuyên dụng vào công việc kế toán. Chưa sử dụng

sổ chi tiết đầy đủ theo quy định. Do đó, tổng thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn về mẫu sổ, loại sổ nhằm đảm bảo cung cấp đủ số lượng sổ cần thiết, tránh tình trạng chấp vá sổ, thiếu các chỉ tiêu cơ bản, thừa các chỉ tiêu không cần thiết.

Thứ ba: về nội dung phản ánh của tài khoản. Tại Công ty Chi phí tập hợp vào tài khoản 641, 642 còn có một số bất hợp lý như sau

- Khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ phương tiện vận tải không phục vụ cho bán hàng cũng đuợc tính vào chi phí bán hàng. Điều này không hợp lý với nội dung chi phí bán hàng là chỉ có khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bán hàng mới được tính vào chi phí bán hàng.

- TK 641 dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh trực tiếp trong quá trình dự trữ và tổ chức bán hàng hóa. Song Công ty, kế toán lại phản ánh vào TK 641 bao gồm các khoản chi phí thu mua ( tiền vận chuyển, bốc vác,…) được tập hợp hết vào TK 641 vào thời kỳ cuối tháng mà không phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ và chưa tiêu thụ.

Do vậy, về chi phí bán hàng và chi phí quản lý Công ty nên xác định đúng các nội dung kinh tế của các khoản chi phí thực tế phát sinh để có thể phản ánh chính xác đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí quản lý doanh nghiệp, tránh tình trạng chi phí quản lý chưa được tính đủ trong khi chi phí bán hàng lại được tập hợp hết cả những khoản không thuộc nội dung tài khoản này.

LỜI KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu lý luận, kết hợp với tìm hiểu thực tế tại Công ty CP ENDO, em nhận thấy rằng để thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh cần phải quan tâm tổ chức công tác kế toán và phải coi việc hạch toán kế toán là sự cần thiết khách quan,nhằm quản lý chặt chẽ tài sản vật tư tiền vốn của mình. Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý, lãnh đạo trực tiếp tại Công ty có thể tiến hành kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kết quả thu được sau quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, qua quá trình học tập và thực tập tại Công ty giúp em nhận thức được rằng: Người cán bộ kế toán không những cần phải nẵm vững lý luận mà còn cần phải hiểu biết sâu sắc thực tế, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn sinh động một cách sáng tạo, khoa học phù hợp, đồng thời phải tuân thủ đúng mọi chế độ, chính sách quy định của Nhà nước.

Trải qua thời gian ngắn thực tập tại công ty CP ENDO, được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế bổ ích và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình học tập và làm việc sau này. Qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty em nhận thấy Công ty CP ENDO là một Công ty có rất nhiều triển vọng, đang trên đà kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển. Điều này thể hiện qua chiến lược phát triển của Công ty đó là nắm vững thị phần trong nước và tìm kiếm các cơ hội để xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Vì thế trong tương lai đây sẽ là một Công ty có nhiều đóng góp lợi ích về kinh tế cho toàn Xã hội.

Một lần nữa, em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới cô giáo THS. Đặng thị Thúy Hằng cùng các anh chị, cô chú trong Phòng kế toán và toàn Công ty CP ENDO nói chung đã giúp đỡ để em có thể hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, nxb Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2006

2. Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về “ Chế độ kế toán Doanh nghiệp”

3. Tài liệu Công ty

 Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009. Phòng kế toán tài chính

 Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2007, năm 2008, năm 2009.Phòng kế toán tài chính

 Các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết.

 Hồ sơ năng lực và giới thiệu về Công ty. Phòng Hành chính nhân sự

 Hồ sơ kê khai và nộp thuế  Một số báo cáo khác.

4. TS. Nguyễn Văn Công: Lý thuyết và thực hành KTTC, nxb Tài chính năm 2001.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty CP ENDO (Trang 35 - 39)