1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Thương Mại

49 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 365,26 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trườn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Thương Mại”

Nhóm: 4

Lớp học phần:

Giáo viên hướng dẫn:

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu 6

2.1 Mục đích nghiên cứu 6

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

2.3 Câu hỏi nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Mô hình nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8

CHƯƠNG II - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG III- KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

1 Các khái niệm có liên quan 12

2 Tiếp cận nghiên cứu 13

3 Phương pháp thu thập dữ liệu 13

4 Quy trình nghiên cứu 14

5 Phương pháp chọn mẫu 17

6 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 18

CHƯƠNG IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

1 Thống kê mô tả 19

2 Kiểm định hệ số Cronback’s Anpha 24

3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 30

4 Phân tích hệ số tương quan Person 34

5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 36

CHƯƠNG V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

1 Kết luận 39

Trang 3

2 Kiến nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 41

PHỤ LỤC 43

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Cụm từ đầy đủ

TTNN Trung tâm ngoại ngữ

ĐHTM Đại học Thương Mại

QCCQ Quy chuẩn chủ quan

QD Quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên ĐHTM

Trang 5

CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng kinh tế nhanhchóng như hiện nay cũng như việc Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại thếgiới WTO (World Trade Organization), TPP (Trans-Pacific Partnership AgreementHiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)…mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc

tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác trêntoàn thế giới, từ đó cho thấy việc học ngoại ngữ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếucủa rất nhiều người, từ trẻ em, học sinh, sinh viên đến người đi làm Nó không chỉ chophép chúng ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn mà còn giúp bổ sung thêmvốn kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập, hợp tác,phát triển với thế giới bên ngoài Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cũng tạo ra một tầnglớp được gọi là “công dân thế giới” Đó là những người có tầm nhìn chiến lược toàncầu, có tư duy toàn cầu, họ làm những công việc vì lợi ích chung của toàn cầu, có thểlàm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các công việc mang tínhquốc tế Để có thể trở thành một công dân toàn cầu như vậy, họ phải nắm vững cáccông cụ hỗ trợ, và hai công cụ cần thiết nhất chính là ngoại ngữ và tin học Một khi đãnắm vững hai công cụ này, cộng với năng lực chuyên môn, có thể giúp bất cứ ai cũnghội nhập được một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn và nắm bắt được nhiều cơ hộihơn bởi nguồn thông tin đồ sộ trên internet là không của riêng ai, nhưng chỉ nhữngngười thông thạo ngoại ngữ và tin học mới có thể khai thác triệt để chúng

Đặc biệt đối với các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thương Mạinói riêng, ngoại ngữ càng cần thiết hơn, là một phần “kiến thức mềm” rất quan trọngtrong tương lai sự nghiệp sau này cùng với tấm bằng tốt nghiệp đại học Tại trườngđại học Thương Mại, các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên với các quốcgia nói tiếng Anh (Đài Loan, Pháp, Hàn Quốc, Canada ) phát triển mạnh mẽ Điềunày càng góp phần thúc đẩy việc học-thi các chứng chỉ ngoại ngữ cuả sinh viênThương Mại Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học bổng

để đi du học; nhiều cơ quan chính phủ, các công ty, các doanh nghiệp… đều có nhucầu tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài Ngoại ngữ cóthể là Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Nga… trong đó, TiếngAnh là môn học được dạy và học phổ biến nhất, được đưa vào chương trình giảng dạycủa Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ bậc tiểu học

Chính vì vậy nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên là rất lớn Nắm bắt được nhucầu đó nên nhiều trung tâm ngoại ngữ đã ra đời Theo đó trên địa bàn thành phố HàNội hiện nay có 545 Trung tâm tư vấn du học, 855 Trung tâm ngoại ngữ, tin học.Theo danh sách được công bố, hầu hết các trung tâm tư vấn du học, trung tâm ngoạingữ tin học đều nằm trên địa bàn các quận nôi thành Trong đó, các quận có số lượng

Trang 6

lớn trung tâm là: Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng,

… đặc biệt là ở khu vực gần các trường đại học, cao đẳng Trong đó, nếu chỉ tínhriêng xung quanh Trường Đại học Thương Mại đã có tới hàng chục trung tâm, cơ sởngoại ngữ với các các hình thức quảng cáo rất bắt mắt làm người học “hoa mắt”không biết chọn trung tâm ngoại ngữ nào Trên thực tế các bạn trẻ sinh viên luôn bănkhoăn làm sao chọn cho mình một nơi học tập phù hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có mộtvốn ngoại ngữ tốt nhất làm hành trang bước vào đời sau khi tốt nghiệp ra trường Vậyđâu là nhân tố mà các bạn sinh viên Trường Thương Mại đã dựa vào đó để chọn chomình một nơi học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này nhóm 4-phương pháp nghiên cứu khoa học quyết định làm nghiên cứu với đề tài: ‘‘Nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đạihọc Thương Mại’’ Với hy vọng qua nghiên cứu này sẽ xác định, đánh giá được mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữcủa sinh viên ĐHTM, từ đó nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quảđào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ, giúp các trung tâm ngoại ngữ có thể xây dựngchương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thiết thực của người học, tạo được danhtiếng, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của mình

Trang 7

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Khảo sát thực trạng học ngoại ngữ ở trung tâm của sinh viên trường đại họcThương mại

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữcủa các bạn sinh viên trường đại học Thương Mại

 Đo lường đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định lựachọn trung tâm ngoại ngữ của các bạn sinh viên trường đại học Thương Mại và xemnhân tố nào chi phối nhiều nhất

 Phân tích sự khác biệt trong quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên đại họcThương mại, từ đó đưa ra các hàm ý nhằm phục vụ công tác đổi mới và nâng cao chấtlượng đào tạo, hoàn thiện môi trường học và rèn luyện của các học viên tại các trungtâm ngoại ngữ trên địa bàn tiếp cận của sinh viên đại học Thương Mại

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ cho cácbạn sinh viên đại học Thương Mại: Nhân tố kích thích của marketing (Chất lượng dịch

vụ giảng dạy, giá, địa điểm, chương trình quảng cáo…); nhân tố mang tính chất xã hội(nhóm khảo, gia đình, ); ?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? Nhân tố nào là ảnh hưởngnhất?

- Giải pháp nào phù hợp với các trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội trong phạm vitiếp cận của sinh viên trường đại học Thương Mại?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trungtâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Thương Mại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại trường đại học Thương Mại

- Về thời gian: Từ ngày /09/2020 đến ngày //2020

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học Thương mại

4 Mô hình nghiên cứu

Giảng viên

Cơ sở vật chất

H1H

Trang 8

Hình 1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn TTNN

của sinh viên ĐHTM.

5 Giả thuyết nghiên cứu:

 Giả thuyết 1 (H1): Giảng viên có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâmngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

 Giả thuyết 2 (H2): Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trungtâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

 Giả thuyết 3 (H3): Học phí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâmngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

 Giả thuyết 4 (H4): Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâmngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

 Giả thuyết 5 (H5): Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọntrung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

 Giả thuyết 6 (H6): Qui chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọntrung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại

6 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.

 Nghiên cứu định tính: Tham khảo tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứuliên quan nhằm mục đích tìm chọn những khác niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho

lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, rút ra mô hình nghiên cứu cho đềtài

 Nghiên cứu định lượng:

+ Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

+ Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng hỏi

+ Tiến hành chọn mẫu nghiên cứu

+ Phân tích và xử lí dữ liệu sơ cấp: Phân tích và xử lý số liệu trên laptop cánhân bằng các phần mềm Word, Excel, SPSS

Học phí

Vị trí địa lí

Chương trình đào tạo

Qui chuẩn chủ quan

Quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên ĐHTM

H3

H4

H6

H5

Trang 9

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu:

Bổ sung, làm phong phú thêm vào các lý thuyết về quyết định lựa chọn TTNN

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Nghiên cứu này cho phép học viên bày tỏ các quan điểm cá nhân về các yếu tốtác động đến bản thân trong việc lựa chọn các TTNN và giúp cho bản thân học viênnhận thức được vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng học ngoại ngữ củabản thân

Nghiên cứu này cũng giúp các trung tâm ngoại ngữ có cái nhìn tổng thể về tìnhhình đào tạo, chất lượng dịch vụ, về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnTTNN của các học viên, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp, định hướng chiến lượckinh doanh tốt hơn

CHƯƠNG II - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoạingữ đã giành được rất nhiều sự chú ý trong những năm vừa qua Dưới đây là một sốcông trình nghiên cứu mà nhóm chúng em đã tham khảo :

Thứ nhất, Luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Huế (2016): “Các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học NhaTrang” Nghiên cứu này xác định, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên Trường Đại Học Nha Trang, từ

đó nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại các TTNN,giúp các TTNN có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thiết thựccủa người học, tạo được danh tiếng, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của mình.Nghiên cứu được trình bày theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng:Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được chuẩn

bị trước dựa theo các thang đo có sẵn, nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợplàm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến Nghiên cứu định lượng với kỹthuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi Dựa trên các công trìnhnghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng nên mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuấtgồm 9 nhân tố: vị trí địa lý, Marketing, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, giáoviên, học phí, cơ sở vật chất, gợi ý/tư vấn của người thân, thương hiệu làm cơ sở Vềkết quả nghiên cứu, phần mô tả đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các biến sốnhân khẩu học: giới tính, sinh viên năm nào, trình độ và các tiêu chí trong từng thang

đo Việc xác định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha vàphân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 31 mục hỏi trong 7 yếu tố: Cơ sở vật chất

Trang 10

(7 mục), Học phí (6 mục), Chương trình đào tạo (6 mục), Chất lượng đào tạo (4 mục),Giáo viên (3 mục), Thương hiệu (3 mục) và Marketing (2 mục) có độ tin cậy và đảmbảo Phương pháp hồi quy Enter cho kết quả xác định cường độ của các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên trường ĐHNT rút ra có ý nghĩa thống

kê theo thứ tự ưu tiên là: Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Thương hiệu, Giáoviên, Học phí, Chất lượng đào tạo có tác động cùng chiều, còn yếu tố Marketing thì cótác động ngược chiều Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One- Way ANOVA),phép kiểm định của Student (T-test) để so sánh mức độ Quyết định chọn TTNN theotừng yếu tố nhân khẩu học cho thấy với độ tin cậy 95% không có sự khác nhau vềquyết định chọn TTNN của sinh viên theo giới tính, năm học và trình độ học vấn củasinh Phương pháp thống kê mô tả với giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độ lệchchuẩn (SD) được sử dụng để đánh giá mức độ quyết định lựa chọn TTNN của sinhviên của cho thấy, trong các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn TTNN của sinhviên thì nhìn chung cả 6 yếu tố Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Thương hiệu,Giáo viên, Học Phí, Chất lượng đào tạo đều được sinh viên đánh giá cao, thể hiện giátrị trung bình của các biến quan sát đều cao hơn 3,15 Nghiên cứu này cũng có mặthạn chế của nó: Thứ nhất là bảng câu hỏi còn chưa khoa học và đầy đủ điều này khiếncản trở cảm nhận của của một số sinh viên Thứ hai là kết quả nghiên cứu thu đượctrong phạm vi hẹp, chưa có được tính bao quát, toàn diện Và cuối cùng còn do hiểubiết bản thân còn hạn chế nên những giả giáp đưa ra còn chưa có tính khả thi cao

Thứ hai, Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc Vinh - Tạp chí Khoa học Trường Đại

học Cần Thơ với bài viết “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học anh ngữ của sinhviên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ” (2014): Nghiên cứutập trung phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ Anhngữ của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh-Trường Đại học Cần Thơthông qua kỹ thuật phân tích nhân tố trên bộ dữ liệu thu thập từ 160 sinh viên theothang đo Likert 5 cấp độ Qua kết quả nghiên cứu 160 sinh viên, những nhân tố ảnhhưởng đến việc học Anh ngữ của sinh viên đại học Cần Thơ là: “Học phí”, “Sở thích

và giải trí”, “Giáo viên hướng dẫn”, “Tài liệu học”, “Ứng dụng thực tiễn”, “Khó khăntrong quá trình học và thi” Nghiên cứu này cũng chỉ ra nhiều mặt hạn chế: sự thiếuchủ động của sinh viên trong việc tự tìm ra một môi trường sinh hoạt Anh ngữ, sựthiếu kiểm chứng trong quảng cáo về chất lượng giảng dạy của các trung tâm ngoạingữ, học phí còn cao,…

Thứ ba, Bài báo tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương với nghiên cứu của

Ngô Cao Hoài Linh:” Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của học viên ở các trungtâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại Tp.Hồ Chí Minh” Nghiên cứu đã áp dụng mô hình chấtlượng dịch vụ SERVQUAL, trong đó sự hài lòng của học viên được chia thành 6thành phần: “Chương trình học, Giảng viên, Cơ sở vật chất, Sự tin cậy, Sự đáp ứng,Danh tiếng” Thông qua điều tra, khảo sát 300 học viên đang theo học tại các trung

Trang 11

tâm Anh ngữ trên địa bàn, 3 yếu tố dẫn đầu ảnh hưởng mạnh nhất từ “Sự tin cậy”,

“Giảng viên” cuối cùng “Chương trình học”, 3 yếu tố còn lại “Sự đáp ứng”, “Danhtiếng”, “Cơ sở vật chất” có ảnh hưởng tới sự hài lòng học viên ở các trung tâm Anhngữ với các mức độ khác nhau

Thứ tư, Luận văn thạc sĩ của La Vĩnh Tín (2015) về đề tài: “Nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường để học tiếng Anh ở một số trungtâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh.” Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở 05 trung tâm ngoại ngữ tại thành phố

Hồ Chí Minh (TP HCM) Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy có 05 yếu tố ảnhhưởng đến quyết định chọn trường như sau: Đội ngũ giáo viên, Học phí, Cơ sở vậtchất, Danh tiếng, Động cơ Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thunhập ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâmngoại ngữ tại TP HCM Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 2 yếu tố: Nỗ lựcgiao tiếp với học viên của trung tâm và ảnh hưởng của xã hội không có tác động đếnquyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP HCM

Thứ năm, Nghiên cứu của Phạm Thị Tố Như (2010):“Tác động của yếu tố văn

hóa xã hội đối với việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất – khoa tiếng anh trườngĐại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng” Bài viết này nằm trong Tạp chí Khoa học vàCông nghệ trường Đại học Đà Nẵng Nghiên cứu Nói chỉ ra tầm quan trọng của việchọc tiếng anh ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tác động của yếu tố văn hóa xã hộiđối với việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất Qua kết qủa khảo sát cho thấy,75% sinh viên học tiếng anh là do chương trình học bắt buộc, 25% do sở thích/nhucầu Còn các vấn đề về văn hóa mà sinh viên năm nhất khoa tiếng anh trường Đại họcNgoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng gặp phải thì sau khi điều tra, phỏng vấn cho thấy chỉ25% số sinh viên (được điều tra) có cơ hội tham gia các khóa học tiếng anh bên ngoàinên đã được làm quen với phương pháp học tiếng anh Tóm lại, đa số các sinh viênnăm thứ nhất, khoa Tiếng anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng gặp phảicác vấn đề về văn hóa trong quá trình học tại trường vì vậy nhà trường, cũng như giáoviên cần có những tư vấn, trợ giúp cần thiết để các sinh viên tự tin, và đạt tiến bộ hơntrong học tập

 Một số tài liệu tham khảo khác:

1 Tiêu chí chọn trung tâm tiếng anh quốc tế của Báo Tuổi Trẻ

2 Tiêu chí chọn một trung tâm tiếng anh tốt ở Hà Nội – Aroma

3 Cách lựa chọn trung tâm giao tiếp tiếng anh chất lượng – mshoagiaotiep

4 Hà Nam Khánh Giao và Lê Thị Phương Liên Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học trường Đại học Ngân hàng TP.

Hồ Chí Minh 2017.

Trang 12

5 Lê Thị Huyền Trâm Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Ngoại ngữ- Trường Đại học Duy Tân 2020.

6 Nguyên Thị Bảo châu, Thái Thị Bích Châu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2012- 2013 2013.

7 Phạm Cương Anh ngữ là quan trọng 2016.

8 Trương Công Bằng Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam 2017.

CHƯƠNG III- KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP

Ra quyết định có thể được coi là quá trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọn mộtniềm tin hoặc một quá trình hoạt động trong một số khả năng thay thế Một quá trình

ra quyết định đưa ra 1 lựa chọn cuối cùng có thể có hoặc không có hành động gợi ý

Quy trình ra quyết định: Mô hình đơn giản về quá trình ra quyết định mua sản

phẩm hay lựa chọn dịch vụ bảo gồm: nhận biết vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá lựachọn các sản phẩm thay thế, quyết định lựa chọn, hành vi sau khi đưa ra quyết định.(Kotler, P & Amstrong, G., 2012)

Trang 13

1.4 Lựa chọn:

Thuật ngữ “lựa chọn” dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán đểquyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiệnhay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực

1.5 Ngoại ngữ:

Được hiểu là Tiếng nước ngoài Ở Việt Nam, không có khái niệm ngôn ngữ thứhai, như ở những nước phương Tây Một số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện naynhư: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng TâyBan Nha

1.6 Trung tâm ngoại ngữ:

Là một loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồidưỡng ngoại ngữ của hệ thống giáo dục quốc dân; trung tâm ngoại ngữ có tư cáchpháp nhân, có con dấu và có tài sản riêng

Có 3 hình thức trung tâm ngoại ngữ đó là hình thức công lập, tư thục và có vốnđầu tư nước ngoài

 Đặc điểm của trung tâm ngoại ngữ (TTNN):

+ TTNN có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành theo hình thức

vừa làm, vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn

+ TTNN tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: rất đa dạng, linh hoạt,mang tính xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nângcao trình độ hiểu biết, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứngnhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

2 Tiếp cận nghiên cứu:

Sử dụng kết hợp giữa phương pháp tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cậnđịnh lượng:

 Với định tính nhóm, nghiên cứu thông qua các bạn sinh viên được phỏng vấnnhằm thu thập được thông tin cần thiết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn trung tâm ngoại ngữ thông qua lời nói, thái độ, ngoài ra còn tìm thêm những sựphát hiện mới trong quá trình cuộc phỏng vấn

 Với định lượng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát bảng hỏi Đề tài

sẽ tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và ảnh hưởng của nó tới quyết định lựachọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương mại, thông qua các quytrình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và nhữngphát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê

3 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Trang 14

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu Việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do

đó cần lựa chọn các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp, làm cơ sở, lập kế hoạchthu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của cuộc khảosát

3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã có sẵn và được thu thập qua internet, sáchgiáo trình, các báo cáo, bài báo, bài viết hay từ các công trình nghiên cứu thời giantrước đó về số lượng, yếu tố gây ảnh hưởng, tác động đến quyết định chọn TTNN, các

mô hình liên quan đến hành vi lựa chọn hợp lý,…

3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn hoặc những dữ liệu chưa có trongthực tế Được thu thập bằng cách:

 Theo phương pháp thu thập dữ liệu định tính: Phỏng vấn sâu (Chủ yếu làphỏng vấn bán cấu trúc là dựa theo mẫu có sẵn kết hợp với việc tùy cơ ứng biến đểđào sâu bên trong vấn đề cần hỏi), thảo luận nhóm (để nắm rõ được mặt bằng chung

và tìm ra được những thông tin cần thiết thông qua sự thảo luận giữa một nhóm thànhviên), kết hợp với quan sát và sử dụng những thông tin có sẵn như những cuốn sách,tài liệu tham khảo trên mạng và những bài luận tốt nghiệp của các sinh viên khác, cáctrang web uy tín,…

Theo phương pháp thu thập dữ liệu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi khảo sátđược thiết kế và chuẩn bị từ trước để tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu, dữ liệu thuthập được phụ thuộc vào chất lượng của bảng câu hỏi Bảng khảo sát được thiết kếonline và được chia sẻ thông qua mạng xã hội: Facebook, Zalo,…; qua các trang,group mà sinh viên ĐHTM tham gia như Tự học TMU, Đại học Thương mại,…Việc

tiến hành thu thập dữ liệu được tiến hành từ 5/10/2020 đến 18/10/2020.

4 Quy trình nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu định tính

- Thảo luận nhóm để xây dựng bảng câu hỏi định tính đầy đủ, rõ ràng

- Tiến hành phỏng vấn thử qua internet 2-3 người đang học tập tại Đại họcThương mại để phát hiện thiếu sót, từ đó hoàn thiện bảng hỏi định tính

- Chọn lựa thông tin, kết hợp với tham khảo những nghiên cứu trước để đưa ra

mô hình nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện bảng hỏi định lượng phục vụ cho khâukhảo sát

4.2 Quy trình nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu được thực hiện với số lượng phần tử ít và được lấy theo cách thuậntiện (20 sinh viên) Mục đích của việc nghiên cứu sơ bộ này là để chuẩn hóa và chỉnhsửa các câu hỏi sao cho dễ hiểu, thuận tiện cho người được hỏi Sau khi thực hiện thì

Trang 15

cơ bản bố cục nội dung cũng đã được chấp nhận và chỉ cần điều chỉnh về cách diễnđạt của một số câu hỏi để người được phỏng vấn không hiểu sai nội dung câu hỏi.

Nghiên cứu định lượng chính thức

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu và thang đo các biếntrong mô hình cũng đã được lựa chọn và thiết lập Sau đó đã được kiểm tra lại thang

đo bằng cuộc nghiên cứu sơ bộ nhỏ Về cơ bản nghiên cứu định lượng chính thứcđược thực hiện đối với nhóm khách thể nghiên cứu đã được xác định từ trước

a, Đo lường các biến và các cấp độ thang đo

- Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu lựa chọn nhân tố (biến độc lập): Đội ngũ giáo viên, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Học phí, Không gian thời gian, Qui chuẩn chủ quan

- Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ

 1 = hoàn toàn không đồng ý

 2 = không đồng ý

 3 = trung lập

 4 = đồng ý

 5 = hoàn toàn đồng ý

b, Xây dựng bảng hỏi khảo sát:

Định khung bảng hỏi: Bảng khảo sát chính thức gồm:

+ Phần giới thiệu: Ở phần này nêu lên tên bảng hỏi khảo sát, mục đích, ýnghĩa của nghiên cứu và đưa ra lời mời đối với các khách thể khảo sát tham gia cuộckhảo sát Với bảng khảo sát online phần này sẽ có một câu hỏi để sàng lọc qua các đốitượng có ý định học ngoại ngữ hay không

+ Phần I: Phần này cần đưa ra các câu hỏi chung liên quan đến quyết định lựachọn TTNN của sinh viên ĐHTM

+ Phần II: Phần này cần đưa ra các chuỗi nhận định liên quan đến các nhân

tố, các biến độc lập và các biến phụ thuộc để khách thể nghiên cứu có thể đưa ra mức

độ đánh giá Trong phần này sẽ lấy theo thang đo Likert 5 cấp độ để đánh giá

+ Phần III: Phần này cần đưa ra câu hỏi phụ liên quan đến quyết định lựa chọnTTNN của sinh viên ĐHTM

+ Phần IV: Phần này là phần đưa ra các câu hỏi liên quan đến thông tin cánhân

Trang 16

Kí hiệu Khía cạnh đo lường Mục hỏi

GV1

Giảng viên

Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung tâm có trình độ cao

GV2 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung tâm rất tâm huyết và nhiệt tình

GV3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung tâm hoàn toàn là người bản địa

CSVC3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có hệ thống website đa nội dung để học viên dễ dàng truy cập

thông tin, làm bài tập, thi online, tự họcHP1

Học phí

Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì học phí của trung tâm phù hợp với điều kiện của tôi

HP2 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có học bổng hấp dẫn

HP3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn

VT1

Vị trí địa lí

Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì vị trí của trung tâm thuận lợi cho việc di chuyển của tôi

VT2 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm gần các khu du lịch, nơi có nhiều cơ hội tiếc xúc, nói chuyện

với khách nước ngoàiVT3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì vị trí của trung tâm có sự thuận tiện về giao thông.

CTDT1 Chương trìnhđào tạo Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có lộ trình học phù hợp, đủ 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viếtCTDT2 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có giáo

trình và tài liệu chất lượng

Trang 17

CTDT3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích

QCCQ2 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì có sự gợi ý, tư vấn của bạn bè

QCCQ3 Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì có sự gợi ý, tư vấn của các chuyên viên tư vấn tại các trung tâm ngoại ngữQD1 Quyết định lựa

chọn trung tâm

ngoại ngữ củacác bạn sinhviên trường đại

học ThươngMại

Tôi sẽ tiếp tục theo học tại trung tâm ngoại ngữ hiện tạiQD2 Tôi sẽ đánh giá tốt trung tâm ngoại ngữ đang theo học với người khác

QD3 Tôi sẵn sàng giới thiệu trung tâm ngoại ngữ đang theo học với người khác

Bảng 3.4 Hệ thống thang đo đo lường các biến

5 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 2 bước sau đối với nghiên cứu định lượng:

+ B1: Xác định tổng thể chung cần nghiên cứu

+ B2: Xác định khung mẫu:

- Xác định kích thước mẫu

- Xác định phương pháp chọn mẫu

- Tiến hành chọn mẫu và điều tra

 Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm bước sau đối với nghiên cứu

định tính: Phỏng vấn và thảo luận cho đến khi không thu được thông tin nào mới.

Cụ thể đối với đề tài này, nhóm tiến hành chọn mẫu như sau:

 Theo định tính: lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu với các chỉ tiêu

như giới tính, ngành học, sinh viên năm mấy …

Theo định lượng:

+ Đám đông nghiên cứu: toàn bộ sinh viên chính quy trường Đại học Thươngmại

+ Khung mẫu :

 Tổng thể nghiên cứu: khoảng 15.000 sinh viên

 Khách thể nghiên cứu: sinh viên chính trường Đại học Thương mại

Trang 18

 Tuổi: 18-22.

 Giới tính: tất cả các giới tính

 Năm học: từ năm 1-4

 Khoa: 15 khoa khác nhau

 Ngành học: kinh tế, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanhquốc tế , marketing, quản trị nhân lực, quản trị thương hiệu, luật kinh tế,quản du lịch lữ hành, quản trị khách sạn, tài chính ngân hàng, hệ thốngthông tin kinh tế, quản trị thương mại điện tử, tiếng Pháp thương mại

6 Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu:

Phân tích và xử lý số liệu được xử lí trên laptop cá nhân bằng các phần mềmWord, Excel, SPSS

Sau khi việc thu thập dữ liệu sơ cấp hoàn thành, bắt đầu loại bỏ các phiếu điềutra không đạt yêu cầu, mã hóa các phiếu khảo sát về dạng số và tiến hành nhập liệu.Các phiếu điều tra không đạt yêu cầu là các phiếu trả lời ở các câu hỏi cho thây ngườitham gia khảo sát không phải khách thể nghiên cứu, ngoài ra các phiếu có cùng mộtđáp án, không trả lời hết các câu hỏi, hoặc các phiếu thiếu sự logic giữa mỗi câu hỏi,trả lời

 Các biến khảo sát được mô tả thông qua bảng tần suất, thống kê mô tả mẫu và

có thể được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ

 Các biến được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnTTNN của sinh viên ĐHTM sẽ được đưa vào đánh giá kiểm định độ tin cậy bằngthang đo Cronbach’s Alpha để loại bỏ đi các biến bị cho là không phù hợp, hay là cácbiến rác trong quá trình nghiên cứu Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo

đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và nhỏ hơn 1 nhưng hệ số tương quan biếntổng cũng phải lớn hơn 0,3

Trang 19

 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố

- EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu

 Phân tích tương quan person và hồi quy tuyến tính bội:

Đối với tương quan person:

- Tạo các nhân tố đại diện

- Tạo bảng các nhân tố đại diện

- Đánh giá, phân tích kết quả Đối với hồi quy tuyến tính bội sẽ thực hiện theo các bước sau:

- Thiết lập phương trình quy hồi tuyến tính bội:

QĐ = 0 + ĐNGV + CTĐT + CPKH + CSVC + KGTG + YTTK

Trong đó:

+ QĐ: Quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên trường đại học Thương mại + ĐNGV: Đội ngũ giáo viên, CTĐT: Chương trình đào tạo, CPKH: Chi phíkhóa học, CSVC: Cơ sở vật chất, KGTG: Không gian thời gian; YTTK: Yếu tố thamkhảo

- Ước lượng các tham số của mô hình

- Đánh giá mô hình

- Phân tích kết quả

 Sau khi tiến hành phân tích và xử lí dữ liệu, kết quả sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể

và đa chiều Cũng như đưa ra được mức độ tác động của từng nhân tố

CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thống kê mô tả

1.1 Thống kê mô tả thông tin chung và thông tin cá nhân:

Thống kê sinh viên ĐHTM có đã và đang học ngoại ngữ tại trung tâm ngoại ngữ hay không:

Trang 20

71.9 28.1

Bạn có đã và đang học ngoại ngữ tại TTNN

không?

Có Không

Hình 2 Biểu đồ thống kê việc học ngoại ngữ tại trung tâm

Theo kết quả khảo sát có 115 sinh viên đã và đang theo học tại trung tâm ngoạingữ (chiếm 71.9%), có 45 sinh viên không theo học tại trung tâm ngoại ngữ (chiếm28.1%)

Thống kê thông tin chung:

Trang 21

10 7.5 6.9

Bạn đang theo học ngoại ngữ nào?

Tiếng Anh Tiếng Trung Tiếng Pháp Ngoại ngữ khác

Hình 3 Biểu đồ thống kê ngoại ngữ theo học

Theo biểu đồ trên, thấy rằng: có 112 bạn chọn Tiếng Anh (chiếm 75.6% - caonhất); 15 bạn chọn Tiếng Trung (chiếm 10%); 12 bạn chọn Tiếng Pháp (chiếm 7.5%);

11 bạn chọn Ngoại ngữ khác (chiếm 6.9% - thấp nhất)

50 30

20

Bạn đã và đang theo học tại TTNN được bao lâu?

Dưới 1 năm

1 năm hơn 1 năm

Hình 4 Biểu đồ thống kê thời gian học tại TTNN

Trong biểu đồ trên có 83 bạn chọn Tiếng Anh (chiếm 50%); 44 bạn chọn TiếngTrung (chiếm 30%); 33 bạn chọn Tiếng Pháp (chiếm 20%)

Trang 22

42.5 38.1

Khoảng cách từ nhà bạn tới TTNN là bao xa?

Dưới 1km 1-3km Hơn 3km

Hình 5 Biểu đồ thống kê khoảng cách từ nhà học viên tới TTNN

Trên biểu đồ, có 68 bạn chọn khoảng cách từ 1-3km (chiếm 42.5% - cao nhất);

61 bạn chọn khoảng cách hơn 3km (chiếm 38.1%) và 31 bạn chọn khoảng cách dưới1km (chiếm 19.4% - thấp nhất)

43.1

42.5 14.4

Mức học phí của TTNN bạn đã và đang theo học

là bao nhiêu?

Dưới 10 triệu 10-20 triệu Hơn 20 triệu

Hình 6 Biểu đồ thống kê học phí của TTNN

Với biểu đồ trên thì có 69 bạn chọn mức học phí từ 10 đến 20 triệu (chiếm 43.13%

- cao nhất); 68 bạn chọn mức học phí dưới 10 triệu (chiếm 42.5%); 23 bạn chọn mứchọc phí trên 20 triệu (chiếm 14.4% - thấp nhất)

Trang 23

Thống kê thông tin cá nhân:

Hình 7 Biểu đồ thống kê giới tính

Trong tổng 160 phiếu khảo sát có 92 bạn là nữ (chiếm 57.5% - cao nhất); 58bạn là nam (chiếm 36.3%) và 10 câu trả lời không muốn nêu cụ thể (chiếm 6.2% -thấp nhất) Từ điều này cho thấy các bạn nữ có nhu cầu học tiếng anh tại trung tâmcao hơn các bạn nam

11.9

65.6 18.8

Bạn là sinh viên năm nào?

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Hình 8 Biểu đồ thống kê năm học

Trang 24

Trong biểu đồ trên, có 19 bạn là sinh viên năm nhất (chiếm 11.9%); 105 bạn làsinh viên năm 2 (chiếm 65.6% - cao nhất); 30 bạn là sinh viên năm 3 (18.8%) và 6 bạn

là sinh viên năm 4 (chiếm 3.7% - thấp nhất) Các bạn năm hai và năm ba đã có sựnhận thức tích cực tới việc học ngoại ngữ, bên cạnh đó là do nhà trường yêu cầu tiếnganh đầu ra là Toeic 450 trở lên và các công ty cũng cần những người có bằng tiếnganh để nhận vào làm việc

1.2 Thống kê mô tả với các biến quan sát:

Tên biến GTNN GTLN Trung

Ngày đăng: 14/04/2022, 07:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w