Yêu cầu của doanh nghiệp...28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ TUYÊN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI...29 2.1.. .Đánh giá chung về các tiêu chí :
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp QTKD1 – K60 Khoa: Vận tải kinh tếPhạm Trọng Quân Lớp QTKD1 – K60 Khoa: Vận tải kinh tếNguyễn Lê Nguyệt Minh Lớp QTKD1 – K60 Khoa: Vận tải kinh tếPhan Cẩm Vân Lớp QTKD1 – K60 Khoa: Vận tải kinh tếNgành học: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: ThS Chu Tống Khánh Linh
HÀ NỘI, 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực công trình/đề tài 11
Lí do chọn đề tài: 11
Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu của công trình/đề tài 12
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 13
1.1 Tổng quan về thị trường lao động hiện nay của Việt Nam 13
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài: 13
1.3 Phương pháp nghiên cứu 14
1.4 Khung lý thuyết 16
1.5 Các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần sinh viên đáp ứng 18
1.5.1 Tiêu chí về năng lực làm việc 18
a Kinh nghiệm làm việc: 18
b Khả năng thích ứng với môi trường làm việc 18
c Trình độ chuyên môn: 19
d Kỹ năng phục vụ công việc 19
e Kỹ năng giao tiếp 20
f Kỹ năng lập kế hoạch 20
g Kỹ năng thuyết trình 20
h Kỹ năng làm việc nhóm 20
1.5.2 Tiêu chí về thái độ làm việc 21
a Sự tự tin 21
b Biết lắng nghe 21
c Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi 22
d Sự trung thực 22
e Tính kỉ luật 23
f Quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 23
1.5.3 Tiêu chí ưu tiên 23
a Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc 23
Trang 3b Bằng cấp, chứng chỉ 24
c Khả năng ngoại ngữ 24
d Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin 25
1.5.4 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên 26
a Đặc điểm văn hóa xã hội 26
b Yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ,kỹ thuật 27
c Yếu tố chất lượng đào tạo của nhà trường 27
d Yêu cầu của doanh nghiệp 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ TUYÊN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 29
2.1 Khái quát chung về trường Đại học Giao thông Vận tải: 29
2.2 Khảo sát thực tế 31
2.3 Phân tích số liệu 35
2.3.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí yêu cầu 35
a Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí liên quan đến năng lực làm việc 35
b Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí liên quan đến thái độ làm việc 36
c Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí ưu tiên 37
2.3.2 Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của sinh viên ĐHGTVT 38
a- Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về năng lực làm việc của sinh viên ĐHGTVT 38
b Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về thái độ làm việc của sinh viên ĐHGTVT 40
c Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về tiêu chí ưu tiên của sinh viên ĐHGTVT 42
2.3.3 .Đánh giá chung về các tiêu chí : 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 45
3.1 Định hướng đào tạo của nhà trường 45
3.1.1 Xu hướng đào tạo của xã hội 45
3.1.2 Định hướng đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải 47
Trang 43.1.3 Đề xuất giải pháp 48 KẾT LUẬN 50 KIẾN NGHỊ 50
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp Hình 1.3: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng giao tiếp đối với từng vị trí tuyển dụng
Hình 2.1 Biểu đồ số lượng phiếu
Hình 2.2 Phiếu khảo sát về mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của sinh viên
Hình 2.3 Mẫu khảo sát 2: Phiếu khảo sát , đánh giá về các nhóm năng lực của sinh viên trường ĐHGTVT
Hình 2.4 Một số thông tin của người đánh giá:
Bảng 2.5 Mức độ quan trọng về tiêu chí năng lực làm việc của nhà tuyển dụng đưa ra.
Hình 2.6 Biểu đồ hình cột thể hiện mức độ quan trọng về tiêu chí năng lực làm việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Bảng 2.7 Mức độ quan trọng về tiêu chí thái độ làm việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Hình 2.8 Biểu đồ hình cột thể hiện mức độ quan trọng về tiêu chí thái độ làm việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Bảng 2.9 Mức độ quan trọng về tiêu chí ưu tiên mà nhà tuyển dụng đưa ra Hình 2.10 Biểu đồ hình cột thể hiện mức độ quan trọng về tiêu chí ưu tiên mà
nhà tuyển dụng đưa ra.
Hình 2.11 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp về năng lực làm việc
Hình 2.12 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của cựu sinh viên về tiêu chí năng lực làm việc
Hình 2.13 Biểu đồ trong thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về năng lực làm việc
Hình 2.14 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp về tiêu chí thái độ làm việc
Trang 6Hình 2.15 Biểu đồ trong thể hiện mức độ hài lòng của cựu sinh viên về tiêu chí thái độ làm việc
Hình 2.16 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về tiêu chí thái
Trang 7DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐH GTVT: Đại học Giao thông Vận tải
DN: Doanh nghiệp
Trang 8MỞ ĐẦU
Những năm sau đổi mới, mục tiêu xây dưng, cải cách nền giáo dục đại học luônluôn được Đảng và Nhà nước dặc biệt quan tâm nhằm tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và công cuộc phát triển đất nước Cùngvới sự khởi sắc của điều kiện kinh tế, xã hội, nên giáo dục nói chung và giáo dụcĐại học nói riêng của Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể về chất vàlượng Năm 1987, Việt Nam có 101 trường Đại học, Cao đẳng, đến năm 200 con
số này là 178 trường Như vậy sau 13 năm đã có thêm 77 trường Đại học vàCao đẳng ra đời Tính đến tháng 9/ 2009 con số này là 412 trường, tăng 234trường so với thời điểm năm 2000 Cùng với sự gia tăng của số trường, số lượngsinh viên cũng tăng mạnh từ 162,5 nghìn( năm 2000) lên 222,7 nghìn (2008),đội ngũ giáo viên, các giáo sư, Phó giáo sư cũng tăng lên gấp 3 lần so với thờiđiểm 1987 Nam 1997 tỷ lệ sinh viên/ 1 vạn dân là 80 đến năm 2009 con số nàyđạt 195 Bên cạnh đó,chất lượng giáo dục Đại học Việt Nam cũng đã có nhữngthay đổi tích cực theo hướng tiến lên, hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội Sinhviên đã và đang được giảng dạy đã và đang được chuyển từ người dạy sangngười học thay thế dần cho phương pháp dạy và học truyền thống
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì giáo dục Đại học vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập liên quan tới chất lượng giáo dục mà nguyên nhân chủ yếu
là do Việt Nam chưa có được công cụ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục Đại học mang tính phổ quát và được thừa nhận rộng rãi Khi chất lượng đào tạo của giáo dục Đại học đang bỏ ngỏ thì vấn đề đầu ra ở bậc đại học càng nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội Có một thực trạng khá phổ biến đó là phầnlớn sinh viênkhi ra trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc bởi không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng Vậy vấn
đề đặt ra ở đây làm thế nào để sinh viên khi ra trường thích ứng được ngay môi trường công việc và có thể vận dụng tốt những chuyên ngành đã được học Có rất nhiều nhóm kỹ năng mà một người dân lao động trí thức cần có Tuy nhiên đâu là các kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng Việt Nam yêu cầu đối với nhóm ứng viên tốt nghiệp đại học? Với mục đích đánh giá lại những tiêu chí của nhà tuyển dụng trong thị trường lao động đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chúng em
đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân nhómnghiên cứu, nhóm nghiên cứu còn nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các thầy cô, bạn bè, và gia đình Cho phép nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơnchân thành nhất đến các thầy, cô giáo trường Đại Học Giao Thông Vận Tải đãtận tình giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài bằng tất cả sự nhiệt tình và nănglực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính
Trang 9mong được sự chia sẻ và những đóng góp ý kiến của các Thầy, cô giáo cùng cácbạn sinh viên Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ,28 tháng 07 năm 2021
Nhóm sinh viện thực hiện
Nguyễn Thị Thúy Hằng Phạm Trọng Quân Phan Cẩm Vân Nguyễn Lê Nguyệt Minh
Trang 10Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực công trình/đề tài
Hiện nay những nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong nước tương đối nhiều những công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung dưới dạng báo cáo đánh giá hiện trạng nguồn nhân sự mới ra trường ở một số phương diện, hoặc tìm hiểu các mong đợi của nhà tuyển dụng Một số bài báo, luận văn có tìm hiểu cụ thể về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên một số trường đại học Tuy nhiên việc tìm hiểu khả năng đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải thì chưa có công trình nghiên cứu nào
Lí do chọn đề tài:
Chất lượng giáo dục là nội dung đang được các cơ sở đào tạo và xã hội trong đó có nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm Nhà tuyển dụng quan niệm rằng sinh viên tốt nghiệp ra trường không đơn thuần chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn giỏi về ngoại ngữ và tin học, 100% các nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên phải
có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng ngoại ngữ Thế nhưng kết quả lại hoàn toàn khác với những mong đợi Chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo giáo dục đại học đôi khi còn chưa cao, không đồng đều
về năng lực, nhà tuyển dụng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại Sinh viên mới tốt nghiệp đều khá lúng túng với việc ứng dụng kiến thức nghề nghiệp vào thực tế, rất non yếu về kỹ năng xử lý nội dung thông tin, lọc thông tin cần thiết
để xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn, cũng như yếu kém về kỹ năng mềm và kiến thức thực tế Ý kiến nhận xét của nhà tuyển dụng là một trong những cơ sở
để đánh giá chất lượng sinh viên đầu ra của trường Thế nhưng chưa có bất kỳ thông tin đánh giá chính thức nào từ phía nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp Hơn thế nữa, một vài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở gần đây cũng chỉ dừng lại ở phương diện thu thập thông tin từ cựu sinh viên Tính cấp thiết lúc này là cần phải có một nghiên cứu tiếp theo để có được đầy đủ và toàn diện những thông tin phản hồi từ các bên liên quan về chất lượng sinh viên
ra trường để sớm cập nhật cho chương trình đào tạo của ngành Việc thực hiện nghiên cứu về đánh giá chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo là vô cùng
cấp thiết Vì vậy nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng đáp ứng
Trang 11yêu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải” để
đánh giá về chất lượng đầu ra của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải
Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu của công trình/đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là tiến hành khảo sát yêu cầu của các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp đối với sinh viên khi ra trường, và từ đó đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên đại học GTVT Bêncạnh đó nhóm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để có thể nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng cho sinh viên trường Đại học GTVT
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: các sinh viên trường tải, các cựu sinh viênĐHGTVT, những doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Các DN đã sử dụng lao động là svĐHGTVT, cựu sv trường ĐH GTVT, sv trường ĐHGTVT
Giới hạn không gian: khu vực Hà Nội
Giới hạn các nội dung cần xử lí phụ thuộc vào số kinh phí được cung cấp
và thời gian cho phép
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về thị trường lao động hiện nay của Việt Nam
Đánh giá tổng quan thị trường lao động nước ta thời kỳ 2001-2020 cho thấy: thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa vàđịnh hướng thị trường; khung khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động tăng lên
Tuy nhiên, với bối cảnh của một nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam vẫn mang đặc điểm của một thị trường còn nhiều yếu kém Đó là:
Lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến
Về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bố chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế, ; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị-nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế-vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng-có kỹ năng
Cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuất, khu vực làm công
ăn lương phát triển chậm, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu laođộng, mặc dù thiếu việc làm chiếm tỷ lệ lớn, nhưng một số ngành nghề, địa phương… không tuyển được lao động
Tuy tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng và 2/3 đến 3/4 số việc làm là không bền vững, nguy cơ có việc làm mà vẫnnghèo cao Hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ, thiếu chính sách phù hợp để quản lý di chuyển lao động trong nước và quốc tế cơ sở hạ tầngcủa thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém chưa thiết lập hệ thống quan hệ lao động hiện đại dựa vào cơ chế đối thoại, thương lượng hiệu quả giữa các đối tác xã hội, hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao; một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
Trang 13Khả năng là điều hoặc lượng công việc mà một nhân viên có thể làm
được Một doanh nghiệp thành công là khi biết phát huy tối đa khả năng của nhân viên vào sự phát triển của tổ chức Một nhà quản lý xuất sắc là khi biết tạo điều kiện cho nhân viên của mình thể hiện toàn bộ khả năng của mình
Tuyển dụng là hoạt động tuyển nhân lực phù hợp từ bên ngoài vào làm
việc cho doanh nghiệp Việc tuyển dụng nhân sự có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Nhờ quá trình này, doanh nghiệp mới có thể tìm ra những người mới có đầy đủ năng lực, có thể đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty
Nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp thường là lãnh đạo hoặc các cán bộ
cấp cao, có kinh nghiệm tuyển dụng và khả năng tìm ra nhân tài cho công ty Họ
sẽ đứng ra đăng thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ của các ứng viên rồi tạo ra các cuộc phỏng vấn để chọn ra người thích hợp nhất
Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng là những tiêu chí mà nhân viên được tuyển vào đáp ứng được yêu cầu đã đề ra của nhà tuyển dụng Theo sự nghiên cứu và tổng hợp của các chuyên gia, những người có nhu cầu tìm việc làm, đặc biệt là những ai muốn tìm kiếm vị trí quản lý, điều gặp phải những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến kỹ năng mềm nếu bạn biết cải thiện các
kỹ năng mềm của bản thân Các kỹ năng mềm cơ bản mà các nhà tuyển
dụng tìm kiếm nhiều nhất ở các ứng viên như là: Tinh thần làm việc cao,thái độ tích cực, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng quản lí thời gian,
Đào tạo theo nhu cầu xã hội: Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội,
của doanh nghiệp (DN) là một yêu cầu bức thiết nhằm tạo ra những người lao động có chất lượng và giảm chi phí, thời gian cho DN tuyển dụng Thế nhưng hiện nay, nhiều sinh viên khi ra trường vẫn khó kiếm được việc làm hoặc khi đã kiếm được việc làm thì DN tuyển dụng buộc phải đào tạo lại Vì vậy, tuyển dụng
luôn là khâu được các doanh nghiệpđặt lên hàng đầu trong mọi quy trình
1.3 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
Trang 14- Là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố) Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung)
b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích,
có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu,
sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.+ Ý nghĩa của phương pháp là: Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiêncứu: đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự
- Phương pháp điều tra : điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi
(hoặc bài toán) đặt ra cho một nhóm đối tượng nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học
Trang 15Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp phân
tích và tổng kết kinh nghiệm:Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lýluận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn
Mục đích của phương pháp là: xem xét lại những thành quả của hoạt độngthực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn
Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học
Sử dụng toán thông kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu
đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm…, làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy
Sử dụng các lý thuyết toán học (như: thống kê xác suất, các phương tiện của lý thuyết tập hợp, và tính lôgic của đại số…), và phương pháp lôgic học(như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…), sử dụng các máy tính điện tử với các kỹ thuật vi xử lý…,để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành Nhiều côngthức toán học được dùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng,
từ đó tìm ra được các quy luật của đối tượng
Các phương pháp toán học đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết quả nghiên cứu thành một hệ thống lôgic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác
có tính thuyết phục cao
1.4 Khung lý thuyết
Từ khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" biểu diễn quan hệ giữa ba thực thể "trường, sinh viên, doanh nghiệp" như là tam giác đào tạo nhân lực
"trường - sinh viên - doanh nghiệp" Trong đó, quan hệ từ trường đến sinh viên
là "đào tạo", quan hệ từ sinh viên đến doanh nghiệp là "làm việc", quan hệ giữa trường và doanh nghiệp là quan hệ 2 chiều, "cung ứng" và "tiêu thụ", Quan hệ
"trường - doanh nghiệp" là quan hệ then chốt nhưng chưa được thiết lập
Trang 16Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp"
Sinh viên được tuyển dụng vào làm việc cho một doanh nghiệp cần có một năng lực phù hợp với doanh nghiệp Năng lực của sinh viên là một tập hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ, được biểu diễn trong tam giác năng lực sinh viên "kiến thức - kỹ năng - thái độ"
Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp
Trường
Sinh
viên
Doanh nghi pệ
Đào t oạ
Làm vi cệ
Kỹỹ năng
Thái độKiêến
th cứ
Trang 17Với tam giác năng lực sinh viên, mô hình tam giác đào tạo nhân lực được
cụ thể hơn với những yêu cầu sinh viên cần được trang bị để làm việc cho các doanh nghiệp Để có năng lực này, sinh viên phải được học trong chương trình đào tạo hoặc tự học, tự rèn luyện Do đó, chương trình đào tạo của trường cần trang bị cho sinh viên năng lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp Trong thực tế, yêu cầu của nhiều doanh nghiệp khác nhau rất đa dạng, chương trình và
tổ chức đào tạo của trường được đặt trên nền tảng những yêu cầu chung của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề
1.5 Các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần sinh viên đáp ứng
1.5.1 Tiêu chí về năng lực làm việc
a Kinh nghiệm làm việc:
Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trítuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn Lý do đây được xem là những tiêu chí hàng đầu vì người có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắtđầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm
Các vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm thường là vị trí chuyên viên, team leader, trưởng phòng,… hoặc các công việc yêu cầu chuyên môn cao như Kế toán, Phân tích tài chính, Phân tích rủi ro, Kế hoạch đầu tư, Kỹ sư CNTN,…
Các vị trí thường ít yêu cầu kinh nghiệm làm việc chủ yếu là thực tập sinh, fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân, hành chính…
b Khả năng thích ứng với môi trường làm việc
Trong bối cảnh VUCA (VUCA là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng môi trường kinh doanh luôn phải đối mặt với: nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity))với nhiều biến động, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn chiêu mộ những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh để gắn bó với doanh nghiệp Thích ứng nhanhkhông chỉ trong khi tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi trường, văn hóa mới Khả năng thích ứng còn thể hiện khi thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp chịu tác động của những yếu tố từ môi trường, tự nhiên, đối thủ cạnh
Trang 18tranh, bối cảnh kinh tế… người lao động đủ năng lực để thích nghi, làm việc và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh khó lường trước.
c Trình độ chuyên môn:
Tiêu chí học đúng ngành nghề cũng được các nhà tuyển dụng coi trọng và đánh giá cao, bằng chứng là yêu cầu này xuất hiện trong các trong các mẫu tin tuyển dụng với tỷ lệ 67% Ở đây có thể thấy rằng khi đưa ra yêu cầu học đúng ngành nghề cũng đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đề cao năng lực chuyên môn của người tham gia tuyển dụng
Một ứng viên chất lượng luôn là người nắm chắc kiến thức chuyên môn Mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi người lao động am hiểu về kỹ năng, kiến thức
về lĩnh vực đó Kiểm tra kiến thức chuyên môn thường thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài thi tuyển/kiểm tra năng lực
Tại một số tập đoàn lớn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thường được doanh nghiệp đào tạo sâu hơn sau khi ứng viên nhận việc Tại các đợt tuyển dụng lớn hàng loạt, các bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn được thay thế bằng những bài test IQ, EQ của ứng viên Với những vị trí cần kinh nghiệm, chắc chắn kiến thức chuyên môn là yếu tố được đề cao trong quá trình đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng
d Kỹ năng phục vụ công việc
Một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trong để biết được năng lực của ứng viên chính là kỹ năng công việc Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng hạn:
Ví dụ:
+ Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xâydựng chân dung khách hàng, kỹ năng media (photoshop, quay/dựng phim,…)…+ Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…
Trang 19Để đánh giá kỹ năng này, NTD có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay
từ vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là trong quá trình thử việc của ứng viên
e Kỹ năng giao tiếp
Bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích cực, trao đi
và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định
Hình 1.3: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng giao tiếp đối với từng
vị trí tuyển dụng:
f Kỹ năng lập kế hoạch
Giúp sinh viên liệt kê ra tất cả công việc cần làm trong một danh sách, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, sự quan trọng, cấp thiết cần làm trước hay sau để đem lại hiệu quả công việc cao hơn
g Kỹ năng thuyết trình
Giúp sinh viên cung cấp các bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, bao gồm cấu trúc bài thuyết trình, cách thiết kế các slide, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể
h Kỹ năng làm việc nhóm
Trang 20Kỹ năng vô cùng quan trọng, đơn giản là nhiều người cùng kết hợp
để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra mà 1 người không làm được Giúp các cá nhân trong nhóm nhận ra được thiếu sót và cùng nhau hoàn thiện bản thân
Sự tự tin của ứng viên thể hiện họ là một người chắc chắn trong công việc
và am hiểu kiến thức, kỹ năng mà bản thân họ có Sự tự tin cũng cho thấy ứng viên là người dám thể hiện khả năng của bản thân trong những hoàn cảnh thích hợp
NTD cần phân biệt sự tự tin và tự phụ, tự tin nhưng không thể hiện thái quá cái tôi của bản thân Nhận biết sự tự tin của ứng viên từ những cuộc trò
chuyện thông qua điện thoại, phỏng vấn online hay phỏng vấn trực tiếp Ứng viên cho thấy họ là một người chắc chắn trong lời nói, hành động của mình và thể hiện bản thân đúng lúc, đúng chỗ.
b Biết lắng nghe
Trang 21Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên Điều này rất dễ nhận ra thông qua những cuộc trao đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách
xử lý tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với NTD
c Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi
- Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi của ứng viên là điều mà NTD luôn muốn tìm kiếm Trong thời đại thông tin liên tục được cập nhật và đổi mới, một người ham học hỏi sẽ luôn mang lại những giá trị mới cho doanh nghiệp
- Sự cầu tiến có thể thể hiện ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên với NTD Chẳng hạn, một email ứng tuyển được viết tỉ mỉ, cẩn thận và thể hiện mong muốn có cơ hội việc làm bao giờ cũng gây được thiện cảm với NTD hơn
so với ứng viên ứng chuyển chỉ đính kèm CV trong email với nội dung sơ sài
- Những người thiếu sự cầu tiến và tinh thần học hỏi sẽ sớm bị đào thải
vì không theo kịp thị trường, xu hướng và những kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp cần có ở một người lao động trong thời kỳ 4.0
d Sự trung thực
Trang 22Sự trung thực là đức tính cần có mà doanh nghiệp cần nhận thấy rõ ở một ứng viên Rõ ràng những người trung thực luôn nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, cấp trên.
Sự trung thực được nhà tuyển dụng đánh giá thông qua một vài biểu hiệnnhư:
Sự chắc chắn và thống nhất trong lời nói, hành động trước và sauQuá trình quan sát, đặt câu hỏi khai thác ứng viên
Một số nhà tuyển dụng ứng dụng nhân tướng học trong tuyển dụng
e Tính kỉ luật
Là luôn tuân theo một cách đúng đắn những quy định xử sự chung được đưa ra trong tập thể nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động,đem lại hiệu quảcông việc cao hơn động lực làm việc là những yếu tố bên trong thúc đẩy sinh viên nỗ lực làm việc trong điều kiện có thể để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
f Quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên
Luôn hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp và Xây dựng ý thức tuân thủ cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả công việc
1.5.3 Tiêu chí ưu tiên
a Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc
Bên cạnh thái độ, năng lực ứng viên, những tố chất của ứng viên cũng là tiêu chí đánh giá tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp đặt làm tiêu chí ưu tiên Đặc biệt với những vị trí tuyển dụng như:
Nhà quản lý: tố chất lãnh đạo…
Nhân viên truyền thông, quan hệ cộng đồng (PR): quảng giao, khéo léo, hoạt ngôn…
Trang 23Nhân viên sáng tạo nội dung: tư duy sáng tạo…
Chuyên viên quản trị rủi ro: sự chín chắn, quyết đoán, chịu được áp lực công việc
b Bằng cấp, chứng chỉ
Bằng cấp, chứng chỉ là tiêu chí ưu tiên khi NTD tìm kiếm ứng viên Đối với những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm (chẳng hạn tuyển sinh viên mới ra trường) thì bằng cấp, chứng chỉ phần nào phản ánh thái độ, năng lực học tập củaứng viên tại môi trường đại học
Với các vị trí yêu cầu kinh nghiệm, một ứng viên có nhiều bằng cấp, chứng chỉ liên quan cũng phản ánh họ là một người chăm học hỏi, có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng cho các vị trí nghề nghiệp mà họ theo đuổi
c Khả năng ngoại ngữ
Có thể nói, trong hành trang đi xin việc của sinh viên tốt nghiệp ĐH, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu cấp thiết Thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học và các cơ sở đào tạo cũng đã được chú trọng, trong khi ở hầu hết các nước khác, việc giảng dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện ở nhà trường phổ thông thì ở nước ta, ngoại ngữ vẫn là môn học bắt buộc trong chương trình học Đại học và là một trong những môn học chiếm số
Trang 24lượng về số tín chỉ (số tiết học) khá nhiều so với những môn học khác Bên cạnh
đó, tầm quan trọng của trình độ ngoại ngữ còn được thể hiện đây là điều kiện bắtbuộc để sinh viên tốt nghiệp ra trường, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp các chương trình sau Đại học hay là điều kiện không thể thiếu
để tham gia các chương trình đào tạo sau Đại học ở nước ngoài theo ngân sách nhà nước
Hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ thông dụng nhất được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị,văn hóa… Là ngoại ngữ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong giáo dục ngoại ngữ ở nước ta, do đó không khó hiểu khi trong các mẫu tin tuyển dụng, yêu cầu
về trình độ ngoại ngữ phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất là tiếng Anh cơ bản (79,7%) và tiếng Anh chuyên ngành (6%) Có thể thấy, hầu hết ở các cơ sở lao động đều đánh giá rất cao khả năng tiếng Anh của người tham gia tuyển dụng hay nói cách khác, tiếng Anh được coi là tấm vé thông hành để sinh viên tốt nghiệp Đại học vượt qua được “cửa ải” tuyển dụng Đáp ứng được yêu cầu của nhà sử dụng lao động về trình độ tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành là một lợi thế cạnh tranh rất lớn bởi lẽ đây là một trong những tiêu chí quan trọng để các nhà tuyển dụng cân nhắc khi đánh giá về năng lực chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp đại học
d Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bên cạnh trình độ ngoại ngữ thì yêu cầu về khả năng tin học văn phòng của người tham gia tuyển dụng cũng khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 82,3% Sở dĩ nhưvậy là vì trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, máy vi tính, internet lànhững công cụ không thể thiếu để phục vụ, hỗ trợ cho quá trình làm việc Do đó,khi vào làm việc ở bất kỳ một cơ sở lao động nào, tin học văn phòng được coi làmột trong những kỹ năng cơ bản nhất, tối thiểu nhất mà người lao động có trình
độ Đại học phải đáp ứng được trước khi xét đến các kỹ năng khác Thực tế, trong chương trình học ở trường Đại học, các giờ học tin học đại cương cũng đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học như soạn thảo và trìnhbày văn bản và các thao tác phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu Thêm
Trang 25vào đó, sinh viên cũng có cơ hội làm quen, thực hành với tin học thông qua việc chuẩn bị các giờ thảo luận, báo cáo, trình bày đối với từng môn học khác nhau Ngoài ra còn một số năng lực khác nhứ:
- Năng lực tư duy logic: Là khả năng hoạt động tư duy,suy luận sủa sinhviên nhằm giải quyết một vấn đề nào đó và để đạt được mục đích cụ thể
- Khả năng phân tích và phản biện vấn đề: Có thể được sử dụng để vạchtrần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận,đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng cao
- Năng lực tổ chức và phân chia công việc: Đây là kỹ năng mà những nhà quản lý cần có khi làm việc trong môi trường đông nhân viên Nếukhông có kĩ năng này,số lượng công việc cần thực hiện có thể sẽ bị trì trệ hoặc không cân đối giữa các nhân viên
1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng của sinh viên
a Đặc điểm văn hóa xã hội
Mối liên hệ giữa văn hoá và tuyển dụng có liên quan đến việc thu hút nguồn lao động, lựa chọn và duy trì Từ khía cạnh thu hút, văn hoá chủ yếu
là dự án hình ảnh của một công ty Những công ty chú trọng vào nền văn hoá sẽ chủ động được việc tiếp thị văn hoá của họ cho các ứng viên Điều này thu hút những người có khả năng phát triển trong tổ chức đó và đẩy những người không phù hợp tìm đến môi trường khác
Những nỗ lực đó được đáp trả lại trực tiếp và gián tiếp Một nghiên cứu cho thấy sinh viên đại học sẽ chấp nhận lương thử việc thấp hơn 7% cho cáccông ty với các nền văn hóa mà họ coi trọng và đánh giá cao Ngoài ra còn có vô
số dữ liệu cho thấy tác động phù hợp với văn hóa và duy trì hiệu suất của nhân viên Ví dụ, một công ty bảo hiểm tìm thấy các phòng ban có môi trường phù hợp với mục tiêu văn hóa tuyên bố của công ty có ít hơn 30% doanh thu Mọi