Nghề nuôi chồn lấy cà phê chất lượng cao

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 59 - 65)

Cà phê Chồn hay còn gọi là Kopi Luwak, là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Cái tên Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó. Thưởng thức cà phê Chồn không chỉ bởi hương vị thơm ngon đặc biệt của nó mà còn bởi sự tò mò thú vị về nguồn gốc của loại cà phê này.

Cà phê Chồn dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.

Cầy vòi đốm là một loài động vật có vú nhỏ ở Đông Nam Á, có họ hàng với loài cầy mangut và rất thích ăn các loại trái cây. Loài cầy hương này trèo lên các cây cà phê và chúng chỉ ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất. Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày của cầy vòi đốm, mùi vị của cà phê đã biến đổi: Dường như xuất hiện một thứ hương vị đậm đà, nhưng hơi ẩm mốc: "có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu".

Chồn nuôi trong chuồng ăn cà phê chín ở Tây Nguyên

Đó chính là lý do khiến loa ̣i cà phê này trở thành mô ̣t thứ đă ̣c sản và có giá rất cao. Cho dù bạn không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này.

Tuy nhiên, cà phê Chồn khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia.

Trong Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai, Công ty Cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên cho ra mắt sản phẩm cà phê chồn, mỗi hộp 250g giá 750 USD, một kg gồm bốn hộp giá 3.000 USD, với lời giới thiệu mặt hàng này thích hợp để làm quà ngoại giao.

Việc chồn hoang dã được nuôi rải rác trong các hộ gia đình trong Nam ngoài Bắc từ lâu không phải là hiếm. Người ta nuôi chồn làm thú cưng để chơi, nuôi sinh sản để mua bán trao đổi và để cung cấp cho các điểm hẹn đặc sản nổi tiếng về thịt thú rừng dù vẫn có lệnh cấm.

Một nghề độc đáo mới xuất hiện trên Tây Nguyên trong những năm gần đây là nghề nuôi chồn hương bằng cà phê để nó bài tiết ra cà phê Chồn, nguyên liệu của loại thức uống vào hàng đắt nhất thế giới. Nhiều người không ngần ngại đầu tư hàng trăm triệu đồng vào vốn giống chuồng trại, và nuôi chồn để sản xuất ra cà phê; tiêu biểu là anh Nguyễn Quốc Khánh, ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

Theo kinh nghiệm của anh Khánh, nuôi chồn để có cà phê chồn thứ thiệt không quá khó nhưng cũng khá dày công và tốn kém. Chồn hay tấn công nhau nên mỗi con phải nuôi trong một ô chuồng, khi động dục mới cho gần gũi. Mỗi năm, chồn mẹ có thể đẻ hai lứa, mỗi lứa vài ba con.

Mùa cà phê chín, thả chồn trên rẫy cho chúng tự do chọn quả ngon để ăn. Thậm chí anh còn bỏ công đi mua những quả cà phê chín ngon từ các rẫy của các chủ trang trại khác với giá đắt gấp nhiều lần giá cà phê thông thường.

Theo ước tính, nếu bán được với giá 110 USD/kg thì sẽ lãi khoảng 200.000 đồng/kg, xứng đáng với công người đầu tư chăm sóc.

Tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ nhất, hơn chục khách hàng mua cà phê chồn rang xay và cà phê chồn sấy khô của anh Khánh về thưởng thức, chế biến thử nghiệm. Thời điểm ấy, anh chỉ có hơn năm tạ cà phê chồn cần bán.

Khó khăn và giải pháp khắc phục

Tuy nhiên, hiện nay, lượng cà phê Chồn tiêu thụ khó, không có đầu ra, khiến cho các chủ trang trại trở nên lao đao, lo lắng.

Riêng trang trại nuôi chồn của anh Khánh ứ đọng tới gần một tấn cà phê chồn chưa tìm được đầu ra. Công ty Cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp duy nhất từng đăng quảng cáo trên truyền hình về việc cần mua cà phê chồn, và từng tiêu thụ khá nhiều cà phê chồn của Khánh cũng như một số điểm nuôi chồn khác, vẫn thu mua ở mức cầm chừng.

Việc ngưng thu mua khiến các chủ trang trại sản xuất cà phê chồn rơi vào thế bí do doanh nghiệp chưa từng ký hợp đồng hay có mối quan hệ rang buộc gì với các điểm nuôi chồn tự phát.

Các chuyên gia của Cty Cà phê Trung Nguyên đang nghiên cứu phương pháp nuôi dưỡng các loại chồn có thể cho ra loại cà phê chồn ngon, xây dựng trang trại nuôi chồn hiện đại, phù hợp các quy định liên quan của pháp luật và công ước quốc tế về nuôi và nhân giống động vật có nguồn gốc hoang dã.

Năm 2009, mô hình nuôi chồn bán hoang dã trong vườn cà phê đầu tiên sẽ có dịp ra mắt công chúng.

Doanh nghiệp cùng cơ quan chức năng không quên giành cơ hội cho những người tiên phong nuôi chồn như Khánh, duy trì và phát triển một nghề mới mẻ đáng quan tâm...

Nhà nước, doanh nghiệp cùng các chủ hộ nuôi chồn lấy cà phê sẽ có sự kết hợp với nhau một cách hài hòa, hiệu quả để sản xuất ra loại cà phê Chồn đặc biệt, không những xuất khẩu ra thế giới mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê ngày càng cao của thị trường trong nước.

KẾT LUẬN

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ với đặc trưng là liên kết chặt chẽ các loại thị trường, thông qua việc cắt giảm tiến đến xóa bỏ rào cản giữa các quốc gia về thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa được giao lưu tự do giữa các nước. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa nhưng đồng thời cũng là khó khăn vì hàng hóa xuất khẩu phải chịu sức cạnh tranh cao. Hàng hóa không còn chịu các rào cản về thuế nữa mà hàng hóa sẽ bị cạnh tranh về giá sản xuất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, trong thương mại quốc tế mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào các ngành sử dụng nhiều yếu tố sẵn có trong nước qua đó có thể giảm chí phí, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, có thể có lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông qua ngoại thương. Phát triển vùng chuyên môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn giúp nước ta cải thiện cán cân thương mại và phát triển kinh tế.

Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển cây cà phê. Tuy vậy, nếu không có hướng đi đúng đắn thì cây cà phê Tây Nguyên khó có thể có được vị trí xứng đáng. Phát triển vùng chuyên môn hóa sản xuất cà phê là một trong những giải pháp có thể nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Tây Nguyên nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Qua quá trình thực tập tại Phòng Chính sách phát triển xuất khẩu – Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, cùng với sự tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển vùng chuyên

môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam – nghiên cứu vùng sản xuất cà phê” làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng và Phòng Chính sách phát triển xuất khẩu – Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề thực tập chuyên ngành của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w