Từ xưa đến nay, Việt Nam là một nước có truyền thống uống trà, do đó sản lượng cà phê tiêu dùng trong nước rất thấp. Cà phê chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu. Từ trước những năm 1980, cây cà phê phát triển chậm và trên quy mô nhỏ, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN Đông Âu. Kể từ đầu những năm 1990, cây cà phê phát triển mạnh ở Việt Nam và dần trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn.
(Nguồn số liệu: Theo Tổng Cục Thống Kê)
Trên thị trường thế giới, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh và ổn định liên tục trong suốt thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Đến năm 2000, Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Phần lớn sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam là Robusta.
Lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 ở một số nước xuất khẩu cà phê lớn và tổng lượng xuất khẩu thế giới.
Tên nước xuất khẩu
Loại cà phê
Lượng xuất khẩu (Đơn vị: Bao 60 kg) Riêng T12/2008 T10 đến T12/2008 01/2008 đến 12/2008 Brazil A/R 3.214.366 9.174.735 29.241.550 Colombia A 1.006.971 2.761.123 11.085.375 Indonesia R/A 400.000 1.175.000 5.404.067 Peru A 336.080 1.407.423 2.448.032 Uganda R/A 298.978 745.274 3.311.310 Việt Nam R 2.259.752 3.884.745 16.113.972 Tổng lượng cà phê thế giới xuất khẩu 8.867.198 23.073.716 96.622.078
(Nguồn số liệu: Theo ICO) R:cà phê Robusta, A: cà phê Arabica
Lượng cà phê thế giới xuất khẩu ước tính đạt 8,87 triệu bao trong tháng 12 năm 2008, tăng so với 7,51 triệu bao cùng kỳ năm 2007. Lượng xuất khẩu trong 3 tháng đầu niên vụ 2008/09 (từ tháng 10 đến 12/2008) đã tăng từ 21,8
triệu bao cùng kỳ niên vụ trước lên 23,1 triệu bao niên vụ này, tương đương với mức tăng 5,8 %.
Sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm tới 80% tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Cà phê đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cư dân vùng Tây Nguyên.