Chuỗi giá trị cà phê ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 42 - 44)

Chuỗi giá trị cà phê ở Tây Nguyên bắt đầu từ người trồng cà phê, sản phẩm chuyền qua tay các nhà thu mua đến các xưởng chế biến và sau đó tập trung ở các nhà xuất khẩu.

Trước năm 1999, chỉ có các nhà xuất khẩu quốc doanh mới được xuất khẩu trực tiếp. Các nhà thu mua là cầu nối giữa hàng ngàn hộ nông dân sản xuất nhỏ tới một số ít nhà chế biến xuất khẩu quốc doanh. Người trồng trọt vẫn là người ít có khả năng thương lượng nhất, chị nhiều ràng buộc và chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Từ năm 1999, các doanh nghiệp tư nhân đã được phép tham gia xuất khẩu cà phê. Sự xuất hiện những người thu mua tư nhân cạnh tranh với những người thu mua trước kia được phép của nhà nước nên giá thu mua đã được nâng cao đáng kể.

(Nguồn số liệu: Theo Tổng Cục Thống Kê)

Nông dân nhận khoán thường giao sản phẩm cho các xưởng chế biến của nông trường, mặc dù vậy họ có lựa chọn bán ra ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nông trường. Lựa chọn này đã tạo vấn đề cho một số nông trường, vì nông trường viên có thể dễ dàng lẩn tránh việc trả nợ cho quản lý nông trường. Các nông trường viên độc lập có thể bán quả khô cho các thương nhân hay cho một đại lý của một xưởng chế biến, có khi là trực tiếp cho xưởng chế biến. Tuy vậy, một mô hình chung hơn là nông dân trả tiền cho các nhà chế biến nhỏ để họ xay quả khô giữ quyền sở hữu cà phê nhân. Các nhà chế biến tư nhân có năng lực chế biến nhỏ, phần lớn trong số họ dịch chuyển từ vùng này đến vùng khác trong thời kì mùa vụ. Kết quả là nhân cà phê không sạch lắm và cần được chế biến lại trước khi xuất khẩu. Mặt khác, nhân cà phê không giống như quả khô, nó có thể lưu kho đến hai năm, giúp cho người nông dân có thể chọn việc giữ cà phê để kì vọng giá tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w