Đặc điểm kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 39 - 40)

Ở Tây Nguyên trồng ba loại cà phê phổ biến là cà phê Arabica, cà phê mít và cà phê Robusta.

Cà phê Arabica là loại có chất lượng cao, có giá trị kinh tế hơn hẳn các loại cà phê khác song do yêu cầu khắt khe về cả điều kiện tự nhiên, trong đó đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm với biên độ hẹp, cà phê Arabica còn yêu cầu cao về mặt chế biến. Trong điều kiện kỹ thuật chế biến lạc hậu, việc trồng loại cà phê này đôi khi còn cho kết quả không tốt cả về năng suất lẫn chất lượng nên loại cà phê này ít được trồng trên diện rộng.

Cà phê mít có năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng thấp, ít có giá trị kinh tế nên được trồng ở một số vùng khô hạn, đất xấu với mục đích sử dụng nội địa.

Cà phê Robusta là loại cà phê khỏe, có khả năng chống đỡ với các điều kiện khắc nghiệt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá cao, rất phù hợp với điều kiện vùng Tây Nguyên. Loại cà phê này cũng có giá trị kinh tế cao, được các nhà chế biến nhập về dùng để pha trộn trong sản xuất cà phê hòa tan.

Nhìn chung, cà phê yêu cầu trồng trên đất tơi xốp, nguồn dinh dưỡng cao. Song chính điều này lại làm cho bề mặt đất xuất hiện nhiều loại cây, cỏ dại sống cộng sinh. Cây cà phê yêu cầu cao về kỹ thuật tỉa cành, hạn chế phát triển chồi và tán, tạo điều kiện cho cà phê ra hoa kết trái. Các công việc chăm sóc, bón phân, tưới nước, theo dõi sâu bệnh yêu cầu rất cao. Vì vậy, trồng cà phê đòi hỏi một lượng lao động lớn và làm việc quanh năm.

Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài với lượng mưa rất thấp vì vậy vấn đề tưới nước cho cà phê rất quan trọng. Đối với cà phê Robusta là loại cà phê cần nhiều nước, sự phát triển của cà phê này quá mức sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn nước. Trong thời gian qua, vấn đề này thể hiện rất rõ, về mùa khô do không đủ nước tưới cho cà phê, những người trồng cà phê đã tự khai thác nước ngầm để tưới. Tình trạng này thực tế đã gây ra những biến đổi lớn về nguồn nước.

Bên cạnh đó, cà phê Tây Nguyên chủ yếu được trồng ngoài trời, không che bong, mật độ cao, mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào hóa chất rất cao để thu được năng suất cao. Điều này dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn cho mục tiêu phát triển bền vững cây cà phê, đó là:

 Sự bạc màu nhanh chóng của đất do sự khai thác quá mức ở thế độc canh và sử dụng nhiều hóa chất.

 Thu nhập của người trồng trọt bị gắn chặt với một số ít loại nông sản, rất khó duy trì cuộc sống ổn định trước các biến động thời tiết và thị trường. Trong những năm qua, khi hạn hán kéo dài và giá cả cà phê biến động, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã rơi vào tình thế khó khăn.

 Phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, do thế độc canh và khai thác quá mức các nguồn lực tự nhiên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN 54 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w