“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó tích cực tạo môi trường cho trẻ vui chơi học tập là rất quan trọng. Nhận thấy môi trường trong và ngoài lớp chưa được khoa học, hợp lí, chưa thực sự đạt hiệu quả cho trẻ hoạt động nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mới để cải tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp 3 tuổi B theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thông qua việc tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học để trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong ngày
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nơi công tác Chức
danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
MN
Giáoviên Đại học 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạilớp 3 tuổi B trường mầm non , Huyện , Tỉnh ”
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ tên:
- Chức vụ: Giáo viên trường MN
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến đưa ra một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm để cải thiện môi trường trong và ngoài lớp 3 tuổi B cho trẻ sinhhoạt, học tập đạt hiệu quả giáo dục cao
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 21/8/2018 đến ngày
Trang 2thấy môi trường trong và ngoài lớp chưa được khoa học, hợp lí, chưa thực sự đạthiệu quả cho trẻ hoạt động nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mới để cảitạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp 3 tuổi B theo quan điểm giáo dục lấytrẻ làm trung tâm Thông qua việc tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớphọc để trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi, mọihoạt động trong ngày Những biện pháp xây dựng môi trường tôi thực hiện cóđiểm mới như sau:
* Xây dựng môi trường vật chất:
- Mở rộng, làm phong phú thêm các góc hoạt động trong lớp, ngoài trời đểtrẻ có nhiều cơ hội, có nhiều lựa chọn hoạt động theo hứng thú của mình
- Sắp xếp các góc chơi hợp lí, có lối đi thuận tiện cho trẻ di chuyển, có giớihạn giữa các góc chơi rõ ràng cho trẻ nhận biết, lựa chọn góc chơi
- Bổ sung thêm nhiều học liệu, tận dụng nguyên vật liệu sưu tầm, nguyênvật liệu địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Trẻ có thêm nhiều cơ hội sửdụng học liệu, trải nghiệm khám phá theo nhiều cách khác nhau
- Quan tâm đến sự đa dạng, hấp dẫn của đồ chơi, chú trọng sử dụng màusắc hài hòa, đa dạng
- Xây dựng góc hoạt động mở mang tính thiết thực gần gũi với trẻ, phù hợpvới trẻ 3 – 4 tuổi, khuyến khích trẻ tham gia sáng tạo sản phẩm theo ý thích
* Xây dựng môi trường xã hội
- Xây dựng môi trường giao tiếp một cách chân tình, cở mở và trẻ luôn cócảm giác được yêu thương tôn trọng, đối xử công bằng, luôn lắng nghe ý kiếncủa trẻ, tôn trọng trẻ
- Sáng tạo một số trò chơi vui nhộn để tăng cường sự giao lưu giữa cô vàtrẻ giúp trẻ gần gũi cô hơn, tăng cường sự đoàn kết hợp tác giữa trẻ với trẻ, trẻthích đi học, tự nhiên thể hiện bản thân trước cô và các bạn
Các biện pháp mà tôi đưa ra áp dụng lần đầu tiên tại trường mầmnon , sáng kiến chưa được đăng trên sách, báo tài liệu hoặc trên cácphương tiện thông tin đại chúng
4.2 Tính khoa học:
Trang 3Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất
để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phươngpháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duyphản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tínhtích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm,
xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý Do đó, mỗi trẻ em có hứngthú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công Trẻhọc bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đanghứng thú và đang thực hiện
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ ở trường mầm non Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục
phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ vàtừng lứa tuổi Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáodục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộngđồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từnggiai đoạn, trong từng thời kì Bởi vậy, xây dựng môi trường giáo dục phải luônluôn xác định “lấy trẻ làm trung tâm”
Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, việc học và việc dạy không
tự nó diễn ra mà giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện Môi trường giáodục được thiết kế tốt là điều kiện hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên và trẻ thực hiệnhoạt động dạy và hoạt động học ở trường mầm non, cho phép trẻ tham gia mộtcách tích cực, chủ động và càng độc lập hơn
Vì vậy các biện pháp sáng kiến mà tôi đưa ra được dựa trên những cơ sởkhoa học sự cần thiết xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cóthể cung cấp nhiều cơ hội học tập, vui chơi, gần gũi với trẻ tạo điều kiện cho trẻphát triển toàn diện
Sáng kiến được trình bày theo đúng cấu trúc, đúng thể thức văn bản, ngônngữ dễ hiểu phù hợp với giáo dục mầm non
4.3 Tính Thực tiễn:
Trang 4* Thuận lợi:
- Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát có tương đối đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục
vụ cho việc sinh hoạt, cở sở vật chất tương đối đầy đủ, khang trang và cháu được họcbán trú tại trường
- Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học cho việcthực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo viên được tham gia học tập bồidưỡng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Phụ huynh nhiệt tình với lớp, phối hợp với các cô rất nhiệt tình trong mọicông việc, mọi hoạt động
- Nguyên vật liệu tự nhiên và phế thải ở địa phương đa dạng, dễ sưu tầm,Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ các cô giáo trong việcdạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùngdạy học và vui chơi cho các cháu
- Trẻ đi học đều, vâng lời cô giáo
- Bản thân tôi là giáo viên có kinh nghiệm chủ nhiệm các cháu lứa tuổi 3 - 4tuổi, có trình độ trên chuẩn và được sự tín nhiệm của nhà trường và phụ huynhhọc sinh
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường,
với trường lớp thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học đó là điều kiện rất thuận lợi
cho việc xây dựng môi trường giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
* Khó khăn
Trang 5- Vì lớp học đông so với định biên và không gian phòng học còn hạn chế chonên quá trình xây dựng sắp xếp góc chơi gặp nhiều khó khăn.
- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chủ yếu là các
đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, bằng nhựa chưa có nguyên liệu từ thiên nhiên chưa
có nhiều đồ chơi kích thích sáng tạo của trẻ
- Những trang trí của cô thường cố định chưa được trẻ trải nghiệm, khámphá và học thông qua trang trí đó
- 22/29 đạt 75,86% trẻ trong lớp chưa đi học lớp nhà trẻ, do vậy các cháu lầnđầu làm quen với môi trường và nề nếp sinh hoạt ở lớp
- Các cháu đều là trẻ con em nông thôn nên có phần nhút nhát, chưa gần gũi côgiáo và chưa bạo dạn bộc lộ khả năng, hứng thú của mình
- Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noitheo Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bậc họcmầm non nói chung, và hoạt động chơi của trẻ nói riêng
Ngay trong những ngày đầu năm học, bản thân tôi đã tìm hiểu, nhận thứcđược những khó khăn để đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, Xây dựng môitrường tạo điều kiện tốt nhát cho sự phát triển của trẻ, đảm bảo thực hiện tốtnhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lớp mình phụ trách
4.3.2 Thực trạng về xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp
3 tuổi B, trường mầm non
Với nhận thức cần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôiluôn nỗ lực tự bồi dưỡng kiến thức về xấy dựng môi trường giáo dục Ngay từđầu năm học tôi đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của mình là làm thế nào để trẻđược chăm sóc, giáo dục trong một môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo điềukiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
Để có những biện pháp xây dựng môi trường phù hợp, tôi đã tiến hànhkhảo sát tình thực tế về xây dựng và sử dụng môi trường trong và ngoài lớp 3tuổi B, với số trẻ trong lớp là 29 trẻ, kết quả thu được như sau:
Trang 6Bảng khảo sát trên trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
STT Nội dung khảo sát Số trẻ
Mức độ Đạt Tỷ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỷ lệ (%)
Trẻ giao tiếp thân thiện, hòa
đồng hợp tác với cô giáo,
các bạn
- Qua khảo sát tình hình thực tế ở lớp tôi nhận thấy:
+ Số trẻ tham gia xây dựng môi trường cũng còn ít, chủ yếu là cô giáo xâydựng cho trẻ hoạt động
+ Đa số trẻ chưa có kĩ năng chơi với các vật liệu từ thiên nhiên
+ Trẻ có hứng thú với các đồ chơi, nhưng chưa chủ động lựa chọn đồ dùng
đồ chơi, chưa sáng tạo cách chơi hiệu quả
+ Phần lớn các cháu ít có sự tương tác với cô còn thụ động, nhút nhát, hoạtđộng theo sự sắp xếp, hướng dẫn của cô, chưa chủ động bày tỏ hứng thú, sángtạo của mình
4.4 Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp 3 tuổi B
Từ kết quả quan sát, khảo sát tình hình thực tế ở lớp để tiến hành để xâydựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm về môi trường vật chất và môi trường xãhội tôi thực hiện một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề: “Xây dựng
Trang 7trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp.
Đối với trẻ mầm non một nửa thời gian trong ngày trẻ sinh hoạt, học tập tạitrường, bởi vậy nhà trường,cô giáo, bạn bè là những yếu tố tác động trực tiếpquan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Xác định được sứ mệnhgiáo dục của mình, trường mầm non luôn theo sát và chỉ đạo địnhhướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Thực hiện sự chỉ đạocủa nhà trường, để thực hiện tốt chuyên đề, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiệnchuyên đề cụ thể, rõ ràng từ đầu năm học với những biện pháp cụ thể:
- Xác định việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, thực hiệnđổi mới trong chăm sóc và giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong năm học
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề cần bám sát kế hoạch thực hiệnchuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 –2019” của trường và đặc điểm tình hình cơ sở vật chất, nhu cầu hứng thú của trẻ,điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Mọi hoạt động đều hướng vào từng trẻ,từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ học tập trong điều kiện cụ thể, hộ trợ trẻ pháttiển toàn diện
- Học tập bồi dưỡng kiến thức về quan điểm xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm qua các tài liệu hướng dẫn, Môđun mầm non dành cho giáoviên Tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và các trường bạn
- Việc thực hiện chuyên đề là thực chất, sát với điều kiện thực tiễn ởtrường, lớp, địa phương, không làm hình thức, gây lãng phí
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề xác định rõ mục đích; yêu cầu;biện pháp thực hiện đối với từng nội dung như: lập kế hoạch giáo dục, xây dựngmôi trường trong và ngoài lớp, tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ; và kết quảmong đợi khi thực hiện chuyên đề
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương và khả năng, nhucầu học tập, sự hiểu biết của trẻ tại lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiệnchuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2018 –
Trang 8trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảmnhận về thế giới xung quanh Hoạt động góc giúp trẻ củng cố và rèn luyện kiếnthức đã học, là nơi trải nghiệm và khám phá những cái mới và phát huy khảnăng ság tạo của trẻ Vì vậy, việc sắp xếp bố trí các góc chơi phù hợp, thuậntiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy phù hợp với trẻ là rất quan trọng Tôi đã xây dựngcác góc hoạt động trong lớp và ngoài trời như sau
* Sắp xếp vị trí các góc hợp lí, linh hoạt
Các góc yên tĩnh như góc chơi nghệ thuật, góc chơi đóng vai, góc thơtruyện được sắp xếp ở những khu vực xa góc ồn ào như góc xây dựng, góc chơibán hàng; tránh lối cửa ra vào nhà vệ sinh để tạo cho trẻ sự tập trung vào hoạtđộng chơi của góc chơi
Ví dụ: Góc nghệ thuật được xếp cạnh cửa sau lớp để tận dụng ánh sáng tựnhiên cho trẻ hoạt động, có vách ngăn với lối đi vào nhà vệ sinh bằng giá góc đểtránh ồn ào
Ảnh 1: Trẻ chơi trong góc nghệ thuậtGóc chơi với nước được sắp xếp cạnh góc thiên nhiên của lớp, với việcsáng tạo đồ dùng đồ chơi từ những chai nhựa, các cháu có thể vừa đong nước,vừa sử dụng hệ thống đong nước để tưới cây trong góc thiên nhiên của lớp
Ảnh 2: Trẻ chơi góc chơi với nước
* Các góc chơi có ranh giới và lối đi
Giữa các góc chơi có lối đi thuận tiện, hợp lí để trẻ có thể giao lưu dichuyển giữa các góc chơi khi trẻ hứng thú
Bên cạnh việc sắp xếp các góc phù hợp tôi còn tận dụng các giá đồ chơi,chiếu ngồi để tạo thành ranh giới của các góc chơi giúp trẻ nhận biết được, lựachọn và di chuyển giữa các góc chơi dễ dàng
Ví dụ: Ranh giới giữa góc phân vai và góc nghệ thuật tôi ngăn bằng 1 giá
gỗ qua đó tôi cũng tận dụng mặt sau của giá gỗ để treo các phách gõ, trống, đàn
để cho trẻ dễ lấy và dễ hoạt động hơn
* Xây dựng các góc chơi đa dạng, phong phú
Trang 9Không gian trong lớp có hạn, bởi vậy có thể sắp xếp một số góc chính cốđịnh, không cần phải di chuyển hoặc đóng lại chính vì thế trước đây hoạt độnggóc của trẻ đa phần chỉ có thể tập trung vào một số góc chơi cố định trước Tôitận dụng các khoảng giữa lớp học, sử dụng giá góc, hoặc chiếu ngăn cách để tạomột số góc chơi mới có thể thay đổi đa dạng theo chủ đề Qua đó làm phong phúgóc chơi, tạo hứng thú mới mẻ đối với trẻ
Ví dụ: Ngoài góc phân vai cố định như góc bác sĩ, góc bán hàng, tôi sắpxếp chỗ ngồi trong không gian trống giữa lớp, kê bàn và đồ dùng cho các cháu
Ảnh 3: Trẻ chơi trò chơi phân vai gia đình
Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lí để đảm bảo an toàn và thuận tiệncho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú và sở thích riêng Có chỗ hoạt độngchung và hoạt động cá nhân Có góc cố định cũng như có góc di động hoặc thayđổi theo chủ đề
Qua cách bố trí, sắp đặt các mảng, các góc chơi hợp lí ở lớp mình tôi nhậnthấy trẻ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn Trẻ được trao đổi, giao lưu vớinhau thoải mái mà không ảnh hưởng đến các góc khác Trẻ có không gian riêngyên tĩnh để hoạt động Thỏa mãn nhu cầu hoạt động và sáng tạo của trẻ
Biện pháp 3: Trang trí và xây dựng các góc chơi phù hợp với trẻ theo hướng mở linh hoạt
Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét saocho cân đối hài hòa, hợp lí trong một không gian nhất định Đối với mầm nonviệc trang trí không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục
mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ,đáp ứng được nhu cầu khám phá sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ
Từ đó tôi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theohướng mở linh hoạt Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thểthay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng một cách linh hoạt vàsáng tạo
Ví dụ: Ở góc học tập ngoài hình ảnh cây cỏ hoa lá sinh động đẹp mắt và
hình ảnh chú thỏ ngộ nghĩnh thì tôi trang trí thêm 1 mảng các trò chơi học tậpnhư: Sắp xếp theo quy tắc, bé thêm cho đủ, bé tập đếm… Dưới mảng tường tôi
Trang 10chuẩn bị các hộp các giỏ chứa các số, hình và đồ dùng tương ứng với chủ đề đó
để trẻ thỏa thích tìm hiểu và lựa chọn đúng với chủ đề mà cô yêu cầu
Ở góc chơi nấu ăn tôi trang trí mô phỏng các nhân vật như đang làm nội trợ,sắp xếp đồ chơi đặc trưng của góc Với khung cảnh sinh động gần gũi quen thuộcvới trẻ, bên cạnh đó tôi còn trang trí mảng “Tháp dinh dưỡng” với tháp dinh dưỡngđược làm thành bảng gài bằng mêca trong, dưới mảng tường tôi chuẩn bị rất nhiềuhình ảnh thực phẩm của các nhóm dưỡng chất đó Nhiệm vụ của trẻ là tự mìnhchọn những chất phù hợp với các nhóm để trẻ gài vào các ô của tháp dinh dưỡng.Tôi giải thích để trẻ hiểu được những thực phẩm nào cơ thể cần nhiều, cần đủ, cần
ít để có sức khỏe tốt Lô tô để gài có thể là hình trẻ cắt từ họa báo, hình rỗng cho trẻ
vẽ, để kích thích trẻ tham gia trang trí, sáng tạo phát triển các kĩ năng của trẻ
Ảnh 4: Trẻ chơi với tháp dinh dưỡngBảng chủ đề chính nơi để trẻ quan sát xác định nội dung của chủ đề, tôi sửdụng bảng chủ đề theo hướng mở, cô và trẻ cùng xây dựng Bảng được làm bằngbạt trắng, đóng khung tôi trang trí nhẹ nhàng họa tiết xung quanh đơn giản để trẻtập trung vào nội dung chủ đề Đầu chủ đề tôi phân chia bảng chủ đề thànhnhánh, có những hình ảnh tiêu biểu cho các nhánh
Ví dụ: Ở chủ đề giáo thông, nhánh một số PTGT đường bộ Tôi Có nhữnghình ảnh Ô tô, xe máy ở phía trên cho trẻ nhận biết nhánh Trong thời gian triểnkhai chủ đề nhánh có những hoạt động cho trẻ tạo sản phẩm theo chủ đề như: Côdán khung ô tô cho trẻ dán thêm bánh xe, hay in hình tranh rỗng các phương tiệngiao thông cho trẻ tô màu để trang trí bảng chủ đề Trẻ sẽ tạo sản phẩm và tiếptục trang trí thêm lên bảng chủ đề cùng cô
Ảnh 5: Bảng chủ đề chính
- Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp được tôi trang trí
để phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhằm mục đích phát triển thểchất, trí tuệ, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thíchtrẻ hoạt động và sáng tạo hơn
Bên cạnh việc trang trí mở linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng ngộ nghĩnhphù hợp với trẻ bắt mắt thu hút trẻ từ đó sẽ kích thích sự hứng thú hoạt động củatrẻ nhiều hơn