Các giải pháp kiềm chế lạm phát mà ngân hàng nhà nước đã thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008 (Trang 25 - 28)

hiện

Trong những năm trước, Việt Nam thực hiện mở rộng cung tiền chấp nhận lạm phát cao ở một tỷ lệ nhất định nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng dù các dấu hiệu không an toàn và mất kiểm soát xuất hiện. Trước việc lạm phát tăng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, ngân hàng nhà nước đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống tuy là hơi muộn song nó đã có những hiệu quả tích cực thông qua sự giảm của chỉ số giá tiêu dùng các tháng cuối năm. Các biện pháp đó là:

Tăng dự trữ bắt buộc 2 lần vừa làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giảm xuống, khiến cho lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm xuống vừa hỗ trợ vốn cho các ngân hàng

VND 5% 10% 11%

USD 8% 10% 11%

Mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện dự trữ bắt buộc từ thấp hơn 24 tháng thành tất cả các kì hạn.

Tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu vào các tháng đầu năm 2008 với các mức tương ứng là 8.25% lên 8.75%; 6.5% lên 7.5%; 4.5% lên 6%. Đã có lúc lãi suất cơ bản lên đến đỉnh điểm là 14% vào tháng 11/ 6.

Đồ thị về mức thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu năm 2008 ( đơn vị: %)

Liên tục hút tiền về trên thị trường mở: ngân hàng nhà nước phát hành tín phiếu kho bạc bắt buộc với trị giá 20300 tỷ đồng vào ngày 19/3/2008 với kì hạn 12 tháng lãi suất 7.58%.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển khoản 50000 tỷ đồng từ tiền gửi kho bạc về ngân hàng nhà nước.

Trong quý IV/2007 ngân hàng nhà nước thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao.

Thắt chặt cho vay chứng khoán ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng khoán từ 150% lên 250% theo Quyết định 03 ngày 1/2/2008 của ngân hàng nhà nước.

Đến tháng 5/2008 Chính phủ đã ban hành quyết định thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, đó là

1. Thắt chặt tiền tệ; 2. Cắt giảm đầu tư, chi phí không

cần thiết;

3. Đẩy mạnh sản xuất; 4. Đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mạnh xuất khẩu, chống nhập siêu;

5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất

và tiêu dùng;

6. Quản lý thị trường, chống đầu cơ;

7. Triển khai mở rộng các chính sách an sinh xã hội; 8. Ổn định tình hình kinh tế xã hội. Trước bối cảnh Việt Nam bắt đầu trở thành thành viên của WTO nên lần đầu tiên phải đối mặt với tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, trong khi kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước có phần chưa linh hoạt, thể hiện việc ngân hàng nhà nước “đã thực hiện đồng thời nhiều giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm, nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác, tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho ngân hàng thương mại, tạo nên việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội”

Do đó, các giải pháp của ngân hàng nhà nước tiếp theo sẽ linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng vẫn là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008 (Trang 25 - 28)