Thu ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Thu - Chi Ngân Sách Nhà Nước và Ảnh Hưởng Của Ngân Sách Nhà Nước đối với quá trình tăng trưởng pát triển nền kinh tế (Trang 26 - 30)

2.1.1.1 Bản chất của thu Ngân sách Nhà nước

Thực chất thu Ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào Ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các khoản thu Ngân sách Nhà nước đều mang tính chất bắt buộc, phần còn lại là các nguồn thu khác của Nhà nước(thu ngoài thuế).

Như vậy thu Ngân sách Nhà nước, về thực chất sẽ không bao gồm các khoản vay của Nhà nước. Việc loại các khoản vayy ra khỏi nội dung thu Ngân sách Nhà nước coa ý nghĩa kinh tế quan trọng, nó phản ánh đúng số thực thu Nhà nước thực chính xác số bội chi,tránh được sự nhầm lẫn giưa thực tế thu với số Nhà nước vay để chi

Vậy bản chất của thu Ngân sách Nhà nước:Là hệ thống những quan hệ kinh tế giưa Nhà nước và Xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu.

2.1.1.2 Vai trò của thu Ngân sách nhà nước

Thu Ngân sách Nhà Nước đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hộin củaNhà nước.Xuất phat từ vai trò này, tăng thu Ngân sách Nhà nước được coi là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô,do đó phải tăng sản phẩm quốc dân và tăng trưởng kinh tế.

Thông qua thu Ngân sách Nhà nước, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điêu tiết vĩ mô nên kinh tế-xã hội, nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cức nào đó và làm cho nó ngày càng hiệu quả hơn.

2.1.1.3 Phân loại Nguồn thu Ngân sách Nhà nước

Tùy theo nhu cầu của phân tích đánh giá,phục vụ cho công tác quản lý cung như cho việc điều chỉnh các chính sách động viên người ta có thể pân loại nội dung Ngân sách Nhà nước theo nhièu tiêu thức khác nhau:

 Xet theo nguồn hình thành các khoản thu:

• Nhóm nguồn thu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh trong nước:l là nguồn tài chính có khả năng tạo lập nên quỹ Ngân sách Nhà nước do kết quả hoạt động kinh doanh trong nước mang lại. Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn thu trong nước có thể bao gồm:

-Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất.

Xét trên mọi góc độ, đây là nguồn thu quan trọng nhất về mặt tỷ trọng so với tổng số thu trong nước, nguồn thu trong khâu sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn. Về mặt ý nghĩa kinh tế,nguồn thu này chỉ là chi tiêu quan trọng phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế về quy mô và hiệu quả. Mặt khác, sự tăng trưởng của nguồn thu này có ảnh hưởng to lớn đến nguồn thu của các khâu khác.

Nguồn thu trong khâu sản xuất bao gồm: nguồn thu từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản…Tùy theo từng giai đoạn lịch sử, tỷ trọng các khoản thu trong khâu sản xuất có sự thay đổi phụ thuộc vào định hướng phát triển của các ngành kinh tế của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định.

-Nguồn thu được thực hiện trong khâu lău thông –phân phối

Đặc điểm của nguồn thu này là chúng được tạo ra ở khâu sản xuất, song thực hiện một phần trong khâu lưu thông phân phối.Nguôn thu này được thực hiện do kết quả của hoạt động giao lưu hàng hóa trong và ngoài

nước, do việc mở rộng kinh doanh tiền tệ mang lại.Nguồn thu trong khâu lưu thông phân phối tăng hay giảm phản ánh thực trạng giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước, thực trạng hoạt động của ngành sản xuất và tình hình biến động của thị trường tiền tệ.Trong nền kinh tế thị trường, nguồn thu trong khâu lưu thông phân phối ngày cang trở nên quan trọng.Vì vậy, chúng ta cần biết quản lý và khai thác tốt nguồn thu này.

-Nguồn thu từ các hoạt động dich vụ

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cao thì các hoạt động dịch vụ cũng ngày càng phong phú và đa dạng. So với các hoạt động sản xuất, hoạt động dịch vụ thường có chi phí thấp hơn nhưng mức doanh lợi thu được lại rất cao. Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính, việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức thu thích hợp với đặc điểm các hoạt động dịc vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. nó không đơn thuần góp phần vào việc tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn góp phần quan trọng vào việc kiểm soát và hướng dẫn các hoạt động dịch vụ, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành sản xuất với các hoạt động dich vụ.

• Nguồn thu nước ngoài

Bao gồm các khoản thu về vay nợ của nước ngoài. Đặc điểm của nguôn thu này là gắn chặt với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao của đất nước. Nguồn thu này thường không ổn định và có tính chất bù đắp một phần trong quá trình bù đắp ngân sách.

 Xet theo tác dụng các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản.

• Thu trong cân đối Ngân sách Nhà nước gồm các hình thức thu chủ yếu sau đây:

1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật 2. Phần nộp cho Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.

3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.

5. Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích. 6. Tiền cho thuê đất,thuê mặt nước.

7. Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của phấp luật 8. Các khoản đóng góp tự ngyện tù các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của khoản 3 điều 8 luật Ngân sách Nhà nước

10. Phân nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tỏ cức cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương

12. Thu từ quỹ dự trữ tài chính 13. Thu kết dư Ngân sách năm trước

14. Các khoản khác theo quy định của pháp luật

• Thu để bù đắp sự thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước

Bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài cho chi tiêu Ngân sách Nhà nước khi các khoản chi có nội dung khác vượt quá các khoản thu trong cân đối Ngân sách.

- Vay trong nước:gồm cả vay của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước.Việc vay này được thực hiện dưới hình thức phát hành các công cụ nợ của Chính phủ( ngăn hạn, trung hạn,dài hạn) như các tín phiếu kho bạc Nhà nước,trái phiếu chính phủ.

-Vay ngoài nước: được thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại, vay nợ của Chính Phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty.

Một phần của tài liệu Thu - Chi Ngân Sách Nhà Nước và Ảnh Hưởng Của Ngân Sách Nhà Nước đối với quá trình tăng trưởng pát triển nền kinh tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w