I_CÁC GIẢI PHÁP BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

6) Khả năng thu hút các nguồn lực

I_CÁC GIẢI PHÁP BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của ngành thép như đã đề cập đến ở chương I gồm: trình độ và năng lực tổ chức quản lý,trình độ công nghệ, trình độ lao động, Năng lực tài chính, Năng lực marketing và năng lực nghiên cứu và phát triển. chúng ta đi xét từng nhân tố

1.Nâng cao năng lực quản lý

_Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình truyền thống (mô hình kiểu hình tháp) để có hiểu quả hơn các công ty cần tổ chức lại mô hình quản lý theo mô hình mạng lưới sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.Chúng ta cần tổ chức hệ thống quản lý theo hướng tinh giảm nhằm giảm thiểu nhân lực để tiết kiệm chi phí đồng thời bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý cả về chất lượng lẫn tốc độ ra các quyết định quản lý.Tuy nhiên tùy từng loại hình quy mô của công ty ma chúng ta thiết kế hệ thống quản lý cho phù hợp sao cho đảm bảo nhanh gọn hiệu quả.

_Một vấn đề nữa trong công tác quản lý là thong tin trong quản lý đây là 1 vấn đề mang tính sống còn của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.Không có thông tin hệ thống quản lý sẽ rơi vào tê liệt và công ty sẽ rơi vào tình trạng bế tắc do đó cùng với việc thiết kế hệ thống quản lý các công ty cần quan tâm đến tổ chức hệ thống thông tin đảm bảo chính xác, đầy đủ, nhanh, và hiệu quả đây sẽ là 1 yếu tố quan trọng tạo ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp

_Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả: Hiện nay ngành thép của chúng ta đang gặp phải 1 vấn đề đó là chất lượng sản phâm thấp do đó mà chúng ta chưa khai thác được thị trường thép xuất khẩu cũng như

thị trường thép cao cấp trong nước.Để giải quyết vấn đề này và tạo ra hướng xuất khẩu cho ngành thép trong nước 1 giải pháp hữu hiệu được đặt ra là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như TQM hay ISO 9000.các hệ thống này là cơ sở tạo ra hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả đồng thời qua đó nâng cao năng lực chất lượng của hệ thống quản lý của doanh nghiệp.Thông qua việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm biện pháp này tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tóm lại các doanh nghiệp thép cấn tổ chức lại mô hình quản lý theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả.mô hình của Hàn Quốc là mô hình mà các doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng cùng với đó hệ thống thông tin cần được xem xét 1 cách nghiêm túc đảm bảo luồng thông tin thông suốt và hiệu quả.mặt khác để nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm cũng như mở ra triển vọng mới cho ngành thép chúng ta nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TQM,ISO 9000.

2.Trình Độ Công Nghệ

Hiện nay công nghệ chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.các giải pháp công nghệ cần hướng vào các mục tiêu sau:

a)Khai thác nguồn nguyên liệu đầu tư vào ngành sản xuất phôi thép nhằm đảm bảo nguyên liệu cho ngành thép và khai thác thị trường xuất khẩu phôi thép vốn đầy tiềm năng.Giải pháp này 1 mặt hoàn thiện ngành thép trong nước 1 mặt tạo cho chúng ta khả năng chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.qua đó tạo cho doanh nghiệp khả năng chủ động trong chí phí đây chính là 1 nhân tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

b) Đầu tư cho công nghệ: Hiện nay công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu kém do đó mà đầu tư cho công nghệ chính là 1 giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện

nay. Các công nghệ mới như công nghệ lò cán liên hoàn và lò hồ quang điện cần tiếp tục được đầu tư phát triển nhằm thay thế các công nghệ cũ lạc hậu.Nhưng đi kèm với đó chúng ta cần tính toán đến 1 giải pháp bền vững hơn đó là đâu tư trên cơ sở nghiên cứu cung cầu và dự đoán các biến đổi của thị trường nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất . Cùng với việc đầu tư hợp lý chúng ta cần quan tâm đến vấn đề môi trường và nguyên liệu bảo đảm nguồn nguyên liệu và môi trường chính là các yếu tố tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp

Để thu hút công nghệ các giải pháp được đưa ra là : tăng cương hợp tác quốc tế, củng cố mối quan hệ khoa học-công nghệ giữa các đơn vị sản xuất và các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh chuyển công nghệ kĩ thuật mới vào ngành thép nước ta.

3_Trình độ lao động

Hiện nay nguồn nhân lực của ngành thép đang có chất lượng không cao do đó mà đi đôi với công tác quản lý nguồn nhân lực cần chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao khả năng và trình độ của người lao động.Để đảm bảo quản trị nguồn nhân lực hiệu quả các doanh nghiệp cần tiến hành các công tác sau:

_Kế hoạch hóa nguồn nhân lực nhằm dự báo nhu cầu nhân lực của tổ chức cả về số lượng và chất lượng

_Tuyển dụng nhân lực nhằm tìm kiếm lao động cho tổ chức

_Biên chế nguồn nhân lực: đảm bảo đúng người đúng việc nhằm sửdụng nguồn nhân lực 1 cách hiệu quả nhất đồng thời tạo ra động lực cho người lao động

_Thù lao, khuyến khích : tạo động lực và đảm bảo khả năng lực lao động cho họ

_Đào tạo phát triển nguồn lao động : đây là công tác rất quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực nó thúc đấy tiến bộ của người lao động thông qua đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng làm việc của họ.

Các hình thức đào tạo mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.2 hình thức này bổ sung cho nhau 1 mặt đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ cho doanh nghiệp mặt khác định hướng tương lai cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Hiện nay các doanh nghiệp thép cần chú trọng đào tạo công nhân kĩ thuật cao và cán bộ quản lý trình độ cao làm tiền đề cho việc áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao khả năng quản lý của doanh nghiệp.

4_Năng lực tài chính

Tài chính nhỏ hẹp vốn là 1 điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp ngành thép cũng không ngoại lệ.nhu cầu vốn của ngành thép là rất lớn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.Theo đó giai đoạn 2007-2025 dự tính nhu cầu vốn khoảng 10-12 tỷ USD trong đó GĐ 2007-2015 là 8 tỷ. Để giải quyết vấn đề này các giải pháp được đưa ra là:

_Đa dạng hóa đầu tư: nếu như trước kia đầu tư vào ngành thép chỉ có nhà nước thì hiện nay cùng với việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế ngành thép cũng đa dạng hóa các nguôn đầu tư và các hình thức đầu tư. Bằng chính sách của nhà nước đầu tư ngành thép tăng mạnh trong các năm qua từ các nguồn như tư nhân nước ngoài đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành thép Việt Nam.Các hình thức đầu tư cũng được đa dạng hóa như nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi(với sản xuất phôi thép) vốn vay thương mại trong và ngoài nước vốn từ phát hành trái phiếu vốn đầu tư nước ngoài vốn do phát hành cổ phiếu.

_linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức thuê mua thiết bị mua thiết bị trả chậm, liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành như đóng tàu sán xuất ô tô xe máy ..

_Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành thép để đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn và huy động vốn đầu tư cổ đông.khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong nghành thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.

Bằng các biện pháp này 1 mặt chúng ta tạo ra khả năng thu hút nguồn vốn lớn cho sự phát triển ngành thép 1 mặt khác tạo ra khả năng sử dụng vốn ngày càng cao hơn bằng cách tạo ra cơ chế quản lý và sự dụng vốn hiệu quả hơn

5.Năng lực nghiên cứu và phát triển

Bằng các hình thức hợp tác nghiên cứu và tự nghiên cứu các doanh nghiệp cần không ngừng thực hiện công tác này.đồng thời sử dụng ngay chính các sang kiến của các công nhân.qua đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

6.Năng lực marketing

Theo đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu tim hiểu thị trường trên cơ sở đó xác định nhu cầu sản phẩm từ đó đề ra các kế hoạch kinh doanh tránh tình trạng mất cân đối như hiện nay.đồng thời các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị đây thực sự là thị trường tiềm năng các doanh nghiệp cần khai thác

Không chỉ nghiên cứu thị trường các giải pháp marketing còn tạo ra cho doanh nghiệp quyền năng thị trường thông qua hiểu biết khách hàng và tạo ra khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w