1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )

75 907 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

Trên tinh thần đó, công tác Lập dự toán sản xuất kinh doanh hy vọng sẽ giúp ban lãnh đạo Công ty trong việc đề ra các chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt hiệu quả ca

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

TP.Hồ Chí Minh – Tháng 10/2009

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH 2

I Tổng quát về dự toán 3

1/ Khái niệm 3

2/ Ý nghĩa của dự toán 3

3/ Các loại dự toán 3

4/ Các mô hình dự toán 3

II Định mức chi phí 5

1/ Khái niệm 5

2/ Các loại định mức 5

3/ Yêu cầu cơ bản xây dựng định mức chi phí 5

4/ Phương pháp xây dựng định mức chi phí 6

5/ Định mức các khoản mục chi phí 6

a) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6

b) Định mức chi phí nhân công trực tiếp 6

c) Định mức chi phí sản xuất chung 6

d) Định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 7

III Hệ thống dự toán ngân sách hàng năm 7

1/ Mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán 7

2/ Các dự toán bộ phận 8

a) Dự toán bán hàng 8

b) Dự toán sản xuất 8

c) Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8

Trang 3

e) Dự toán chi phí sản xuất chung 10

f) Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kì 10

g) Dự toán chi phí bán hàng 11

h) Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 12

i) Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12

j) Dự toán tiền 13

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DUTCH LADY VIETNAM 14

I Giới thiệu chung về công ty Dutch Lady Vietnam 15

1/ Lịch sử hình thành và phát triển 16

2/ Lĩnh vực kinh doanh 18

3/ Tầm nhìn và sứ mệnh 20

4/ Thành tựu 20

5/ Hoạt động vì môi trường và xã hội 21

6/ Đối thủ cạnh tranh 22

7/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 23

8/ Những thuận lợi và khó khăn 24

9/ Kế hoạch tương lai 25

10/ Tổ chức quản lý 26

a) Cơ cấu tổ chức 26

b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 27

II Giới thiệu về phòng kế toán 30

1/ Hệ thống kế toán tại Dutch Lady Vietnam 30

2/ Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 32

III Quy trình lập ngân sách, giám sát và quản lý của Ban giám đốc 33

IV Hệ thống dự toán ngân sách năm 2009 35

1/ Dự toán tiêu thụ 37

2/ Dự toán sản xuất 39

3/ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40

Trang 4

4/ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 44

5/ Dự toán chi phí sản xuất chung 45

6/ Dự toán giá vốn hàng bán 47

7/ Dự toán chi phí bán hàng 49

8/ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 51

9/ Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 53

10/ Dự toán tiền 55

11/ Dự toán bảng cân đối kế toán năm 2009 57

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DUTCH LADY VIETNAM 60

I Nhận xét 61

1/ Nhận xét chung về công ty Dutch Lady Vietnam 61

2/ Đối với công tác kế toán 63

a) Ưu điểm 63

b) Nhược điểm 64

3/ Đối với công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh 64

a) Ưu điểm 64

b) Nhược điểm 65

II Kiến nghị 1/ Các giải pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giải quyết vấn đề chung của công ty 66

2/ Đối với công tác kế toán 67

3/ Đối với công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh 67

KẾT LUẬN 69

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TP HCM, ngày… tháng… năm 2009

Ký tên

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

TP HCM, ngày… tháng… năm 2009

Ký tên

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam

có nhiều chuyển biến khả quan mang những nét đặc trưng của cơ chế mới, quy luậtmới Sự thay đổi này mang nhiều biểu hiện tích cực, các hoạt động kinh tế đã trởnên sôi động hơn, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú hơn, thỏa mãn được nhucầu tiêu dùng của khách hàng

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường không phải bất kỳ đơn vị kinh tế nàocũng đứng vững với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, sự phát triển sản xuất ồ ạt đãgây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế Đểtồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần thiết lập được một hệ thống dự toán sản xuấtkinh doanh hợp lý nhằm giúp cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn vàhiệu quả

Với chức năng cơ bản là sản xuất kinh doanh, công ty DUTCH LADYVIETNAM đang chịu sự cạnh tranh găy gắt của hàng ngoại nhập và hàng sản xuấttrong nước đang hiện diện trên thị trường Tồn tại và hoạt động kinh doanh có hiệuquả là vấn đề quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Công ty Công ty đã động viênmỗi thành viên vì lợi ích của bản thân, của Công ty và của xã hội mà đóng góp

nhiều hơn nữa cho việc phát triển kinh doanh Trên tinh thần đó, công tác Lập dự

toán sản xuất kinh doanh hy vọng sẽ giúp ban lãnh đạo Công ty trong việc đề ra

các chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt hiệu quả cao nhất,khẳng định vị trí của Công ty trên thương trường

Trang 8

PHAÀN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Trang 9

I TỔNG QUÁT VỀ DỰ TOÁN

1/ Khái niệm

Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn diện và phối hợp, chỉ rõ cáchthức huy động các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảngthời gian nhất định trong tương lai

2/ Ý nghĩa của dự toán:

- Cung cấp thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ

- Là căn cứ đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến

- Là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về nguồn lực tài chính

3/ Các loại dự toán: có 3 loại

 Dự toán ngân sách ngắn hạn: dự toán năm, quý, tháng

 Dự toán ngân sách dài hạn (Dự toán ngân sách vốn): đây là dự toán liên quanđến tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh và tạo

ra lợi nhuận thường vượt quá 1 năm

 Dự toán ngân sách linh hoạt: dự toán ngân sách linh hoạt được lập theo mốiquan hệ với quá trình hoạt động

4/ Các mô hình dự toán

Mô hình 1: Mô hình thông tin 1 xuống

- Quản lý cấp cao đưa chỉ thị xuống cấp trung gian, cấp trung gian đưa xuống cấp

cơ sở và cấp cơ sở thực hiện theo yêu cầu

- Áp dụng cho các công ty có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp quản lý hoặc được sửdụng trong trường hợp đặc biệt, nhất thời mà phải tuân theo sự chỉ đạo của cấpquản lý cao hơn

Trang 10

Mô hình 2: Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên

- Quản lý cấp cao đưa chỉ thị xuống cấp trung gian và cấp cơ sở Cấp cơ sởthực hiện và giải trình lên quản lý cấp cao cho đến khi đáp ứng được yêu cầu củaquản lý cấp cao

Mô hình 3: Mô hình thông tin 1 xuống 1 lên

- Quản lý cấp cao đưa chỉ thị xuống cấp trung gian, cấp trung gian đưa xuốngcấp cơ sở Cấp cơ sở thực hiện và giải trình lên quản lý cấp cao cho đến khi đápứng được yêu cầu của quản lý cấp cao

Trang 11

II ĐỊNH MỨC CHI PHÍ

1/ Khái niệm

Định mức chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống

và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở điều kiệnhoạt động bình thường

2/ Các loại định mức: Có 2 loại định mức

Định mức lý tưởng (Ideal standard): là định mức được xây dựng trong điều

kiện hoạt động tối ưu nhất, không cho phép bất kỳ một sự hỏng hoặc gián đoạnnào trong quá trình sản xuất

Định mức thực hiện (Practical standard): là định mức được xây dựng trong

điều kiện trung bình tiên tiến, với sự làm việc bình thường của máy móc thiết

bị, trình độ lành nghề và sự cố gắng nhất định của người lao động có thể đạtđược định mức này

3/ Yêu cầu cơ bản về xây dựng định mức chi phí

- Dựa vào tài liệu lịch sử để xem xét tình hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá

trị liên quan đến đơn vị sản phẩm, dịch vụ, công việc

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị

- Đảm bảo tính khách quan, trung thực

Quản lý cấp

cơ sở Quản lý cấp cơ sở Quản lý cấp cơ sở Quản lý cấp cơ sở

Quản lý cấp cao

Trang 12

- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường vầ các yếu tố khác tác động đến việcxây dựng định mức chi phí trong kỳ

4/ Phương pháp xây dựng định mức chi phí

Phương pháp thống kê kinh nghiệm: dựa trên cơ sở thống kê số liệu sản xuất

kinh doanh ở nhiều kỳ kế toán trước đó

Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật: phương pháp này dựa trên cơ sở

trực tiếp phân tích thiết kế của sản phẩm, tình hình máy móc thiết bị, phân tíchquy trình công nghệ sản xuất, hành vi sản xuất, biện pháp quản lí sản xuất…đểxây dựng định mức chi phí

5/ Định mức các khoản mục chi phí

a) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

m

Thij: Định mức nguyên vật liệu j để sản xuất 1đơn vị sản phẩm i

Trong đó: Định mức nguyên vật liệu j bao gồm:

- Số lượng NVL cho nhu cầu sản xuất

- Số lượng NVL hao hụt cho phép trong sản xuất

- Số lượng NVL hư hỏng cho phép trong sản xuất

Gij: Đơn giá nguyên vật liệu j

b) Định mức chi phí nhân công trực tiếp

c) Định mức chi phí sản xuất chung

Định mức biến phí sản xuất chung

Định mức chi phí Định mức lượng thời gian Định mức đơn giá

nhân công trực tiếp = sản xuất 1 sản phẩm X đơn vị thời gian

Định mức chi phí NVL = Thij x Gij

cho 1 sản phẩm i j = 1

Định mức biến phí Định mức lượng thời gian Định mức đơn giá sản xuất chung = sản xuất 1 sản phẩm X đơn vị thời gian

Trang 13

Định mức định phí sản xuất chung

d) Định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Định mức biến phí bán hàng (Quản lý doanh nghiệp)

Định mức định phí bán hàng (Quản lý doanh nghiệp)

III Hệ thống dự toán ngân sách hàng năm

1/ Mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán

Mối liên hệ giữa các bộ phận dự toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

cho 1 sản phẩm sản xuất sản phẩm chung

Tỷ lệ phân bổ định phí Dự toán định phí sản xuất chung

=

Dự toán doanh thu

Dự toán chi phí bán hàng Dự toán sản xuất Dự toán chi phí QLDN

Dự toán chi phísản xuất chung

Dự toán chi phínhân công trực tiếp

J th

Trang 14

2/ Các dự toán bộ phận

a) Dự toán tiêu thụ

- Dự toán tiêu thụ là dự toán được xây dựng đầu tiên trong hệ thống dự toán sản

xuất kinh doanh, nó là căn cứ để xây dựng các dự toán khác

- Dự toán tiêu thụ được xây dựng dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hoátiêu thụ ước tính và đơn giá bán

- Việc lập dự toán tiêu thụ thông thường được lập cho kỳ kế hoạch một năm,trước đó dự toán được lập theo từng quý

- Ngoài việc dự kiến lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ,thì dự toán tiêu thụ còn cần phải dự kiến lịch thu tiền bán hàng để làm cơ sở lập dựtoán tiền sau này

b) Dự toán sản xuất

- Dự toán sản lượng sản xuất là dự kiến số sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế

hoạch để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

- Khi lập dự toán sản lượng sản xuất căn cứ vào dự toán tiêu thụ về số lượng sảnphẩm tiêu thụ cho kỳ kế hoạch, sản lượng tồn kho đầu kỳ và sản lượng tồn kho cuối

kỳ theo dự kiến

c) Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập bao gồm:

- Dự toán khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp cần cho sản xuất sản phẩm trong

kỳ kế hoạch

Dự toán doanh thu = Dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ x Đơn giá bán

Số tiền thu vào Số tiền nợ kỳ trước Dự toán doanh thu bán hàng

trong kỳ = thu được trong kỳ + thu được ở kỳ này

Dự toán Dự toán sản phẩm Nhu cầu sản phẩm Nhu cầu sản phẩm

SPSX = tiêu thụ + tồn kho cuối kỳ - tồn kho đầu kỳ

Trang 15

- Dự toán khối lượng nguyên vật liệu cần mua vào trong kỳ và trị giá nguyên vậtliệu mua vào trong kỳ kế hoạch

- Dự toán thời hạn thanh toán tiền mua nguyên vật liệu

Cũng ở dự toán này, ta cũng tính được số tiền phải chi trả cho nhà cung cấp khimua nguyên vật liệu trong kỳ để lập dự toán thu chi

d) Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là dự kiến tổng số giờ công trực tiếp cần để

sản xuất trong kỳ kế hoạch và tổng chi phí nhân công trực tiếp của nó

- Khi lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp ta dựa vào khối lượng sản phẩmcần sản xuất theo dự toán sản lượng sản xuất và định mức thời gian sản xuất củamột đơn vị sản phẩm để tính tổng thời gian nhân công trực tiếp cần thiết cho kỳ kếhoạch

- Sau đó dựa vào định mức đơn giá của 1 giờ công nhân công trực tiếp để tính

dự toán tổng chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí Dự toán sản phẩm Định mức chi phí

NVL trực tiếp = sản xuất x NVL trực tiếp

Dự toán Dự toán Dự toán Dự toán

số lượng = NVL + NVL - NVL

NVL mua vào sản xuất tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ

Dự toán chi phí Dự toán số lượng Định mức đơn giá

mua NVL = NVL thu mua x NVL

Dự toán chi trả Nợ phải trả cho nhà Tiền mua NVL phải trả nhà

tiền mua NVL = cung cấp kỳ trước + cung cấp trong kỳ này

Dự toán nhu cầu thời Dự toán sản phẩm Định mức thời gian

gian lao động (giờ) = sản xuất x sản xuất sản phẩm

Dự toán chi phí Dự toán nhu cầu Định mức đơn giá

nhân công trực tiếp = thời gian lao động x đơn vị thời gian

Trang 16

e) Dự toán chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung (CPSXC) thông thường bao gồm nhiều khoản mục và

nhiều yếu tố chi phí cấu thành Khi lập dự toán CPSXC thường người ta không lập

dự toán chi tiết cho từng khoản mục chi phí cấu thành, mà người ta lập dự toán theođịnh phí và biến phí CPSXC

- Khi xây dựng dự toán CPSXC trước hết người ta xây dựng tổng biến phí sảnxuất chung Biến phí sản xuất chung được xác định dựa trên cơ sở tổng thời giannhân công trực tiếp và đơn giá biến phí sản xuất chung

 Dự toán biến phí sản xuất chung: Tương tự như lập dự toán chi phí NVL trựctiếp, nhân công trực tiếp

Tổng định phí sản xuất

 Dự toán định phí sản xuất chung =

4 quý

Chú ý: Không phải tất cả các khoản CPSXC đều có liên quan đến dự toán tiền, ví

dụ như chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi phísản xuất chung (đối với doanh nghiệp sản xuất) nhưng không tính là khoản chibằng tiền Vì vậy để xác định chi phí sản xuất chung trong dự toán này có liênquan đến chi bằng tiền làm cơ sở xây dựng dự toán tiền sau này thì phải lấy tổng

dự toán chi phí sản xuất chung trừ (-) đi chi phí khấu hao tài sản cố định

 Dự toán chi tiền liên quan đến chi phí sản xuất chung = Tổng chi phí sản xuấtchung – chi phí sản xuất chung không chi tiền

f) Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Ở doanh nghiệp sản xuất thường lập dự toán hàng tồn kho cho nguyên vật liệutồn kho và thành phẩm tồn kho

Lượng NVL (Thành phẩm) Nhu cầu NVL (Thành phẩm) % tồn kho cuối kỳ = cần cho sản xuất kỳ sau x ước tính

Dự toán biến phí Dự toán sản phẩm Định mức chi phí

sản xuất chung = sản xuất x sản xuất chung

Trang 17

g) Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí bán hàng (CPBH) và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

là ước tính các khoản chi phí sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch để phục vụ cho quátrình bán hàng và quản lý chung toàn doanh nghiệp

Cũng tương tự như xây dựng dự toán CPSXC, dự toán CPBH và CPQLDN cũngkhông lập chi tiết theo từng khoản mục chi phí riêng biệt, mà nó được lập dựa trên

cơ sở biến phí và định phí của CPBH và CPQLDN

- Thông thường đơn giá biến phí của CPBH được xây dựng trên khối lượng hàngtiêu thụ, còn đơn giá biến phí của CPQLDN có thể được xây dựng trên tổng thờigian nhân công trực tiếp giống như CPSXC

- Còn đối với định phí lấy tổng định phí chia đều cho 4 quý trong năm kế hoạch đểxác định dự kiến định phí cho từng quý

- Việc xây dựng định mức CPBH, CPQLDN cũng tương tự như xây dựng định mứcchi phí sản xuất chung

Trị giá NVL (Thành phẩm) Lượng NVL (Thành phẩm) Định mức đơn giá

= x mua NVL (hoặctồn kho cuối kỳ ước tính tồn kho cuối kỳ kế hoạch giá thành của TP)

Trang 18

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

h) Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những bảng dự toán chính vàquan trọng của hệ thống dự toán ở doanh nghiệp Dự toán này phản ánh lợi nhuậnước tính có thể doanh nghiệp thu được trong năm kế hoạch

- Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở những dự toántiêu thụ, định mức chi phí sản xuất hoặc giá mua của sản phẩm, hàng hoá và các dựtoán liên quan khác

- Kết quả kinh doanh được xác định bằng cách doanh thu trừ đi các khoản chi phítương ứng

i) Dự toán tiền

- Dự toán tiền là việc dự tính lượng tiền thu, chi trong kỳ, cân đối thu chi trong kỳ,

trên cơ sở đó xác định lượng tiền dự kiến phải vay để hỗ trợ nhu cầu tiền của doanhnghiệp (nếu cân đối thu chi nhỏ hơn định mức tồn quỹ) hoặc dự kiến số tiền trả vaytrong kỳ (nếu cân đối thu chi lớn hơn định mức tồn quỹ)

- Dự toán tiền bao gồm tổng hợp cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Vì vậy khi lập

dự toán tiền về thu và chi cần phải hiểu đó là thu và chi thuần tuý của tiền, tức làkhông xét đến thu và chi nội bộ giữa tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với nhau

Khả năng tiền: Phản ánh dòng tiền có được trong kỳ, bao gồm tiền tồn đầu kỳ

và dòng tiền thu trong kỳ

Nhu cầu chi tiêu: Phản ánh các dòng tiền chi ra trong kỳ, bao gồm các khoản

chi dự kiến như: tiền chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả lương công nhân trựctiếp, chi các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất chung, hoạt động bánhàng, chi nộp thuế, chi mua tài sản cố định,…

Dự toán biến phí Dự toán biến phí Tỷ lệ biến phí quản lý doanh nghiệp = trực tiếp x quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí Dự toán biến phí Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp = quản lý doanh nghiệp + quản lý doanh nghiệp

Trang 19

Cân đối thu, chi: Được tính bằng khả năng tiền trừ nhu cầu chi tiêu Nếu cân

đối thu chi sau khi đảm bảo mức dự trữ tiền cần thiết, có thể sử dụng số tiềnnày để trả vay trước hạn, hoặc đầu tư tài chính ngắn hạn,…Nếu thiếu hụt phảivay mượn

Tài chính: Phản ánh tiền vay, trả nợ vay, kể cả lãi trong từng kỳ kế toán

j) Dự toán bảng cân đối kế toán

Dự toán BCĐKT được lập dựa trên cơ sở BCĐKT của niên độ trước và các bảng

dự toán liên quan đã được xây dựng ở phần trên Lập được dự toán BCĐKT là ước tínhđược trị giá tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch, nó giúp chodoanh nghiệp hình thành được tổng thể các kế hoạch (dự toán) của doanh nghiệp

Trang 20

PHAÀN II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY

DUTCH LADY VIETNAM

Trang 21

I Giới thiệu chung về Công ty Dutch Lady Vietnam

Trang 22

1/ Lịch sử hình thành và phát triển công ty Dutch Lady Vietnam

Từ Foremost Việt Nam trở thành Dutch Lady, cơng ty Dutch Lady Vietnam cĩ một

bề dày lịch sử với nhiều cột mốc phát triển:

Năm 1924: 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Lady được nhập

khẩu và bán ở Việt Nam

Năm 1993: Văn phịng đại diện đầu tiên của cơng ty được thành lập tại số 27 Đồn

Đất, thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1994: Cơng ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) và Cơng ty

Friesland Holding B.V (Hà Lan) đã được cấp phép đầu tư số 874/GP

 Tên trong nước : Công Ty Sữa TNHH Việt Nam Foremost.

 Tên tiếng Anh : Vietnam Foremost Dairy Co., Ltd

 Tổng vốn đầu tư : 29.000.000 USD

 Vốn pháp định là : 14.500.000 USD

Năm 1995: Ngài Dave Ader, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam khi đĩ đã đặt viên đá đầu

tiên xây dựng Cơng ty Sữa TNHH Việt Nam Foremost Vào những ngày đầu tiên, tỉnhBình Dương cùng những nhà lãnh đạo tâm huyết với sự phát triển của đất nước đã mởrộng vịng tay đĩn nhận và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cơng ty tiến hành xây dựngnhà máy

Năm 1996: Nhà máy chính thức khai trương Hĩa đơn thương mại đầu tiên phát

hành ngày 28 tháng 02 năm 1996 chính thức đánh dấu cơng cuộc chinh phục người tiêudùng của Việt Nam Foremost Các sản phẩm của Việt Nam Foremost đã ra mắt thịtrường và nhanh chĩng được người tiêu dùng tin yêu đĩn nhận

Chỉ trong vịng một năm sau ngày chính thức hoạt động, cơng ty đã cùng với cácnhà phân phối và bán lẻ xây dựng hệ thống phân phối đưa sản phẩm đến với người dân

Trang 23

thuộc mọi miền đất nước Đây là những cánh tay vươn dài của Việt Nam Foremost dọc

bờ cõi Việt Nam hình chữ S

Đến năm 2002: Do nhu cầu phát triển, mở rộng chức năng kinh doanh, cùng vơi

tên gọi và hình ảnh Cô Gái Hà Lan đã trở nên gần gũi, quen thuộc và luôn hiện hữutrong tiềm thức của người tiêu dùng Ngày12/6/2002 công ty đã quyết định đổi tên

Tên công ty:

Công ty TNHH Thực Phẩm Và Nước Giải Khát Dutch Lady Việt Nam.

Tên tiếng Anh:

Dutch Lady Vietnam Food & Beverage Company Limited

Tên giao dịch :

Dutch Lady Vietnam

Địa chỉ: xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: (84)- 0650-754422 - Fax: 0650-754726

Mã số thuế: 3700229344-1

Vốn đầu tư: 50 triệu USD.

Thời gian hoạt động: 50 năm.

Dutch Lady Vietnam cịn được tiếp thêm sức mạnh từ việc ra đời 4 trung tâm làmlạnh tại Thủ Dầu Một, Củ Chi, Bến Cát và Bình Dương Đồng thời, cơng ty cịn triểnkhai chương trình nơng trại bị sữa kiểu mẫu cho nơng dân Chính nhờ nguồn sữa dồidào và đảm bảo chất lượng này, bắt nguồn từ sự hợp tác và ủng hộ thầm lặng nhưng vơcùng quan trọng của những người nơng dân, Dutch Lady Vietnam nhanh chĩng pháttriển mạnh mẽ, đưa các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao đến mọi gia đình ViệtNam

Mỗi sản phẩm chất lượng gĩp mặt vào thị trường hồn hảo đến từng chi tiết cịn làthành quả đĩng gĩp của những nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất đầy tâm huyết.Mạng lưới phân phối sản phẩm được thiết lập trên tồn quốc với các văn phịng đạidiện bán hàng khu vực đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hịa, TP Hồ Chí Minh và CầnThơ

Trang 24

Năm 2006: Dutch Lady Vietnam khánh thành nhà máy thứ 2 tại Hà Nam Việc ra

đời của nhà máy Hà Nam ngoài ý nghĩa khẳng định lòng tin của khách hàng đối với cácsản phẩm do Dutch Lady Vietnam sản xuất còn thể hiện những nỗ lực vượt bậc của tậpđoàn Royal Frieslandfoods (Công ty mẹ tại Hà Lan) trong việc tiếp tục tìm hiểu và đápứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

2/ Lĩnh vực kinh doanh

Hoạt động chủ yếu của Dutch Lady Vietnam là nghiên cứu, phát triển, sản xuất và

phân phối các sản phẩm sữa

Sản phẩm theo nhãn hiệu

Dutch Lady Vietnam cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng, thơmngon cho mọi thành viên trong gia đình để mọi người luôn khỏe mạnh, vượt quanhững thử thách hằng ngày và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống DutchLady Vietnam tin rằng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ góp phần đem lại một cuộcsống khỏe mạnh, hạnh phúc và tràn đầy sức sống

Sản phẩm theo độ tuổi

Ở mỗi giai đọan phát triển khác nhau, con người có nhu cầu về dinh dưỡng khácnhau để phát triển tốt nhất Dutch Lady Vietnam luôn nỗ lực đem đến những sản

Trang 25

phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, góp phần đem lại một cuộc sống khỏemạnh, hạnh phúc và tràn đầy sức sống.

Sản phẩm theo chủng loại

Dutch Lady Vietnam luôn nỗ lực đem đến nhiều chủng loại sản phẩm sữa như:sữa nước uống liền, sữa bột, sữa đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng rất đa dạng củangười tiêu dùng Dutch Lady Vietnam tin rằng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽgóp phần đem lại một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tràn đầy sức sống

Sữa nước

Sữa bột

Trang 26

Sữa đặc

3/ Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn:

Tầm nhìn của Dutch Lady Vietnam là:

“Cải thiện cuộc sống”

Sứ mệnh:

Dutch Lady Vietnam có sứ mệnh phát triển, sản xuất kinh doanh các sản phẩmsữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và đáng tin cậy góp phần xây dựng một cuộcsống khỏe mạnh đầy sức sống

4/ Thành tựu

ISO-9001:2000

Duch Lady Vietnam là công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ

ISO do đã đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản lý vào năm 2000 Năm 2002, công ty tiếp tục nhận được chứng chỉ HACCP

Huân chương lao động hạng ba

Do Chính phủ Việt Nam trao tặng vào tháng 2 năm 2006 dành cho thành tựu

Trang 27

việc cho người lao động và đặc biệt là sự đóng góp to lớn của Dutch Lady Vietnam

vào sự phát triển xã hội của đất nước

Tóp 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong ngành thực phẩm và đồ uống

Do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng vào tháng 4năm 2006 Cuộc khảo sát do VCCI và công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsentiến hành trên 3.000 người tiêu dùng cả nước, bình chọn 500 thương hiệu nổi tiếngViệt Nam Qua đó bầu chọn Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất

Huân chương vì sức khỏe nhân dân

Do bộ Y Tế trao tặng vào tháng 5 năm 2006 cho ông Jack Castelein - Cựu TổngGiám Đốc của Dutch Lady Vietnam vì những đóng góp trong việc cải thiện vấn đềchăm sóc sức khỏe cộng đồng và y tế dành người lao động Huân chương này chính

là sự ghi nhận không chỉ cho riêng ông Jack Castelein mà còn cho cả Dutch LadyVietnam với những đóng góp không ngừng trong 10 năm qua

Giải thưởng tin và dùng năm 2006

Do Thời báo Kinh Tế Việt Nam (VET) trao tặng vào tháng 6 năm 2006 cho 50thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình

10 thương hiệu thành công nhất Việt Nam

Trong tháng 7 năm 2006, Dutch Lady Vietnam đã được bình chọn là 1 trong số

10 thương hiệu thành công nhất tại Việt Nam bên cạnh các thương thiệu nổi tiếngkhác như CocaCola, Nokia… Kết quả là sự đánh giá của 4.000 người tiêu dùng dotập đoàn đa quốc gia Millward Brown thực hiện

5/ Hoạt động vì môi trường và xã hội

Dutch Lady Vietnam luôn nỗ lực trở thành một công ty thành công trong kinh doanh

và có nhiều đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển của cộng đồng Việt Nam

Dutch Lady Vietnam đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ nhữngnguyên tắc về môi trường và xã hội Ngoài ra công ty còn nỗ lực không ngừng cho sựphát triển của những thế hệ Việt Nam hiện tại và trong tương lai Trong suốt quá trìnhhoạt động, Dutch Lady Vietnam nỗ lực hết mình để giảm thiểu những tác động không

Trang 28

tốt đến mơi trường và chủ động đáp ứng tất cả những quy định về mơi trường của địaphương

Dutch Lady Vietnam hiểu rằng đem đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn làmột phần trách nhiệm của Dutch Lady Vietnam Bằng các sáng kiến hỗ trợ trực tiếp cácvấn đề kinh tế xã hội, Dutch Lady Vietnam đã đĩng gĩp những hoạt động rất ý nghĩanhư: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đĩm, Ngày quốc tế thiếu nhi 1/ 6 “Chianhiềm vui, nhân hạnh phúc”, lễ hội tình yêu YoMost 14/2… và nhiều hoạt động thiếtthực khác

Phối hợp với các ban ngành y tế là một trong những nỗ lực to lớn của Dutch LadyVietnam nhằm cải thiện đời sống cộng đồng Việc tổ chức các hội thảo dinh dưỡng giúpnâng cao kiến thức chuyên mơn các y bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, gĩp phầnchăm sĩc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn

6/ Đối thủ cạnh tranh

Công ty Dutch Lady Vietnam với sản phẩm chính là sữa các loại, một loại thựcphẩm quan trọng không thể thiếu cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người dân,thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau Hiệân nay, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩmcủa công ty đang đang trên đà phát triển về mẫu mã, chất lượng và cả về số lượng.Trong điều kiện kinh doanh hiện nay cùng với nhiều doanh nghiệp tham gia vàothị trường thực phẩm nói chung và sản phẩm sữa nói riêng là sự gia tăng áp lực cạnhtranh đối với công ty Đứng trước sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng, giácả… người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình sản phẩm thích hợp.Phạm vi lựa chọn của khách hàng càng rộng thì sản lượng tiêu thụ của công ty sẽ cónguy cơ bị giảm sút nếu không được đầu tư đúng mức

Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dutch Lady Vietnam nhưVinamilk, F&N, Dumex, Nestle, Nutifood, Daisy, … Ngoài ra còn có các đối thủcạnh tranh từ nguồn sữa nhập như: sữa New Zeland, Abbott, Meiji, Mead Johnson,

Trang 29

động lành nghề của công ty cũng là một yếu tố công ty cần xét đến trong giai doạnhiện nay.

7/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

ĐVT: 1,000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng giảm năm 2008

so với năm 2007

(Nguồn: Tài liệu do bộ phận Kế tốn quản trị cung cấp)Căn cứ vào bảng tóm tắt trên ta thấy:

 Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2008 đã mang lại lợi nhuận chocông ty tăng gần 3 lần so với năm 2007

 Trong năm 2008, tổng doanh thu tăng 54.55% so với năm 2007 Điều nàycho thấy công ty Dutch Lady Viet Nam đang trên đà phát triển, ngày càng chiếmlĩnh được thị phần trên thị trường cho sản phẩm của mình Bởi vậy, vấn đề ưutiên để sản phẩm có thể có thị phần mở rộng hơn nữa là phải tiếp tục nâng caochất lượng, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn của các đơn đặt hàng.Tuy với nguồn vốn chủ sở hữu tương đối mạnh, công nghệ hiện đại đã được ápdụng nhưng ngành đòi hỏi công nghệ cao và sản phẩm của công ty đang rất cónhiều đối thủ cạnh tranh nên việc cải tiến sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ

Trang 30

không phải là điều đơn giản Do vậy Ban lãnh đạo của công ty cần có chiến lượctài chính thích hợp để phát triển sản xuất của mình.

8/ Những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

Công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn của hai chủ đầu tư đều có quy môtương đối lớn và có uy tín trên thị trường Nhờ đó công ty gặp nhiều thuận lợi trongkỹ thuật sản xuất, tìm kiếm khách hàng, thâm nhập thị trường cũng như kinh nghiệmquản lý

Công ty có một tài sản về máy móc thiết bị hoàn toàn mới, ổn định, nên việcnghiên cứu và tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng khôngkhó khăn đối với đội ngũ kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm làm việc lâu năm trongngành

Cán bộ quản lý và lãnh đạo công ty được đào tạo chuyên ngành và chính quynên có khả năng đảm đương nhiều công việc Nhờ vậy biên chế cán bộ quản lý gọnnhẹ, hoạt động có hiệu quả Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, luôn được công tycử đi tập huấn nhằm nâng cao tay nghề

Công ty rất chú trọng đến việc tăng cường chất lượng sản phẩm nên tạo được uytín đối với khách hàng

“Dutch Lady Vietnam” vinh dự có tên trong danh sách “Hàng Việtnam chấtlượng cao” và các nhãn hiệu Dutch Lady, Yomost trở thành thương hiệu hàng đầutrong tâm trí người tiêu dùng

Khó khăn:

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay cùng với nhiều doanh nghiệp tham gia vàothị trường thực phẩm nói chung và sản phẩm sữa nói riêng là sự gia tăng áp lực cạnhtranh đối với Công ty Đứng trước sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng,

Trang 31

Phạm vi lựa chọn của khách hàng càng rộng thì sản lượng tiêu thụ của công ty sẽ cónguy cơ bị giảm sút nếu không được đầu tư đúng mức.

 Ngành sữa là ngành đòi hỏi công nghệ cao, vì thế tại DLV các thiết bị được đầu

tư thường là các thiết bị đắt tiền Việc nội địa hóa các thiết bị công nghệ tại DLVthường rất ít vì kỹ thuật công nghệ Việt Nam chưa theo kịp những tiến bộ khoa họcthế giới Chất lượng sản phẩm của công ty đã nổi tiếng từ trước đến nay cộng vớiviệc sử dụng những trang thiết bị hiện đại đã làm cho giá sản phẩm còn cao so vớiđối thủ cạnh tranh

 Công ty chưa tạo điều kiện cũng như chưa có chính sách cụ thể nhằm kiểm traviệc thực hiện bán hàng của những nhân viên bán hàng thuộc các nhà phân phối.Thêm vào đó, việc dự báo để lên kế hoạch và vận chuyển hàng cho các nhà phânphối chưa đảm bảo được độ chính xác thích hợp nên việc đứt hàng (Out of Stock) tạicác nhà phân phối vẫn còn tồn tại Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinhdoanh của công ty

9/ Kế hoạch tương lai

 Tiếp tục đầu tư đổi mới cơng nghệ, đa dạng hĩa các mặt hàng sữa với mục tiêucung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất theocam kết mà cơng ty đưa ra “cải thiện cuộc sống cho người Việt Nam”

 Khơng ngừng cải tiến quy trình lao động, giảm thiểu lãng phí, áp dụng nhữngsáng kiến khoa học kỹ thuật nhằm ổn định giá thành, hạn chế việc dao động giátrên thị trường hiện nay

 Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực để cĩ một độingũ cơng nhân viên kiến thức cao, tay nghề giỏi

 Tăng cường các hoạt động Marketing, đặc biệt là các hoạt động mang tính chấtcộng đồng

 Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2010 số người sử dụng sản phẩm của Friesland Foods là 1 tỷ người và doanh thu của Dutch Lady Vietnam là 500 triệu USD

Trang 32

BP Công nghệ thông tin

BP Kế toán quản trị

BP Kế toán tài chính

BP Tài vụ

BP Kiểm toán nội bộ

GĐ điều hànhSản xuất

BP Phát triển

& thu mua sữa

BP Đảm bảo chất lượng

BP Điều hành sản xuất nhà máy Bình Dương

GĐ Tiếp thịThương mại

BP Kinh doanh truyền thống

BP Kinh doanh hiện đại

BP Phát triển kinh doanh

BP Tiếp thị thương mại

BP Dịch vụ khách hàng

GĐ Tiếp thịTiêu dùng

BP Nghiên cứu thị trường

BP Dinh dưỡng

BP Truyền thông

BP Điều hành sản xuất nhà máy Hà Nam

BP Phát triển dinh dưỡng

Các giám đốc nhãn hàng

Trang 33

b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Hoạt động của toàn bộ công ty tuân theo hệ thống TQM (Total QualityManagement - Quản trị chất lượng toàn diện) và công ty cũng lập ra sổ tay chấtlượng trong đó quy định một cách cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các vị tríchủ yếu Đối với những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể được đề cập trong cácthủ tục riêng biệt và bản mô tả công việc Hoạt động giữa các phòng ban độc lậpnhưng có mối quan hệ hỗ tương, tất cả đều nhằm thực hiện mục tiêu của công tyđề ra Chức năng cụ thể của ban giám đốc như sau:

 Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm tổng thể

- Chịu trách nhiệm về chiến lược và chính sách tổng thể của Dutch LadyVietnam

- Chịu trách nhiệm về chính sách và mục tiêu chất lượng

- Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng

- Duyệt sổ tay chất lượng

- Duyệt các hoạt động quan trọng: đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm,bao bì (mới), tiếp thị, kinh doanh, thu mua, tài chánh và ngân hàng, sản xuất,các vấn đề về quy định và pháp luật

- Duyệt việc huấn luyện và phát triển về quản lý

- Duyệt việc tuyển dụng và điều chỉnh về quản lý đối với các nhân viên chủyếu

- Chịu trách nhiệm về khiếu nại và thu hồi sản phẩm từ thị trường

 Phó Tổng giám đốc

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về liên hệ với các cơ quan nhà nước

Trang 34

 Giám đốc Điều hành sản xuất

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chiến lược sản xuất của Dutch LadyVietnam

- Duyệt các hoạt động của các phòng Sản xuất, Phát triển sản phẩm mới vàQuản lý chất lượng, Hậu cần , Thu mua, và Kỹ thuật

- Chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm cung cấp đạt chất lượng, đảm bảonhà máy sản xuất các sản phẩm đó hoạt động có hiệu quả và an toàn, bảo trìtất cả các trang thiết bị của công ty và mua nguyên vật liệu một cách hợp lý

- Chịu trách nhiệm về tuyển dụng và phát triển huấn luyện cho nhân viêntrong nhà máy

- Duyệt các công thức và quy trình, hướng dẫn công việc về chất lượng liênquan đến lĩnh vực sản xuất

- Tiến hành kiểm tra nhà cung cấp

 Giám đốc tài chánh và hành chánh

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chiến lược tài chánh của Dutch LadyVietnam

- Chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực hạch toán, báo cáo tài chánh và cácchức năng hỗ trợ hành chánh của công ty

- Duyệt Quy trình chất lượng, Hướng dẫn công việc liên quan đến các lĩnh vựctài chánh

- Chịu trách nhiệm về tuyển dụng và phát triển huấn luyện cho nhân viênphòng Kế toán

- Chịu trách nhiệm về các hoạt động ICT

Trang 35

 Giám đốc Tiếp thị Tiêu dùng :

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Phụ trách phát triển nhãn hiệu và người tiêu dùng trên thị trường toàn quốc

- Xác định chiến lược tiếp thị và sản phẩm của công ty

- Đề xướng tiến trình lên kế hoạch tiếp thị nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinhdoanh dài hạn và ngắn hạn

- Phát triển các sản phẩm mới hoặc mở rộng dây chuyền phù hợp với chínhsách sản phẩm của Frint và quản lý chu kỳ tuổi thọ sản phẩm của các nhãnhiệu và sản phẩm trong nước

 Giám Đốc Tiếp thị Thương mại

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Phụ trách phát triển thị trường và khách hàng trên thị trường toàn quốc ở cấpthương mại

- Xác định hoạt động tiếp thị thương mại, dinh dưỡng và chiến lược phân phốicủa công ty

- Đề xướng và quản lý hoạt động tiếp thị thương mại, phân phối và tiến trìnhlên kế hoạch cung cấp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh doanh dài hạn vàngắn hạn

- Phát triển các kênh phân phối mới để đưa sản phẩm của công ty càng gần gũivới người tiêu dùng càng tốt

 Giám đốc nhân sự

- Báo cáo cho Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách điều hành nhân sự và huấnluyện của Dutch Lady Vietnam

- Chịu trách nhiệm về các hoạt động phát triển nguồn nhân lực đối với nhânviên bản xứ

Trang 36

- Chịu trách nhiệm các hoạt động thanh toán lương bổng, tuyển dụng và huấnluyện.

- Duyệt quy trình chất lượng, hướng dẫn công việc liên quan đến công tác nhânsự và điều chỉnh về quản lý đối với các nhân viên thuộc phòng nhân sự

- Chịu trách nhiệm về tuyển dụng Công ty Dutch Lady Vietnam có một hệthống quản trị với những quy định rõ ràng về chức trách và bổn phận Cácchức trách và bổn phận được mô tả rất rõ ràng và dễ hiểu để mọi người làmviệc trong tinh thần đúng đắn, hợp tác và cùng hướng về kết quả sau cùng

II Giới thiệu về phòng kế toán:

1/ Hệ thống kế toán tại Dutch Lady Vietnam

- Dutch Lady Vietnam áp dụng hệ thống kế toán theo qui định chung củaCông ty Mẹ Friesland Foods Hà Lan

- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: sổ Nhật Ký Chung nhưng được thực hiện trênhệ thống máy tính được nối mạng toàn công ty

- Phần mềm kế toán áp dụng: SAP (System Application and Productions)

- Phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ

- Nguyên tắc đánh giá TS: theo nguyên giá

- Phương pháp khấu hao được áp dụng: phương pháp đường thẳng

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước_Xuất trước

- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá hạch toán

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thườngxuyên

Trang 37

Sơ đồ hình thức kế toán:

Thực hiện trên máy tính nối mạng toàn công ty

2/ Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán

Chứng từ gốc

Sổ KT Chi tiết

Kế toán tổng hợp

Bảng Cân đối Kế toán

Báo cáo Tài chính

Ngày đăng: 17/02/2014, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mơ hình 3: Mơ hình thơng tin 1 xuống 1 lên - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
h ình 3: Mơ hình thơng tin 1 xuống 1 lên (Trang 10)
Mơ hình 2: Mơ hình thơng tin 2 xuống 1 lên - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
h ình 2: Mơ hình thơng tin 2 xuống 1 lên (Trang 10)
- Dựa vào tài liệu lịch sử để xem xét tình hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
a vào tài liệu lịch sử để xem xét tình hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá (Trang 11)
trực tiếp phân tích thiết kế của sản phẩm, tình hình máy mĩc thiết bị, phân tích quy trình cơng nghệ sản xuất, hành vi sản xuất, biện pháp quản lí sản xuất…để  xây dựng định mức chi phí. - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
tr ực tiếp phân tích thiết kế của sản phẩm, tình hình máy mĩc thiết bị, phân tích quy trình cơng nghệ sản xuất, hành vi sản xuất, biện pháp quản lí sản xuất…để xây dựng định mức chi phí (Trang 12)
- Dự tốn báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những bảng dự tốn chính và quan trọng của hệ thống dự tốn ở doanh nghiệp - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
t ốn báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những bảng dự tốn chính và quan trọng của hệ thống dự tốn ở doanh nghiệp (Trang 18)
Bảng 1: Dự tốn tiêu thụ ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 1 Dự tốn tiêu thụ ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 43)
Dựa vào tình hình tiêu thụ sản phẩ mở các kỳ trước, thị trường sản phẩm hiện nay và sự biến động của nhiều yếu tố khách quan, số ngày dự tốn tồn kho sản phẩm  khoảng 20-40 ngày tùy chủng loại. - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
a vào tình hình tiêu thụ sản phẩ mở các kỳ trước, thị trường sản phẩm hiện nay và sự biến động của nhiều yếu tố khách quan, số ngày dự tốn tồn kho sản phẩm khoảng 20-40 ngày tùy chủng loại (Trang 44)
Bảng 3: Dự tốn sản xuất ĐVT: Thùng - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 3 Dự tốn sản xuất ĐVT: Thùng (Trang 45)
Bảng 4: Dự tốn chi phí NVL trực tiếp - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 4 Dự tốn chi phí NVL trực tiếp (Trang 49)
Bảng 5: Dự tốn trả tiền mua NVL trực tiếp ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 5 Dự tốn trả tiền mua NVL trực tiếp ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 51)
1. Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
1. Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (Trang 52)
Bảng 6: Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 6 Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 52)
Bảng 7: Dự tốn chi phí sản xuất chung ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 7 Dự tốn chi phí sản xuất chung ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 54)
6/ Dự tốn giá vốn hàng bán - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
6 Dự tốn giá vốn hàng bán (Trang 55)
Bảng 9: Dự tốn giá vốn hàng bán ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 9 Dự tốn giá vốn hàng bán ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 56)
Bảng 11: Dự tốn chi phí bán hàng ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 11 Dự tốn chi phí bán hàng ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 58)
Bảng 13: Dự tốn chi phí quản lí doanh nghiệp ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 13 Dự tốn chi phí quản lí doanh nghiệp ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 60)
Bảng 12: Phân bổ định phí quản lý doanh nghiệp ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 12 Phân bổ định phí quản lý doanh nghiệp ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 60)
Bảng 14: Dự tốn kết quả kinh doanh ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 14 Dự tốn kết quả kinh doanh ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 61)
Bảng dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh là bảng tính tốn dự kiến lợi nhuận sẽ được mang lại từ hoạt động kinh doanh cho kỳ dự tốn sắp tới - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng d ự tốn kết quả hoạt động kinh doanh là bảng tính tốn dự kiến lợi nhuận sẽ được mang lại từ hoạt động kinh doanh cho kỳ dự tốn sắp tới (Trang 61)
Bảng 15: Dự tốn tiền mặt ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng 15 Dự tốn tiền mặt ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 63)
11/ Lập bảng cân đối kế tốn dự tốn năm 2009 - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
11 Lập bảng cân đối kế tốn dự tốn năm 2009 (Trang 65)
Bảng cân đối kế tốn năm 2008 ĐVT: 1,000VNĐ - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại cty dutch lady việt nam )
Bảng c ân đối kế tốn năm 2008 ĐVT: 1,000VNĐ (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w