Đề tài của tôi đưa ra một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động chơi tập theo ý thích cho trẻ 24 36 tháng tuổi, là phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương , từ thực trạng giáo dục bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội cho trẻ chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ. Là giáo viên phụ trách lớp 2 tuổi A, tôi luôn tìm tòi ra những biện pháp hữu ích khắc phục những khó khăn để năng cao chất lượng giảng dạy trong lớp học của mình. Do đó từ đầu năm tôi đã nghiên cứu và đề suất một số biện pháp đưa ra dễ hiểu, dễ làm phù hợp với khả năng sáng tạo của trẻ. Đặc biệt là thông qua các hoạt động chơi tập giúp phát triển các lĩnh vực và hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
TT Họ tên tác giả
Ngày/
tháng/ năm sinh
Nơi công tác Chức
danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
MN Giáo viên Cao đẳng 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 tháng tại lớp 2 tuổi A trường mầm non ”
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên:
- Chức vụ: Giáo viên trường mầm non
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 tháng tại lớp 2 tuổi A trường mầm non Thuộc lĩnh vực áp dụng phát triển thể chất và tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mỹ
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ ngày 21/08/2018 đến ngày
10/ 04/2019
4 Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Tính mới:
Đề tài của tôi đưa ra một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động chơi -tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non , là phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương , từ thực trạng giáo dục bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội cho trẻ chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ Là giáo viên phụ trách lớp 2 tuổi A, tôi luôn tìm tòi ra những biện pháp hữu ích khắc phục những khó khăn để năng cao chất lượng giảng dạy trong lớp học của mình
Trang 2Do đó từ đầu năm tôi đã nghiên cứu và đề suất một số biện pháp đưa ra dễ hiểu,
dễ làm phù hợp với khả năng sáng tạo của trẻ Đặc biệt là thông qua các hoạt động chơi - tập giúp phát triển các lĩnh vực và hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ Các biện pháp mà tôi đưq ra áp dụng lần đầu tiên tại lớp 2 tuổi A trường mầm non , sáng kiến chưa được đăng trên sách, báo, các trang mạng, tài liệu hoặc trẻn các phương tiện thông tin đại cương
4.2 Tính khoa học:
Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ chơi ở góc từ các
đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động chơi ở các góc chơi: Chơi góc phân vai, chơi góc xây dựng, chơi góc học tập, chơi góc nghệ thuật, chơi góc thiên nhiên Qua đó, trẻ được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin
Trẻ học mà chơi, chơi mà học Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn
Việc lập kế hoạch các hoạt động chơi – tập theo ý thích cho trẻ ngay từ đầu năm để xác định các nội dung giáo dục trong hoạt động chơi – tập có chủ định, dạo chơi ngoài trời, chơi tự chọn ở các góc chơi, chơi theo ý thích, xây dựng một cách cụ thể trong giáo dục trẻ
Sắp xếp các góc chơi gọn gàng, khoa học, hợp lý để trẻ hoạt động dễ dàng,
di chuyển một cách thuận tiện, phù hợp với trẻ
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phụ vụ các hoạt động chơi – tập, từ những đồ dùng đồ chơi cô tự làm và sưu tầm, mang tính tiết kiệm, lạ mắt, đẹp, bền, phục
vụ cho hoạt động chơi của trẻ, trẻ hứng thú tích cực hơn
Ngoài những trò chơi thông thường ra thì tôi cũng sưu tầm những trò chơi dân gian để trẻ được phát triển ngôn ngữ và tình cảm quan hệ kỹ năng xã hội , tạo sự gần gũi với các trẻ với nhau
Qua hoạt động chơi để dễ giám sát và hỗ trợ cho trẻ chơi mọi lúc mọi nơi Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
Trang 3kiến thức để tổ chức tốt các hoạt động chơi - tập cho trẻ,
Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, được áp dụng trong tổ chức các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 tháng tại lớp 2 tuổi A trường mầm non , các biện pháp đưa ra đều có khả thi dễ
áp dụng thực tế cho thấy sau một năm thực hiện đã đạt được kết quả rất tốt
Sáng kiến đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên trong xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ
Sáng kiến đã thay đổi tư duy thụ động chưa linh hoạt Bằng sự sáng tạo tích cực, chủ động trong việc tạo môi đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngày càng đẹp, phong phú và đa dạng, trẻ dễ ràng thực hiện
Sáng kiến mà tôi đưa ra được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với độ tuổi của trẻ thực hiện khi tham gia vào các hoạt động chơi - tập theo ý thích
Sáng kiến được trình bày theo đúng bố cục, đúng thể thức văn bản, ngắn gọn dễ hiểu và dễ áp dụng đối với các trường Mầm non
4.3 Tính Thực tiễn:
4.3.1 Thực trạng việc tổ chức tốt các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non
Các biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ, xuất phát từ những thực trạng và nhu cầu thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Những biện pháp và nhiệm vụ của đề tài đều là những việc làm thực tế của giáo viên trong tổ chức các hoạt động chơi tập theo ý thích cho trẻ
Để nắm bắt được khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động chơi - tập theo ý thích tôi đã tiến hành khảo sát qua các hoạt động chơi như sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát đầu năm về sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ 24 – 36 tháng tại lớp 2 tuổi A trường mầm non
STT Nội dung khảo sát Số trẻ
Mức độ
lệ(%)
Chưa đạt
Tỷ lệ (%)
1 Trẻ tập trung hứng thú
Trang 4khi chơi
4 Trẻ biết lựa chọn đồ chơi
* Nguyên nhân của thực trạng trên là:
- Đầu năm trẻ mới đi học còn nhút nhát chưa quen với môi trường nhóm lớp, chưa mạnh dạn, tự tin, còn khóc nhiều
- Các góc chơi chưa khoa học nên chưa thu hút được trẻ chơi
- Trò chơi được chơi lập lại nhiều nên trẻ nhanh chán
- Trẻ còn nhỏ chưa có kỹ năng chơi, khả năng nhận thức còn hạn chế
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đồ chơi ngoài trời còn chưa nhiều và phong phú, sân bãi chưa có mái vòm còn phải phụ thuộc vào thời tiết
- Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chơi cho trẻ nên chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi
4.3.2 Một số biện pháp thực hiện để tổ chức tốt các hoạt động chơi -tập theo ý thích cho trẻ 24 - 36 thángtại lớp 2 tuổi A trường mầm non
Biện pháp1 Lập kế hoạch các hoạt động chơi - tập theo ý thích cho trẻ ngay từ đầu năm học.
Để thực hiện tốt hoạt động vui chơi cho trẻ ngay từ đầu năm học chúng tôi
đã xây dựng kế hoạch năm học dựa trên chương trình giáo dục mầm non và hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 24 - 36 tháng đó xác định các nội dung giáo dục trong hoạt động chơi - tập có chủ định, dạo chơi ngoài trời, chơi tự chọn ở các góc chơi, chơi theo ý thích
Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động chơi tự chọn ở các góc một cách cụ thể cho từng góc chơi như góc chơi với đồ vật, góc chơi thao tác vai, góc chơi sách truyện, góc chơi vận động, góc nghệ thuật theo từng tháng và từng chủ đề
Đối với tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời tôi lựa chọn các trò chơi phát triển vận động, trò chơi dân gian hoặc một số trò chơi kèm vận động phát triển lời nói qua các trò chơi vận động có kết hợp lời ca, trò chơi với các ngón tay hoặc một số trò chơi phát triển các cơ nhỏ và sự khéo léo của đôi bàn tay qua các thao tác với đồ chơi như: Xếp hình, lắp ghép, xâu hạt, xâu hoa hoặc chơi với các trò chơi với các đồ chơi, thiết bị (con giống nhún, bập bênh, cầu trượt,
ô tô) ở khu vực chơi cụ thể cho từng tháng và từng chủ đề
Biện pháp 2 Sắp xếp các góc chơi gọn gàng, khoa học, hợp lý.
Trang 5Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ chơi ở góc từ các
đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động chơi ở các góc chơi Qua đó, trẻ được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin Cho
nn toi đặc biết quan tâm các góc chơi cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
Tôi đã bố trí sắp xếp môi trường cho trẻ hoạt động thành các khu vực, các góc chơi cụ thể là các góc: Góc thao tác vai, Góc hoạt động vơi đồ vật, góc nghệ thuật, góc vận động Tôi đã đặt tên ở các góc và các góc và dán tranh ảnh để trẻ
dễ nhận ra các góc chơi, bố trí thuận lợi cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trên các giá các kệ vừa tầm với của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự lấy, cất, sử dụng một cách thuật tiện
Tôi thường xuyên thay đổ và bổ sung các đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung và với chủ đề, kích thích trẻ hứng thú vào các hoạt động Bày đồ dùng
đồ chơi mang tính mở cung cấp các cơ hội cho trẻ trải nghiệm, giao tiếp bằng lời nói, khuyến khích các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ, nhằm phát triển các giác quan, phát triển tính tự tin, khả năng quan sát, trí tưởng tượng của trẻ
Sử dụng sản phẩm của cô và trẻ cùng làm, tranh ảnh để trưng bày, trang trí ở các góc chơi vừa tầm nhìn, tầm ngắm, lấy, quan sát của trẻ và mang tính thẩm mỹ
Ví Dụ: Khu vực này tôi bố trí khoảng không gian phù hợp, cân đối với
các khu vực khác, tạo điều kiện cho trẻ có chỗ chơi thoải mái Các giá, kệ đựng đồ vật đồ chơi sát tường hoặc làm vách ngăn thuận tiện cho việc giao lưu giữa các góc chơi với nhau đi lại và sử dụng thuận tiện của trẻ
Bố trí đủ đồ chơi đồ dùng cho trẻ, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn
có để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tôi tận dụng xốp để gắn lên tường làm giá
để đồ lạ mắt, qua đó trẻ bắt trước và hình dung những việc làm của người lớn Trẻ nhập vai chơi theo ý thích của mình
Khi trẻ chơi xong biết cất gọn đồ chơi vào đúng chỗ
Ví dụ: Trẻ chơi góc chơi hoạt động với đồ vật và chơi xếp hình lắp ráp xây dựng
Tôi đã bố trí khoảng không gian phù hợp cho trẻ chơi Đồ chơi đa dạng về chủng loại, kích cỡ, mầu sắc, hình dạng, vật liệu khác nhau phù hợp với độ tuổi,
Trang 6cung cấp các cơ hội cho sử dụng các thao tác của ngón tay bàn tay và phát triển các giác quan, phát triển kĩ năng xếp của trẻ.Trẻ được trực tiếp trải nghiệm đồ dùng đồ chơi theo ý thích của trẻ
*Dạo chơi ngoài trời
Trong khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời, sau khi cho trẻ quan sát tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động hoặc trò chơi dân gian và chơi tự do với các thiết bị đồ chơi ngoài trời, các vật liệu thiên nhiên Ở phần chơi tự do trẻ được chơi theo ý thích của trẻ
Ví dụ: tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời
Bố trí khu vực chơi ngoài trời: Vị trí nơi chơi, dụng cụ chơi tất cả phải đảm bảo an toàn cho trẻ về độ phẳng của nền, độ an toàn của đồ chơi
Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “ Bọ dừa” Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau
Tôi đã chuẩn bị khu vực chơi cho trẻ sạch sẽ, đảm bảo về sự an toàn Tạo cho trẻ không gian thoáng, thoải mái, vui vẻ
Ví dụ: Cho trẻ chơi trong góc nghệ thuật.
Tôi chuẩn bị đất nặn đã làm mềm, bột mầu nước các loại, sáp vẽ, cọ vẽ, bút mầu, phấn, bảng con, khăn ướt lau tay… và một số vật liệu thiên nhiên như: Sỏi,
lá cây… Các nguyên vật liệu, đồ dùng, sản phẩm của trẻ được đặt trên giá, kệ
Tôi bố trí sắp xếp các đồ chơi, dụng cụ âm nhạc như: Sắc xô, trống, kèn, đàn… được để trên giá, kệ vừa tầm với của trẻ
Khu vực sách truyện đủ ánh sáng, yên tĩnh Tôi lựa chọn một số sách tranh truyện về các con vật, truyện cổ tích phù hợp với độ tuổi để trên giá thuận tiện cho trẻ sử dụng Thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, bổ xung sách, tranh truyện phù hợp với nội dung giáo dục và thu hút sự hứng thú của trẻ
Đặt tên các góc đơn giản, dể hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề
Trang 7đang thực hiện.
Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại cây”
Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ
Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trên các giá các kệ vừa tầm với của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự lấy, cất, sử dụng một cách thuật tiện
Biện pháp 3 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động chơi -tập theo ý thích cho trẻ.
* Đồ dùng đồ chơi cô tự làm và sưu tầm
Tôi thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề, tham gia dự thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường 4 lần/ năm học trong 4 đợt thi đua
Tận dụng đồ dùng đã qua sử dụng được làm sạch, đảm bảo vệ sinh để làm
đồ chơi cho trẻ Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường
có rất nhiều sản phẩm bị bỏ đi sau khi sử dụng, ví dụ như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, hộp xốp đựng thức ăn, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD cũ, túi nilon, ống chỉ, chai nước… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích Nên tôi đã thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và làm các đồ dùng để cho trẻ học và chơi, tôi đã biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế, cây xanh… Từ những hộp sữa tôi đã tạo ra những con vật như con lợn, con nhện, con bò, con thỏ… để đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ trong lớp Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình Những đồ dùng đồ chơi sáng tạo này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và giờ chơi
Ví dụ: Một số đồ dùng đồ chơi cô tự làm và sưu tầm
+ Vật liệu như: Bằng những chiếc hộp nhựa tôi đã tạo ra được những chiếc ô tô xinh xắn để trẻ chơi ở góc xây dựng sẽ tạo hứng thú khi trẻ chơi vơi những đồ chơi lạ mắt từ các vật liệu gần gũi trẻ
+ Cây xanh: Từ ống chỉ tô màu nâu làm thân cây, dùng màu xốp mầu xanh lá cây tạo thành tán lá cây và dùng keo dán vào thân cây
+ Làm con chim bằng hộp sữa và ống hút ta bọc 1 lớp giấy màu lên nắp họp sữa, dùng xốp mầu cắt hình tai, mắt và lỗ mũi heo, dùng ống hút sữa làm chân của heo, dán lên phần thân heo (hộp sữa) dán các bộ phận tai, mắt, mũi lên
Trang 8phần đầu (nắp hộp sữa).
+ Làm bánh, thức ăn, các loại quả, hoa bằng những miếng vải thừa và xốp màu: Tôi cắt và khâu thành những con cá, quả, hoa dùng bông của những chiếc gối cũ tôi giặt sạch phơi khô và nhét vào trong để tạo thành những con cá, quả, hoa đáng yêu và đẹp mắt cho trẻ chơi
+ Làm ngôi nhà bằng bìa cát tông cắt và ghép thành những ngôi nhà cho trẻ chơi
+ Làm bộ bàn ghế bằng những chiếc hộp chai, lọ: Tôi cắt để tạo thành những chiếc ghế, bàn, từ nhưng nguyên vật liệu phế thải
Hiệu quả của việc sử dụng rất cao, các em rất thích thú khi được chơi vừa mang tính chất đoàn kết và liên hoàn các góc chơi
Ngoài làm những đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải ra tôi cũng sưu tầm và làm những đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi, dễ sưu tầm Trước khi làm các nguyên vật liệu thiên nhiên tôi luôn lưu ý lựa chọn đảm bảo vật liệu mang tính thẩm mĩ và an toàn với trẻ
Ví dụ: Làm con trâu bằng lá mít, làm cái kèn bằng lá chuối, làm con chuồn chuồn bằng lá tre, làm con chuột từ quả mướp đắng, làm con bướm bằng lá cây, làm bằng vỏ ngao, vỏ con trùng trục, vỏ con trai, làm gáo nước bằng lá cây, vỏ quả cam, sọ dừa, làm cái bát bằng vỏ cam, vỏ trứng
Các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên luôn mang lại hứng thú cho trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và còn cho trẻ được hòa mình vào thế giới tự nhiên gần gũi, thân thiện
* Tham mưu với nhà trường và phụ huynh bổ sung đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chơi - tập của trẻ.
Tôi rà soát kiểm kê đồ dùng đồ chơi theo thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 09 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc sửa đổi, bổ xung một số thiết bị quy định tại danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/ 2010/TT -BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đồ dùng đồ chơi phục vụ việc học và chơi của trẻ Từ đó tham mưu, đề xuất với nhà trường mua sắm, bổ xung tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi cho lớp ngay từ đầu năm học Tham mưu với nhà trường đầu tư, tu sửa sân chơi cho trẻ
Biện pháp 4 Sưu tầm những trò chơi dân gian.
Các trò chơi dân gian rất có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nhân cách văn hóa và bản sắc dân tộc Chơi trò chơi
Trang 9dân gian giúp cô tập trung quản lý trẻ tốt hơn, trẻ gần gũi cô hơn Tuy nhiên, một số trò chơi dân gian quen thuộc trẻ được chơi nhiều lần như trò chơi: Thả đỉa ba ba, nu na nu nống trẻ đã quen thuộc, giảm hứng thú khi chơi, vì vậy tôi đã tích cực sưu tầm một số trò chơi dân gian như:
Ví dụ: Trò chơi: Kéo cưa lửa sẻ
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất của Lấy gì mà kéo
Ảnh 6: Cô và trẻ chơi trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ
Ví dụ: Trò chơi mèo đuổi chuột
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 trẻ Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu Rồi bắt đầu hát
Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Một trẻ được chọn làm mèo và một trẻ được chọn làm chuột Hai trẻ này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy Mèo thắng khi mèo bắt được chuột
Ví dụ: Trò chơi chèo thuyền.
Hướng dẫn trẻ ngồi xuống đất thành hàng dọc theo từng nhóm từ 5-10 trẻ, cho chân trẻ dạng hình chữ V, trẻ nọ ngồi sát trẻ kia, hai tay bám vào vai bạn ngồi trước Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô và đọc lời
Trang 10Hò dô ta Trẻ trở về tư thế ban đầu
Ví dụ : Trò chơi chi chành chành (sáng tạo lời mới)
Chơi trò chơi như với trò chơi cũ với lời mới như sau:
Chi chi chành chành
Bé ăn bé khỏe
Bé đi nhà trẻ
Bé được mẹ yêu
Ù à ù ập Đóng sập cửa vào
Biện pháp 5: Sáng tạo các trò chơi vận động
Cùng với trò chơi dân gian, trò chơi vận động là một trọng những hoạt động chơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ Để tổ chức được những trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ và có ý nghĩa đối với sự phát triển thể chất của trẻ, tôi đã đầu tư nghiên cứu sáng tạo một số trò chơi vận động mới cho trẻ như sau:
Ví dụ: Trò chơi thi tài chuyển bóng.
+ Mục đích: Rèn sự khéo léo, phối hợp giữa tay và mắt của trẻ
+ Chuẩn bị: Ống nhựa, rổ bong nhỏ
+Cách chơi: Trẻ cầm một cái ống và nhặt bóng để vào đầu ống và chuyển bóng đổ vào rổ
Ví dụ: Trò chơi chiếc vòng kỳ diệu.
+ Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo và phát triển các cơ cho trẻ
+ Chuẩn bị : Sân chơi rộng rãi,vòng
+ Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một chiếc vòng và cho trẻ xoay vòng, lăn vòng, bước vào vòng, đưa vòng vào cổ luồn xuống ngực, bụng
Trẻ được chơi trò chơi trên nền nhạc theo ý thích của mình, trẻ rất thích thú