Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 54 - 73)

a. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

+ Nghiệp vụ bao thanh toán được vận hành dưới sự điều chỉnh của quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN quy định về một số điều liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán và quyết định sửa đổi số 30/2008/QĐ-NHNN. Hai quyết định này được xem như là cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cung ứng nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán. Vì thế, điều đầu tiên Chính phủ cần làm là nghiên cứu để ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị bao thanh toán,cụ thể là ngân hàng có thể triển khai nghiệp vụ dễ dàng hơn:

-Bao thanh toán được định nghĩa là dịch vụ mua bán các khoản phải thu của khách hàng (purchase/sale of account receivables). Định nghĩa này xuất phát từ thuật ngữ kế toán: khi xuất hàng bán cho khách hàng nhưng doanh nghiệp chưa nhận được tiền hàng thì khoản tiền này được ghi vào tài khoản phải thu của khách hàng.Nhưng ở nước ta,định nghĩa bao thanh toán vẫn chưa chuẩn với thông lệ quốc tế.Vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa các thuật ngữ:”mua bán nơ” và “cấp tín dụng”.Nghiệp vụ bao thanh toán và nghiệp vụ tín dụng là hoàn toàn khác nhau về bản chất,do đó nên có sự tách bạch rõ ràng,không nên quản lý và kiểm soát như nhau.

-Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để ban hành văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán để các đơn vị bao thanh toán không gặp phải lúng túng khi thực hiện nghiệp vụ này. Hiện nay,mỗi đơn vị hạch toán theo một kiểu vì không có quy định hướng dẫn gì.Việc có một chuẩn mực hạch toán kế toán chung sẽ giúp cho các đơn vị bao thanh toán có sự hạch toán đồng nhất trong cùng một khoản mục kế toán,từ đó mà các cơ quan ban ngành cũng dễ dàng thực hiện công việc kiểm soát quản lý nghiệp vụ bao thanh toán hơn.

-Quy định về các khoản phải thu phát sinh từ giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp: Sự chồng chéo trong luật pháp,một vấn đề bị điều chỉnh mới nhiều luật không nhất quán đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể thực hiện khi có tranh chấp.Cơ quan nhà nước cần sớm đưa ra những quy định cụ thể rõ ràng về việc xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.Đồng thời cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành liên quan. Điều này sẽ tạo tâm lý an tâm cho các đơn vị bao thanh toán khi triển khai nghiệp vụ vì họ đã có luật để dựa vào khi phát sinh vấn đề không mong muốn.

- Về việc chuyển giao quyền đòi nợ: Việc chuyển giao quyền đòi nợ hiện nay chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Trên thực tế, việc thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ là dựa vào sự thỏa thuận của các bên liên quan gồm bên mua hàng,bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.Ba chủ thể này tự bàn bạc với nhau,thống nhất bên mua sẽ trả tiền cho bên bao thanh toán,bên bán sẽ thu tiền từ bên bao thanh toán sau khi trừ đi các khoản phí. Việc chuyển giao này không dựa trên một quy định nào của luật pháp về chuyển giao quyền đòi nợ.Chính điều này đã tạo tâm lý e ngại cho các đơn vị bao thanh toán khi đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng.Nếu không có luật,đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có thể đối mặt với rủi ro do bên mua mang lại mà không có cơ sở pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do đó,để nghiệp vụ này sớm được phát triển thì đòi hỏi Chính phủ các cơ quan ban ngành phải tạo hành lang pháp lý trong việc quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đồng thời cần có những quy định về các chứng từ liên quan đến chuyển giao quyền đòi nợ,có như thế mới bảo đảm được nghiệp vụ thực hiện suôn sẻ và quyền lợi của các bên được thực hiện đầy đủ.

-Hoàn thiện luật thương phiếu

Mức độ tín nhiệm của người dân về các loại thương phiếu như lệnh phiếu,hối phiếu càng cao thì bao thanh toán càng có điều kiện để đưa vào ứng dụng và phát triển rộng rãi.Nói cách khác là phải làm sao để cho loại thương phiếu này được áp dụng phổ biến trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về thương phiếu lại bộc lộ một số điểm bất cập như chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.Thương phiếu ở nước ta hiện nay chủ yếu được điều chỉnh từ hai nguồn:luật thương mại và pháp lệnh thương phiếu,thế nhưng cả 2 văn bản này lại bộc lộ những thiếu sót và mâu thuẫn nhau.

Luật thương mại xem thương phiếu là một chứng chỉ, trong khi đó pháp lệnh thương phiếu lại coi thương phiếu là một chứng chỉ có giá. Chứng chỉ và chứng chỉ có giá là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về cả nội dung, tính chất và giá trị.

Trong pháp lệnh khái niệm thương phiếu nhìn chung tương đối hoàn chỉnh hơn, nó không những đúng với kỳ phiếu mà còn đúng với hối phiếu. Khi nói đến chứng chỉ có giá là người ta đề cập đến một tài sản tài chính có thể mua đi bán lại, hoặc có thể chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, chiết khấu… ngược lại nói đến chứng chỉ người ta chỉ có thể xem như nó là một dạng chứng từ đơn thuần không thể mua đi bán lại. Vấn đề đặt ra là áp dụng văn bản nào khi sử dụng thương phiếu.Theo quy định,luật cao hơn pháp lệnh nên phải áp dụng luật.Thế nhưng áp dụng theo Luật thương mại thì không đầy đủ, thiếu chính xác không phản ánh được bản chất của thương phiếu,còn nếu áp dụng theo Pháp lệnh thì lại trái với Luật thương mại. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành Luật thương phiếu để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán hoặc chí ít cũng phải điều chỉnh sao cho không có sự mâu thuẫn này nữa.

+Ngoài việc hoàn thiện cơ sở pháp lý,một điều mà các cơ quan diều hành, Ngân hàng Nhà Nước cần làm là thành lập lên những bộ phận chuyên trách để nghiên cứu về nghiệp vụ tài chính mới này.Tuy đã phổ biến trên thế giới nhưng nó vẫn còn khá mới mẻ đối với nền kinh tế nước ta.Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công nghiệp vụ bao thanh toán, đồng thời nghiên cứu kỹ những quy định quốc tế về nghiệp vụ bao thanh toán, ví dụ như Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế, Công ước liên hiệp quốc UNCITRAL về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế, và luật các Hiệp hội như các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF của FCI và các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF của IFG. Từ đó, soạn thảo những quy định, hướng dẫn phù hợp để áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam.Tuy nhiên những bài học từ các nước lân cận,có điều kiện kinh tế tương đồng trong khu vực cũng cần phải xem xét một cách cẩn thận

b.Xây dựng mạng lưới ngân hàng

Đa số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều là những ngân hàng có rất nhiều chi nhánh hoạt động ở khắp nơi trên thế giới như HSBC-ngân hàng Hồng Kong Thượng Hải,hay City Group,một trong những ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.Họ có một lợi thế rất lớn khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Bởi vì, với chi nhánh đặt ở nhiều nước,ngân hàng sẽ có thuận lợi khi thẩm định người mua về tư cách về khả năng trả nợ. Do đó, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro,giảm thiểu chi phí cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.

So với ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay tuy nhiều nhưng đa số là quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động trong nước và nếu có thì chỉ có thể thực hiện việc quan hệ đại lý với các ngân hàng tại các quốc gia khác.

Tuy nhiên số lượng các ngân hàng quan hệ đại lý là không nhiều và thông thường chỉ là quan hệ về tài khoản, quan hệ để thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế là chủ yếu. Để phục vụ tốt trong nghiệp vụ bao thanh toán, các ngân hàng cần tạo lập mối quan hệ thân thiết và uy tín trong kinh doanh với các ngân hàng đại lý nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc thẩm định khách hàng,cụ thể là người mua. Bởi vì, các ngân hàng đại lý có thể thực hiện nhiệm vụ như là một đơn vị bao thanh toán nhập khẩu (đối với nghiệp vụ bao thanh toán hai đơn vị bao thanh toán).Với điều kiện hoạt động trên cùng lãnh thổ với người mua,ngân hàng đại lý sẽ có nhiều cơ hội hơn để thẩm định năng lực của người mua và cung cấp thông tin cho ngân hàng bao thanh toán. Từ đó mà ngân hàng có thể đưa ra những quyết định được chính xác hơn,đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro và các chi phí phát sinh.

Bên cạnh đó, tổ chức bao thanh toán ở Việt Nam cần tham gia vào hiệp hội tổ chức bao thanh toán toàn cầu FCI, mạng lưới bao thanh toán lớn nhất thế giới hiện nay.Theo con số thông kê chính thức của FCI năm 2009 ta mới chỉ có 3 đơn vị bao thanh toán tham gia tổ chức này.

FCI từ lâu là một tổ chức hết sức uy tín,hoạt động dựa trên việc sử dụng một hệ thống thông tin liên lạc tiêu chuẩn và thống nhất hoạt động trên toàn cầu. Hiệp hội hoạt động với rất nhiều tổ chức bao thanh toán ở tại nhiều quốc gia khác nhau tham gia. Mỗi thành viên tham gia sẽ phải tuân thủ các tiêu chí nghiêm ngặt về năng lực tài chính và cam kết về các tiêu chuẩn dịch vụ cao. Khi tham gia hiệp hội này,một mặt bắt buộc ta phải đổi mới để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tham gia,một măt nó giúp cho các ngân hàng Việt Nam có thể biết rõ thông tin về người mua nhiều hơn do các tổ chức bao thanh toán trong hiệp hội tại quốc gia người mua cư trú cung cấp. Cùng với đó,việc hoạt động và tham gia trong hiệp hội này sẽ giúp các đơn vị bao thanh toán trong nước có thể trao dồi kinh nghiệm và học hỏi các kỹ năng tác nghiệp trong khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

c.Thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống thông tin về khách hàng nhất là bên mua. Thông tin doanh nghiệp nhất là của bên mua là một yếu tố quan trọng để các đơn vị bao thanh toán có đánh giá đúng đắn về khách hàng . Tuy nhiên, hiện nay,ở nước ta đa phần thông tin liên quan đến các doanh nghiệp đều chưa được công khai phổ biến. Hầu hết các doanh nghiệp đều bí mật về thông tin và không muốn để lộ bí mật kinh doanh và các con số thực sự ra ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen thực hiện việc kiểm toán,họ chỉ kiểm toán khi đó là điều kiện bắt buộc ví dự như khi niêm yết trên thị trường chứng khoán,các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán và công khai thông tin.Đây là một trong những nguyên nhân

gây khó khăn cho đơn vị bao thanh toán trong việc thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp. Khi quyết định tài trợ cho khoản phải thu nào tổ chức bao thanh toán cũng cần tiến hành việc thẩm định người mua và người bán cũng như thẩm định khả năng thu hồi các khoản phải thu đó.Thế nhưng do thông tin không được công khai đã gây ra rất nhiều khó khăn cho tổ chức bao thanh toán trong việc thực hiện thẩm định. Vì vậy, rủi ro cho tổ chức bao thanh toán có thể sẽ xảy ra do thiếu thông tin, dẫn đến việc đánh giá sai khả năng trả nợ của bên mua và dẫn tới quyết định tài trợ sai lầm. Để hạn chế rủi ro này cho các đơn vị bao thanh toán, tổ chức bao thanh toán cần phải được thu thập nguồn thông tin chính xác. Để làm được điều đó cần làm những việc sau:

+ Chính phủ cần có những quy định cụ thể về việc công khai thông tin và trung thực về số liệu trên báo cáo. Các doanh nghiệp cần được tập thói quen thực hiện việc kiểm toán một cách trung thực và công khai thông tin. Các doanh nghiệp Việt Nam do hoạt động kém hiệu quả ,nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần đều thực hiện hệ thống nhiều sổ sách kế toán và thực hiện việc báo cáo không trung thực để che dấu những con số tài chính xấu của mình. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng.Do vậy minh bạch hóa thông tin là điều kiện bắt buộc,tiền đề để đưa bao thanh toán vào sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế.

+ Nghiệp vụ bao thanh toán xảy ra rủi ro hầu hết là do từ phía người mua, do đó, việc thẩm định người mua và khả năng thu hồi khoản phải thu là quan trọng nhất. Thông tin từ phía người mua đối với đơn vị bao thanh toán là rất quan trọng. Ngân hàng có thể thu thập thông tin về người mua thông qua các ngân hàng đại lý hoặc tổ chức FCI. Việc mở rộng quan hệ đại lý và tham gia vào FCI là điều không thể thiếu được khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Thực hiện được điều này sẽ giúp tổ chức bao thanh toán có nhiều thông tin chính xác về người mua hơn. Do đó, khi ra quyết định bao thanh toán chúng ta sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra do thiếu thông tin cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng và thẩm định khả năng có thể thu hồi của các khoản phải thu.

+ Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhằm tạo thêm sản phẩm và điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển.

Muốn thông tin được công khai cần thị trường chứng khoán phải phát triển.Việc phát triển thị trường chứng khoán sẽ bắt buộc các doanh nghiệp muốn lên sàn niêm yết phải công khai thông tin. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư muốn đầu tư vào chứng khoán nào cũng cần phải nắm rõ về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, thông tin trên thị trường chứng khoán

phải là công khai và chính xác. Bên cạnh việc công khai thông tin, khi thị trường chứng khoán phát triển, các doanh nghiệp sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng năng lực sản xuất. Chính điều này sẽ thúc đẩy vòng luân chuyển vốn nhanh hơn,làm gia tăng nhu cầu vốn trong các doanh nghiệp từ đó làm tăng nhu cầu tài trợ, tác động trở lại làm cơ sở để nghiệp vụ bao thanh toán phát triển.

d.Xây dựng các quy định về quản lý rủi ro bằng công cụ bảo hiểm.

Rủi ro chủ yếu trong nghiệp vụ bao thanh toán thường xuất phát từ phía người mua (nhà nhập khẩu), nghĩa là khi người mua vì một lí do nào đó,không có khả năng hoàn trả cho đơn vị bao thanh toán số tiền mà họ đã tài trợ cho người bán. Vì thế, cần có những quy định để hạn chế rủi ro. Một trong những công cụ tốt mà ngân hàng có thể sử dụng để hạn chế rủi ro chính là việc sử dụng các công cụ bảo hiểm. Có thể nói, công ty bảo hiểm là công cụ tốt nhất cho nghiệp vụ bao thanh toán trong việc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng được công cụ này ,điều cần thiết là cần có một thị trường baot hiểm phát triển.Hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam nhìn chung vẫn còn yếu so với thị trường bảo hiểm thế giới, và sản phẩm bảo hiểm cho các khoản tài trợ ngân hàng lại càng ít.Nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa được các công ty bảo hiểm triển khai thực hiện bảo hiểm. Việc triển khai loại hình bảo hiểm này còn hạn chế do nhận thức, khả năng tài

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 54 - 73)

w