a.Cơ sở lí luận để thực hiện hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam
+Nhu cầu phát triển sản phẩm của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế -Việt Nam mở cửa nền kinh tế, định hướng phát triển nền kinh tế theo cơ
chế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển .Hoạt động kinh tế của ta ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường tất yếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh trongnội bộ các ngành kinh tế nói riêng và cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.Mở cửa với thế giới đã tạo đà cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh dẫn tới những nhu cầu mở rộng các phương tiện thanh toán, tín dụng ngân hàng…
-Nhu cầu ngày càng lớn của việc sử dụng các phương tiện thanh toán, các công cụ tài chính, dịch vụ tài chính đã làm cho ngành ngân hàng trở thành ngành có tỷ suất lợi nhuận rất cao. Nhà nước không còn độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước liên tục ra đời và phát triển nhanh chóng.Cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng,hiên nay các ngân hàng mới cũng ồ ạt ra đời,Hà Nội đã có những tuyến phố được mệnh danh là phố ngân hàng vì sự tập trung đông đảo của trung gian tài chính này trên những tuyến phố đó. Sự xuất hiện của càng nhiều ngân hàng làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm ngân hàng nghèo nàn trong khi thiếu cơ sở pháp lý để các TCTD cung cấp các công cụ tài chính mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh của các TCTD và đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
b. Cơ sở pháp lý của hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam
Hiện nay, các đơn vị thực hiện bao thanh toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có hệ thống ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính (các tổ chức tín dụng). Các tổ chức này hoạt động tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng và những văn bản dưới luật chi phối đối với từng nghiệp vụ cụ thể. Đây là những hệ thống luật, văn bản cơ bản nhất chi phối toàn bộ hoạt động của các hệ thống ngân hàng thương mại và các công ty tài chính chuyên nghiệp.
Đối với Việt Nam, các hệ thống ngân hàng thương mại và công ty tài chính thực hiện hoạt động bao thanh toán chịu sự chi phối chủ yếu của các hệ thống văn bản pháp luật sau:
+ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004.
+ Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 127/2005/QĐ7-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005.
+ Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004.
+ Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Nguồn:Báo cáo từ http://www.factors-chain.com/ Điểm qua một chút về lịch sử,không phải đến thời điểm ban hành quy chế bao thanh toán chúng ta mới thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng đầu tiên thực hiện bao thanh toán ở nước ta là Techcombank. Năm 2001, ngân hàng Techcombank đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho doanh nghiệp duy nhất là nhà sản xuất và xuất khẩu Foocosa và mặt hàng duy nhất là mì tôm.
Foocosa là doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên vào thị trường Nga. Đây có thể là một điều kiện tốt để Techcombank thực hiên thí điểm nghiệp vụ bao thanh toán.Nga là nước có quan hệ thương mại với Việt Nam từ rất lâu đời. Các doanh nghiệp nhập khẩu Nga cũng có uy tín lớn trong giới doanh nghiệp thế giới, và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp của người Việt Nam hoạt động trên đất Nga.
Tuy nhiên, lúc đó, Techombank đã thực hiện nghiệp vụ này rất hạn chế. Họ chỉ thực hiện bao thanh toán có truy đòi, hợp đồng tài trợ phải được tiến hành ba bên trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra, Techcombank chỉ mới áp dụng bao thanh toán trả ngay, thời hạn tài trợ giới hạn từ 30-45 ngày, bằng khoảng thời gian vận chuyển từ cảng Việt Nam sang Nga. Trong khi đó, lẽ ra, bao thanh toán phải là phương thức cho thanh toán trả chậm. Hơn nữa, phí bao thanh toán lại quá cao, khoảng 6-10% / năm.Điều này vô hình chung đã không cho thấy được ưu điểm của bao thanh toán mà ngược lại còn khiến các doanh nghiệp e dè. Dù đến năm 2004 mới có quy chế chính thức cho bao thanh toán nhưng sự kiện Techcombank năm 2001 có thể nói là phát pháo hiệu đầu tiên cho sự góp mặt của bao thanh toán trên đất nước ta.
Đáng tiếc sau một thời gian thực hiện ở Việt Nam thì nghiệp vụ bao thanh toán đã không thể hiện được những ưu việt của nó mà ngược lại còn làm cho các doanh nghiệp chán nản, mất lòng tin. May thay, Nhờ xu thế hội nhập nền kinh tế bước đầu ra biển lớn,thương mại quốc tế đẩy mạnh, đã khơi ngòi cho nghiệp vụ bao thanh toán phát triển.
Cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán, điển hình như các ngân hàng Ngoại Thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIM Bank), Nam Á, Việt Á… và Công ty tài chính dầu khí (PVFC). Ngoài ra, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đã lần lượt được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ này như như Deusche Bank, HSBC, ANZ, Citi Bank ,FENB, UFJ Bank… Trong đó phải kể đến HSBC là một ngân hàng rất mạnh trong hoạt động bao thanh toán.
Tuy đã được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thế nhưng, đa số các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa chính thức triển khai nghiệp vụ này, hoặc nếu có cũng chỉ là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ. Một số ngân hàng mạnh dạn triển khai nhưng kết quả đạt được thì vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng.Bao thanh toán chưa thực sự trở thành hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng.Cho đến nay, chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế.Theo con số thống kê của FCI thì năm 2009 chúng ta mới chỉ có 3 đơn vị. Doanh số giao dịch vẫn còn rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng quen thuộc.Theo thống kê của FCI từ 2003 đến 2009 doanh số bao thanh toán của ta có chiều hướng đi lên tương đối mạnh trong những năm trở lại dây.Cao nhất là 2009 với 95 triệu EUR ,trong đó 90 triệu EUR là bao thanh toán trong nước,còn lại là bao thanh toán quốc tế.Có được điều đó là do năm 2008 ta đã ban hành Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN,qua đó hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho hoạt động bao thanh toán trong nước.
Thực trạng này là do còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập đã hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam
d.Thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh
-Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế đất nước, tiềm năng phát triển kinh tế còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài nước. Với chủ trương lấy xuất khẩu làm trọng tâm,chúng ta được đánh giá là một thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng phát triển. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng.Nhưng chỉ số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng,do đó, thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển.Doanh nghiệp mong muốn thu hồi nhanh các khoản phải thu để tăng tốc độ luân chuyển vốn.Thế nhưng khi tham gia thương mại quốc tế với nhiều hứa hẹn và lắm rủi ro,điều này là không dễ dàng.Vấn đề đó dẫn đến yêu cầu cho ngành tài chính, ngân hàng là cần phải có những nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bao thanh toán có thể xem như một giải pháp hứa hẹn.
- Việc trao đổi buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia gặp không ít khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán kinh doanh… Các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ bé,sức cạnh tranh thấp khi ra nước ngoài thường tỏ ra rất lung túng và bị động.Tranh chấp,xung đột là khá thường xuyên.Trong khi đó,phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ LC đã bộc lộ dần những hạn chế riêng của nó. Việc ra đời của nghiệp vụ bao thanh toán đã đưa ra một sự lựa chọn mới,đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Hành lang pháp lý: Cơ sở để nghiệp vụ bao thanh toán ra đời và hoạt động đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và sửa đổi trong quyết định 30 năm 2008 đã tạo hành lang pháp lý đầu tiên điều chỉnh nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam.Tuy còn khá sơ khai và còn phải sửa đổi nhiều nhưng chí ít các doanh nghiệp cũng đã có cơ sở để tiến tới thực hiện triển khai nghiệp vụ này.
+ Khó khăn:
-Về khung pháp lý:
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế 1096 và quyết định sửa đổi QĐ 30, nhưng nội dung vẫn còn quá chung chung. Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế nhất định cho việc triển khai nghiêp vụ bao thanh toán ở nước ta. Cụ thể như:
Các đơn vị bao thanh toán sẽ phải hạch toán kế toán cho nghiệp vụ này như thế nào khi cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán. Điều này dẫn đến kết quả là tuy cùng một bản chất sự việc nhưng cách phản ánh của các đơn vị trên sổ sách kế toán lại khác nhau. Từ đó, gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành trong việc
kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán.Khi có tranh chấp xảy ra thì cũng khó giải quyết vì mỗi bên đều có cái lý của mình.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán là phải xác định được “giá mua khoản phải thu”.Các đơn vị bao thanh toán thực hiện thu hồi khoản phải thu hộ bên bán,họ sẽ được hưởng phí.Thế nhưng giá mua khoản thu hộ đó là bao nhiêu? Quy chế bao thanh toán hiện tại lại không đề cập vấn đề này. Nếu không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì các đơn vị thực hiện bao thanh toán sẽ định giá mua các khoản phải thu hoàn toàn dựa trên tình hình thực tế và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống. Nghĩa là các đơn vị bao thanh toán khác nhau sẽ định “giá mua các khoản phải thu” khác nhau trong cùng một giao dịch. Điều này sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán hoạt động đồng thời cũng tạo nên sự không nhất quán trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
Theo Quy chế, bao thanh toán được định nghĩa “là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”.
Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” là chưa thực sự sát với bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này cũng không thống nhất với quan niệm phổ biến trên thế giới về bao thanh toán . Bên cạnh chức năng tài trợ vốn cho bên bán, các đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường.
Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán là “hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Điều này đã tạo sự khó hiểu,không rõ ràng vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau.Nếu trong khái niệm đưa ra hai cụm từ vừa là quan hệ tín dụng, vừa là quan hệ mua bán thì sẽ rất nhập nhằng và gây khó hiểu cho người đọc cũng như người sử dụng những thuật ngữ này. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật liên quan đều đề cập chi tiết là việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán phải được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, liệu điều này có hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán cũng như quyền lợi được tham gia vào nghiệp vụ này của những công ty bán hàng không có thỏa thuận từ trước không.
Hoạt động của nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng cũng chưa được tách bạch khỏi hoạt động tín dụng mà hầu như theo sự quản lý thì lại gần như giống nhau hoàn toàn. Trong khi đó, yêu cầu để phát triển dịch vụ bao thanh toán ở các
nước trên thế giới là việc tài trợ trong bao thanh toán sẽ “không thiên về khuynh hướng từng giao dịch cũng như không phải là hoạt động “chiết khấu” từng khoản phải thu riêng biệt”, các đơn vị bao thanh toán sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn khách
hàng và kiểm soát khách hàng, không phải giống hoàn toàn như tiêu chí của ngân hàng khi cho vay (có thể dựa vào tài sản đảm bảo và việc thẩm định người bán hàng), có rất nhiều yếu tố mà được các đơn vị bao thanh toán xem xét trong khi những yếu tố đó thường không được các ngân hàng để ý (ví dụ như rủi ro của đơn vị bao thanh toán không nằm ở chỗ người bán mà là ở chỗ khả năng thanh toán tiền của những người mua cũng như mức độ phân tán giữa các người mua)
Cũng theo Quyết định 30/2008, nghiệp vụ bao thanh toán chỉ áp dụng cho các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa, không đề cập gì đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ.
- Về thông tin
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều không công khai thông tin trong quá trình hoạt động. Chính thông tin không đầy đủ này đã gây khó khăn cho các ngân hàng cũng như chủ nợ khi đánh giá khách hàng. Ngân hàng không thể thực hiện bao thanh toán mà nhưng thông tin về đối tượng mình cần thu tiền mập mờ không minh bạch.Đây chính là một trong những rào cản trong việc phát triển nghiệp vụ bao thanh toán.Song song với việc không công khai thông tin, doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có thói quen thực hiện việc kiểm toán.Kiểm toán nội bộ còn mang nặng hình thức,không mang lại một điều đáng tin cậy gì.Thế nhưng kiểm toán lại có vai trò rất quan trong với đơn vị bao thanh toán.Thông qua kiểm toán sẽ giúp các đơn vị bao thanh toán có cái nhìn xác đáng hơn về đơn vị được bao thanh toán, cũng như đánh giá đúng được khả năng thu hồi của khoản nợ.