Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 73 - 79)

3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp cần thiết như:

- Thu thập những thông tin phản hồi từ các ngân hàng và dần hoàn thiện quy chế bao thanh toán. Có những quy định chặt chẽ hơn về việc chuyển nhượng nợ và quyền đòi nợ của người được chuyển nhượng. Quy chế phải quy định rằng, người được chuyển nhượng nợ có quyền đối với tài sản phát mại khi người chuyển nhượng nợ và con nợ bị phá sản.Ngoài ra cũng cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ,nhanh chóng sửa đổi những sai sót về thuật ngữ cho phù hợp với tình hình mới.

- Gấp rút hoàn thiện đề án để thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam, khuyến khích các ngân hàng tham gia để được cung cấp thông tin cũng như các ngân hàng có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Các tổ chức bao thanh toán có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ và thiết lập quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện bao thanh toán.

- Nghiên cứu quy chế thành lập các công ty bao thanh toán độc lập dựa vào kinh nghiêm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam.

- Làm đầu mối liên hệ với các ngân hàng trên thế giới giúp cho công tác đào tạo nghiệp vụ bao thanh toán

- Tham gia ký kết các Công ước và tập quán quốc tế về bao thanh toán để tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ cho hoạt động này.Tránh tình trạng luật không thống nhất với chuẩn mực quốc tế.

- Tham khảo thêm nguồn luật quốc gia của các đơn vị bao thanh toán đại lý nước ngoài tại Việt Nam để điều chỉnh và có những văn bản hướng dẫn các tổ chức bao thanh toán Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.

- Có những biện pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm tín dụng, thị trường chứng khoán để tạo thêm phương tiện hỗ trợ cho các tổ chức bao thanh toán thực hiện đầy đủ các chức năng và dịch vụ của mình.

- Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, kiện toàn trung tâm CIC thông qua việc trang bị các phương tiện thông tin hiện đại để thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin

về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong và ngoài nước... để hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện bao thanh toán.

3.4.2. Kiến nghị với các Ngân hàng BIDV trung ương

- Mở rộng hơn nữa quan hệ ngân hàng đại lý trong và ngoài nước .

-Xây dựng,hoàn thiện chính sách bao thanh toán cho phù hợp với tình hình mới và điều kiện của ngân hàng.

-Đào tạo cán bộ,nhân viên hiểu biết và có trách nhiệm,sẵn sàng cho một chi nhánh hoặc chính hội sở thí điểm hoạt động bao thanh toán khi điều kiện cho phép.

3.4.3.Kiến nghị với các Doanh nghiệp

- Nâng cao trình độ hiểu biết và mạnh dạn sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán.Đất nước càng phát triển,kinh tế càng hội nhập cạnh tranh sẽ càng gay gắt.Không chỉ cạnh tranh với đối thủ trong nước,các doanh nghiệp còn phải đương đầu với thách thức đến từ doanh nghiệp nước ngoài.Vì vậy,mạnh dạn thay đồi,tích cực tìm tòi những sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp vững vàng trong môi trường ngày càng khắc nghiệt này.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận quản lý,trách nhiệm và tinh thần làm việc của nhân viên.Nhân lực là nguồn sống cho công ty,Có cán bộ giỏi điều hành,nhân viên nhiệt huyết thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội bứt phá để vươn lên.Nói tóm lại là cần mạnh dạn đầu tư cho chất xám vì điều đó là không bao giờ thừa.

- Nhận thức đúng đắn về việc công khai minh bạch thông tin.Khi thông tin ra ngoài chính xác,tuy doanh nghiệp sẽ phải chịu những chi phí nhưng cũng phải cần nhìn nhân rõ khi minh bạch hóa thì sẽ thu được những lợi ích to lớn như thế nào.Dù sớm hay muộn,đến một lúc nào đó doanh nghiệp cũng sẽ không thể che dấu mãi những khuyết điểm của mình.Minh bạch hóa là xu hướng tất yếu vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ càng cho xu thế này ,càng sớm càng tốt.

- Xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.Mỗi doanh nghiệp có một chiến lược phát triển riêng tùy vào xuất phát điểm,điều kiện nội tai và tình hình thực tế nền kinh tế.Có một chiến lược phát triển lâu dài,chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng và chủ động hơn trước những thay đổi,biến động của nền kinh tế.

- Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn bạn hàng tin cậy và lâu dài cho mình thông qua các tổ chức như Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các ngân hàng phục vụ mình... Việc lực chọn được bạn

hàng tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được nhiều rủi ro và chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch và tăng thêm lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

- Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương,tìm hiểu rõ các phong tục tập quán quốc tế để nắm bắt được cơ hội kinh doanh, hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế .Nắm rõ luật pháp quốc tế và cố gắng tìm tòi về văn hóa các nước có bạn hàng.

- Các doanh nghiệp cần tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng để có được những thông tin chính xác và nguồn tài trợ khi thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu. Khi có những rủi ro và tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp cần có thái độ hợp tác với ngân hàng để tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém nhất.

Kết luận

Không thể phủ nhận những tác dụng to lớn mà bao thanh toán mang lại cho nền kinh tế.Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài,bao thanh toán đã đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng.Phát triển Bao thanh toán không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng mà còn nâng cao hình ảnh vị thế của một quốc qia trên trường quốc tế.

Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã cho thấy rõ điều đó.Việc ta mở của là điều hết sức tất yếu,nhưng đồng thời với đó cũng cho phép các tổ chức nước ngoài với kinh nghiệm kinh doanh,quy mô lớn,công nghệ hiện đại trình độ quản lý tiên tiến thâm nhập vào đất nước.Bao thanh toán là nghiệp vụ mới mẻ ở Việt Nam nhưng không còn xa lạ với các định chế tài chính trên thế giới.Trong sựu cạnh tranh gay gắt đã và đang diễn ra,rõ ràng các ngân hàng của chúng ta đang thất thế.Chúng ta không thể thua trên sân nhà nhưng rõ ràng để thắng được sức mạnh to lớn từ các ngân hàng nước ngoài trong việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đòi hỏi một sự quyết tâm và cố gắng rất lớn.

Thách thức đặt ra lúc này là tìm ra một con đường riêng cho các ngân hàng sao cho phù hợp với thị trường tài chính của Việt Nam để đưa bao thanh toán vào sử dụng cho tốt nhất.Một công việc khó khăn và không thể thực hiện trong ngày một ngày hai nhưng với một tiềm năng to lớn của một đất nước đang trong thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ chúng ta có quyền hi vọng vào một tương lại không xa.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. 2. Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

3. Luật các tổ chức tín dụng- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4.Th.S. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), “Về nghiệp vụ bao thanh toán – factoring”, NXB Chính Trị

5.PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương”, NXB Thống Kê

6.Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài viết “Bao thanh toán - Một dịch vụ tài

chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam” trên Tạp chí Ngân hàng số 7 năm 2006

7. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- PGS. TS. Lưu Thị Hương. 8. Giáo trình Ngân hàng thương mại - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. 9. Quản trị Ngân hàng thương mại- Peter Rose, Nhà xuất bản Tài chính

10. The International Factoring- Factors Chain International (FCI), August 2001

Mục lục

Lời mở đầu...1

Chương 1: Những lý luận chung về bao thanh toán...3

1.1Tổng quan về bao thanh toán...3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bao thanh toán...3

1.1.2 Khái niệm bao thanh toán...4

1.1.3 Các loại hình bao thanh toán...6

1.1.4 Quy trình thực hiện bao thanh toán...11

1.1.5 Phí trong nghiệp vụ bao thanh toán...13

1.2 So sánh bao thanh toán với các loại hình tài trợ thương mại khác,lợi ích và rủi ro đối với các chủ thể tham gia hoạt động này...14

1.2.1 So sánh bao thanh toán với các loại hình tài trợ thương mại khác...14

1.2.2 Lợi ích và rủi ro khi sử dụng bao thanh toán...18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bao thanh toán...24

1.3.1 Các nhân tố khách quan...24

1.3.2 Nhân tố chủ quan về phía ngân hàng thương mại...26

1.3.3. Các nhân tố khác...27

2.1 Khái quát về ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng...28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Hai Bà trưng...28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hai Bà Trưng...29

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ tại chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng...29

2.1.4 Hoạt động kinh doanh của BIDV Hai Bà Trưng trong thời gian qua...32

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ khi thành lập đến nay...36

2.2.Thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới và Việt Nam...36

2.2.1 Thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới...36

2.2.2 Thực trạng bao thanh toán ở Việt Nam...38

2.2.2 Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại BIDV Hai Bà Trưng...49

3.1 Điều kiện để ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh...51

3.1.1 Điều kiện khách quan...52

3.2 Điều kiện chủ quan...53

3.3 Những giải pháp để ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh ...54

3.3.1 Giải pháp vĩ mô...54

3.4 Một số kiến nghị...73

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 73 - 79)