Hoạt động kinh doanh của BIDV Hai Bà Trưng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 32)

qua.

a) Tổng tài sản

Cuối năm 2010 đạt 1.089 tỷ đồng, tăng trưởng 64.5% so với cuối năm 2009. Tốc độ tăng trưởng chủ yếu tập trung ở tăng chỉ tiêu là huy động vốn.Điều này có thể giải thích vì đây là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

b) Huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ bắt buộc đối với bất cứ một ngân hàng thương mại nào.Thường thì vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn,không thể đáp ứng đủ được nhu cầu cho vay của nền kinh tế.Do đó,điều bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại là họ phải tìm mọi cách để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư,từ các tổ chức kinh tế,rồi sử dụng các nguồn vốn đó để cho vay,tức là hoạt động đầu tư vào nên kinh tế thông qua hình thức tín dụng.

Trong hai năm qua BIDV chi nhánh hai bà trưng luôn quan tâm sát sao và đặt công tác huy động vốn lên làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình.

Năm 2010 chi nhánh đạt tăng trưởng tốt trong công tác huy động vốn, đạt 1068 tỷ đồng, tăng 767 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tăng trưởng 255%. Huy động vốn bình quân năm 2010 đạt 750 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Về cơ cấu loại tiền: tiền VNĐ chiếm xấp xỉ 87.5%, tiền gửi 12 tháng trở lên chiếm 33%.

Về cơ cấu đối tượng khách hàng: nguồn huy động dân cư chiếm 33%; tổ chức kinh tế chiếm 25%; định chế chiếm 42%.

Trong điều kiện nến kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn,kinh tế Việt Nam nổi lên với 3 vấn đề:lạm phát,tỷ giá và lãi suất,BIDV Hai Bà trưng phải đối diện với nhiều thách thức như việc mở rộng quy mô của các ngân hàng trên cùng địa bàn,chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần hay việc giảm trần lãi suất của ngân hàng nhà nước. Để bảo đảm tăng trưởng cũng như giữ được sự an toàn về vốn,cán bộ công nhân viên BIDV chi nhánh hai Bà Trưng luôn chú trọng công tác tuyên truyền,tiếp thị,tích cực tìm kiếm khách hàng mới,củng cố mối quan hệ với các khách hàng lớn,khách hàng truyền thống. Chính vì làm tốt những công tác ấy mà cho đến nay tuy mới chỉ đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn ,BIDV Hai Bà Trưng đã xây dựng được một vị trí khá tin cậy,1 điểm đến ưa thích của các khách hàng dù là khối dân cư hay là khối doanh nghiệp,từ đó tạo nên một

lượng khách hàng gửi tiền truyền thống khá vững chắc ,gắn bó với chi nhánh.Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao,mức độ biến động ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn không quá lớn.

c) Dư nợ tín dụng

Đến 31/12/2010 dư nợ tín dụng đạt 415 tỷ đồng, tăng 857.5% so với năm 2009 trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 186 tỷ đồng, chiếm 45%. Dư nợ bình quân năm 2010 là 219 tỷ đồng.

Về cơ cấu loại tiền: dư nợ bằng VNĐ chiếm 93% tổng dư nợ. Về dư nợ theo nhóm đến 31/12/2010:

+ Thương mại, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng: 35,2% + Xây lắp: 13,6%

+ Bán lẻ: 17,3% + Khác: 18,8% + Thủy điện: 15,1%

Là chi nhánh mới, quy mô còn chưa lớn, chi nhánh xác định yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu với những bước đi thận trọng,chắc chắn. Trong những tháng đầu năm 2010, chi nhánh một mặt đã thực hiện kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên, ưu tiên công tác đào tạo, phát triển, tiếp thị khách hàng, rà soát và chuẩn hóa các văn kiện tín dụng… một mặt theo sát diễn biến thị trường, cho đến tháng 10/2010 khi các điều kiện về thị trường, khách hàng tương đối chín muồi chi nhánh mới tăng trưởng dư nợ, tập trung giải ngân những khách hàng, dự án được đánh giá là khả thi.

Chi nhánh đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng , các cơ cấu tín dụng, đồng thời với đó cũng thực hiện công tác bám sát khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ,tránh để xảy ra phát sinh các khoản nợ xấu.Đến 31/12/2010 chi nhánh đã có một cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụngtương đối khả quan như sau:

- Về chất lượng tín dụng:

+ Nợ xấu (thuộc nợ nhóm 3, chi nhánh không có nợ nhóm 4, nhóm 5) chiếm 0,38% tổng dư nợ. Số nợ xấu này do chi nhánh giải ngân 900.000 USD đối với khách hàng xếp tín dụng loại B, không phải do chất lượng nợ suy giảm.

+ Nợ nhóm 2 chiếm 17,5% nằm trong giới hạn hội sở chính giao (20%) + Chi nhánh không có nợ quá hạn

+ Dư lãi treo là 210 triệu đồng, chiếm 0,05% tổng dư nợ - Về cơ cấu tín dụng:

+ Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 69% (tăng 105% so với cuối năm 2009) + Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 50% (tăng 147% so với cuối năm 2009)

+ Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 90% (tăng 89% so với cuối năm 2009) + Tỷ trọng cho vay bán lẻ chiếm 17%.

Đặc biệt chi nhánh luôn bám sát định hướng mô hình bán lẻ nên tỷ trọng này thường xuyên duy trì ở mức 25% - 30% trên tổng dư nợ.

- Về nền khách hàng tín dụng:

Nền khách hàng tín dụng được cải thiện đáng kể so với thời điểm nhận bàn giao.Tại thời điểm nhận bàn giao chi nhánh chỉ có 18 khách hàng doanh nghiệp và 62 khách hàng cá nhân, trong đó có một công ty xếp loại A, còn lại xếp loại BBB trở xuống.

Đến cuối năm 2010 chi nhánh đã thiết lập quan hệ với 60 khách hàng doanh nghiệp và 425 khách hàng cá nhân (trong đó có 38 khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện định hạng tín dụng). Trong số các khách hàng được định hạng có một doanh nghiệp xếp hạng AA (CTCP LILAMA3), chiếm 3% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp, 10 doanh nghiệp xếp loại A (trong đó có nhiều khách hàng mới thiết lập quan hệ trong năm 2010 như CTCP 656, CTCP Mai Linh Đông Đô, CTCP Sơn Hải…), chiếm 24%. Chỉ có một khách hàng xếp hạng B (CTCP Viễn thông kỹ thuật số, dư nợ 90.000 USD), chiếm 3%. Còn lại 23 khách hàng xếp hạng BBB và BB, chiếm 70%.

d) Thu dịch vụ ròng

Tổng thu dịch vụ ròng trong năm 2010 chi nhánh đạt xấp xỉ 3.95 tỷ đồng, trong khi năm 2009 là 0,243 tỷ đồng, tính bình quân theo tháng năm 2010 tăng gấp 4 lần. Cơ cấu tập trung ở dịch vụ thanh toán (chiếm 30%), tài trợ thương mại (chiếm 22.5%) và bảo lãnh (chiếm 22%).

Tuy nhiên, trong năm 2010 do khó khăn về nguồn ngoại tệ nên ảnh hưởng lớn đến doanh số tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. Dịch vụ bảo lãnh mới tập trung ở một số ít khách hàng như công ty xây dựng công trình 656, CTCP LILAMA3, công ty thiết bị y tế Hồng Hà… Đồng thời do là chi nhánh mới nên chi nhánh áp dụng các chính sách khách hàng miễn, giảm phí để thu hút khách hàng nên tổng thu dịch vụ còn hết sức khiêm tốn. Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tăng 1.500 khách hàng, sử dụng dịch vụ mobile banking tăng 750 khách hàng so với năm 2009.

Về dịch vụ thẻ, tổng số thẻ ghi nợ nội địa chi nhánh phát hành trong năm 2010 đạt 1.700 thẻ và thẻ visa đạt 12 thẻ. Kể cả với đặc thù là chi nhánh đầu mối tiếp quỹ tập trung trên địa bàn Hà Nội , được quản lý 82 máy ATM nhưng phần dịch vụ thu phí qua ATM rất khiêm tốn, khoảng 300 triệu đồng năm 2010 (bao gồm cả nguồn thu thanh toán banknet và thanh toán thẻ visa).

Đặc biệt, quán triệt chỉ đạo của hội sở chính về bán chéo sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế để phát triển sảm phẩm bảo hiểm của BIC nên trong năm 2010 chi nhánh đạt doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 1,65 tỷ đồng, vượt 65% kế hoạch và thu phí hoa hồng bảo hiểm là 27.2 triệu, vượt 67% kế hoạch

e) Hiệu quả hoạt động

Cuối năm 2009 chênh lệch thu chi của chi nhánh là -2,34 tỷ đồng vì đây là giai đoạn chi nhánh mới thành lập và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Đến cuối năm 2010 là 1,2 tỷ đồng (năm 2010 chưa trích dự phòng rủi ro). Kết quả thu chi năm 2010 còn thấp chủ yếu do chi cho lương nhân viên cao, chi phí thuê trụ sở lớn, trong khi nguồn thu từ cho thuê lại sụt giảm đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của chi nhánh. Ngoài ra, hội sở chính chưa ghi nhận hết phẩn chi phí liên quan đến hoạt động ATM (lương, phân bổ bản quyền, khấu hao… ước tính khoảng 820 triệu đồng).

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ khi thành lập đến nay (Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu TH 31/12/08 TH 31/12/09 TH 31/12/10 Tổng số Tăng trưởng so với năm 2008 Tăng trưởng so với năm 2009 1 Huy động vốn cuối kỳ 300,7 1067 355% 2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 48,4 58,5 415 858% 709% Nợ nhóm 1 43 44,5 341,4 794% 767% Nợ nhóm 2 4,4 13,16 72 1655% 547% Nợ nhóm 35 1,02 0,88 1,6 157% 182%

3 Dư nợ trung dài hạn/ Tổng

dư nợ

37% 34% 50% 135% 147%

4 Dư nợ ngoài quốc doanh/

Tổng dư nợ

100% 100% 89% 89% 89%

5 Dư nợ TSĐB/ Tổng dư nợ 53% 65% 68% 128% 104%

6 Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 0% 0%

7 Tỷ lệ nợ xấu 2,1% 1,5% 0,38% 18% 25%

8 Chênh lệch thu chi 0 -2,93 1,2

9 Thu dịch vụ ròng 0 0,243 3,9 1605%

Nguồn:Báo cáo thường niên BIDV Hai Bà Trưng 2008,2009,2010

2.2.Thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới

a.Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán

Hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế đang chịu sự điều chỉnh của các công ước quốc tế và luật của các hiệp hội.Đó chính là những hướng dẫn và quy tắc chung nhất để giúp hoạt động bao thanh toán diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.

+ Công ước quốc tế:

-Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế: Công ước này được kí ở Canada vào tháng 5/1988.Nội dung của nó là chi phối các hợp đồng bao thanh toán và chuyển nhượng các khoản phải thu.

-Công ước Liên Hợp Quốc UNICITRAL về chuyển nhượng các khaonr phải thu.

Công ước này được Hội đồng chung Liên Hợp quốc thông qua từ cuối năm 2001 nhưng lại để ngỏ cho Chính Phủ các nước tham gia kí kết.Cho đến nay,do số các nước kí kết chưa nhiều nên công ước này chưa có hiệu lực thi hành.

+ Luật hiệp hội

Trên thế giới hiện nay có hai hiệp hội bao thanh toán quốc tế lớn nhất là FCI (Factors chain International) và IFG (International Factors Group ) Hầu hết các đơn vị bao thanh toán là thành viên của hai hiệp hội này.Hiệp hội có hệ thống luật riêng để điều chỉnh hoạt động thanh toán một cách quy củ.FCI là hiệp hội bao thanh toán lớn nhất thế giới.Được thành lập năm 1968 có trử sở tại Hà lan.Hiện nay,đến năm 2010 Hiệp hội có 250 thành viên tại 67 quốc gia.Doanh thu của FCI đã chiếm 80% doanh số bao thanh toán toàn cầu.Hiệp hội cũng đề ra một loạt các quy tắc thống nhất để điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế gồm: Điều lệ FCI,thỏa thuận đại lý giữa các thành viên FCI,quy tắc chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ..

b.Sự phát triển của hoạt động bao thanh toán quốc tế trên thế giới

Đơn vị:Triệu EUR

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Châu Âu 546,935 612,504 715,486 806,983 932,269 888,533 876,649 Châu Mỹ 104,162 109,619 135,240 140,493 149,673 154,195 142,013 Châu Phi 5,840 7,586 6,237 8,513 10,705 13,263 14,796 Châu Á 88,933 111,478 135,470 149,606 174,244 235,512 209,991 Châu Úc 13,979 18,417 23,380 27,853 33,780 33,246 40,110 Tổng 759,849 859,604 1,015,813 1,133,448 1,300,671 1,325,111 1,283,559 Nguồn: www.factors-chain.com

Từ bảng tổng kết của FCI ta có thể thấy bao thanh toán đang phát triển rất mạnh mẽ.Con số tăng dần qua các năm,chỉ có 2009 là sụt giảm đôi chút do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Châu úc và châu phi có tốc độ tăng nhanh nhất nhưng doanh số thì còn tương đối nhỏ.Châu Âu vẫn là nơi bao thanh toán được sử dụng nhiều nhất chiếm gần 70% doanh số bao thanh toán toàn cầu.Điều này có thể lí giải là do yếu tố lịch sử.Khi tốc độ thương mại liên tục tăng,trong giao dịch thương mại các doanh nghiệp ưa thích phương thức trả chậm.Do đó,với nền kinh tế có thương mại phát triển mạnh thì bao thanh toán là giải pháp tài chính được ưa chuộng.

Bảng doanh thu bao thanh toán theo quốc gia trong năm 2009

Đơn vị: triệu EUR

Quốc gia Số đơn vị (đv) Trong nước Quốc tế Tổng số

Đức 55 70,400 25,800 96,200

Anh 50 182,863 12,750 195,613 Mỹ 350 80,000 8,500 88,500 Nhật 7 83,000 700 73,700 Singapore 10 3,200 1,500 4,700 Đài loan 20 20,600 13,200 33,800 Thái lan 20 2,002 105 2,107 Việt Nam 3 90 5 95 Nguồn: www.factors-chain.com

Dựa vào bảng trên ta thấy,doanh số bao thanh toán chủ yếu tập trung ở các nước phát triển hàng đầu thế giới như Anh,Pháp, Mỹ.Các nước châu Á vẫn còn theo sau nhưng họ vẫn có khoảng cách rất lớn giữa các nước trong cùng khu vực.Có thể thấy các con số về Việt Nam là rất nhỏ bé khi so với Singapore,Đài Loan hay Thái lan.Nước có bao thanh toán phát triển mạnh nhất là Anh với tổng doanh sô năm 2009 là 195,613 triệu EUR.Trong khi đó,năm 2009 ta mới chỉ có 3 đơn vị tham gia bao thanh toán với tổng doanh số là 95 triệu EUR,trong đó chủ yếu là bao thanh toán trong nước.

2.2.2 Thực trạng bao thanh toán ở Việt Nam

a.Cơ sở lí luận để thực hiện hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam

+Nhu cầu phát triển sản phẩm của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế -Việt Nam mở cửa nền kinh tế, định hướng phát triển nền kinh tế theo cơ

chế thị trường định hướng XHCN tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển .Hoạt động kinh tế của ta ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường tất yếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh trongnội bộ các ngành kinh tế nói riêng và cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.Mở cửa với thế giới đã tạo đà cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh dẫn tới những nhu cầu mở rộng các phương tiện thanh toán, tín dụng ngân hàng…

-Nhu cầu ngày càng lớn của việc sử dụng các phương tiện thanh toán, các công cụ tài chính, dịch vụ tài chính đã làm cho ngành ngân hàng trở thành ngành có tỷ suất lợi nhuận rất cao. Nhà nước không còn độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước liên tục ra đời và phát triển nhanh chóng.Cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng,hiên nay các ngân hàng mới cũng ồ ạt ra đời,Hà Nội đã có những tuyến phố được mệnh danh là phố ngân hàng vì sự tập trung đông đảo của trung gian tài chính này trên những tuyến phố đó. Sự xuất hiện của càng nhiều ngân hàng làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm ngân hàng nghèo nàn trong khi thiếu cơ sở pháp lý để các TCTD cung cấp các công cụ tài chính mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh của các TCTD và đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế.

b. Cơ sở pháp lý của hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam

Hiện nay, các đơn vị thực hiện bao thanh toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có hệ thống ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính (các tổ chức tín dụng). Các tổ chức này hoạt động tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng và những văn bản dưới luật chi phối đối với từng nghiệp vụ cụ thể. Đây là những hệ thống luật, văn bản cơ bản nhất chi phối toàn bộ hoạt động của các hệ thống ngân hàng thương mại và các công ty tài chính chuyên nghiệp.

Đối với Việt Nam, các hệ thống ngân hàng thương mại và công ty tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w