1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TIỄN tư vấn GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG VAY tài sản tại CÔNG TY TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN đn

30 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 275,43 KB

Nội dung

Vai trò của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản...12 CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHÓA 24 THỰC TIỄN TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN ĐN

LÊ BẢO KHÔI

ĐÀ NẴNG, THÁNG 02 NĂM 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHÓA 24 THỰC TIỄN TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN ĐN

Thời gian thực tập : 17/02/2022 – 23/3/2022

Địa điểm thực tập : Công ty TNHH Đông Phương

Luật CN ĐN Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Thanh Tâm

Sinh viên thực hiện : Lê Bảo Khôi

Mã số sinh viên : 24218604832

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để chuyên đề báo cáo thực tập này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗtrợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân Với tất cả sự chân thành, em xinđược bày tỏ lòng biết ơn đến các cá nhân và cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện giúp

đỡ trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài

Lời đầu tiên em cảm ơn đến toàn thể cán bộ Khoa Luật – Trường Đại học DuyTân đã truyền dạy cho em những kiến thức vô cùng hay và bổ tích trong suốt 4 nămvừa qua Nhờ đó em có được nền tảng tốt nhất để để hoàn thành bản báo cáo này.Tiếp đến, em gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại công ty TNHHĐông Phương Luật đã tiếp nhận và nhiệt tình chỉ dạy, tạo điều kiện cho em có cơhội tiếp cận thực tế nhiều hơn

Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành nhất em xin gửi đến ThS Phạm Thị ThanhTâm, là giảng viên cố vấn, đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và gần gũitrong quá trình thực hiện đề tài của em Những góp ý, lời khuyên chân thành từ cô

đã giúp e cũng như các bạn có thể hoàn thành báo cáo này một cách tốt nhất có thể.Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếpthu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của emtrong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Lê Bảo Khôi

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

1 Lý do chọn địa điểm thực tập 4

2 Lý do chọn đề tài 4

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng vay tài sản 6

1.1.1Khái niệm về hợp đồng vay tài sản 6

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng vay tài sản : 9

1.2 Pháp luật về gải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 10

1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản :.10 1.3 Vai trò của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 12

CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN ĐN 14

2.1 Khái quát về công ty luật TNHH Đông Phương Luật 14

2.1.1 Cơ cấu, tổ chức 14

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 15

2.2 Thực tiễn hoạt đôngn tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật chi nhánh Đà Nẵng 16

2.2.1 Thực tiễn tư vấn pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp trong quan hệ pháp luật hợp đồng vay tài sản 16

2.2.2 Thực tiễn tư vấn pháp luật về nội dung tranh chấp trong quan hệ pháp luật hợp đồng vay tài sản 17

Trang 5

2.3 Đánh giá hoạt động tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật chi nhánh

Đà Nẵng 18

2.3.1 Kết quả đạt được 18 2.3.2 Khó khăn gặp phải trong quá trình tư vấn về hợp đồng vay tài sản 19

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 21 3.1 Đối với các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 21 3.2 Đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại công ty luật TNHH Đông Phương Luật chi nhánh Đà Nẵng 22 PHẦN KẾT LUẬN 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MẪU

Bảng 2.1

Bảng 2.1 : Thống kê số lượng các vụ án giải quyết

tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Công ty TNHH

Đông Phương Luật CN ĐN từ tháng 9 đến tháng 12

năm 2021

16

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn địa điểm thực tập.

Trong 4 năm ở giảng đường đại học, sinh viên luật được giảng viên dạy vềnhững vụ việc, hồ sơ đã từng xảy ra và được giao các bài tập mang tính lý thuyết,việc “học đi đôi với hành” đang khá hạn chế trong hệ thống đào tạo pháp lý hiệnnay Nhưng khi nói đến kinh nghiệm thì đó là điều có nhiều ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với các sinh viên ngành luật khi chuẩn bị tốt nghiệp Và hiện nay vấn đề

tư vấn giải quyết các tranh chấp tại các Công ty Luật, các văn phòng luật không còn

xa lạ, đặc biệt ở một địa phương có kinh tế tư nhân phát triển mạnh như Nha Trang,

vì thế em chọn nơi đây làm địa điểm thực tập May mắn khi em được thực tập tạiCông ty Luật TNHH Đông Phương Luật chi nhánh Đà Nẵng nơi có cơ hội được họccách xác định vấn đề pháp lý khách hàng cần xử lý thực tế hơn

Với một môi trường đa dạng như Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật chinhánh Đà Nẵng lúc đầu còn bỡ ngỡ, thiếu tự tin nhờ các anh, chị cùng các bạn họctập đều thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ cùng với hoàn thiện kỹ năng từ kiến thức sẵn

có ở trường như: soạn thảo văn bản, soạn thảo hồ sơ, hợp đồng, tập phân tích bảnán,… em xem thực tập là thực hành nên khi gặp vấn đề thực tế thì kiến thức pháp lýsẵn có sẽ vững vàng hơn và giúp ích hơn cho công việc của em sau này Và chắcchắn rằng nơi này là nơi giúp em rèn luyện và phát triển thêm các kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng viết, kỹ năng phân tích văn bản,…và tất cả kỹ năng khác Vì em sẽ đượcgiao tiếp với nhiều người, đọc luật, phân tích luật dưới sự hướng dẫn của các luật sưlành nghề hay tập soạn thảo hợp đồng Đây là cơ hội quý giá để em có thể cải thiện

và nâng cao được kiến thức, kỹ năng của mình sau 4 năm ngồi trên giảng đường đạihọc Cho nên, đó là lý do em chọn nơi đây là nơi để em học hỏi và thực tập

2 Lý do chọn đề tài

Hợp đồng vay tài sản có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệttrong bối cảnh kinh tế xã hội đang phát triển, các giao dịch dân sự, thương mại ngàycàng đa dạng Các quy định về hợp đồng vay tài sản được quy định trong BLDS đãgóp phần đảm bảo sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồngcũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thêm tham gia hợp đồng vay

Quan trọng hơn hết, khi hợp đồng vay tài sản phát sinh những mâu thuẫn dẫnđến tranh chấp cần thông qua những phương thức giải quyết để bảo vệ quyền và lợi

Trang 8

ích hợp pháp của các bên tham gia Do sự đa dạng của các loại tranh chấp hợp đồngvay tài sản và trước yêu cầu của sự linh hoạt trong việc giải quyết tranh chấp này,các phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay rất phong phú, thường được ápdụng nhiều nhất đó là: thương lượng, hoà giải, và Toà án, mỗi một phương thức đều

có những ưu và nhược điểm riêng Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp hợp đồng vaytài sản được coi là chế định quan trọng là xương sống của pháp luật dân sự

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Đông Phương Luật, được tiếp nhận,

tư vấn, hỗ trợ thực hiện các vụ án liên quan đến tranh chấp VTS và đồng thời nhận

thấy nhiều vướng mắc trong lĩnh vực này, em đã chọn đề tài: “Thực tiễn tư vấn

giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại công ty luật TNHH Đông Phương Luật” để tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về tranh chấp

HĐVTS, đánh giá thực trạng tranh chấp HĐVTS và thực tiễn tư vấn giải quyết đốivới loại tranh chấp này, từ đó để ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn các quyđịnh pháp luật nhằm giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến HĐVTS, đồng thờicũng hoàn thiện quá trình tư vấn pháp luật cho các chủ thể trong tranh chấp HĐVTSnhằm bảo vệ được quyền lợi của họ một cách tốt nhất, rút ngắn thời gian, công sức

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng vay tài sản.

1.1.1Khái niệm về hợp đồng vay tài sản.

1.1.1.1 Hợp đồng vay tài sản.

Hợp đồng là một trong những phương tiện quan trọng, để các cá nhân, tổ chức,trao đổi lợi ích, các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trongcuộc sống hằng ngày Có thể hiểu hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên(pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Có thể thấy rằng hợp đồng vay tài sản (HĐVTS) là hợp đồng dân sự thôngdụng, hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giaocho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu Hết hạn của hợp đồng, bên vay

có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đãvay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thoả thuận hoặc phápluật có quy định

Tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản có những đặc trưng khác với các hợp đồngdân sự khác Mục đích đặc trưng của hợp đồng vay tài sản là để giải quyết nhữngkhó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt đối với những gia đình túng thiếu cần vốn đểsản xuất, kinh doanh, phải vay mượn tài sản của người khác và nội dung của hợpđồng phải liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng vớinhau và các bên có liên quan đến các vấn đề như : lãi suất, kì hạn, đối tượng,phương thức thanh toán,

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng vay tài sản Tham gia ký kết và thực hiện hợp

đồng vay tài sản bao gồm 2 bên: Bên cho vay và bên đi vay Bên cho vay trong hơpđồng vay tài sản là các tố chức, cá nhân có tài sản hoặc có đủ điều kiện theo luậtđịnh đối với những hợp đồng tín dụng Bên đi vay là những cá nhân, tố chức cầnđến sự giúp đỡ về vật chất của bên cho vay

Thứ hai, hình thức của hợp đồng vay tài sản Tùy từng đối tương mà hình thức

Trang 10

của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản hoặc văn bản phảiđược công chứng Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợpnhư số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thânquen Tuy nhiên trường hợp cho vay bằng miệng, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng,bên cho vay phải chửng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tàisản nhất định Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranhchấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên nên thông thường khi giaokết hợp đồng vay tài sản, các bên xác lập dưới dạng văn bản hoặc các hình thứckhác có giá trị pháp lý tương đương Ngoài ra, một số loại hợp đồng pháp luật bắtbuộc phải được lập thành văn bản như: hợp đồng tín dụng của ngân hàng, hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế,

Thứ ba, đối tượng của hợp đồng vay tài sản Tương tự như các hợp đồng dân

sự khác Hợp đồng vay tài sản thông thường có đối tượng là một khoản tiền Tuynhiên, trong thực tế, đối tượng của của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đáquý hoặc một số lượng tài sản khác Đối tượng của hợp đồng vay tài sản đượcchuyển từ bên cho vay sang cho bên vay, bên vay có quyền định đoạt đối với tài sảnvay

Thứ tư, nội dung và mục đích của hợp đồng Nội dung và mục đích của hợp

đồng không trái với các quy định của pháp luật Nội dung của hợp đồng bao gồmcác điều khoản mà các bên đã thoả thuận thống nhất như: Lãi suất, số tiền vay, thờihạn Mục đích chính của khi tham gia hợp đồng vay tài sản là để giải quyết nhữngkhó khăn về kinh tế

1.1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản.

Hợp đồng vay tài sản là một hợp đồng dân sự, vì vậy không chỉ có những đặcđiểm chung của hợp đồng dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng có những đặc điểmriêng của nó Những đặc điểm riêng của HĐVTS giúp chúng ta có thể phân biệtđược với các loại hợp đồng dân sự khác

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế

Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, thì HĐVTS được phân chia thành hailoại, đó là hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế Hợp đồng ưng thuận là hợpđồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngaysau khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng Hợp đồng thực

Trang 11

tế là những hợp đồng mà ngay sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tạithời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Việc xác định quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể của hợpđồng vay tài sản phải được bắt đầu từ khi hợp đồng có hiệu lực Do vậy nếu từ thờiđiểm của hợp đồng đã phát sinh hiệu lực mà bên cho vay không thực hiện nghĩa vụcủa mình thì bên vay có quyền kiện dưới góc độ là vi phạm nghĩa vụ được cam kếttrong hợp đồng Vì thế có thể nói rằng hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận

Thứ hai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ Hợp đồng vay

tài sản thường là hợp đồng đơn vụ, hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà trong đó chỉ cómột bên có nghĩa vụ Xét về nguyên tắc, hợp đồng cho vay là đơn vụ đối với nhữngtrường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàntrả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên cho vay.Bên vay không có quyền đối với bên cho vay Tuy nhiên, đối với hợp đồng cho vay

có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phảichịu trách nhiệm dân sự

Tức là, bên vay và bên cho vay ràng buộc nghĩa vụ đối với nhau từ thời điểmhợp đồng phát sinh hiệu lực Do vậy, việc xác định hợp đồng vay tài sản là hợpđồng song vụ hay đơn vụ, điều đó phụ thuộc vào thời điểm phát sinh hiệu lực củahợp đồng Vì vậy, nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế, thì hợp đồng vay

có hiệu lực từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay thì chỉ có bênvay có nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay, thì trường hợp này hợp đồng vay là hợpđồng đơn vụ; nếu hợp đồng vay là hợp đồng ưng thuận tức là hợp đồng vay có hiệulực từ thời điểm giao kết thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao tài sản vay, cònbên vay có nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay thì trường hợp này, hợp đồng vay làhợp đồng song vụ

Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.

Hợp đồng vay tài sản là một hợp đồng có tính đền bù khi mà một bên sau khi đãthực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại một lợi ích tương ứng Đây là mộtdạng thường thấy trong tín dụng các hoạt động tín dụng của ngân hàng Khi các tổchức tín dụng cho vay tiền đều có mức lãi suất tương ứng tùy thuộc vào từng thờiđiểm, tính chất và đặc điểm của hợp đồng vay tài sản Hoặc trong trường hợp bênnày cho bên kia vay và có thỏa thuận là vay có lãi thì tới thời hạn trả nợ, bên vay

Trang 12

không chỉ trả nợ gốc mà còn trả số tiền lãi mà các bên đã thỏa thuận nhưng phải phùhợp với các quy định của pháp luật.

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng không có tính đền bù thể hiện trong tất cảhợp đồng vay không trả lãi Khi đến hạn trả nợ, bên vay chỉ có nghĩa vụ hoàn trảđầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị cho bên cho vay, mà không trả thêmbất kỳ một khoản lợi ích vật chất nào khác, hay một giá trị tài sản nào khác Loạihợp đồng này thường xuất phát từ tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa cácchủ thể có quen biết lẫn nhau như gia đình, bạn bè, hàng xóm,… nhằm khắc phụccác khó khăn tạm thời của đời sống hoặc giúp đỡ sản xuất kinh doanh

Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản

từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản Đây là dấu hiệu để phân biệthợp đồng vay tài sản với các hợp đồng dân sự khác như hợp đồng mượn tài sản, hợpđồng thuê tài sản Vì trong hai loại hợp đồng này, người mượn và người thuê tài sảnkhông trở thành chủ sở hữu tài sản mượn và thuê, mà chỉ có quyền chiếm hữu, sửdụng tài sản mượn và thuê trong một khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏathuận Khi hết hạn hợp đồng thì bên mượn, bên thuê phải trả đúng tài sản đã mượn,thuê cho bên cho mượn, bên cho thuê tài sản Còn trong hợp đồng vay tài sản bênvay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó Theo Điều 464BLDS 2015

Như vậy, hợp đồng vay tài sản là một dạng của hợp đồng dân sự, nó mang đầy

đủ những đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung và còn có các đặc điểm riêng, đó

là tính đồng thuận, tính đơn vụ, tính đền bù hoặc không đền bù và là hợp đồngchuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản Đây là những đặc điểm riêng biệt giúpchúng ta phân biệt được hợp đồng vay tài sản với những hợp đồng dân sự khác

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng vay tài sản :

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của mộthoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo thỏa thuận trong hợp đồng vay

Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợpđồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền vànghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội

Trang 13

dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổsung chấm dứt hợp đồng

Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông thường sẽ có một

bên tham gia là tổ chức, cá nhân Giống với chủ thể của HĐVTS, tranh chấpHĐVTS cũng phát sinh chủ yếu giữa các cá nhân, tổ chức với nhau

Thứ hai, về nội dung Hợp đồng vay tài sản gắn liền với lợi ích hợp pháp của

các bên trong hợp đồng, các quan hệ trong hợp đồng vay tài sản thông thường lànhững vật có giá trị nên nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi íchcủa các bên Đa số tranh chấp xảy ra đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa cácbên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm: Lãi suất, kì hạn, chủ thể kí hợpđồng,

Thứ ba, về nguyên tắc xác lập hợp đồng Tranh chấp phát sinh trực tiếp từ

quan hệ hợp đồng vì thế các bên có quyền tự định đoạt, bình đẳng, thoả thuận và lựachọn hình thức giải quyết phù hợp để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng

1.2 Pháp luật về gải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản :

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản các bên nên cùng thỏa thuận,thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng nhau, đi đến kếtquả có lợi nhất cho cả hai bên Trường hợp các bên không thể thống nhất đượchướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự vì vậy theo quy định tạikhoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụngdân sự (BLTTDS) 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa ánnhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự,thủ tục sơ thẩm

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp HĐVTS bằng phương thức thương lượng.

Thực tế, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản, đa phần các bên sẽlựa chọn thương lượng là hình thức đầu tiên để giải quyết tranh chấp Các bênchủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhưnghĩa vụ của mỗi bên

Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bênphải tiến hành thương lượng Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết

Trang 14

của các bên Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn

vì phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị bó buộcbởi các quy định về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thờigian và không tốn tiền bạc

Do các bên tự giải quyết nên sẽ giảm ảnh hưởng đến hoạt động bìnhthường, uy tín của các bên Bởi vì không có sự điều chỉnh của quy phạm phápluật cho nên không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng

Thứ hai, giải quyết tranh chấp HĐVTS bằng phương thức hòa giải.

Hòa giải là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với

sự hỗ trợ của người trung gian Đây cũng được xem là phương thức giải quyếttranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hòa toàndựa trên thiện chí của các bên

So với việc lựa chọn phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấpthì khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trunggian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp,đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, …Ý kiến của ngườitrung gian chỉ mang tính tham khảo Phương thức hòa giải cũng được các bênlựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnhhưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, không làm mất uy tín của haibên

Cũng giống như phương thức thương lượng thì các cam kết, thỏa thuận từkết quả của quá trình hòa giải không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụthuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên

Thứ ba, giải quyết tranh chấp HĐVTS bằng phương thức tòa án.

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, cácchủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết Đây làphương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa

án nhân dân Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy địnhchặt chẽ của pháp luật tố tụng Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án đượcđảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước Theo đó

Trang 15

Bước 1: Cá nhân, tổ chức làm Đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu

hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để

họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phảinộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án

Bước 3: Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án.Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, côngkhai chứng cứ và hòa giải Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định nhưcông nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án

Bước 4: Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phảiquyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

là pháp luật Dân sự Do vậy, khi phát sinh vấn đề pháp lý, bất kể khi nào hay ở bất

kỳ đâu cũng có thể yêu cầu luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tranh chấpliên quan đến những hợp đồng dân sự

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môitrường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội Trong lĩnh vực

tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bảnpháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của

họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật

Ngày đăng: 07/04/2022, 10:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MẪU - THỰC TIỄN tư vấn GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG VAY tài sản tại CÔNG TY TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN đn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MẪU (Trang 6)
Do tình hình dịch bệnh hiện nay, mất việc, tạm nghỉ việc đang khiến nguồn thu nhập của nhiều người sụt giảm mạnh, không chỉ ảnh hưởng tới chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà còn gánh nặng từ những khoản vay trước đó, đặc biệt là những người đã vay có lãi suất - THỰC TIỄN tư vấn GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG VAY tài sản tại CÔNG TY TNHH ĐÔNG PHƯƠNG LUẬT CN đn
o tình hình dịch bệnh hiện nay, mất việc, tạm nghỉ việc đang khiến nguồn thu nhập của nhiều người sụt giảm mạnh, không chỉ ảnh hưởng tới chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà còn gánh nặng từ những khoản vay trước đó, đặc biệt là những người đã vay có lãi suất (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w