Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính CNTT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 45 - 58)

Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng (giảm) 2008/2007 2009 Tăng (giảm) 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 5.503 100 4.221 100 (1.282) (23) 5.293 100 1.072 25 - Ngắn hạn 3.739 74 3.352 79 (387) (10) 3.917 74 565 17 - Trung, dài hạn 1.314 26 869 21 (445) (34) 1.376 26 507 58 Doanh số thu nợ 2.569 100 5.178 100 2.609 102 2.365 100 (2.813) (54) - Ngắn hạn 2.004 78 4.286 83 2.282 114 1.892 80 (2.394) (56) - Trung, dài hạn 565 22 892 17 327 58 473 20 (419) (47) Dư nợ 3.645 2.688 (957) (26) 3.083 395 15 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp VFC)

Biểu 2.2. Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2007- 2009)

Qua bảng số liệu 2.2, nhìn chung hoạt động tín dụng của VFC trong thời gian qua có nhiều biến động.

- Về doanh số cho vay: Năm 2007, doanh số cho vay đạt 5.503 tỷ đồng; năm 2008 đạt 4.221 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2007; năm 2009 tăng 25% so với năm 2008 đạt 5.293 tỷ đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, 74% năm 2007 và 79% năm 2008 và 74% năm 2009.

- Về doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ năm 2007 là 2.569 tỷ đồng, năm 2008 doanh số thu nợ là 5.178 tỷ đồng và tăng 102% so với năm 2007, năm 2009 doanh số thu nợ giảm 54% so với năm 2008 xuống còn 2.365 tỷ đồng. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ chủ yếu là thu từ nợ ngắn hạn, năm 2009 doanh số thu nợ từ cho vay ngắn hạn chiếm 80%.

- Về dư nợ tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2007 đạt 3.645 tỷ đồng; năm 2008 đạt 2.688 tỷ đồng, giảm 26% với năm 2007; năm 2009 tăng 15% so với năm 2008 đạt 3.083 tỷ đồng.

Năm 2007 cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 thì các con số này lại giảm đi, đến năm 2009 doanh số cho vay và dư nợ cho vay lại tăng so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do năm 2009 VFC

tiếp tục được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ làm tăng giới hạn cho vay với khách hàng, nguồn vốn VFC huy động được từ các cá nhân, tổ chức kinh tế và các TCTD khác tăng, khả năng cho vay lớn hơn. Sang năm 2009, nền kinh tế có nhiều biến động, cũng như các TCTD khác VFC đã rất thận trọng trong việc quyết định cho vay.

* Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay.

Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay 2007-2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DN 3.644,82 100 2.687,91 100 3.083,47 100 Ngắn hạn 2.602,78 71 1.677,04 62 2.269,62 74 Trung hạn 821,39 23 618,87 23 430,63 14 Dài hạn 220,66 6 391,99 15 383,22 12

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Biểu 2.3. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay năm 2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

năm 2007-2009 đều cao và tăng giảm không ổn định trong thời gian vừa qua. Năm 2007 chiếm 71%, năm 2008 chiếm 62%, đến năm 2009 chiếm 74% so với tổng dư nợ cho vay, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 29% năm 2007, năm 2008 đạt 38%, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 26%. Về khía cạnh thời hạn những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy VFC luôn có xu hướng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để mau thu hồi nợ, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay. Ngoài việc chủ yếu cho vay ngắn hạn với thời gian thu hồi vốn nhanh và rủi ro thấp, VFC cũng đầu tư cho vay các dự án trung và dài hạn, tuy thời gian thu hồi vốn chậm rủi ro cao hơn nhưng lại thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Biểu 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

* Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DN 3.644,82 100 2.687,91 100 3.083.467 100

Doanh nghiệp quốc

doanh 3.139,84 86 2.370,37 88 2.629,81 85

Công ty TNHH 219,16 6 281,10 10 422,74 14

Cá nhân và các

khách hàng khác 285,82 8 36,44 1 30,92 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Biểu 2.5. Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Vai trò chính của VFC là thu xếp tài chính cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Vinashin. Vì vậy, dư nợ của các doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của VFC. Năm 2009 dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm đến 85% tổng dư nợ, kế đến là Công ty TNHH chiếm 14%, phần còn lại là 1% dư nợ cho vay cá nhân và các khách hàng khác. Mặc dù tỉ lệ cho vay doanh nghiệp quốc doanh năm 2009 có giảm so với các năm trước nhưng giảm không đáng kể (năm 2007 là 86%, năm 2008 là 88%).

* Dư nợ cho vay theo thành viên trong và ngoài Tập đoàn

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo thành viên trong và ngoài Tập đoàn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ CV 3.644,82 100 2.687,91 100 3.083,45 100 - Trong tập đoàn 3.087,25 8 5 2.364,72 88 2.376,97 77 - Ngoài Tập đoàn 557,58 15 323,2 12 706,50 23

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp của VFC)

Biểu 2.6. Dư nợ cho vay theo thành viên trong và ngoài Tập đoàn

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

VFC là thành viên thuộc Tập đoàn Vinashin với chức năng chính là điều phối tài chính giữa các thành viên trong Tập đoàn Vinashin nên việc dư nợ cho vay với các thành viên trong Tập đoàn Vinashin chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ là điều hết sức dễ hiểu. Tuy nhiên, việc quá tập trung cho vay với một đối tượng khách hàng là rất nguy hiểm, chỉ cần một sự thay đổi bất lợi xảy ra đối với đối tượng khách hàng đó cũng gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của VFC. Điều này thể hiện rất rõ nét trong thời gian vừa qua, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đóng tàu, hoạt động tín dụng của VFC cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tránh tập trung “cho trứng vào một rổ” trong năm vừa qua VFC cũng đã cố gắng đa

dạng hóa khách hàng, mở rộng cho vay đối với khách hàng ngoài Tập đoàn Vinashin, điều này được thể hiện qua tỷ lệ cho vay đối với khách hàng trong Tập đoàn Vinashin năm 2009 (77%) giảm đáng kể so với năm 2008 (88%).

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT

Để tìm hiểu về thực trạng RRTD tại VFC, chúng ta sẽ đi xem xét một số chỉ tiêu phản ánh RRTD tại VFC trong thời gian qua.

2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Công ty tài chính CNTT

Bảng 2.6 Tình hình Phân loại nợ 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm

so với 2007 Năm 2009

Tăng/giảm so với 2008 Dư nợ cho vay 3.644,82 2.687,91 -956,91 3.083,47 395,56

- Nợ nhóm 1 2.147,13 849,64 -1297,49 676,5 -173,14 Tỷ trọng (%) 58,91 31,61 -27,3 21,94 -9,67 - Nợ nhóm 2 1.434,09 1.785,65 351,56 2.315,47 529,82 Tỷ trọng (%) 39,35 66,43 27,08 75,09 8,66 - Nợ nhóm 3 0,80 - -0,8 5,68 5,68 Tỷ trọng (%) 0,02 0,00 -0,02 0,18 0,18 - Nợ nhóm 4 62,81 30,29 -32,52 1,67 -28,62 Tỷ trọng (%) 1,72 1,13 -0,59 0,05 -1,08 - Nợ nhóm 5 - 22,33 22,33 84,16 61,83 Tỷ trọng (%) 0,00 0,83 0,83 2,73 1,90 Dư nợ quá hạn 1.497,7 1.838,28 340,58 2.406,98 568,7 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 41,09 68,39 27,29 78,061 9,67 Dư nợ xấu 63,61 52,63 -10,98 91,51 38,88 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,75 1,96 0,21 2,97 1,01

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Do ảnh hưởng từ các biến động của nền kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp, năm 2009 tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ của các NH tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ của VFC cũng có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Biểu 2.7 Tình hình Phân loại nợ 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Qua bảng số liệu cho thấy chất lượng tín dụng trong các năm diễn biến theo chiều hướng xấu. Tỷ lệ dư nợ nhóm 1 giảm mạnh qua các năm, trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng nhanh. Năm 2007 tỷ lệ nợ nhóm 1 gần 59% tổng dự nợ, năm 2008 tỷ lệ nợ nhóm 1 giảm mạnh xuống còn 31,6% tổng dư nợ (giảm tới 27% so với năm 2007), năm 2009 tiếp tục giảm xuống còn 22%. Năm 2007 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 39%, năm 2008 tăng lên 66% và năm 2009 tiếp tục tăng lên tới 75%. Cùng với đó là sự tăng lên của tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Biểu 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn của VFC 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Trong ba năm vừa qua nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2007 nợ quá hạn là 1.497,7 tỷ đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 41,09%. Năm 2008, 2009 mặc dù tổng dư nợ giảm so với năm 2007 nhưng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh so với năm 2007 (năm 2008, 2009 nợ quá hạn lần

lượt là 1.838,28 tỷ đồng, 2.406,98 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ quá hạn là 68,39% và 78,06%.

* Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Biểu 2.9 Tỷ lệ nợ xấu của VFC 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Nợ xấu trong giai đoạn 2007 – 2009 xét về tỷ lệ, nợ xấu năm sau cao hơn trước. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu là 1.75% và đến năm 2008 tăng lên là 1.96%, năm 2009 tỷ lệ xấu tăng mạnh so với 2 năm trước lên tới 2,97%. Năm 2008 tổng dư nợ giảm 26% so với năm 2007 nhưng dư nợ xấu chỉ giảm có 17%, năm 2009 tổng dư nợ tăng 15% so với năm 2008 nhưng dư nợ xấu tăng tới 74% so với năm 2008. Như vậy, tốc độ giảm và tăng của dư nợ xấu là thấp và cao hơn tốc độc giảm và tăng của tổng dư nợ, điều này chứng tỏ dư nợ xấu của VFC biến động theo chiều hướng xấu trong thời gian qua. Mặc dù dư nợ xấu trong thời gian qua chưa nằm trong mức báo động nhưng với sự gia tăng quy mô nợ xấu VFC cần có các biện pháp phù hợp để tỷ lệ nợ xấu không tăng quá cao trong thời gian tới.

Biểu 2.10 Tỷ lệ các nhóm nợ năm 2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007-2009)

Năm 2009, dư nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là 75,09%, kế tiếp là dư nợ nhóm 1, chiếm 21.94%, dư nợ nhóm 3 chiếm 0,18%, dư nợ nhóm 4 chiếm 0,05%, dư nợ nhóm 5 chiếm 2,73%. Với cơ cấu nhóm nợ như trên phản ánh chất lượng tín dụng của VFC không được tốt lắm. Tỷ lệ nợ xấu tăng, và mặc dù tổng tỷ lệ dư nợ nhóm 1 và 2 là 97% nhưng trong đó tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm tới 75%. Vì vậy, VFC cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng tín dụng, tìm cách giảm dư nợ nhóm 2, đặc biệt là đối với các khoản nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), VFC cần nhanh chóng có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc giúp đỡ khách hàng vượt quá khó khăn bằng cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu trả nợ hoặc xử lý TSĐB để thu hồi nợ…

2.2.2.2 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT

Bảng 2.7 Tình hình trích lập DPRR 2007-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng (giảm) 2008/2007 2009 Tăng (giảm) 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số dư đầu kỳ 25,57 114,59 89,02 348% 158,47 43,88 38% DPRR trích lập trong kỳ 97,26 53,03 (44,23) -45% 52,80 (0,23) 0% DPRR sử dụng trong kỳ (8,23) (9,14) (0,91) 11% (10,25) (1,11) 12% Số dư cuối kỳ/ Số phải trích 114,59 158,48 43,88 38% 201,02 42,55 27%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007 - 2009)

Năm 2007 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng là 114,6 tỷ đồng. Năm 2008 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt hơn 158 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2007. Năm 2009 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng là hơn 201 tỷ đồng tiếp tục tăng 27% so với năm 2008. Như vậy là dự phòng cho các khoản vay của VFC liên tục tăng từ năm 2007 đến năm 2009, trong khi dư nợ năm 2008 và 2009 giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do tỷ lệ nợ xấu tăng đặc biết là nợ nhóm 5. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,97% trong đó tỷ lệ nợ nhóm 5 đã chiếm tới 2,73% tổng dư nợ. Thêm vào đó là sự tăng lên của dư nợ nhóm 2 (75,09%) đã làm cho DPRR phải trích năm 2009 tăng 27% so với năm 2008 (mặc dù dư nợ cho vay năm 2009 tăng 15% so với năm 2008).

Biểu 2.11 DPRR phải trích 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VFC 2007 - 2009)

Bảng 2.8 Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DPRR phải trích 114,59 158,48 201,02

Tổng dư nợ 3.644,82 2.687,91 3.083,47

Tỷ lệ (%) 3,14 5,90 6,52

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp của VFC)

Biểu 2.12 Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ cho vay của VFC năm 2007 là 3,14%, năm 2008 là 5,90% và năm 2009 tiếp tục tăng lên là 6,25%. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng giảm sút trong thời gian qua. Mặc dù vẫn chưa nằm trong mức báo động nhưng VFC chủ động hơn nữa trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết và cần có một chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng tốt.

Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của VFC có xu hướng xấu đi. Trong tương lai sắp tới, để hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu tốt hơn, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì việc đánh giá RRTD và đề ra những giải pháp hạn chế RRTD hiệu quả hơn là điều rất cần thiết đối với sự phát triển của VFC.

2.2.2.3 Nợ không có đảm bảo

Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo đảm bảo 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay 3.644,82 2.687,91 3.083,47

Dư nợ cho vay có bảo đảm 3.044,52 2.349,77 2.741,51

Tỷ trọng (%) 83,53 87,42 88,91

- Trong đó: Dư nợ cho vay có bảo đảm

bằng bảo lãnh của Tập đoàn 2.471,24 1.954,30 2.306,44

- Tỷ trọng (%) 81,17 83,17 84,13

Dư nợ cho vay không có bảo đảm 600,30 338,14 341,96

Tỷ trọng (%) 16,47 12,58 11,09

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp của VFC 2007 - 2009)

Qua bảng số trên có thể thấy tỷ lệ dư nợ có đảm bảo tại VFC trong thời gian qua là khá cao và tăng qua các năm (năm 2007 là 83,53%; năm 2008 là 87,42%; năm 2009 là 88,91%). Tuy nhiên, trong tổng dư nợ có đảm bảo, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng bảo lãnh của Tập đoàn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%). Tuy bảo lãnh của Tập

đoàn cũng là một hình thức đảm bảo cho khoản vay nhưng gần như khi các khoản nợ được Tập đoàn bảo lãnh quá hạn Tập đoàn đều không thực hiện trách nhiệm trả nợ thay cho khách hàng có khoản nợ quá hạn đó. Vì vậy, dù tỷ lệ cho vay không có đảm bảo thấp nhưng khả năng xảy ra RRTD vẫn khá cao.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w