Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 81 - 84)

Hoạt động của TCTD luôn gắn liền với rủi ro, vì vậy để hoạt động có hiệu quả CTTC phải đánh giá và lựa chọn khách hàng một cách có hiệu quả. Việc tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về khách hàng sẽ cho phép phát triển các chiến lược kinh doanh và quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn. Với việc dành thời gian để nghiên cứu và phân tích các nhóm đối tượng khách hàng, công ty có thể đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc: nâng cao các chính sách kinh doanh và đưa ra được các quyết định đầu tư một cách hiệu quả.

Hiện VFC đánh giá khách hàng chủ yếu theo phương pháp định tính, mô hình chấm điểm tín dụng mới được triển khai nhưng còn nhiều bất cập chưa hoàn thiện để có thể đưa vào áp dụng rộng rãi. Do đó, sự đánh giá khách hàng chủ yếu mang tính chủ quan và thiếu chính xác.

Mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng đã và đang được nhiều TCTD áp dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm như: cho phép xử lý nhanh một khối lượng lớn hồ sơ vay vốn, chi phí thấp, khách quan góp phần tích cực vào việc kiểm soát tín dụng của TCTD. Nếu biết kết hợp một cách linh hoạt hai phương pháp đánh giá khách hàng trên sẽ hỗ trợ rất tích cực cho CBTD trong công tác thẩm định.

Để hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng, VFC cần thực hiện các công việc sau:

- Thiết lập bộ phận quản trị RRTD và đào tạo cán bộ vận hành, ngoài ra phải tuyển chọn các chuyên gia quản trị RRTD giỏi, vì xếp loại tín dụng bao giờ cũng cần thực hiện song song bằng máy tính và phương pháp chuyên gia để đưa ra kết luận chính xác nhất.

- Trang bị hệ thống máy móc thiết bị tin học và truyền thông phù hợp.

- Xây dựng các bài toán xếp loại, chấm điểm tín dụng phù hợp với cơ cấu khách hàng hiện tại và dự kiến trong tương lai, từ đó xây dựng các phần mềm xếp loại và chấm điểm phù hợp với các đối tượng khác nhau.

- Để kết quả chấm điểm tín dụng được chuẩn xác cần xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ và đáng tin cậy.

3.2.5 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ liên quan đến những công việc mang tính tác nghiệp cụ thể mà một bộ phận nào đó của CTTC được giao thực hiện. Cơ chế kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của CTTC. Mục đích của kiểm soát nội bộ nhằm:

- Sử dụng các nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh của CTTC một cách hiệu quả.

- Đảm bảo chắc chắn các quyết định và chế độ quản lý đã được CTTC và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng thể thức và giám sát mức độ hiệu quả cũng như tính hợp lý của các chế độ đó.

- Phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện các biện pháp đối phó.

- Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của CTTC. - Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao dịch phát sinh của CTTC.

- Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan.

- Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

Dễ dàng nhận thấy, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của CTTC. Việc xây dựng và thực hiện được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho phép CTTC chống đỡ tốt nhất với rủi ro.

Hoạt động tín dụng được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của CTTC, vì vậy công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng lại càng hết sức cần thiết. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn giúp phát hiện, ngăn ngừa rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Kiện toàn tổ chức hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Tách bạch bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng với bộ phận nghiệp vụ trực tiếp để đảm bảo

tính khách quan trong việc kiểm tra đánh giá, việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước và các chính sách, quy định của Công ty.

- Nhân lực của kiểm soát nội bộ: nên chọn những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng và có phẩm chất đạo đức tốt: trung thực, ý thức chấp hành pháp luật, khách quan, có kiến thức, hiểu biết về pháp luật, quản trị kinh doanh, có khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin…Trong quá trình làm việc cần thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp, luật pháp cho cán bộ kiểm soát.

- Tùy vào từng đối tượng, mục đích kiểm tra mà có biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp. Và thường xuyên tự đánh giá để phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của Công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w