Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 73 - 75)

Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận cao luôn song hành với rủi ro lớn. Đương đầu và quản lý rủi ro là phần không thể thiếu của bất kỳ CTTC nào nếu muốn tạo ra lợi nhuận và mang lại giá trị cho công ty. Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Không chỉ VFC mà bất cứ một CTTC nào cũng cần phải chủ động trong phòng ngừa rủi ro. Với các khó khăn của nền kinh tế và sự đình đốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn và rủi ro thực tế sẽ lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng, nhất là khi được đo lường bằng các chuẩn mực quốc tế.

Nâng cao quy trình quản lý rủi ro một mặt sẽ tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả của Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc, mặt khác sẽ giúp tích hợp quy trình quản lý rủi ro vào quá trình ra quyết định hàng ngày. Các CTTC không nâng cao được quy trình quản lý rủi ro sẽ phải đối mặt với rất nhiều kiểu rủi ro khác nhau: thua lỗ về tài chính nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến luồng tiền, làm sụt giảm uy tín với khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay sự chuẩn bị đầy đủ

của TCTD về mọi mặt trong đó có cả quy trình và chiến lược quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp không bị rơi vào thế bị động và có nhiều khả năng hơn để tận dụng các cơ hội phát triển.

Để xây dựng được bộ máy quản lý RRTD đòi hỏi phải có sự đầu tư về nguồn lực, thời gian. VFC cần xây dựng bộ máy quản lý RRTD theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu chủ yếu gồm:

- Ban kiểm soát

- Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng - Hội đồng ALCO

- Hệ thống kiểm toán nội bộ

Nhiệm vụ của bộ máy quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường và đánh giá rủi ro một cách nhất quán và sau đó đưa ra các đánh giá và quan điểm chiến lược có sự tích hợp và trên quy mô toàn công ty nhằm đảm bảo rằng hồ sơ quản lý rủi ro của mình phù hợp và nhất quán với chiến lược tổng thể của công ty. Cơ cấu của các tổ chức này sẽ thay đổi tùy theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù theo cấu trúc nào đi chăng nữa, các nguyên tắc cơ bản là không thay đổi. Cụ thể như sau:

- Nhân sự tài năng: Các giám đốc quản lý rủi ro trong tập đoàn cũng như trong từng bộ phận riêng biệt phải thực sự có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng để có thể cố vấn cho giám đốc điều hành và có tính đến mối quan hệ lợi nhuận – rủi ro trong các quyết định kinh doanh. Chìa khóa để thành công trong việc quản lý rủi ro đó chính là bổ nhiệm được những giám đốc quản lý rủi ro thực sự tài năng.

- Tách bạch vai trò và nhiệm vụ: Các TCTD phải tách biệt rõ ràng vai trò của các cấp quản lý rủi ro, đó là những người thiết lập các chính sách và giám sát việc thực hiện các chính sách đó với những người phát hiện và quản lý các rủi ro.

- Làm rõ trách nhiệm từng cá nhân: Các chức năng quản lý rủi ro đòi hỏi phải có bảng mô tả công việc rõ ràng, ví dụ thiết lập, xác định và kiểm soát các chính sách. Mối liên kết cũng như tính ràng buộc trách nhiệm cũng cần được xác định rõ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w