Bài học về hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính của một

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 37 - 41)

nước

Rủi ro là không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh. Các ông chủ luôn phải tìm cách hạn chế nó để lợi nhuận kiếm được là cao nhất. Để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, ta thường học hỏi kinh nghiệm và cách làm từ những người đi trước. Hệ thống TCTD Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển nên năng lực và kinh nghiệm về quản lý RRTD còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng ta có thể nghiên cứu

kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

1.3.4.1 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Mỹ

Mỹ – nước có nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu thế giới, vì vậy không có gì lạ khi họ có thị trường tài chính cực kỳ phát triển.

Các CTTC Mỹ rất coi trọng tài sản thế chấp (thiết bị, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, …Giá trị các khoản vay sẽ được dựa trên giá trị của các tài sản bảo đảm.

Trong thời gian vừa qua cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn ở Mỹ đã chứng minh rằng khi xem nhẹ tài sản đảm bảo thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn hoạt động cho vay có phần dễ dãi và ồ ạt - được gọi là “cho vay dưới chuẩn” - của các TCTD đối với người vay tiền mua nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Tuy nhiên, dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên này đã không được chính phủ cũng như giới tài chính Mỹ nhìn nhận đúng mức nên không có giải pháp kịp thời. Chỉ đến khi một loạt các “đại gia” NH và tín dụng của Mỹ chao đảo thì tình hình đã trở nên quá muộn.

Các TCTD Mỹ rất coi trọng thông tin thu thập được. Thông tin thu thập được chính xác và đáng tin cậy thì các ngân hàng mới đưa ra được các quyết định chính xác.

Các TCTD Mỹ coi trọng việc trao đổi thường xuyên với khách hàng về hoạt động kinh doanh, các khó khăn họ gặp phải cũng như những cơ hội họ có. Như vậy, TCTD có thể hiểu và nắm rõ tình trạng của khách hàng và đưa ra cho khách hàng được những lời khuyên hữu ích.

1.3.4.2 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Thái Lan

Khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Một trong những yếu tố căn bản dẫn đến cuộc khủng

hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh. Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý NH, bản thân CTTC thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của CTTC.

Sau cuộc khủng hoảng, Thái Lan đã thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặc biệt chú trọng vào xây dựng và thực thi hệ thống quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Ngân hàng trung ương Thái Lan đã ban hành và giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn vốn phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như: quy định vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập một ngân hàng, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu 8%, giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…

- Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để đánh giá và xếp hạng khách hàng, trên cơ sở đó có chính sách tín dụng phù hợp vớ từng đối tượng.

- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường và giám sát các loại rủi ro tín dụng, thị trường và thanh khoản theo thông lệ quốc tế.

- Các CTTC xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ và tách bạch chức năng giữa các bộ phận rõ ràng để kiểm soát lẫn nhau

1.3.4.3 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc

Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ TCTD trong nước, còn TCTD trong nước lại nợ TCTD nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi khủng hoảng xảy ra,

với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống TCTD bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2 vào tháng 12. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để thắt chặt và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Chính phủ Hàn Quốc thanh lý và tiến hành sát nhập các ngân hàng hoạt động không hiệu quả đi đôi với hoạt động cải cách căn bản hệ thống TCTD.

- Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và giảm tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng.

- Thành lập ủy ban thanh tra, giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phu, ủy ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa, định kỳ đánh giá xếp loại các ngân hàng theo hệ thống Camel.

1.3.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hạn chế RRTD, các CTTC có thể đúc rút và vận dụng một số bài học sau:

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống giám sát và đo lường các loại rủi ro tín dụng.

- Cần xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý, tách bạch chức năng giữa các bộ phận (thẩm định và gia quyết định cho vay). Việc quyết định cho vay cần theo mức tăng dần cho từng người, từng bộ phận nghiệm vụ để tránh được tình trạng gian lận tín dụng. Thực hiện nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, cần thẩm định thật chặt chẽ năng lực của khách hàng, hiệu quả của phương án vay vốn, cũng như tình hình tài chính của khách hàng.

- Cần phải quy định cụ thể về trích lập dự phòng rủi ro. Trích lập RRTD là cách thức hữu hiệu để hạn chế rủi ro tổn thất tín dụng.

- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hợp lý, hiệu quả dựa trên việc phân loại khách hàng theo nhóm để từ đó đưa ra quy trình thẩm định, cho vay phù hợp với từng đối tượng và chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w