Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 88 - 91)

- Nâng cao chất lượng điều hành, quản lý

NHNN cần thực hiện việc hướng dẫn một cách nhanh chóng và rõ ràng các văn bản chứng từ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN, Luật các TCTD và văn bản pháp luật của cấp trên khác.

Nân cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các TCTD thông qua thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường và đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, khoa học nhất là các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng để các TCTD có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình để đạt được cả mục tiêu phát triển và mục tiêu phòng ngừa rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các TCTD, đồng thời phải quy định chặt chẽ trách nhiệm của TCTD trong việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế các thủ tục pháp lý phức tạp không cần thiết gây mất thời gian và khó khăn cho các TCTD.

Phối hợp với các ban ngành liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, và kiểm soát RRTD.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng để đưa hoạt động tín dụng của các TCTD vào đúng khuôn khổ.

Nội dung thanh tra, kiểm tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học. Các thông tin thu được cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính nội dung, hình thức. Một điều rất quan trọng khi tiến hành thanh tra kiểm tra các TCTD là cần xây dựng chương trình thanh tra đảm bảo được tính kiểm soát, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD.

Cần tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ thanh tra giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức. Thường xuyên được cập nhật thông tin về chính sách, luật pháp, thị trường để thực hiện tốt công tác thanh tra và có thể đưa ra các nhận định, kết luật giúp TCTD nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của thanh tra NHNN để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

Hoạt động chủ yếu của thanh tra NHNN hiện nay là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các TCTD. Còn việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các TCTD vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chưa có tiêu chí cụ thể. Nên để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của TCTD thì cẩn phải xây dựng các tiêu chí cụ thể.

- Hoàn thiện hoạt động thông tin hạn chế RRTD cho toàn bộ các TCTD.

Một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Chất lượng thông tin càng cao càng giúp cho các TCTD giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng. NHNN đã thành lập ra

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để cung cấp thông tin cho các TCTD phục vụ cho hoạt động của họ. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động của CIC như thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, đổi mới, hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập và truy cập thông tin được thông suốt và kịp thời là hết sức cần thiết.

Tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm việc tại CIC phải vừa am hiểu về công nghệ thông tin, vừa phải có kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra được những nhận định, cảnh báo thích hợp cho các TCTD tham khảo.

Ngoài ra, NHNN cần có những biện pháp thích hợp để các TCTD nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC để từ đó các TCTD tự giác hợp tác và cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. (Hiện các TCTD chưa có tinh thần hợp tác trong việc cung cấp số liệu cho CIC do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh).

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của CTTC việc CTTC đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh tín dụng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

- Tìm hiểu những lý luận chung về RRTD của các CTTC

- Nghiên cứu tổng quát về hoạt động của VFC, đồng thời đi sâu tìm hiểu, phân tích hoạt động tín dụng và hạn chế RRTD tại VFC để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tại trong công tác hạn chế RRTD tại VFC.

- Từ tìm hiểu lý luận và thực tế đưa ra một số giải pháp để hạn chế RRTD tại VFC.

- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN để tạo điều kiện giúp CTTC cũng như VFC thuận lợi trong công tác hạn chế RRTD.

RRTD và các biện pháp hạn chế RRTD là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới. Hy vọng luận văn sẽ góp phần hạn chế RRTD phát sinh tại VFC.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w