Tạo môi trường vĩ môi ổn định. Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị ổn định giữ một vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Trong việc hoạch định chính sách cần cân đối giữa các mục tiêu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ, tránh tình trạng thặt chặt hay nới lỏng quá mức. Tránh việ thay đổi chính sách, định hướng một cách đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động của các TCTD nói riêng.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để không ngừng tạo ra môi trường pháp luật lành mạnh và hành lang pháp lý vững chắc góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh và yên tâm bỏ vốn ra đầu tư.
Chính phủ cần kịp thời phối hợp với các ban ngành có liên quan để xử lý các vấn đề pháp lý về đăng ký giao dịch đảm bảo, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai,
quyền sử dụng đất…và các vấn đề khác có tính đa ngành, liên bộ liên quan đến xử lý RRTD.
Các ban ngành liên quan cần có sự chia sẻ và thống nhất những quan điểm lớn chỉ đạo hoạt động phòng ngừa và hạn chế RRTD. Có thể nói, kiểm soát được RRTD là một điều rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống tài chính, đảm bảo hiệu quả và bền vững của hệ thống tài chính, huyết mạch luân chuyển vốn của nền kinh tế.
Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển mà trước hết là thị trường liên NH và thị trường tiền tệ để xác định khuôn khổ hoạt động cho các TCTD. Điều này sẽ giúp các TCTD có nhiều cơ hội đầu tư hơn nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán giúp giảm thiểu ro rỏ trong hoạt động của các TCTD.