1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK

58 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty TNHH Vietlink
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thảo
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Theo điều 233 Luật Thương mại : “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - - -

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :”GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

TẠI CÔNG TY TNHH VIETLINK”

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trường Đại họcDuy tân, thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình dìu dắt em suốt 4 nămhọc vừa qua Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến cơ bản về chuyên ngànhkinh tế, thầy cô còn tạo điều kiện để em được tiếp cận với những kiến thức thực tếngoài xã hội và những kiến thức đó sẽ là hành trang giúp em vững bước hơn sau khi

ra trường

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp

đỡ em có thể hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự nhiệt tình của các anh chị trong công tyTNHH Vietlink đã tạo điều kiện, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực tậptại công ty Em đã học tập được rất nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu logisticscũng như học hỏi được phong cách làm việc chuyên nghiệp từ các anh chị Điều đógiúp ích rất nhiều đề em chuẩn bị hành trang cho tương lai

Lời cuối, em xin được chúc Quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh cùngtoàn thể thầy cô trường Đại học Duy Tân và các anh chị đang công tác tại công tyTNHH Vietlink lời chúc sức khỏe

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNC Transnational corporation Tập đoàn xuyên quốc gia

FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do

TEU Twenty-foot equivalent unit Một đơn vị đo 20 feet

CO;.LTD Company limited Công ty trách nhiệm hữu hạn

BPCS Business Planning and

Control System

Kế hoạch kinh doanh và Hệthống điều khiển

AI Artificial intelligence Trí tuệ nhân tạo

EDI Electronic data interchange Trao đổi dữ liệu điện tử

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 1 Logo công ty 20

Hình 2.1 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.2 1 Nguồn nhân lực công ty từ năm 2019-2021 23

Bảng 2.2 2 Tình hình cơ sở vật chất 24

Bảng 2.2 3 Cân đối kế toán 24

Bảng 2.3 1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2021 19

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii

MỤC LỤC iv

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGITICS 3

1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics 3

1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics 3

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics 4

1.1.3 Vai trò của dịch vụ logistic 6

1.2 Tình hình dịch vụ logistics những năm gần đây 7

1.2.1 Trong nước 7

1.2.2 Thế giới 8

1.3.Các yếu tố cơ bản dịch vụ logitics 9

1.3.1 Dịch vụ vận tải 9

1.3.2 Kho bãi 12

1.3.3 Dịch vụ khách hàng 14

1.3.4 Công nghệ thông tin 14

1.4 Các nhóm dịch vụ logistics hiện nay 15

1.4.1 Nhóm dịch vụ chủ yếu 15

1.4.2 Nhóm dịch vụ liên quan 15

1.5 Các tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ logitics 16

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH VIETLINK 19

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Vietlink 19

2.1.1 Vài nét về công ty TNHH Vietlink 19

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 19

2.1.3 Mục tiêu và phương hướng hoạt động 20

Trang 6

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 20

2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tại công ty TNHH Vietlink 22

2.2.1 Tình hình nhân lực: Nguồn nhân lực công ty từ năm 2019-2021 22

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất 23

2.2.3 Tình hình tài chính 23

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 25

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021 25

2.4 Thực trạng dịch vụ logistics công ty TNHH Vietlink 26

2.4.1 Dịch vụ vận tải 26

2.4.2 Kho bãi 28

2.4.3 Dịch vụ khách hàng 28

2.4.4 Công nghệ thông tin dịch vụ logistics 29

2.5 Đánh giá dịch vụ logistics công ty TNHH Vietlink 30

2.5.1 Ưu diểm 30

2.5.2 Nhược điểm 30

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH VIETLINK 31

3.1 Căn cứ đề ra giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHH Vietlink 31

3.1.1 Dự báo về dịch vụ logistics 31

3.1.2 Xu hướng về dịch vụ logistic 31

3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHH Vietlink 33

3.2.1 Mở rộng tuyến vận chuyển đường bộ sang Trung Quốc 33

3.2.2 Cung cấp và phát triển dịch vụ kho bãi 34

3.2.4 Đầu tư công nghệ thông tin cho công ty 36

3.2.5 Tăng cường phát triển hoạt động marketing 38

3.2.6 Phát triển nguồn nhân lực 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 42

Trang 7

Ngành logistics có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội Logisticsđóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến ngườiHiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực logistic, điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đa

số là những công ty vừa và nhỏ, quy mô doanh nghiệp còn trẻ cùng với công nghệ

và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Đó là cũng là những rào cản để có thể pháttriển dịch vụ logistic.Nhưng các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để gia tăng khảnăng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp mình

Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤLOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH VIETLINK”

2.Mục đích nghiên cứu

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về dịch vụ logistics

+ Tìm hiểu tình hình hoạt động dịch vụ logistics của công ty TNHH Vietlink + Từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHHVietlink

Trang 8

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài dịch vụ logistics công ty TNHH Vietlink+Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển dịch vụ logitics công tyTNHH Vietlink

4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài

+ Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp

+Phương pháp dự báo kinh tế

5.Kết cấu của đề tài

Chương 1 Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics

Chương 2 Tình hình hoạt động logitics của công ty TNHH Vietlink

Chương 3 Giải phát phát triển dịch vụ logitics tại công ty TNHH Vietlink

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGITICS

1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics

1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics

Thuật ngữ “logistics” được sử dụng nhiều từ thế kỉ XIX với ý nghĩa là nănglực tư duy hệ thống hoặc là kĩ năng tính toán hợp lý Logistics ngày nay được sửdụng để chỉ về việc quản lý và kiểm soát sự dịch chuyển các nguồn lực một cáchkhoa học

Theo Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Hoa Kỳ:

“Logistics là quả trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục cho việc vận chuyển hiệu quả và lưu trữ hàng hoá bao gồm cả các dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ cho các mục đích phù hợp với yêu cầu của khách hàng và bao gồm đầu vào, đầu ra, chuyển động bên trong và bên ngoài”.

Xét từ khía cạnh quản trị các chuỗi cung ứng:

“Logistics là một bộ phận cẩu thành hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm việc lên kế hoạch và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của hàng hoả theo cả hai chiều

từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo điều 233 Luật Thương mại : “Dịch vụ logistics là hoạt động thương

mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch

vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao ”

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các khái niệm về dịch vụLogistics có thể chia làm hai nhóm:

- Nhóm định nghĩa thứ nhất: Nhóm định nghĩa này góp phần phân định rõràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khaithuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cungcấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp

-Nhóm định nghĩa thứ hai: Bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập hợp cácyếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics

1.1.2.1 Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụliên quan đến hàng hoá như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận hàng hoá, lưu kho,lưu bãi Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ riêng

lẻ như thuê tàu, đóng gói hàng hoá, làm thủ tục hải quan, đánh ký mã hiệu, v.v.hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng

Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi, có sựsắp xếp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian từ nhận hàng hoá từ người gửi,đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi Trong trường hợphàng hoá phải thực hiện xuất, nhập khẩu, thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticschuẩn bị giấy tờ cần thiết (vận đơn vận chuyển, giám định, chứng thư tín dụng), làmthủ tục hải quan Thương nhân tổ chức việc bảo quản hàng hoá và làm thủ tục giaohàng tới cho người nhận theo đúng thỏa thuận và yêu cầu của khách hàng Thươngnhân cung ứng dịch vụ logistics được hưởng thù lao từ dịch vụ do mình cung ứng.Dịch vụ logistics là dịch vụ mang tính quá trình được thực hiện liên hoàn, dịch

vụ logistics không mang tính chất đơn lẻ Các khâu trong chuỗi được thương nhân

tổ chức thực hiện theo kế hoạch được tính toán chi tiết để hàng hoá được dịchchuyển liên tục trong các khâu của chuỗi từ đó tiết kiệm tối đa thời gian cũng nhưchi phí vận chuyển Dịch vụ logistics có thể giảm lãng phí do sản xuất quá nhiều,lãng phí do hàng tồn kho, lãng phí do di chuyển, lãng phí do quá trình vận hành,lãng phí do chờ đợi,

1.1.2.2 Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là dịch vụ bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp do thương nhân thực hiện để hưởng thù lao Dịch vụ logistics có vaitrò quan trọng đôi với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dịch vụlogistics có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp, từ chuẩn

bị nguyên vật liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp đếntay người tiêu dùng Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đíchđưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro và phải trả

Trang 11

Sự phát triển của dịch vụ logistics đã kéo theo sự thay đổi về phương thức sảnxuất kinh doanh Các quốc gia phát triển trên thế giới đã chuyển dịch địa bàn sảnxuất hàng hoá về những quốc gia đang phát triển để khai thác những nguồn lực giá

rẻ như tài nguyên, sức lao động Một số quốc gia trở thành những công xưởng lớncủa thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, v.v khi sản xuất phầnlớn lượng hàng hoá tiêu dùng trên thế giới Nguyên nhân của hiện tượng này là doquá trình phát triển và ngày càng hoàn thiện của các chuỗi dịch vụ logistcis đã làmgiảm chi phí giao nhận, vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá, nó trở thành cơhội để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi thế cạnh tranh

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đáp ứng đầy đủ các yêu cầu củakhách hàng thông qua việc cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ trongchuỗi và hưởng thù lao từ hoạt động đó Thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticscũng được thanh toán các khoản chi phí phát sinh họp lý do thực hiện theo chỉ dẫncủa khách hàng hoặc thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của kháchhàng

1.1.2.3 Đặc điểm về chủ thể tham gia dịch vụ logistics

Chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm: thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics và khách hàng.Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện một cáchchuyên nghiệp Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điềukiện về phương tiện thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật và có độingũ nhân viên đáp ứng yêu cầu Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thểđảm nhiệm một, một phần hoặc toàn bộ các công đoạn trong chuỗi logistics.Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dựng các chuỗi logistics trên

cơ sở thiết lập một cách có hệ thống nguồn lực, công nghệ của mình với các thươngnhân khác Trong chuỗi dịch vụ logistics có những thương nhân quản lý và điềuhành chuỗi và thương nhân được thuê tham gia vào các giai đoạn trong chuỗi.Thương nhân quản lý và điều hành chuỗi nhân danh chính mình để ký hợp đồng vớikhách hàng, đưa hàng hoá của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân đóxây dựng

Khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hànghoá Khách hàng trong dịch vụ logistics có thể là thương nhân hoặc không phải là

Trang 12

thương nhân Khách hàng của dịch vụ logistics có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặckhông phải chủ sở hữu hàng hoá Trong một số trường hợp, khách hàng của dịch vụlogistics là đại diện của chủ sở hữu hàng hoá, được chủ sở hữu hàng hoá ủy thácthực hiện việc giao nhận hàng hoá.

1.1.3 Vai trò của dịch vụ logistic

1.1.3.1 Đối với quốc gia

Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ và thông suốt nếu chuỗi logisticshoạt động liên tục Vì vậy, vai trò của logistics đối với nền kinh tế ngày càng đượcphát huy Logistics trở thành yếu tố thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế vàcũng là một hoạt động quan trọng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ

- Hiện đại hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế số

Đại dịch đã làm nổi bật nhu cầu về số hóa và công nghệ như robot di động tựđộng và các công cụ phân tích thời gian thực Chuỗi cung ứng vật chất cần phảiphát triển đồng thời và phải tự động hóa các nhiệm vụ và triển khai công nghệ để raquyết định phức tạp Việt Nam đã chứng kiến một loạt các vụ sáp nhập và liêndoanh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần trong và ngoài nước cũng như cácquan hệ hợp tác trong lĩnh vực hậu cần

- Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế quốc gia

Logistics là cơ sở của các hoạt động kinh tế của sản xuất, kinh doanh và phânphối nhằm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau Nếu những hoạt động này diễn rasuôn sẻ thì nó sẽ khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất và nếu dừng lại thì

nó sẽ hạn chế thương mại giữa các khu vực và nước sở tại, có tác động tiêu cựcđến toàn bộ sản xuất và đời sống Vì vậy khi hiệu quả của hoạt động logistics trongnền kinh tế bị ảnh hưởng Nền kinh tế được cải thiện một phần sẽ nâng cao hiệuquả của nền kinh tế xã hội

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Hoạt động logistics hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Sựphát triển của logistics có thể hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm vàrút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường năng lực giao hàng và đi đầu trong cáchoạt động sản xuất, bán hàng và phân phối

Trang 13

Song song với sự phát triển của logistics là khả năng thu hút vốn đầu tư, cácnhà đầu tư sẽ ưu tiên hơn cho các quốc gia có điều kiện phát triển tốt, không chỉ về

cơ sở hạ tầng, mà còn do mức độ phát triển của hoạt động logistics

-Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực

Logistics là một trong những yếu tố tăng cường mối quan hệ trong nền kinh tếquốc tế Đặc biệt, vai trò của logistics đối với nền kinh tế và hội nhập với sự pháttriển của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC), hoạt động thương mại và đầu tư đượcđẩy mạnh hơn bao giờ hết

Ngoài ra, các TNC này thực hiện một hệ thống hậu cần toàn cầu cũng giúpđảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế và tối đa hóa ảnhhưởng của thời gian, địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội đến sản xuất hàng hóa

1.1.3.2 Đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics là một nhân tố quan trọng bởi nó giúp giảiquyết cả đầu ra lẫn đầu vào cho doanh nghiệp một cách hiệu quả Vừa cung cấpnguyên liệu thô cho sản xuất, vừa cung cấp thành phẩm cho hệ thống phân phối vậtchất Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sảnphẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics Không những thế, logisticscòn cung cấp sự hỗ trợ trên các điểm chuyển giao quyền sở hữu, nhờ đó quá trình từsản xuất đến phân phối hàng hóa, dịch vụ luôn được tối ưu hóa Trong bối cảnh

“cạnh tranh theo thời gian”, yếu tố “thời gian” đã trở thành một thông số chính để

so sánh giữa các nhà cung cấp dịch vụ và do đó tạo nên sự hài lòng cho khách hàngcuối cùng Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịchhàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thờigian và địa điểm đặt ra

1.2 Tình hình dịch vụ logistics những năm gần đây

1.2.1 Trong nước

Giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư phát triểnnhanh, phát huy hiệu quả cao; nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khaithác Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọngđiểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hoà cácphương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí

Trang 14

vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thói quen củangười tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từmua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa

và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy

mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rấtlớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics cóthể tìm kiếm cơ hội

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đếnnay, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong việcgóp phần thực hiện các FTA thế hệ mới Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng10/2021, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,89 tỷ USD, giảm 1,8%.(theo Bộ côngthương)

Số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam công bố trong 11 tháng năm 2021, tổngkhối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 647 triệu tấn, tăng 2%

so với cùng kỳ năm 2020 Kết quả khảo sát chỉ ra rằng 80% số doanh nghiệp đạtđược tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm nay so với năm 2020, thậm chí83% số doanh nghiệp còn ghi nhận tăng trưởng so với năm 2019 - thời điểm trướcđại dịch

1.2.2 Thế giới

Một loạt các sự kiện ở châu Mỹ, từ các vấn đề liên quan đến khí hậu như đợtđóng băng hồi tháng Hai ở Mỹ, đến sự gián đoạn chính trị xã hội như người biểutình phong tỏa cảng Buenaventura ở Colombia vào tháng 5, đã ảnh hưởng đến cáctuyến đường thương mại khắp Latam Trong khi những xáo trộn này đã làm trầmtrọng thêm tình hình, thì cung và cầu không cân bằng là nguyên nhân cơ bản dẫnđến sự chậm trễ của logistics và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao

Sự bùng phát ban đầu của Covid-19 đã khiến nhà máy Trung Quốc phải đóngcửa vào đầu năm 2020, và điều này kéo theo sự gia tăng nhu cầu khi đại dịch bùngphát trên toàn cầu Khi mức độ bình thường hóa được thiết lập lại, nhu cầu tăng

Trang 15

nhanh hơn bình thường, bao gồm cả ngành công nghiệp hóa chất và điều này sẽ tiếptục diễn ra tốt đẹp vào năm 2021.

Vào tháng 3 năm 2021, kênh đào Suez ở Ai Cập đã bị phong tỏa trong khi mộttàu container 20.000 TEU, Ever Given , bị động đất ngang dọc, ngăn chặn thươngmại trị giá ước tính 9,6 tỷ đô la Mỹ Vụ việc mang tính biểu tượng trong một năm

mà những thách thức về hậu cần toàn cầu, mà nhiều người dự kiến sẽ giảm bớt sautác động ban đầu của đại dịch, thậm chí còn trở nên rõ rệt hơn Thiếu kho bãi, giácontainer cao ngất ngưởng, tắc nghẽn cảng và thiếu xe tải là những triệu chứng củamột ngành công nghiệp toàn cầu hóa đang vật lộn để đối phó với sự phân đôi giữanhu cầu gia tăng và các hạn chế của Covid

1.3.Các yếu tố cơ bản dịch vụ logitics

1.3.1 Dịch vụ vận tải

Vận tải là khâu trọng yếu nhất của hoạt dộng dịch vụ logistics, bởi vì kết quảcủa quá trình vận chuyển ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Nguyênvật liệu, hàng hoá chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phươngtiện vận tải Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động dịch vụlogistics Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thông thường là người kinhdoanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non–Vessel-Owning CommonCarriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức Họ tiến hànhcác hoạt động vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng có thểbằng phương tiện của chính mình hoặc do họ thuê mướn, hay trên cơ sở một hợpđồng phụ (sub - contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vậnchuyển Khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh doanh dịch vụ logisticsđóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng Điều này có nghĩa là người kinhdoanh dịch vụ logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký các hợp đồng về vậnchuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mình và chịu trách nhiệm toàn bộ trướckhách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa Dù có làngười vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiệncủa mình hoặc phương tiện do mình thuê) hay là người vận chuyển gián tiếp (thựchiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụvới người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải

Trang 16

chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ mất mát, hư hỏng xảy ra đối vớihàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển.Để chuyên chở hàng hóa,người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một trongcác phương thức vận tải sau: đường biên, đường bộ, đường hàng không hoặc kếthợp hai hay nhiều phương thức lại với nhau - được gọi là vận tải đa phươngthức.Mỗi phương thức vận tải đều có đặc điểm riêng.

- Vận tải biển

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và

cơ sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển Phương tiện thườngdùng sẽ là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu…

Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảngtrung chuyển…

Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển có cảng chotàu cập bến Có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nướchoặc chuyển hàng quốc tế đều được Vì các tàu vận chuyển thường quy mô và trọngtải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều chongành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn

Ưu điểm của vận tải biển:

+Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn;+Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vậnchuyển;

+Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác;

+Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tựnhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ;

+Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng;

+Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển

- Vận tải bộ

Vận tải đường bộ: Đường bộ Ià phương thức vận tải phổ biến đối với vận tảinội địa hoặc các nước có chung biên giới, cung cấp dịch vụ vận tải nhanh chung,đáng tin cậy Phương thức này đặc biệt được ưa chuộng khi vận chuyển những hàng

Trang 17

hoá như: đồ chơi trẻ, đồng hồ, bánh kẹo, các loại nông sinh, các sản phẩm được chếbiến từ sữa:

Ưu điểm nổi bật của phương thức này là có tính linh hoạt cao, có thể cungcấp các dịch vụ từ cửa đến cửa khá hiệu quả nhất là các nước phát triển, nơi có hệthống đường sá và phương tiện hiện đại phát triển mạnh Theo thống kê, lượng hànghoá vận chuyển bằng đường bộ tăng đều qua các năm phương thức vận chuyển nàythực sự là một bộ phận quan trọng của mạng lưới logistics chia nhiều công ty

- Vận tải hàng không:

Hoàn toàn trái ngược với vận tải đường biển, vận tải hàng không chỉ phù hợpvới những loại hàng có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, nhất là những mặt hàngcần phải vận chuyển trong một thời gian ngắn, như: hàng hiếm quý, rau quả, thựcphẩm tươi sống, các mặt hàng thời trang, những loại hàng hoá đặc biệt Thường thìkhách hàng khi lựa chọn phương thức này khi không còn cách nào khác, vì các lý

do sau: cước vận tải quá cao, thủ tục phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, chứngnhận và phương thức này cũng không thể cung cấp dịch vụ các tối ưu, mà chỉ dừng

ở mức từ cảng đến cảng mà thôi Tuy có những yếu điểm nêu trên, nhưng vẫn tảihàng không trong những trường hợp cần thiết vẫn được sử dụng do có ưu điểm lớn,

đó là: tốc độ vận chuyển rất nhanh và độ an toàn cao

Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầucủa khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng) Có một số hãng đã đạt đượcquy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và có đượclợi nhuận cao Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp mộtphần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ Trước hết giải quyết được vấn đề làđưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã đượctăng thêm Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian Việc chọn đúng phương tiện

và phối hợp các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vậnchuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêu dùng càng tốt Như vậy giá trị giatăng trong khâu vận tải chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sảnphẩm đúng nơi, đúng lúc Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụlogistics có thể chọn một hoặc nhiều phương thức vận tải sau: đuờng biển, đuờngsông, đuờng bộ, đuờng sắt, đường hàng không

Trang 18

1.3.2 Kho bãi

Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyênvật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình vận chuyển từ điểm đầucho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin vềtình trạng điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho Hoạt độnglogistics này là một hoạt động chiến lược nó ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển,chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên ảnh hưởngtới toàn bộ dây chuyền cung ứng Cho nên trong hoạt động này cần phải xác địnhtốt vị trí kho hàng Vị trí kho hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bảnsau: gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục làm đơn giản (đặcbiệt là thủ tục thông quan nếu là logistics toàn cầu), có đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp và nhất là có tình hình chính trị-xã hội ổn định Đây chính là nguyên nhân lýgiải 60% các trung tâm phân phối, các kho hàng lớn của Châu Âu đều tập trung ở

Hà Lan.Người kinh doanh dịch vụ logitics có thể tư vấn cho khách hàng những địađiểm lưu kho thuận lợi cho quá trình giao nhận, chuyên chở, phân phối và thậm chíthay mặt cả khách hàng để ký các hợp đồng lưu kho hàng hóa Bên cạnh việc thựchiện các công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch vụ còn cung cấp chokhách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là một bước tiếncao hơn so với công tác lưu kho, lưu bãi đơn thuần trong hoạt động giao nhậntruyền thống trước đây Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệmđối với hàng hóa trong thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý củamình theo các quy định của pháp luật Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa

là các hoạt động về dán mác, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chấtlượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phânphối, Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong chuỗi hệthống logistics Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm củasản phẩm Thiết kế hệ thống cơ sơ sản xuất và kho hàng khoa học, hợp lý cho phéptiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống logistics Mộtcông việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quản lý hệthống thông tin

Trang 19

Có nhiều loại kho, nên khi có nhu cầu có thể lựa chọn, sử dụng loại kho nàomang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Một vài loại kho:

- Kho CFS (Container Freight Station)

Kho CFS (hay còn gọi là địa điểm thu gom hàng lẻ); là loại kho chuyên dụng

để thu gom, hay phân loại hàng lẻ vận chuyển chung công-ten-nơ Khi các chủ hàngkhông có đầy đủ hàng để lấp đầy một công-ten-nơ (FCL) thì mọi việc ghép hàng sẽdiễn ra Dịch vụ kho bãi logistics ở các kho này sẽ bao gồm có đóng gói lại, sắp xếplại hàng hóa để chờ xuất khẩu Hàng hóa sau khi đã được thu gom để chờ làm thủtục xuất-nhập khẩu; nếu cần thì mới phân chia hoặc ghép chung công-ten-nơ để cóthể xuất khẩu ra nước ngoài

- Kho ngoại quan

Là kho lưu trữ hàng hóa sau đây:

a) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu

b) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhậpkhẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật

- Kho thuê theo hợp đồng

Một sự lựa chọn mà các công ty có thì quan tâm đó là "thuê kho theo hợpđồng”: Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê kho và bên đi thuê vềquyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cung cấp nhữngdịch vụ kho bãi theo thỏa thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiềnthuê kho cho bên cho thuê Thuê kho theo hợp đồng là sự thỏa thuận về lợi ích dàihạn của các bên, các bên sẽ cùng nhau chia sẻ những rủi ro trong những hoạt độngchung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh

- Kho bảo thuế

Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa nhập khẩu đã được thông quannhưng chưa nộp thuế

- Các loại kho công cộng

Có nhiều loại kho công cộng như: kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, kho hảiquan, kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời, kho hàng lỏng

Trang 20

1.3.3 Dịch vụ khách hàng

Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường trực mởrộng Khi cần sử dụng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó khách hàng có rất nhiềukhả năng lựa chọn Nếu nhiều tổ chức cùng đưa ra thị trường, những sản phẩm vớiđặc điểm,chất lượng, giá cả gần tương đương như nhau thì sự khác biệt về dịch vụkhách hàng là công cụ cạnh tranh sắc bén Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệtquan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp tổ chức giữ được châncác khách hàng cũ mà còn có thể lôi kéo, thu hút thêm được các khách hàngmới.Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thươngtrường và thành công Trong quá trình hoạt động dịch vụ logistics dịch vụ kháchhàng chính là đầu ra, là thước đo chất lượng của công ty Do đó muốn phát triểnlogistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là thước đo và mức độ hoạt động hiệu quả của hệ thốngdịch vụ logistics trong việc tạo ra sự hữu dụng về mặt thời gian và địa điểm đối vớisản phẩm hay dịch vụ Nó bao gồm các hoạt động có liên quan đến việc giải quyếtđơn hàng (phân loại kiểm tra, gom hoặc tách các lô hàng, bao bì đóng gói, dánnhãn ), vận tải (tổ chức vận tải theo hình thức door – to – door, giao hàng tận nơitheo yêu cầu của khách), và các dịch vụ hậu mãi

Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của công ty nhằm giải quyết tốtcác đơn đặt hàng của khách hàng, những hoạt động đó có thể là: lập bộ chứng từ,làm thủ tục hải quan, xử lý, truy xuất đơn hàng, giải quyết các khiếu nại

1.3.4 Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là chìa khoá vạn năng để giải quyết vấn đề mang tínhsống còn của dịch vụ logistics Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp choviệc treo đồi thông tin được nhanh chóng, chính xác,đưa ra những quyết định đúngđắn vào thời điểm nhạy cảm nhất, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động dịch vụlogistics trên toàn bộ hệ thống.Lưu trữ các dữ liệu của đơn đặt hàng, quá trình thựchiện đơn hàng, quản lý thành phẩm, theo dõi dự trữ, thanh toán và đương nhiênquản lý ca kho bãi, vận tải Xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và kết nối sẽgiúp cho việc trao đổi thông tin diễn ra chính xác, kịp thời

Trang 21

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là vũ khícạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng giành chiến thắng, lĩnh vực logisticscũng không phải là ngoại lệ.cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian

và khoảng cách; Đem đến cho chúng ta những lợi thế đặc biệt và những cơ hội kinhdoanh mà hôm nay không thể tưởng tượng ra được: Mở ra một thế giới mới về khảnăng và tiểu bộ kinh tế.Chính vì thế mà dịch vụ logistics toàn cầu phát triển thì côngnghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.Giúp phát triển quản lý các hệ thốngthông tin của công ty một cách hiện đại,chính xác, kịp thời Đó cũng là dấu hiệuquan trọng phân biệt một công ty logistics với một công ty giao nhận truyền.Hệthống thông tin của công ty bao gồm:Thông tin trong nội bộ từng tổ chức thuộc: cácnhà cung cấp, các khách hàng người mua hàng Thông tin trong từng bộ phận chứcnăng của mỗi doanh nghiệp: logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, tổ chức nhân sự,marketing, sản xuất, kinh doanh Thông tin trong từng khẩu của dây chuyền cungứng: dịch vụ khách hàng, kho bãi, vận tải…

1.4 Các nhóm dịch vụ logistics hiện nay

 Kho bãi: nhiệm vụ lưu giữ hàng hóa bao gồm có kinh doanh cho thuê khobãi

1.4.2 Nhóm dịch vụ liên quan

Đối với nhóm dịch vụ logistics liên quan gồm các dịch vụ như:

 Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác

 Tư vấn dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

 Dịch vị tra mã HS cho hàng hóa

Trang 22

 Dịch vụ xin giấy phép như giấy chứng nhận kiểm dịch giấy chứng nhậnxuất xứ hàng hóa,…

 Phân loại hàng hóa

 Kiểm tra sản phẩm, tư vấn vận chuyển

 Dịch vụ bưu chính

 Một số dịch vụ thương mại khác

1.4.3 Nhóm dịch vụ vận tải

 Chuyển phát nhanh nội địa, chuyển phát nhanh quốc tế

 Vận chuyển đường biển quốc tế

 Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa

 Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

 Vận chuyển đường bộ bằng container

 Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

1.5 Các tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ logitics

 Độ tin cậy và sự uy tín

Độ tin cậy của công ty thể hiện ở việc đáp ứng tất cả các tiêu chí nhưgiao hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn hàng cùng với những hỗ trợ kịp thời chokhách hàng Đơn vị được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực để phục vụ nhucầu vận chuyển cho doanh nghiệp Hãy tự đặt những câu hỏi như: Đơn vị đó cungcấp những dịch vụ gì? Những dịch vụ này có phục vụ các yêu cầu của công ty bạnkhông? Nhà vận tải đó phải có các thiết bị và nguồn lực cần thiết, cũng như khảnăng đảm bảo chất lượng cho lô hàng cần vận chuyển

Sự uy tín và chuyên nghiệp của nhà cung cấp được đánh giá qua hồ sơ nănglực của công ty, thông tin pháp lý rõ ràng đầy đủ và đặc biệt là những dịch vụ đượcthực hiện đúng cam kết với khách hàng Đồng thời những đánh giá của khách hàng

cũ cũng cho thấy mức độ uy tín của một đơn vị vận tải hàng hóa mà bạn cần thamkhảo trước khi lựa chọn

 Chi phí vận chuyển và hình thức thanh toán

Một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo

đi kèm với giá cả hợp lý và cạnh tranh Tuy nhiên hợp lý ở đây không phải là rẻ, bởi

Trang 23

tốt nhất cho doanh nghiệp Một nhà vận tải có tỷ lệ tai nạn thấp và phí dịch vụ caohơn vẫn tối ưu hơn so với một nhà cung cấp có phí dịch vụ thấp hơn nhưng tỷ lệ tainạn lại ở mức báo động.

Bên cạnh giá cả thì phương thức thanh toán của nhà cung cấp cũng là tiêu chíđánh giá Nhà cung cấp có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay chỉ 1 lần duynhất?

Phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng bạn có thểthanh toán và cũng đảm bảo nguồn tiền về cho nhà cung cấp đủ cho hoạt động sảnxuất của họ

 Thời gian giao hàng

Chỉ khi đáp ứng được tiến độ hàng hóa vận chuyển và được giao đúng hẹn thìmới đảm bảo công việc kinh doanh của đối tác không bị trì hoãn, gián đoạn Rấtnhiều khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ của việc giao hàng không đúng thời giancam kết Do đó tiêu chí về tốc độ, thời gian cũng là một điểm để đánh giá công tylogistics có thực sự uy tín

 Trải nghiệm dịch vụ khách hàng

Điều này thể hiện ở mức độ hài lòng và sự thỏa mãn các nhu cầu của kháchhàng khi sử dụng dịch vụ Được đánh giá qua thái độ làm việc, ứng xử của nhânviên có tận tình chuyên nghiệp với khách hàng hay không? Tiêu chí này cũng giúptạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với công ty Chất lượng dịch vụ kháchhàng là yếu tố bạn không nên bỏ qua, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hàilòng và thỏa mãn của bạn khi sử dụng dịch vụ của công ty

 An toàn hàng hóa

Độ an toàn hàng hóa là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi nhậnmột cách nguyên vẹn Một dịch vụ vận chuyển uy tín luôn ưu tiên sự an toàn chohàng hóa của bạn Đồng thời, các công ty logistics uy tín sẽ phải có những hợp đồngbảo hiểm với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàngtrong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp doyếu tố khách quan như thiên tai Hãy chắc chắn rằng công ty bạn lựa chọn có dịch

vụ bảo hiểm hàng hóa

 Tính linh hoạt

Trang 24

Tính linh hoạt thể hiện ở khả năng đáp ứng và xử lý các tình huống phát sinhcủa khách hàng Rất nhiều đơn vị cung cấp logistics cảm thấy khá khó chịu trướcnhững yêu cầu đặc biệt, hay sự thay đổi giữa chừng của doanh nghiệp.

Trang 25

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG

TY TNHH VIETLINK 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Vietlink

2.1.1 Vài nét về công ty TNHH Vietlink

 Tên công ty : CÔNG TY TNHH VIETLINK

 Tên quốc tế: VIETLINK CO.,LTD

 Tên viết tắt: VIETLINK

 Địa chỉ: 190 đường Ba Tháng Hai, Phường Thuận Phước, Quận Hải Châu,Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

 Mã số thuê: 0400463450

 Logo công ty

Hình 2.1 1 Logo công ty

Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Vietlink được thành lập vào ngày 27 tháng 4 năm 2004 công

ty được thành lập Công ty được thành lập với mục đích ban đầu là làm đại lý giaonhận vận tải Eculine của Bỉ cùng với các đại lý khác Eculine Nhận thấy nhu cầuvận tải ngày tăng lên Vietlink từ một đại lý nhỏ đã phát triển và tạo ra các dịch vụ

đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

Năm 2013 công ty đã không còn làm đại lý giao nhận mà đa trở thành công tyđộc lập “Kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp” là phương châm hoạt độngcủa công ty

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Giao nhận đa phương thức

Vận tải đường biển

Vận tải đường bộ

Vận tải đường hàng không

Đại lý tàu biển,môi giới hàng hải và thuê tàu

Ngoài ra, Vietlink Co., Ltd cung cấp dịch vụ Bảo hiểm.

Trang 26

2.1.3 Mục tiêu và phương hướng hoạt động

2.1.3.1 Mục tiêu:

 Mở rộng thị phần của Công ty

 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu Việt Nam

2.1.3.2 Phương hướng hoạt động:

 Mở rộng quan hệ hợp tác với các bên hữu quan, các công ty giao nhận trong

và ngoài nước

 Tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chuyên môn, kinh nghiệm

 Đa dạng hóa và chuyên môn hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng,

 Nuôi dưỡng mối quan hệ với những khách hàng hiện tại

 Xây dựng cơ chế điều hành kinh doanh, công tác quản lý hợp lý nhằm tiếtkiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ

- Phòng kinh doanh

Là bộ phận tham mưu, giúp công việc cho Giám đốc về công tác dịch vụ của

GIÁM ĐỐC

PHÒNG NHÂN

SỰ

PHÒNG GIAO NHẬN

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG

KINH

DOANH

PHÒNG CHỨNG

TỪ VÀ DVKH

Trang 27

xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng Đây là bộ phận hết sức quan trọng,đóng vai trò chủ chốt trong Công ty Đảm bảo đầu vào đầu ra của Công ty, tiếp cận

và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thuhút khách hàng mới Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợpđồng với khách hàng,ký kết hợp đồng thuê tàu

- Phòng chứng từ và DVKH

Là phòng nghiệp vụ về chứng từ, hồ sơ của các lô hàng xuất - nhập nhận được

từ phòng kinh doanh; Các dịch vụ liên quan đến hải quan;Tư vấn dịch vụ bảo hiểmcho khách hàng; Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

- Phòng kế toán:

Là phòng nghiệp vụ tham mưu về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh

tế và hoạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanhtoán, đề xuất các biện pháp giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính Chịu tráchnhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạtđộng lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu, và lập phiếu thu chi cho tất cả nhữngchi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quyđịnh của Công ty

Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện

có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện cácchính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước Lập báo cáo kế toán hàngtháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc

- Phòng nhân sự

Là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự,hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của công ty Lậpbáo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu trách nhiệm theo dõi, quản

lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sathải nhân viên và đào tạo nhân viên mới Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ cácloại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quanđến Công ty Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị quyết định, Tổ chức,triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đềxuất khen thưởng Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối

Trang 28

với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, Phối hợp với phòng kếtoán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ,chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quyđịnh của Nhà nước và của Công ty Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về cáchoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

- Phòng giao nhận

Là phòng phụ trách việc tổ chức, thực hiện yêu cầu giao nhận và vận chuyểnhàng hóa, báo cáo định kì theo quy định Bộ phận giao nhận phụ trách công việcgiao nhận hàng hóa, về các thủ tục nhập xuất có liên quan trực tiếp đến công tácgiao nhận, chịu trách nhiệm điều phối, theo dõi kiểm tra và giám sát với đoàn xe vàcác nhà đối tác vận tải hợp pháp về các chứng từ có liên quan trực tiếp đến công tácgiao nhận, chịu trách nhiệm xử lý các trường hợp hao hụt trong vận chuyển và sailệch về chứng từ theo qui định, chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về công tác giaonhận

2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tại công ty TNHH Vietlink

2.2.1 Tình hình nhân lực: Nguồn nhân lực công ty từ năm 2019-2021

Trang 29

Với đội ngũ nhân viên có kỹ năng và ý chí mạnh mẽ, tiếp tục đa dạng hóa các

dịch vụ của mình với chất lượng không ngừng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu

của các khách hàng trong nước và quốc tế Số lượng nhân viên có tăng lên hằng

năm 2019 2020 2021 nhằm phục tốt công việc

Qua bảng trên, cho thấy tình hình cơ sở vật chất công ty ngày càng tăng lên

giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty góp phần hỗ trợ và phục vụ cho nhân

Năm

2021 Nguồn vốn

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Bảng 2.2 3 Cân đối kế toán

Qua bảng cân đối kế toán trên cho thấy,có thể cho thấy:

- Tài sản ngắn hạn có sự biến động giữa các năm 2019, 2020,2021 cụ thể:

Ngày đăng: 07/04/2022, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
Hình 2. 12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 24)
2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tại công ty TNHH Vietlink - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tại công ty TNHH Vietlink (Trang 26)
Bảng 2. 22 Tình hình cơ sở vật chất - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
Bảng 2. 22 Tình hình cơ sở vật chất (Trang 27)
Qua bảng trên, cho thấy tình hình cơ sở vật chất công ty ngày càng tăng lên giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty góp phần hỗ trợ và phục vụ cho nhân viên. - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
ua bảng trên, cho thấy tình hình cơ sở vật chất công ty ngày càng tăng lên giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty góp phần hỗ trợ và phục vụ cho nhân viên (Trang 27)
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh (Trang 29)
tri chuyển hàng trong kho. Mẫu thiết kế khá phổ biến nhất là hình dạng chữ nhật - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS tại CÔNG TY TNHH VIETLINK
tri chuyển hàng trong kho. Mẫu thiết kế khá phổ biến nhất là hình dạng chữ nhật (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w