3 .2Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty TNHH Vietlink
3.2.5 Tăng cường phát triển hoạt động marketing
Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường
Sản phẩm : Là tạo ra 1 chuổi logistics hoàn hảo với những dịch vụ khách hàng phù hợp với nhu cầu.
Giá : Việc quản trị chi phí trong hoạt động logistics rất quan trọng và tạo nên lợi thế cạnh tranh.
-Thị trường thị trường vận tải hàng hóa bằng container đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty vận tải, công ty có thể cắt giảm mọi chi phí hợp lý để giảm giá thành sản phẩm, trên cơ sở không gây ảnh hưởng lớn tới sự thỏa mãn của khác hàng.
-Đa dạng hóa các mức giá: áp dụng chính sách giá rất linh hoạt, trong từng thời điểm kinh doanh...
-Mở rộng hợp tác trên mọi phương diện với mục đích giảm giá cho đường vận tải hàng quốc tế, tránh đối đầu với các công ty vận tải lớn mạnh.
Nơi chốn: chiến lược phân phối của dịch vụ logistics thực chất là chiến lược lựa chọn khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu.
Chiêu thị: Đẩy mạnh công tác tiếp thị của công ty.
Hiện nay công chúng tiếp xúc với nhiều loại hình quảng cáo khác nhau. Bởi vậy, muốn quảng cáo gây được ấn tượng, công ty nên tập trung mạnh vào giá trị mang lại cho khách hàng, giới thiệu các loại hình dịch vụ nổi bật của công ty.Thời đại 4.0, các kênh quảng cáo là truyền hình, báo in, internet là những công cụ quảng cáo phổ biến nhất. Quảng cáo trên phương tiện thông đại chúng để gây sự chú với khách hàng. Thường xuyên cập nhập thông tin hình ảnh công ty đến các trang liên quan đến ngành.
3.2.6 Phát triển nguồn nhân lực
Cần đầu tư phát triển đội nhân lực để thực tốt những giải phát triển trên - Đào tạo mỗi nhân viên là một nhà tư vấn Logistics chuyên nghiệp
Công ty cần ưu tiên đầu tư kiến thức cho từng nhân viên không phân biệt bộ phận mà họ đang hoạt động, đặc biệt là các kiến thức về Logistics do trước đây Logistics chưa là một môn học chính thức tại Việt Nam. Trước khách hàng, tất cả nhân viên đều phải có tiếng nói chung về Logistics, sự hiểu biết giống nhau và chuẩn xác về những gì họ tư vấn. Với bất kỳ thắc mắc nào mà khách hàng nêu ra, nhân viên của cần phân tích rạch ròi và đưa ra các lời khuyên xác đáng. Khi sử dụng dịch vụ , khách hàng cảm giác rất hài lòng và yên tâm.
- Đào tạo và huống luyện nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao
Cập nhật và chuẩn hóa kiến thức chuyên môn phải là việc làm thường xuyên của công ty, tối thiểu mỗi năm một lần. Bộ phận nhân sự phải chủ động tìm ra các chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên các phòng ban phát triển trình độ chuyên môn và nâng cao tinh thần làm việc.
Các kiến thức cơ bản cần cập nhật và bổ sung cho nhân viên kinh doanh và nghiệp vụ: chương trình đào tạo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế , Liên
đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận, quy định hàng nguy hiểm, các cách thức đóng gói hàng hóa, bảo hiểm, khiếu nại vv... Các kiến thức chung cho mọi nhân viên: dịch vụ khách hàng và kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, cách thức quản lý thời gian, lên kế hoạch, sắp xếp công việc, hệ thống chất lượng, kỹ năng sử dụng các phần mềm vv.. Ngoài ra, các sản phẩm mới, những văn bản pháp luật mới cũng như ứng dụng công nghệ mới tin học vào lĩnh vực Logistics nên được ban lãnh đạo công ty cập nhật thường xuyên cho đội ngũ nhân viên sales cũng như chứng từ.
KẾT LUẬN
Dịch vụ logistics đang có sự phát triển và cạnh gay gắt giữa các công ty vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải có những chính sách và chiến lược đầu tư và phát triển đáp ứng nhu cầu bức thiết trong nước và bắt kịp với các nước trên thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, logistics toàn cầu là một bước phát triển tất yếu. Logistics tồn tại và phát triển như là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không những tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Là dịch vụ cốt yếu đối với hiệu quả tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô của bất cứ quốc gia nào. Nâng cao hiệu quả dịch vụ gắn với sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp logistics là chìa khóa thành công của chiến lược phát triển kinh tế. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bài làm đã nghiên cứu ,phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch logistics của công ty từ đó đánh giá các điểm mạnh, yếu của công ty. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của công ty. Để đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực này và mang lại một hướng đi vững vàng cho doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Lê Thanh Tùng, Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics công ty cổ phần vận tải và thương mại Vinalink giai đoạn 2011-2015
Nguyễn Thị Phương Thảo, Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES Logistics – Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Theo Industria ,Vai trò của logistics đối với nền kinh tế Việt Nam
Theo Kiến Vàng, Dự báo về tương lai tăng trưởng của ngành Logistic đến năm 2025, 2021
Theo Tổng cục thuế, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh dấu hiệu sản xuất phục hồi, 2022
Tài liệu tiếng Anh
By Ben Cherrington, Logistics Challenges in 2021, 2021
By Globenewswire, Freight and Logistics Market Size, Share [2022-2027] | Growth Drivers, Trends, Demand, Regional Overview, Emerging Technologies, Key
Players, Business Outlook, Challenges & Opportunity and SWOT Analysis Research | Market Reports World, 2022
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19
Kinh tế thế giới năm 2021 khép lại với xu hướng phục hồi kể từ khi chịu tác động nghiêm trọng và nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy vậy, đà phục hồi có sự phân hóa rõ ràng giữa các nền kinh tế. Nhiều tổ chức kinh tế dự báo xu hướng phục hồi này vẫn tiếp diễn trong năm 2022, nhưng nhiều khả năng tốc độ sẽ chậm lại khi hiệu ứng của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, kích cầu giảm sút và các nước vừa phải kiểm soát dịch bệnh, vừa phải thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng.
Quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu hiện nay
Kể từ quý III/2020 đến nay, kinh tế toàn cầu từng bước thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái và bắt đầu xu hướng dần phục hồi trở lại. Tuy nhiên, quá trình phục hồi này có sự khác biệt so với những lần phục hồi sau các cuộc khủng hoảng, suy thoái theo chu kỳ trước đây.
Thứ nhất, sau khi tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh -3,1% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu diễn ra khá nhanh ngay sau đó khiến chu kỳ suy thoái kinh tế có dấu hiệu được rút ngắn hơn so với các khủng hoảng trước đây. Ngay từ quý III/2020, kinh tế thế giới đã bước đầu dần phục hồi. Bước sang năm 2021, đà phục hồi tiếp tục được củng cố và dẫn dắt trong 6 tháng đầu năm bởi các nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo quý của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều cho thấy mức độ tăng trưởng cao trong quý II/2021, trong đó Trung Quốc là quốc gia phục hồi nhanh nhất so với các nước khác do kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh trước đó cũng như đẩy nhanh việc triển khai tiêm phòng vắc-xin trên diện rộng (Đồ thị 1). Trái lại, các nền kinh tế mới nổi có mức độ phục hồi chậm hơn do chịu sự tác động của biến thể Delta cũng như việc tiếp cận các nguồn vắc-xin còn hạn chế.
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP một số nước lớn
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các nền kinh tế đều tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống dịch (thực hiện các biện pháp mạnh như đóng cửa, hạn chế đi lại, giãn cách xã hội… đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19), đồng thời triển khai nhiều gói kích thích kinh tế quy mô lớn, hướng vào nền kinh tế nội địa. Qua đó, các chính sách tiền tệ và tài khóa cho thấy đã phát huy hiệu quả, giúp các nền kinh tế nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, khôi phục nền kinh tế.
Trên lĩnh vực sản xuất, Chỉ số nhà quản trị mua hàng tại hầu hết các nền kinh tế lớn đã đạt mức cao nhất nhiều năm. PMI sản xuất tại Mỹ sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 5/2020 (41,5 điểm) đã nhanh chóng phục hồi lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 4/2021 (64,7 điểm). Tại châu Âu, PMI sản xuất sau khi giảm xuống mức thấp 33,3 điểm trong tháng 5/2020 đã nhanh chóng phục hồi lại mức 63,3 điểm vào tháng 4/2021. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự tại các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tuy vậy, mức độ phục hồi của các nền kinh tế phát triển có sự tăng tốc mạnh mẽ hơn các nền kinh tế mới nổi (Đồ thị 2).
Nguồn: AMRO Group Economics Trên góc độ thương mại toàn cầu, giá trị thương mại toàn cầu cũng nhanh chóng phục hồi, thậm chí đã cao hơn mức trước khủng hoảng Covid-19. Sự phục hồi của thương mại toàn cầu chủ yếu nhờ các mặt hàng liên quan đến dịch bệnh, hàng hóa tiêu dùng lâu bền và các trang thiết bị y tế. Thương mại toàn cầu cũng tăng nhanh trong bối cảnh nhu cầu sản xuất và tiêu dùng phục hồi. Trong quý I/2021, giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đã tăng khoảng 4% so với quý IV/2020 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị này đã cao hơn mức trước khủng hoảng Covid-19, tương đương mức tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Do tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại trong nửa cuối năm 2021 nên thương mại toàn cầu cũng có xu hướng chậm dần. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chỉ số thương mại hàng hóa trong tháng 11/2021 đã giảm xuống còn 99,5 điểm, gần mức điểm cơ sở 100, sau khi ghi nhận mức kỷ lục 110,4 điểm vào tháng 8/2021. Tháng 10/2021, WTO dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2021 là 10,8% (tăng 2,8% so với dự báo công bố tháng 3/2021) nhờ sự gia tăng trở lại của các hoạt động kinh tế trong nửa đầu năm 2021. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tháng 10/2021 dự báo thương mại toàn cầu năm 2021 tăng 9,7% so với mức giảm -8,2% trong năm 2020 (Đồ thị 3).
Thứ hai, các thị trường chủ chốt (thị trường tài chính, chứng khoán...) chỉ suy giảm trong thời gian ngắn đã phục hồi ngay sau đó, thậm chí nhiều thị trường chứng khoán trên toàn cầu đã tăng cao hơn mức trước đại dịch Covid-19. Chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite, S&P 500 và Down Jones đều tăng hơn 10% so với cuối năm 2020. Xu hướng thị trường chứng khoán tại Mỹ cũng đã tác động đến hầu hết các thị trường chứng khoán tại châu Âu và châu Á; chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) và chỉ số KOSPI (Hàn Quốc) cũng tăng khá so với cuối năm 2020.
Thứ ba, quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu giai đoạn hiện nay gắn liền với chuyển đổi mô hình kinh tế, dịch chuyển chuỗi cung ứng. Trong nửa đầu năm 2021, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu phục hồi mạnh, trong đó, các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng lớn nhất với FDI ước tính đạt 424 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2020. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tháng 10/2021 dự báo FDI toàn cầu năm 2021 ước đạt 852 tỷ USD (FDI toàn cầu năm 2019 đạt 1.500 tỷ USD; năm 2020 giảm xuống còn 859 tỷ USD). Bên cạnh đó, các nước đẩy nhanh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực thi chính sách cải cách, chuyển đổi nền kinh tế sang các lĩnh vực kinh tế số, công nghệ cao... từ đó tạo thêm dư địa tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thứ tư, kinh tế thế giới phục hồi song không đồng đều và có sự phân hóa giữa các khu vực; nhóm các nước phát triển trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn cầu (Mỹ, châu Âu, Trung Quốc) khi có lợi thế về vắc-xin, do đó mức độ bao phủ tiêm chủng vắc-xin được đẩy mạnh. Điều này cũng đã được đề cập tại điểm thứ nhất ở trên đây. Trong số các nền kinh tế lớn, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu
chậm lại trong nửa cuối năm 2021 khi Chính phủ siết chặt các quy định đối với thị trường bất động sản khiến hoạt động trong ngành này sụt giảm (đóng góp khoảng 20% tăng trưởng kinh tế); và tình trạng thiếu điện kéo dài trên diện rộng. Trong khi đó, nhóm các nước đang phát triển có sự phục hồi chậm hơn do chưa tự chủ được nguồn cung vắc-xin Covid-19, buộc phải áp dụng trở lại một số biện pháp mạnh để vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi sản xuất.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự kiến tiếp tục xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh thích ứng, sống chung với dịch bệnh và triển khai các chương trình, kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, đà tăng trưởng của kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ chậm lại trong năm 2022 khi hiệu ứng của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, kích cầu giảm sút và các nước vừa phải phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Biến thể Delta xuất hiện trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng diễn ra chậm trong nửa đầu năm 2021, các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu “sống chung với Covid- 19” thì xu hướng phục hồi dự kiến có thể sẽ tiếp tục được tiếp diễn, đặc biệt khi tỷ lệ bao phủ vắc-xin gia tăng. Xu hướng các nước chuyển sang chính sách “sống chung với dịch bệnh” và dần mở cửa lại nền kinh tế sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới (WEO) công bố ngày 12/10/2021, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 đạt 4,9%, trong đó, Mỹ tăng 5,2%; châu Âu tăng 4,3%; Nhật Bản tăng 3,2%; Trung Quốc tăng 5,6%; thương mại toàn cầu sau khi phục hồi ước đạt 9,7% trong năm 2021, dự kiến tiếp tục tăng 6,7% năm 2022. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã và đang đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều nước ưu tiên khôi phục hoạt động sản xuất, cung ứng trước tình trạng chênh lệch cung - cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất nhằm tạo môi trường kinh doanh