1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5

26 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 207,55 KB

Nội dung

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2]. Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản đó. Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của mọi môn học đều được biên soạn thống nhất chung dưới một quan điểm chỉ đạo quan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi môn học, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội ngày nay. Thực tiễn giáo dục trong các trường tiểu học, giáo viên đã tìm hiểu và thực hiện tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học chính khóa của nhiều môn học, đặc biệt môn Đạo Đức nhằm góp phần phát triển và giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả đạt được trong dạy học và giáo dục của các trường tiểu học đã khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết và bổ ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các môn học, đặc biệt môn Đạo Đức còn đang gặp nhiều lúng túng. Nhiều khi băn khoăn trăn trở trong việc phải tích hợp quá nhiều chủ đề khác nhau vào mọi môn học (như Giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý học đường, giáo dục kĩ năng sống...). Chính vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5” làm đề tài tiểu luận nhằm đưa ra được giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong các môn học tôi chú trọng nhiều hơn đến môn Đạo đức bởi tôi thấy rằng trong môn Đạo đức có nhiều nội dung có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh. - Các kĩ năng sống trong môn đạo đức. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5. - Nghiên cứu tâm - sinh lí học sinh lớp 5, kĩ năng sống của học sinh lớp 5. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đề ra tôi xây dựng các biện pháp nghiên cứu sau đây: 3.1. Nhóm các phương pháp lý thuyết: Tìm hiểu Sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến môn Đạo đức. 3.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp dạy thực nghiệm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá, … 4. Đóng góp đề tài: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Đạo đức trong các trường tiểu học, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh các trường tiểu học. 5. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung tiểu luận gồm có hai chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5. Chương 2. Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA: SƯ PHẠM - -

BÀI TIỂU LUẬN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Ngọc Thủy

Lớp: ĐHGD Mâm non H53

Quảng Bình, 2021

Trang 2

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[Luật Giáo dục,Điều 27, khoản 2] Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường

cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hình thành qua hai con đường

cơ bản đó Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông củamọi môn học đều được biên soạn thống nhất chung dưới một quan điểm chỉ đạoquan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi môn học, nhằm đáp ứng

xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội ngàynay

Thực tiễn giáo dục trong các trường tiểu học, giáo viên đã tìm hiểu và thựchiện tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học chính khóa của nhiềumôn học, đặc biệt môn Đạo Đức nhằm góp phần phát triển và giáo dục toàndiện, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh Kết quả đạt được trong dạy học vàgiáo dục của các trường tiểu học đã khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết và bổích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tuy nhiên việc tích hợp nộidung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các môn học, đặc biệt môn Đạo Đứccòn đang gặp nhiều lúng túng Nhiều khi băn khoăn trăn trở trong việc phải tíchhợp quá nhiều chủ đề khác nhau vào mọi môn học (như Giáo dục môi trường, vệsinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý học

đường, giáo dục kĩ năng sống ) Chính vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp giáo

dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5” làm đề tài

tiểu luận nhằm đưa ra được giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt mục tiêugiáo dục tiểu học Trong các môn học tôi chú trọng nhiều hơn đến môn Đạo đứcbởi tôi thấy rằng trong môn Đạo đức có nhiều nội dung có thể lồng ghép giáodục kĩ năng sống cho học sinh

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh

- Các kĩ năng sống trong môn đạo đức

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năngsống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5

- Nghiên cứu tâm - sinh lí học sinh lớp 5, kĩ năng sống của học sinh lớp 5

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đề ra tôi xây dựng cácbiện pháp nghiên cứu sau đây:

3.1 Nhóm các phương pháp lý thuyết:

Tìm hiểu Sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến môn Đạo đức

3.2 Nhóm các phương pháp thực tiễn:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp dạy thực nghiệm

- Phương pháp kiểm tra đánh giá, …

4 Đóng góp đề tài:

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy họcmôn Đạo đức trong các trường tiểu học, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức vàphát triển nhân cách toàn diện cho học sinh các trường tiểu học

5 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung tiểu luận gồm có haichương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong mônĐạo đức cho học sinh lớp 5

Chương 2 Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạođức cho học sinh

Trang 4

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5.

1.1 Một số khái niệm cơ bản:

Giáo dục tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại Trong lí luậndạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp có hệ thống ở những mức độ khácnhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau trở thành một nộidung thống nhất

Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống,một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của conngười ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới màtrước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu,đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đâycũng có xu hướng tăng lên Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần

có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, để có thể tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thìtrước hết giáo viên phải hiểu được kĩ năng sống là gì? Kĩ năng sống đối với họcsinh tiểu học bao gồm những yếu tố nào?

Có nhiều góc nhìn khác nhau xem xét về khái niệm về kĩ năng sống như:

- Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc

(UNESCO) thì kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chứcnăng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày - đó là những kĩ năng cơ bản như: kĩnăng đọc, viết, làm tính,…

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì kĩ năng sống là những kĩ năngthiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh Đó là những

kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong nhữngtình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giảiquyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày

- Theo thuyết hành vi thì kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liênquan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm

Trang 5

cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và tháchthức của cuộc sống.

Con người cần có những kĩ năng nhất định để sống (tồn tại và phát triển)khi xem xét nó trong ba mối quan hệ: Con người với chính bản thân mình; Conngười với tự nhiên; Con người với cỏc mối quan hệ xã hội

Dù nhìn từ gúc độ nào thì các kĩ năng sống đều nhằm giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học thành hành động thực tế để có thể phát triểnhài hòa, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững

Kĩ năng sống mang tính cá nhân, tính dân tộc và quốc gia, tính xã hội - toàncầu Kĩ năng sống vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội nghĩa là nó chủyếu được hình thành, vận động , phát triển và hoàn thiện dần trong hoạt động vàthực tiễn cuộc sống

Kĩ năng sống cơ bản trong lứa tuổi học sinh tiểu học thường là kĩ năng tựnhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩnăng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, … Những kĩ năng này thường gắn với mộtnội dung giáo dục cụ thể như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái,giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống antoàn, khoẻ mạnh, v.v

1.2 Ý nghĩa của vấn đề giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh:

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu bởi nógóp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “ đức, trí, thể, mĩ”, “nhân,nghĩa, lễ, trí, tín”, hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tinkhi hoà nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêuthương, sống có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bảnthân mình Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinhnhằm giúp học sinh có được một số kĩ năng sống cơ bản như: tự nhận thức vềbản thân, biết lắng nghe, biết ứng xử phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đứctrong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, biết nhậnxét, đánh giá hành vi của người khác theo chuẩn mực đạo đức, hiểu và vận dụngnhững kĩ năng trên trong cuộc sống hàng ngày

Trang 6

1.3 Chuẩn yêu cầu cần đạt trong môn Đạo đức đối với học sinh lớp 5:

Điều 3 - Luật Giáo dục tiểu học chỉ rõ: giáo dục tiểu học phải đảm bảo chohọc sinh có những hiểu biết cần thiết về tự nhiên và con người, có lòng nhân ái,hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễphép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ, yêu lao động, có kỉ luật,

có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quêhương, đất nước, yêu hoà bình

Còn trong môn Đạo đức, chuẩn Kiến thức - Kĩ năng có nêu những cầu cầnđạt đối với học sinh là: học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực vềhành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ với bản thân, gia đình,nhà trường và xã hội, hình thành kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân

và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, thực hiện những hành viứng xử phù hợp, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôntrọng con người, biết phân biệt cái đúng, cái tốt

Chương 2 Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh:

2.1 Biện pháp 1: Trang bị kiến thức về kĩ năng sống cho giáo viên và tạo động cơ học tập cho học sinh.

2.1.1 Mục tiêu:

Trang bị kiến thức về kĩ năng sống nhằm giúp cho giáo viên có những hiểubiết căn bản về điều đó Không thể tiến hành giáo dục cho học sinh về kĩ năngsống nếu bản thân giáo viên không hiểu được những vấn đề của kĩ năng sống.Tạo động cơ học tập cho học sinh nhằm mục đích đem đến cho các em sựhứng thú khi tham gia các hoạt động, giúp các em thấy được ích lợi cũng như sựcần thiết của vấn đề này, từ đó các em có ý thức tự giác với việc trau dồi và rènluyện kĩ năng sống

2.1.2 Cách tiến hành:

Để khắc phục những thiếu hụt về mặt kiến thức, bản thân tôi đã phải tìmhiểu vấn đề này ở rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau như qua các tạp chí, quamạng Internet, qua các bạn đồng nghiệp ở các trường đang dạy thí điểm về giáo

Trang 7

dục kĩ năng sống cho học sinh Từ đó tôi đã tự đúc rút cho mình những kháiniệm về kĩ năng sống, những nội dung kĩ năng sống cần trang bị cho học sinhlớp 5 trong môn Đạo đức và đưa ra những biện pháp giáo dục lồng ghép sao phùhợp với đối tượng học sinh.

Dưới đây là những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết đối với học sinh lớp 5trong môn Đạo đức:

2.1.2.1 Kĩ năng tự nhận thức.

Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân

Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánhgiá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, củabản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ralúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng

Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng đểcon người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để cóthể cảm thông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con ngườimới có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khảnăng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội Ngược lại, đánh giákhông đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thấtbại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác

2.1.2.2 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mìnhtrong một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bảnthân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiệncảm xúc một các phù hợp Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khácnhư: xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúpgiao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa

và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn

Trang 8

Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năngứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phầncủng cố các kĩ năng này.

2.1.2.3 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gâycăng thẳng cho bản thân Tuy nhiên, có những tình huống có thể gâu căng thẳngcho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi

là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnhhưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người Ở một mức

độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể

là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào côngviệc của mình, bứt phá thành công Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có mộtsức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và giảitỏa nổi

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàngđón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống,

là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căngthẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căngthẳng

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các kĩ năngsống khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng giao tiếp,

tư duy sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề

2.1.2.4 Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mongmuốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết

Trang 9

Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điềuchỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảmxúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúpchúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mốiquan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng chomỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây

là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kếtthúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng

2.1.2.5 Kĩ năng lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp Người có

kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quantâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu

bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá,đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp

Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôntrọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp,thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn Lắng nghe tích cực cũng gópphần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng

Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp,thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn

2.1.2.6 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một haynhiều người về một vấn đề nào đó

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức đượcnguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độtích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên vàgiải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyếtvấn đề Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ

Trang 10

năng liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duyphê phán, kĩ năng ra quyết định…

2.1.2.7 Kĩ năng hợp tác.

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mộtcông việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung

Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết

và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm

Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS khácnhư: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhậntrách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó vớicăng thẳng…

2.1.2.8 Kĩ năng ra quyết định

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tìnhhuống, những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyếtđịnh hành động

Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sốngmột cách kịp thời

Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ,phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tincậy trước khi ra quyết định

2.1.2.9 Kĩ năng giải quyết vấn đề.

Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đềhoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩnăng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tưduy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…

Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng,giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tìnhhuống của cuộc sống

Trang 11

2.1.2.10 Kĩ năng kiên định.

Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mìnhmuốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó Kiên định còn là khả năng tiến hànhcác bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụthể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của ngườikhác

Kiên định khác với hiếu thắng, nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầucủa bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâmđến quyền và nhu cầu của người khác

Kĩ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm,thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêucực của những người xung quanh Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định,con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điềukhiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng Kĩ năng kiên định giúp cá nhângiải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả

Để có kĩ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bảnthân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tựtin và kĩ năng giao tiếp

2.2 Biện pháp 2: Điều tra hiện trạng sự hiểu biết của học sinh về kĩ năng sống

2.2.1 Mục tiêu:

Biện pháp này giúp giáo viên xác định được những kĩ năng sống cần giáodục cho học sinh Qua việc điều tra thực trạng, giáo viên sẽ xác định được họcsinh trong lớp còn yếu ở những kĩ năng gì? Những kĩ năng nào cần bổ sung vàđiều chỉnh

Trang 12

luôn có sự phản ánh kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của các thànhviên Tất cả những điều này giúp cho tôi có thể hiểu học sinh nhiều hơn, pháthiện tốt hơn những điểm mạnh và yếu của các em để từ đó có thể đưa ra nhữngđịnh hướng trong giáo dục.

Bên cạnh đó, tôi tiến hành một số bài kiểm tra nhỏ như đặt câu hỏi để các

em trả lời hoặc tạo ra một số tình huống cho học sinh giải quyết để các em đượcthể hiện những kĩ năng sống hiện có của mình Qua đó tôi có thể nắm bắt đượcnhững kĩ năng sống mà các em còn yếu hoặc thiếu để xây dựng nội dung vàphương pháp giáo dục cho phù hợp

Ví dụ: Khi dạy bài đạo đức đầu tiên Em là học sinh lớp 5, tôi tổ chức cho

các em được nói những suy nghĩ của mình về học sinh lớp 5 có đặc điểm khác

so với các lớp khác, có những em rất mạnh dạn tự tin trình bày xong có những

em lại rất nhút nhát, không dám nói, nói được rất ít hoặc thậm chí có em cònkhông nói được gì Sau giờ học đó tôi đã lập một danh sách những học sinh cònyếu về kĩ năng giao tiếp, tìm hiểu nguyên nhân vì sao em không thể nói : do emkhông biết diễn đạt hay em biết diễn đạt nhưng lại quá nhút nhát xấu hổ nên emkhông dám nói, để từ đó tôi đưa ra biện pháp khắc phục cho các em trong nhữnggiờ học sau

2.3 Biện pháp 3: Triển khai nội dung và các biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong các bài Đạo đức

2.3.1 Mục tiêu:

Biện pháp này giúp giáo viên xác định được những kĩ năng sống cần giáodục cho học sinh cũng như các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sửdụng trong từng bài học

2.3.2 Cách tiến hành:

Qua một số năm triển khai giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trường, Bộgiáo dục và đào tạo đã đưa các các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong mỗi bàihọc như sau:

Tuần Tên bài Các KNS cơ bản được giáo dục Các

Trang 13

phươngpháp/

kĩ thuậtdạy họctích cực cóthể sửdụng

- Kĩ năng xác định giá trị (xác định được

giá trị của học sinh lớp 5)

- Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách

ứng xử phù hợp trong một số tình huống để

xứng đáng là HS lớp 5)

- Thảoluận nhóm

- Độngnão

- Xử lítình

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân

nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm

điều gì sai, biết nhận và sửa chữa)

- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến,

việc làm đúng của bản thân

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán

những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho

người khác)

- Thảoluận

nhóm

- Tranhluận

- Xử lítình

huống

- Đóngvai

Bài 3

Có chí

thì nên

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán,

đánh giá những quan niệm, những hành vi

thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc

sống)

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn

lên trong cuộc sống và trong học tập

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng

- Thảoluận

Ngày đăng: 06/04/2022, 21:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w