SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
Trang 1o0o
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2"
Lĩnh vực : Tiếng Việt
Mã SKKN
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
I Nội dung, hình thức, quy trình dạy học tiết kể chuyện ở lớp 2: 3
II Thực tiễn trong giảng dạy: 4
1.Thuận lợi: 4
2.Khó khăn: 4
II Giải quyết vấn đề: 5
1 Giúp học sinh nắm nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc 5
2 Một số giải pháp: 5
3 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo tranh: 6
4 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có sẵn : 8
5 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo phân vai , dựng lại cả câu chuyện : 10
6 Kết quả: 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
I Kết luận 15
II Khuyến nghị: 15
TÀI LIỆU TH M KHẢO 16
Trang 3PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong môn Tiếng Việt, phân môn kể chuyện ở lớp 2 có một vị trí vô cùng quan trọng cùng với các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ Bên cạnh đó qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lí thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những ý nghĩa, bài học bổ ích nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt ý, giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) phục vụ việc học tập và giao tiếp trong đời sống hằng ngày của các em
Từ mục tiêu đó việc rèn kĩ năng nói cho học sinh cũng là một yếu tố rất cần thiết Trên thực tế giảng dạy phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc làm đó thật là quan trọng và để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung Sách giáo khoa và phương pháp dạy học, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm về: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho
học sinh lớp 2” của tôi
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn
Kể chuyện lớp 2 của trường Tiểu học của tôi, góp phần nâng cao rèn cho học sinh kĩ năng nói có hiệu quả
3 Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 2H ở trường Tiểu
học của tôi
4 Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này được sử dụng để giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa bài học của các câu chuyện
b, Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng để quan sát quá trình học tập của học sinh trên lớp để đánh giá kết quả học tập, phân loại học sinh
c,Phương pháp thực hành luyện tập:
Trang 4Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “
kĩ năng nói” Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em ngày càng được hoàn thiện Từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Năm học 2015- 2016 Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 và kết thúc vào tháng
4 năm 2016
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG
I Nội dung, hình thức, quy trình dạy học tiết kể chuyện ở lớp 2:
* Cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2: các câu chuyện được phân bố như sau
Thần thoại
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Chuyện quả bầu
Cổ tích và cổ tích mới 5
Sự tích cây vú sữa Hai anh em
Bà cháu Tìm ngọc Ông Mạnh thắng Thần Gió
Có công mài sắt có ngày nên kim Chuyện bốn mùa
Một trí khôn hơn trăm trí khôn Kho báu
Câu chuyện bó đũa Quả tim khỉ
Ai ngoan sẽ được thưởng Chiếc rễ đa tròn
Bóp nát quả cam
Phần thưởng Bím tóc đuôi sam Chiếc bút mực Mẩu giấy vụn Người thầy cũ Người làm đồ chơi Bông hoa niềm vui Sáng kiến của bé Hà Con chó nhà hàng xóm Những quả đào
Bạn của Nai Nhỏ Chim Sơn ca và bông cúc trắng Bác sĩ Sói
Trang 6* Nội dung có 3 hình thức kể :
- Kể chuyện theo tranh
- Kể theo dàn ý cho sẵn
* Hình thức tổ chức:
- Hình thức lớp - bài
- Hình thức học theo nhóm
- Hình thức cá nhân
* Quy trình một tiết dạy kể chuyện ở lớp 2:
a, Kiểm tra bài cũ:
b, Bài mới: b.1 Giới thiệu bài:
b.2 Hướng dẫn kể chuyên
- Nhớ lại nội dung câu chuyện
- Luyện kể theo nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp
- Nắm được ý nghĩa câu chuyện
c, Củng cố- dặn dò:
II Thực tiễn trong giảng dạy:
1.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất như trang bị tranh ảnh, máy chiếu để phát huy khả năng trong giảng dạy và học tập
- Nội dung thể loại truyện phong phú, được sắp xếp theo chủ đề
- Nội dung câu chuyện ngắn gọn, cụ thể, có định hướng rõ ràng, chủ yếu là thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh
- Nội dung là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải
là những câu chuyện mới lạ Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện, chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài
2.Khó khăn:
- Có giáo viên dạy chưa phát huy hết tính tích cực các hoạt động của học sinh, chưa gây được niềm đam mê kể chuyện của học sinh
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa chưa đảm bảo tính thẩm mĩ để minh họa cho câu chuyện thêm sinh động
- Lớp đông học sinh nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình luyện tập thực hành khi kể chuyện
Trang 7- Học sinh nhiều em còn sợ kể chuyện vì không dám kể trước lớp, một số
em kể được nội dung truyện chưa biết sáng tạo trong lời kể, chưa biết dùng ngữ điệu diễn đạt với lời kể của mình Nhiều học sinh còn rụt rè chưa biết tỏ thái độ, nét mặt, cử chỉ để nhập vai nhân vật nên dẫn đến nhiều học sinh kĩ năng diễn đạt chưa tốt
II Giải quyết vấn đề:
1 Giúp học sinh nắm nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc
* Rèn kĩ năng đọc tốt, từ đó học sinh nắm chắc nội dung câu chuyện
* Rèn kĩ năng luyện đọc diễn cảm để học sinh biết đọc thể hiện giọng nói, lời kể của nhân vật, từ đó rèn kĩ năng nói trong tiết kể chuyện
2 Một số giải pháp:
* Ở dạng bài kể chuyện theo tranh:
- Việc rèn nói theo ý hiểu của mình thông qua nội dung câu chuyện vì vậy khi kể học sinh không được kể như đọc bài Tập đọc
* Ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có sẵn:
- Dạng bài này có nâng cao hơn so với bài kể chuyện theo tranh, nó đòi hỏi học sinh phải nhớ truyện hơn và huy động trí tưởng tượng nhiều hơn
* Ở dạng bài phân vai, dựng lại một đoạn hay cả câu chuyện:
- Dù những câu chuyện không phải là những vở kịch có diễn biến phức tạp nhưng ở dạng bài này sẽ sử dụng để rèn kĩ năng nói cho học sinh đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn về tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện
đã học
=> Từ các giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên khi dạy một tiết Kể chuyện phải nắm chắc các giải pháp để giải quyết các vấn đề, vận dụng vào từng bài cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc rèn kĩ năng nói cho học sinh ở tiết kể chuyện Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ lựa chọn phân tích một số ý sau đây:
Thứ nhất : Rèn kĩ năng nói theo ý hiểu của mình thông qua nội dung tranh
vẽ của câu chuyện, khi kể học sinh không được kể như đọc bài Tập đọc
Thứ hai : Rèn kĩ năng nói thông qua nội dung câu chuyện dàn ý có sẵn Thứ ba: Rèn kĩ năng nói dạng bài phân vai, dựng lại một đoạn hay cả câu
chuyện
Trang 83 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo tranh:
3.1 Ưu điểm:
- Học sinh đã nắm được nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc vì các
em được rèn đọc nhiều
- Nhìn vào tranh, chỉ từng hình vẽ có trong tranh để kể, học sinh kể dễ dàng hơn
3.2.Tồn tại:
- Học sinh sẽ dễ lẫn với đọc lại bài Tập đọc,chưa phát huy được tính sáng
tạo, kĩ năng nói của các em sẽ bị bó hẹp trong phạm vi của câu chuyện
3.3.Biện pháp: Để khắc phục tồn tại trên tôi làm như sau:
+ Bước 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện hoặc một đoạn chỉ trong 1-2 câu Như vậy yêu cầu học sinh phải động não,sử dụng một vài từ để bật lên nội dung chính của bức tranh
+ Bước 2: Hướng dẫn kể bằng hoạt động khai thác tranh
- Giáo viên hệ thống câu hỏi
- Học sinh nhận xét về mặt thái độ, tình cảm, cách ứng xử của các nhân vật qua tranh
+ Bước 3: Giáo viên có thể kể mẫu hoặc gọi một số học sinh kể tốt lên kể ( nếu thấy cần thiết)
+ Bước 4: Luyện kể trong nhóm
- Giáo viên nêu yêu cầu cụ thể,
- Theo dõi sát sao
- Những nhóm học sinh kể lúng túng giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu đơn giản
- Những nhóm học sinh kể tốt tăng dần độ khó lên
+ Bước 5: Kể trước lớp
- Khuyến khích cá nhân, nhóm, mạnh dạn kể để học sinh khác nghe, nhận xét đánh giá bạn, từ đó cũng rèn được kĩ năng nghe - nói cho các em
Ví dụ :
+ Bài " Chiếc bút mực" - Tiếng Việt 2 - Tập1
Ở bài này tôi sử dụng bài giảng điện tử, mục tiêu của bài là học sinh nhìn tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện
Trang 9* Hoạt động 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung từng tranh
- Giáo viên cho xuất hiện 4 tranh yêu cầu mỗi tranh học sinh sẽ tóm tắt ngắn gọn
Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực
Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà
Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực
Với cách tóm tắt trên học sinh sẽ gợi nhớ nội dung, từ đó tôi hướng dẫn học sinh kể chuyện trên tranh
Đây là một câu chuyện ngắn; được luyện đọc nhiều ở tiết Tập đọc, nếu chỉ yêu cầu kể đơn thuần thì chắc chắn nhiều em khi kể gần như sẽ đọc thuộc lòng câu chuyện Vậy ở hoạt động này tôi tập trung vào việc khai thác tranh bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh khi kể có sáng tạo thêm từ ngữ, nhận xét về thái độ nhân vật
Hoạt động 2: Khai thác tranh để hướng dẫn kể chuyện
Tôi cho xuất hiện từng slide tranh 1,2,3,4 và khai thác tranh bằng hình thức đưa ra các câu hỏi gợi mở
- Ví dụ Tranh 1: Khi được cô giáo gọi lên bàn cô lấy mực, thái độ của Lan như thế nào? ( vui mừng, hai tay lễ phép nhận lọ mực ở tay cô giáo )
Từ gợi ý đó có học sinh sẽ kể là:
Trang 10Đoạn truyện Học sinh kể sáng tạo Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn
cô lấy mực,Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng
cô chẳng nói gì.Mai buồn lắm Thế là
trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì
Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn
cô lấy mực, Lan vui lắm, hai tay lễ
phép nhận lọ mực của cô giáo, còn
Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì.Mai buồn lắm Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì
Qua hai cách kể trên tôi nhận thấy việc dùng câu hỏi gợi mở có tác dụng hơn, tránh được hiện tượng kể mà như đọc bài Tập đọc Bên cạnh đó các em đã biết
sử dụng từ ngữ để rèn kĩ năng nói của các em được tốt hơn
Tương tự các tranh còn lại tôi cũng nêu ra các câu hỏi gợi mở để khuyến khích học sinh kể như trên
Hoạt động 3: Học sinh luyện kể trong nhóm
Học sinh kể chuyện theo nhóm 4
Tôi đưa ra yêu cầu cho nhóm học sinh kể tốt, không những kể đúng đủ nội dung mà các em khi kể cần tập trung chú ý đến cử chỉ điệu bộ, lời nói của từng nhân vật
- Thái độ của Mai khi cho Lan mượn bút
- Cô giáo có những cử chỉ gần gũi với Lan
Bên cạnh đó những nhóm học sinh kể chưa tốt tôi tập trung sát sao hơn, yêu cầu các em kể đúng đủ nội dung, phát huy tính tích cực học tập của các em
Hoạt động 4: Kể trước lớp
Tôi gọi 3 nhóm lên kể, dưới lớp nghe - kể và nhận xét
Việc nhận xét bạn kể cũng góp phần vào việc rèn kĩ năng nên tôi khuyến khích nhiều học sinh được phát biểu,đồng thời học tập những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại
4 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có sẵn :
4.1 Ưu điểm:
- Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay
những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học Đây là hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh
4.2 Tồn tại:
- Với kiểu bài này, nếu để dàn ý cho sẵn thì sẽ có nhiều học sinh đặc biệt là những học sinh rụt rè, kể chưa tốt, sẽ rất sợ kể
- Đây là dạng bài đòi hỏi các em phải tập trung cao để nhớ truyện và huy động trí tưởng tượng nhiều hơn
Trang 114.3.Biện pháp :
Đối với dạng bài này ngay từ tiết Tập đọc tôi sẽ hướng dẫn học sinh rèn kĩ
năng đọc hiểu, đọc diễn cảm để học sinh nắm được nội dung, đồng thời trong tiết Kể chuyện tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm tốt các bước của quy trình sau:
- Bước 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện
- Bước 2: Luyện kể trong nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp
Ví dụ : Bài " Sáng kiến của bé Hà" - Tiếng Việt 2 - Tập 1
Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện:
+ Chọn ngày lễ
+ Bí mật của hai bố con
+ Niềm vui của ông bà
Hoạt động 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện
Tôi đã tiến hành đưa ra hệ thống câu hỏi để học trả lời nhớ lại nội dung câu chuyện
Nêu câu hỏi
* Đoạn 1:
? Bé Hà được mọi người coi là gì Bé
Hà đưa ra sáng kiến gì
? Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ
của ông bà Vì sao?
* Đoạn 2:
? Khi ngày lập đông đến gần bé Hà đã
chọn được quà để cho ông bà chưa
? Khi đó ai giúp bé Hà chọn quà
* Đoạn 3:
? Đến ngày lập đông những ai về thăm
ông bà
? Bé Hà tặng ông bà cái gì Thái độ
của ông bà đối với món quà của bé ra
sao
Hoạt động cả lớp
- Là một cây sáng kiến, Bé Hà muốn chọn một ngày làm ngày lễ của ông bà
- Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già
- Bé chưa chọn được quà gì để biếu ông bà
- Bố là người giúp đỡ
- Các cô, chú đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà
- Bé tặng ông bà chùm điểm 10 Ông nói rằng ông thích nhất món quà của
bé
Từ những câu trả lời trên học sinh đã từng bước nhớ lại nội dung câu chuyện sau đó và sắp xếp dàn ý tương ứng với nội dung từng đoạn
Hoạt động 2: Luyện kể trong nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp
Tôi đưa bảng phụ ghi sẵn các dàn ý lên bảng để học dựa vào dàn ý
Tôi cho học sinh luyện kể trong nhóm ba
Trang 12Học sinh kể theo nhóm ba Giáo viên đi bao quát lớp, tôi dành sự quan tâm đến học sinh rụt rè trong lớp bằng cách nhắc cho các em nếu các em quên nội dung câu chuyện
Sau đó tôi gọi 3 học sinh nối tiếp lên kể mẫu trước lớp theo 3 dàn ý, yêu cầu học sinh lớp nhận xét về giọng kể đã tự nhiên chưa? đã biết phối hợp với điệu bộ
cử chỉ chưa? giọng kể như thế nào ?
Tôi tổ chức cho học sinh thi kể theo nhóm, cá nhân trước lớp Sau đó giáo viên lớp cùng nhận xét bạn kể
+ Bài " Hai anh em" - Tiếng Việt 2 - Tập 1
Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
+ Mở đầu câu chuyện
+ Ý nghĩa và việc làm của người em
+ Ý nghĩa việc làm của người anh
+ Kết thúc câu chuyện
Với kiểu bài này, tôi chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn các câu gợi ý, sau đó gọi 2 học sinh đọc gợi ý Tuy nhiên trong từng phần tôi đưa ra một số câu hỏi:
* Phần mở đầu: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào
* Phần diễn biến câu chuyện: Người anh và người em đã nghĩ và làm gi?
* Phần kết thúc câu chuyện: Câu chuyện kết thúc ra sao?
Tôi cho học sinh kể theo nhóm 3, qua quan sát tôi thấy một số nhóm kể có nhiều sáng tạo biết nói những lời nói thể hiện tình cảm, cử chỉ ân cần của người anh đối với người em của mình Sau khi hoạt động trong nhóm xong tôi cho các nhóm lên kể trước lớp Qua tiết kể chuyện này tôi thấy học sinh kể rất tốt, biết cảm nhận được tình cảm anh em dành cho nhau
5 Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo phân vai , dựng lại cả câu chuyện :
5.1 Ưu điểm:
- Thu hút được đông đảo học sinh tham gia Học sinh hứng thú
5.2 Tồn tại:
- Nếu không thuộc kĩ lời thoại khi kể quên 1 chi tiết là dẫn đến quên hết lời
nhân vật
5.3 Biện pháp:
- Ngay từ tiết Tập đọc phải rèn cho học đọc diễn cảm để phân biệt rõ lời
nhân vật,thể hiện điệu bộ, cử chỉ
- Tôi cho HS nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói …) của nhân vật trong