1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột

112 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Với một nước nông nghiệp như nước ta khi mà khoảng 70% dân số của chúng ta vẫn còn sống ở khu vực nông thôn và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì nông nghiệp càng có vài trò t

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng, Năm 2015

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Người cam đoan

ĐỖ PHÚ TRUNG

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

6 Kết cấu luận văn 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 9

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp 9

1.1.2 Khái niệm về phát triển nông nghiệp 9

1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 9

1.1.4 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp 10

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 12

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý 12

1.2.2 Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực 13

1.2.3 Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 15

1.2.4 Tăng cường thâm canh nông nghiệp 16

1.2.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phầm 16

1.2.6 Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp 17

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 18

1.3.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên 18

1.3.2 Nhân tố điều kiện xã hội 19

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 22

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 22

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 22

2.1.2 Đặc điểm về xã hội 28

2.1.3 Đặc điểm về kinh tế 29

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 34

2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 34

2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực 39

2.2.3 Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 42

2.2.4 Tình hình thâm canh trong nông nghiệp 46

2.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phầm 47

2.2.6 Kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp 50

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 56

2.3.1 Những thành công 56

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 57

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 58

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 62

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 62

Trang 5

3.1.3 Mục tiêu phát triển 66

3.1.4 Định hướng phát triển 68

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 72

3.2.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 72

3.2.2 Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực 74

3.2.3 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 76

3.2.4 Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 80

3.2.5 Lựa chọn các mô hình liên kết 83

3.2.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 85

3.2.7 Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 88

3.2.8 Phát triển công nghiệp chế biến nông sản 90

3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 94

KIẾN NGHỊ 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC 101

Trang 6

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

CN - XD Công nghiệp - Xây dựng

Trang 7

2.11 Dân số và nguồn nhân lực trên địa bàn giai đoạn

2.13 Tình hình phát triển trang trại của thành phố năm 2013 43 2.14 Tình hình thâm canh tăng nâng suất một số cây trồng chính 47

2.15 GTSX nông lâm thủy sản giai đoạn 2008-2013 (theo giá

2.16 Tình hình sản suất ngành trồng trọt qua các năm 52

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp là ngành có từ lâu đời, nên được coi là lĩnh vực sản xuất truyền thống Nó là ngành sản xuất vô cùng quan trọng trong bất cứ kỳ xã hội nào, vì nó là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực – thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến Nông nghiệp và nông thôn đóng góp vào hoạt động kinh tế thông qua các hình thức

cơ bản như: cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp; cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước

Với một nước nông nghiệp như nước ta khi mà khoảng 70% dân số của chúng ta vẫn còn sống ở khu vực nông thôn và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì nông nghiệp càng có vài trò to lớn trong sự phát triển, ổn định của xã hội Sự phát triển của nông nghiệp góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Đời sống của người nông dân có được cải thiện thì mới bảo đảm được cho sự phát triển của đất nước

Chính ngành nông nghiệp đã cứu nguy cho nền kinh tế, hạn chế tối đa mức độ tác động trước mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như khu vực Tuy nhiên, trên thực tế nhà nước chưa thực sự dành mối quan tâm đặc biệt cho nông nghiệp Hiện tại, người nông dân đang phải đối mặt với những nguy cơ của đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa Kết cục, sự hy sinh, những rủi ro lại do người nông dân gánh chịu Họ bị mất đất, thiếu việc làm, buộc phải di cư, chịu sự bất bình đẳng, không bảo hiểm, không bảo đảm về an sinh xã hội…Trước những thách thức của tam nông Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, đã chỉ ra những cơ hội cũng như đưa ra một số

Trang 10

trường, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, phát triển thị trường lao động,

cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển khoa học công nghệ

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích đất nông nghiệp 27.328ha, chiếm 72,45% tổng diện tích toàn thành phố, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 13,06% tổng giá trị sản xuất toàn thành phố, lao động nông nghiệp chiếm 36,52% tổng số lao động, hàng năm tạo ra 40-41 ngàn tấn lương thực, 30-31 ngàn tấn cà phê Tuy nhiên ngành nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố, phát triển thiếu bền vững, chưa hiệu quả; đồng thời nông dân vẫn

là người chịu thiệt thòi và thụ hưởng ít nhất trong thành quả của phát triển; khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng lên; các vấn đề xã hội, môi trường nông thôn trở nên bức xúc hơn Do đó, cần có giải pháp để phát triển nông nghiệp thành phố toàn diện theo hướng hiện đại, đa dạng, sản xuất hàng hóa có giá trị cạnh tranh cao, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của thành phố Đồng thời việc phát triển kinh tế nông nghiệp cung cấp lượng thực, tạo vành đai xanh cho đô thị; phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn thành phố không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn giải quyết vấn đề xã hội như việc làm, an sinh xã hội, môi trường cho người dân nông thôn Vì vậy, để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cũng như tìm ra hướng đi mới phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn thành phố, với những lý do trên và những kiến thức, kinh nghiệm của

mình tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột; chỉ ra những thành công, những tồn tại trong phát triển nông

Trang 11

nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột

- Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian đến

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu phát triển nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột

- Về mặt không gian: Tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Về mặt thời gian: Giai đoạn 2008-2013 và các giải pháp đề xuất trong luận văn định hướng đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp; giúp cho lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học trong phát triển nông nghiệp

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp

Trang 12

Chương 2 Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột

Chương 3 Giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa thành phố Buôn Ma Thuột

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phát triển nông nghiệp là một quá trình lâu dài, có nhiều lý thuyết về phát triển nông nghiệp

Lý thuyết về mô hình 3 giai đoạn phát triển nông nghiệp của Torado,

1990 cho rằng: sự phát triển nông nghiệp trãi qua 3 giai đoạn, tuần tự từ thấp đến cao là quá trình chuyển đổi từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chuyên môn hóa

Lý thuyết về mô hình hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển Sung Sang Park, 1992 cho rằng: quá trình phát triển nông nghiệp qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển Mỗi giai đoạn phát triển, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau Giai đoạn sơ khai: sự phát triển nông nghiệp chỉ dựa vào khai thác yếu tố từ tự nhiên như đất đai, thời tiết khí hậu và lao động (chủ yếu theo chiều rộng) Giai đoạn đang phát triển: sự phát triển nông nghiệp dựa vào ngoài các yếu tố ban đầu còn dựa vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ công nghiệp (phân bón, thuốc hóa học) Giai đoạn phát triển: nhờ sử dụng các yếu tố sản xuất từ công nghiệp đặc biệt máy móc và kỹ thuật hiện đại mà năng suất nông nghiệp tăng lên (giáo trình Kinh tế phát triển của P.GS.TS Bùi Quang Bình) 1, tr.263 - 267

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam

Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn với nền

Trang 13

kinh tế Việt Nam mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới và xây dựng lực lượng nông dân có trí thức

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đã định hướng phát triển nông nghiệp đất nước với nhiệm vụ trung tâm là: phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới

Ngoài những Nghị quyết, Cương lĩnh Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam nêu ở trên, có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Nghiên cứu về tổ chức sản xuất nông nghiệp của Vũ Trọng Khải,

(2008) 2 Tích tụ ruộng đất – trang trại và nông dân; Đặng Kim Sơn, (2008)

3 Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau

Những nghiên cứu này cho thấy chủ trương đúng đắn trong phát triển trang trại, hộ kinh tế; tuy nhiên về tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản cho thấy tình trạng manh mún về đất đai và năng lực thấp về sản xuất nông nghiệp hiện nay tại Việt Nam, cần phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả canh tác, phát triển kinh tế trang trại, nông hộ lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bài viết của GS.TS Nguyễn Trần Trọng (2012) 4 về “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” đề cập đến phương pháp tiếp cận phát triển nông nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện nay ở Việt Nam dưới góc độ thị trường; góc độ công nghiệp; góc độ môi sinh và những định hướng chủ yếu để phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 gồm: Tiếp

Trang 14

tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nông sản Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa từng ngành, từng vùng sản xuất Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng các vùng nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến Xây dựng các loại hình kinh tế nông nghiệp phù hợp trong nông nghiệp Thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

có các nghiên cứu như Đặng Kim Sơn (2008) 5 , Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa; Hoàng Ngọc Hòa (2008) 6 , Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta Các nghiên cứu nhấn mạnh đến

vai trò của khoa học công nghệ và việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp

Bài viết “Bốn hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ và TS

Hoàng Xuân Nghĩa – Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội 7 Tác giả đã phân tích, kết luận chính sách đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không còn phù hợp với gian đoạn mới và đề xuất hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đó là: (1) Đột phá trong khâu quy hoạch, quản lý việc sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp; (2) Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; (3) Đột phá về thị trường và năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản; hoàn thiện các thể chế lưu thông, nhất là đôi với lưu thông lúa gạo; (4) Hỗ trợ

có hiệu quả cho nông dân

Trang 15

PGS.TS Bùi Quang Bình (2013) 8 , trong tác phẩm “Dân số và phát

triển kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên”, NXB Thông tin và Truyền thông, đã

nêu ra một số giải pháp đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và nông thôn như:

Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; nâng cao hiệu quả sản xuất

nông nghiệp; đưa nhanh và áp dụng rộng tiến bộ khoa học và công nghệ vào

sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản; đẩy

nhanh hơn cơ giới hóa ở nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội

nông thôn; xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh

dịch vụ ở nông thôn

Đối với vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 về “ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020” 9 , đã định hướng phát

triển nông nghiệp là: Chuyển đổi toàn diện cơ cấu nông nghiệp để đến năm

2020 vùng Tây Nguyên cơ bản có nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập

trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với công nghiệp chế

biến; đồng thời ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất

nông lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; ổn định

diện tích cây cà phê, tiếp tục nghiên cứu phát triển một số cây công nghiệp có

giá trị kinh tế cao, các loại rau, hoa, cây ăn quả có thế mạnh về điều kiện tự

nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái, ); khuyến khích chuyển diện tích lúa

năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang các loại cây trồng cạn có hiệu

quả cao hơn Chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó tập trung chăn nuôi đại

gia súc (bò thịt, bò sữa, trâu, dê ) Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước,

nhất là mặt nước các hồ chứa lớn (hồ thủy điện, thủy lợi, ) để phát triển thủy sản

Đối với tỉnh Đắk Lắk, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk

Trang 16

nông nghiệp của tỉnh theo hướng chất lượng cao, bền vững, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ Rà soát, bổ sung quy hoạch, quản lý và phát triển vùng chuyên canh Giải quyết tốt các vấn đề về nông nghiệp - nông dân - nông thôn và tổ chức tốt việc liên kết giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học- nhà nước; xây dựng nông thôn mới Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Đối với thành phố Buôn Ma Thuột, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng

bộ thành phố Buôn Ma Thuột, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã định hướng phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng sản xuất hàng hóa với kỹ thuật, năng suất cao, sản phẩm sạch gắn với mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững Đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới các công trình thuỷ lợi theo quy hoạch; từng bước xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Tiếp tục hỗ trợ vốn cho việc triển khai các mô hình khuyến nông trình diễn có kết quả tốt; xây dựng, phát triển vùng chuyên canh rau an toàn, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là ngành duy nhất sản xuất được lương thực, thực phẩm Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa

1.1.2 Khái niệm về phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp là quá trình tăng tiến theo hướng hoàn thiện

về mọi mặt, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng), sự tiến bộ về cơ cấu nông nghiệp và sự nâng cao hiệu quả kinh tế -

xã hội của sản xuất nông nghiệp

1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt

Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong)

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời

Trang 18

gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp

1.1.4 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp

a Phát triển nông nghiệp góp phần cung ứng hàng hóa cho thị trường

Nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau Nông nghiệp có vai trò quan trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:

- Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực có nguồn lao động dồi dào cung cấp cho phát triển công nghiệp và đô thị Khi chưa thực hiện quá trình công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nghề nông và chủ yếu sống ở khu vực nông thôn Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tạo ra nhu cầu lớn về lao động và năng suất lao động công nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị Đó là

xu hướng có tính quy luật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Khu vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến Thông qua ngành này sản phẩm nông nghiệp càng có giá trị hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường

Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác Vì thế, nông nghiệp là một những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học,

cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp ổn

Trang 19

định về vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ, cũng như

các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp

b Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế

Khi nông nghiệp phát triển, làm tăng thu nhập của người dân, kéo theo tăng tiêu dùng Nên việc tăng trưởng và phát triển nông nghiệp góp phần rất lớn trong tăng trưởng nền kinh tế

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại Trong quá trình phát triển nền kinh tế cần quan tâm phát triển nông nghiệp

để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội

Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực, thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp

Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lượng thực thực phẩm Xã hội ngày càng phát triển, thực phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, càng đòi hỏi phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nông sản phát triển Quy mô, chất lượng, thời điểm cung cấp nguyên liệu từ ngành nông nghiệp quyết định nhiều đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến

c Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm

an ninh lương thực

Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo Vì khi sản lương lương thực tăng thì giá nông sản giảm tương ứng giúp đem lại nhiều lợi ích cho người nghèo thiếu lương thực, đảm bảo được an ninh lương thực của quốc gia

d Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn

Phát triển nông nghiệp làm tăng thu nhập, tăng tích lũy, nhờ đó tăng

Trang 20

đầu tư cho xây dựng và phát triển nông thôn góp phần khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực vốn có Phát triển nông thôn hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển, chất lượng đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự chuyển dịch vai trò, tỷ trọng của các ngành, các bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhờ đó tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh hơn

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; đối với ngành trồng trọt, xu hướng giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau màu và cây công nghiệp; đối với chăn nuôi, xu hướng chuyển sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý là chuyển dịch cơ cấu có khả năng tái sản xuất mở rộng, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội, qua đó đảm bảo về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Phát triển nông nghiệp luôn làm chuyển dịch cơ cấu các ngành, các bộ phận để tạo ra cơ cấu hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp hợp lý chính là chuyển sang một cơ cấu có khả năng khai thác được lợi thế so sánh, lấy thị trường làm căn cứ; tăng những ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học công nghệ, có nhu cầu thị trường lớn

và ổn định; tăng những ngành có suất sử dụng tài nguyên thấp, ít gây hại môi trường

Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:

Trang 21

- Sự thay đổi tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế

- Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong nông nghiệp

- Sự thay đổi tỷ trọng trong nội bộ từng ngành

1.2.2 Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực

Các nguồn lực trong nông nghiệp chủ yếu gồm đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất Tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trước hết phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất nông nghiệp Khi xem xét từng yếu tố nguồn lực,

xu hướng vận động về số lượng và chất lượng của từng yếu tố nguồn lực theo các chiều hướng khác nhau Nhưng khi sử dụng cần kết hợp các yếu tố nguồn lực một cách hài hoà, hợp lý Tỷ lệ tham gia của mỗi yếu tố nguồn lực vào quá trình sản xuất từng loại nông sản tuỳ thuộc vào tính chất của quy trình kỹ thuật và tiến bộ công nghệ

- Đất đai: Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa

là tư liệu lao động Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng, như cày, bừa, đập đất, lên luống v.v Quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp Không những thế, ruộng đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được

- Vốn: là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất Hình thức của vốn sản xuất cũng

Trang 22

thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v Như vậy vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp

- Nguồn nhân lực: trong nông nghiệp nguồn nhân lực là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động

Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình

độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp

vụ và tay nghề của người lao động Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm mang tính thời vụ cao, xu hướng có tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn hoá và

kỹ thuật

- Khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để phát triển nông nghiệp Sự phát triển của khoa học và công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất mà còn làm thay đổi cả phương thức lao động, tạo ra khả năng đổi mới nguyên tắc và phương pháp sản xuất, cho phép áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, giảm tác hại môi trường Sự phát triển của khoa học – công nghệ cho phép tạo ra những giống mới, ngành nghề mới và những mô hình sản xuất mới

Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp:

- Diện tích đất nông nghiệp

Trang 23

- Số lượng lao động và trình độ lao động

- Tổng số vốn đầu tư

- Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp

1.2.3 Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với qui mô và trình độ tổ chức nhằm không những tạo ra sản lượng cao mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho nông sản sản xuất ra

Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất nông nghiệp gồm có: nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản trong nông nghiệp Hình thức này có ưu điểm là gắn người nông dân với đất đai và phát huy được tính

tự chủ của hộ trong sản xuất nông nghiệp Do đó, nông hộ luôn tìm cách để tăng năng suất đất và năng suất lao động ở mức cao nhất

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra nhằm cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, trước đây các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp gồm: nông trường, lâm trường và trạm trại Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp

Nhóm nhân tố phản ánh trình độ tổ chức sản xuất:

- Gia tăng quy mô sản xuất của các loại hình thức tổ chức

- Mức tăng tỷ lệ doanh thu của các loại hình thức tổ chức

Trang 24

chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tìm kiếm những

cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này Đối với việc sản xuất và tiêu thụ nông sản phải có sự tham gia của nhiều đối tác và nhiều ngành mới có thể đưa nông sản đến với thị trường đáp ứng người tiêu dùng tốt hơn

Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với nông hộ và các đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc Liên kết dọc thể hiện sự liên kết giữa nông hộ và trang trại với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản (từ người sản xuất đến người tiêu dùng) Còn liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại nhằm tạo ra các vùng chuyên canh để thực hiện được các đơn hàng lớn

1.2.4 Tăng cường thâm canh nông nghiệp

Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp Bản chất của thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn

vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm

Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, thủy lợi, công nghệ sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp

Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ thâm canh nông nghiệp

- Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi

- Gia tăng năng suất cây trồng, vật nuôi/đơn vị diện tích

- Mức tăng giá trị sản phẩm thu/đơn vị diện tích

1.2.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phầm

Trang 25

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Thông qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và hoàn thành vòng chu chuyển vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng chủ yếu là: đảm bảo sản xuất, cung cấp một khối lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và chức năng này chỉ được biểu hiện cụ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm Đối với nông nghiệp tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng, đưa sản phẩm từ sản xuất vào lưu thông và đến tay người tiêu dùng cuối cùng Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động kết quả, hiệu quả sản xuất cuối cùng và khẳng định được giá trị của sản phẩm có chấp nhận hay không của người tiêu dùng Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao thu nhập, các

hộ nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp không chỉ nâng cao năng suất mà sản xuất phải hướng đến tiêu dùng, lấy đó làm mục tiêu chính để sản xuất kinh doanh và thông qua tiêu thụ sẽ nắm bắt thị hiếu tiêu dùng về số lượng, chất lượng và chủng loại

Ngoài ra, cầu thị trường và hệ thống thị trường cũng là nhân tố trực tiếp làm cho nông nghiệp phát triển Tín hiệu thị trường giúp cho người sản xuất

và người tiêu dùng có các ứng xử quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ

và sử dụng các nguồn lực của nền nông nghiệp vào sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường

Nhóm tiêu chí phản ánh việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Số lượng thị trường tăng lên so với thị trường hiện có

- Tăng thị phần

1.2.6 Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp

a Kết quả của sản xuất nông nghiệp

Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau

Trang 26

một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp

Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp

- Mức tăng và tỷ lệ tăng của giá trị sản xuất nông

- Sản lượng và sản lượng nông nghiệp hàng hóa

- Mức tăng và tỷ lệ tăng của sản lượng và sản lượng nông nghiệp hàng hóa

- Giá trị sản lượng nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp hàng hóa

- Mức tăng và tỷ lệ tăng của giá trị sản lượng nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp hàng hóa

b Đóng góp của sản xuất nông nghiệp vào phát triển KT – XH của địa phương

- Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng GTSX của địa phương

- Đóng góp của nông nghiệp cho ngân sách

- Tạo việc làm cho lao động

- Góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật nên có sự gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên Đây củng là cơ sở tự nhiên của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp Các tác động của nền nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự có ý nghĩa khi các tác động đó thích ứng với các điều kiện tự nhiên và nhu cầu sinh trưởng phát triển các loại cây trồng Các nhân tố của điều kiện tự nhiên như điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu, nguồn nước

Trang 27

Tài nguyên nông nghiệp của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, sinh vật, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền nông nghiệp Tài nguyên nông nghiệp qui định lợi thế so sánh

về nông nghiệp của mỗi vùng và quốc gia, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp

1.3.2 Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí

Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp Mức bình quân về tài nguyên ví dụ như diện tích đất nông nghiệp/đầu người, ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, vì vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp Quy mô dân số còn ảnh hưởng đến cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp Cấu trúc dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp, nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít người thì trình độ phát triển nông nghiệp khác với vùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số Mỗi dân tộc gắn liền với kiến thức bản địa, giá trị văn hóa khác nhau, các yếu

tố này đều liên quan đến sự phát triển nông nghiệp khác nhau

1.3.3 Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Các nhân tố thuộc về điều kiện thể chế chính sách nông nghiệp và cơ sở

hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

Thể chế chính sách về nông nghiệp của Chính phủ cạn thiệp vào nền nông nghiệp Chính phủ vì mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, đã có những chính sách, cách can thiệp khác nhau vào nền nông nghiệp để thỏa mãn các

Trang 28

mục tiêu của quốc gia đó Vì vậy, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp

Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp thiết và

có tính chất rất quan trọng đối với xã hội giúp xóa bỏ rào cản giữa thành thị

và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển

1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I của luận văn tiếp cận nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khẳng định nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là ngành duy nhất sản xuất được lương thực, thực phẩm Đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp, nêu các đặc điểm chủ yếu của sản xuất nông nghiệp

Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp: 1) Cung ứng hàng hóa cho thị trường; 2) góp phần tăng trưởng nền kinh tế; 3) góp phần xóa đói, giảm nghèo

và bảo đảm an ninh lương thực; 4) phát triển nông thôn

Từ những lý luận trên luận văn đã xây dựng các nội dung và tiêu chí chủ yếu để phát triển nông nghiệp gồm: 1) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý; 2) Huy động và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực; 3) Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; 4) Tăng cường thâm canh nông nghiệp; 5) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; 6) Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp

Luận văn nêu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp gồm những nhân tố điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế

Những nội dung của chương đã hệ thống toàn diện và trọng tâm các vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nội dung và tiêu chí phát triển nông nghiệp Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm nền

Trang 29

tảng phân tích thực trạng phát nông nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và là trung tâm có vị trí đặc biệt của vùng Tây Nguyên Thành phố có diện tích tự nhiên 37.718 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh;

có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường và 8 xã) Ranh giới hành chính của thành phố phía Bắc giáp huyện Cư Mgar; phía Nam giáp huyện Krông Ana –Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (thuộc tỉnh Đăk Nông)

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các Quốc

lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh ĐắkLắk Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đường bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ

và đường hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trở

Trang 31

thành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và được Thủ tướng Chỉnh phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010

Với vị trí địa lý kinh tế - xã hội và quốc phòng quan trọng, thành phố Buôn Ma Thuột được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trước năm 2020

Địa hình tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột

c Khí hậu

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên Đắk Lắk, chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên có những nét đặc thù riêng Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn Buôn Ma

Thuột, khí hậu Buôn Ma Thuột có những đặc điểm chủ yếu (Nguồn: Trạm khí tượng Buôn Ma Thuột Trạm Cầu 14):

Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Buôn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5

Trang 32

đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động Lượng mưa chiếm khoảng 87% lượng mưa cả năm Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng

Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Nam Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa mùa khô thường < 10mm/tháng

và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng có mưa

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 36,50C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12) Biên độ giữa ngày và đêm cao 9 - 120

C

Chế độ ẩm: chế độ ẩm trung bình năm 82,40C, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mưa 87% Ẩm độ trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3)

Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3 Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mưa là nhỏ hơn 200 giờ

Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40 – 70%; mùa mưa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85% Tốc độ gió trung bình 5 - 6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hướng trực tiếp của các cơn bão Nam Trung Bộ, gây mưa to kéo dài

Chế độ bốc hơi nước: lượng nước bốc hơi bình quân năm 1.178 mm Lượng bốc hơi tháng lớn nhất 183 mm (tháng 3) và tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9 ) Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô

d Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Trang 33

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm đất năm 2013 trên địa bàn TP BMT

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Buôn Ma Thuột

Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm các nhóm đất sau:

- Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk): Phân bố trên các địa hình lƣợn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dƣỡng, có tầng đất dày thích hợp cho các cây công nghiệp dài ngày nhƣ: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả nhiệt đới và các loại cây trồng khác, tổng diện tích 29.805 ha, phân bố ở hầu khắp địa bàn thành phố, chiếm 79,02% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Có diện tích khoảng 1.094ha, chiếm 2,90% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trong thành phố, tập trung phần nhiều về phía Đông của thành phố

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (FS): Có diện tích khoảng 1.471

ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên; đất có tầng dày > 100 cm, phân bố tại vùng có địa hình đồi núi thấp, chia cắt mạnh, nghèo chất dinh dƣỡng và tầng đất mỏng có lẫn đá

- Nhóm đất nâu tím trên đá Bazan (Ft): Có diện tích khoảng 189 ha,

Trang 34

chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên; có tầng dày từ 70 - 100 cm, phân bố ở phía Tây Nam của thành phố, thành phần cơ giới nhẹ

- Nhóm đất đen trên sản phẩm đá Bazan (Rk): Có diện tích 3.734 ha chiếm 9,9% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D): Có diện tích 1.426 ha, chiếm 3,78% diện tích đất tự nhiên; có tầng dày từ 50 - 70 cm, phân bố ở vùng đất thấp

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 37.718 ha, cơ cấu sử dụng đất được phân bổ như sau :

- Đất nông nghiệp 27.328,4 ha, chiếm 72,45% tổng diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp 9.141,4 ha, chiếm 24,24% tổng diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng 1.248,2 ha chiếm 3,31%

- Tài nguyên nước

+ Về sông, suối: Trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột chỉ có đoạn sông Sêrêpok

chảy qua phía Tây thành phố (khoảng 23km), còn chủ yếu là mạng lưới suối nhỏ thuộc lưu vực sông Sêrêpok Hầu hết các con suối này có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa Mùa mưa nước dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (trong các trận mưa lớn hơn 100 mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 – 2 giờ), mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt Có

ít hồ tự nhiên, nhưng có nhiều hồ nhân tạo, lớn nhất là hồ Ea Kao dung tích 15 106

m3, cao trình 408 m; hồ Ea Chu Kăp dung tích 11.106

m3, cao trình 500 m Lưu lượng nước của hồ, suối cũng thay đổi theo mùa, vào cuối mùa mưa nước lên cao cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu (tháng 5)

+ Nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn địa chất thuỷ văn 704,

những năm gần đây tổng lượng nước ngầm sử dụng vào mục đích phục vụ sinh hoạt, cho công nghiệp chế biến và tưới cho một số cây công nghiệp vào các tháng mùa khô, đạt tới 482.400 m3/ngày, trong đó sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của

TP Buôn Ma Thuột tại thời điểm hiện nay đạt trên 30.000 m3/ngày Nước ngầm

Trang 35

là nguồn nước cực kỳ quan trọng phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh tế- xã hội

và sinh hoạt đời sống cộng đồng dân cư Qua số liệu quan trắc trong quá trình khai thác nước ngầm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vào những năm gần đây, mực nước ngầm có xu thế giảm xuống vào mùa khô, nhưng lại phục hồi nhanh vào mua mưa

- Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của Buôn Ma Thuột trước 2008 có 1.04,9 ha, đến năm

2013 diện tích rừng tăng lên là 1.055ha, chủ yếu là rừng trồng 1.002ha, còn lại là rừng tự nhiên 53ha

Rừng tự nhiên gồm rừng khộp với các loài cây ưu thế như dầu, trà beng,

cà chít, cẩn liên, cam xe có chất lượng xấu, mọc rải rác và rừng bán thường xanh với tổ thành loài ưu thế như bằng lăng, bam xe lòng mức lông Kiểu rừng này bị tác động mạnh bởi nạn chặt phá rừng nhiều nhất

Rừng trồng bao gồm các loại cây như sao đen, sao xanh, thông 3 lá, tếch,

cà te, dáng hương, muồng đen, sữa, bạch đàn, xà cừ nhưng với diện tích thu nhỏ

và rừng trồng phòng hộ với các loài cây như thông 3 lá, bạch đàn, keo lá tràm, muồng đen, dầu rái

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản quý không có gì nổi bật, chỉ có đá làm vật liệu xây dựng có tiềm năng lớn hơn các khoáng sản khác, trong đó đá bazan có tiềm năng đáp ứng được cho xây dựng và giao thông trong vòng 15 năm tới Các vật liệu xây dựng cao cấp như đá ốp lát, sét gạch ngói có trữ lượng nhỏ chỉ đáp ứng được một

phần xây dựng phát triển TP.BMT

e Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên, là đầu mối giao thông của vùng Tây Nguyên nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế -

xã hội

Trang 36

Đất đai rộng lớn, địa hình và khí hậu đa dạng đã tạo ra những vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng Đặc biệt có quỹ đất đỏ bazan khá lớn, độ phì cao, tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cao su, hồ tiêu,

Tuy nhiên, khí hậu có yếu tố không thuận lợi là lượng mưa trong năm phân bố không đều, vào các tháng mùa mưa thường thừa nước, gây xãi mòn mạnh ở những vùng đất dốc và thường mưa nhiều hơn vào thời gian thu hoạch nên ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, chi phí sơ chế bảo quản sau thu hoạch cao Mùa khô quá dài cùng với cường độ khô bình quân rất cao cho nên làm cây trồng thiếu nước trầm trọng Độ ẩm không khí quá thấp vào nhiều ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng

Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp Tài nguyên khoáng sản hạn chế, không có gì nổi trội

2.1.2 Đặc điểm về xã hội

a Đặc điểm về dân số

Dân số trung bình của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013 là 344.637 người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 35,13%, chủ yếu ở 8 xã, hầu hết cư dân sống bằng nghề nông nghiệp, ngoài ra, nhiều phường có diện tích sản xuất nông nghiệp và tỉ lệ người dân sinh sống gắn với nông nghiệp khá cao, như phường Khánh Xuân, Êa Tam, Thành Nhất, Tân Lập, Tân Hoà

Thành phố có 40 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiếu số chiếm 16,36%, chủ yếu sống ở 33 buôn Mật độ dân số của thành phố là 914 người/km2

b Đặc điểm về nguồn lao động

Nguồn lao đồng trong độ tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao so với dân số, năm 2013 là 192.480 lao đồng, chiếm 55,85% Số người trong độ tuổi lao động 159.894 người, chiếm 46,39% so với dân số Đây là nguồn lực quan

Trang 37

trong để phát triển kinh tế - xã hội

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 169.543 lao động, chiếm 49,19% so với dân số, đảm ứng phần nào nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất và kinh doanh Trong đó lao động nông nghiệp là 61.921 lao động chiếm 36,52% lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Nhìn chung, chất lượng của nguồn nhân lực được chú trọng thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và thông qua đào tạo nghề cho người lao động Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp so với các thành phố khác trong nước, chất lượng nguồn lao động chưa đều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhất là khu vực nội thị và khu vực ngoại thành dân trí của lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ

Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố còn ít so với yêu cầu, thiếu cán bộ khoa học ở các ngành kinh tế Ngành nông nghiệp của thành phố chủ yếu là trồng cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu,… đòi hỏi cần đông đảo đội ngũ khoa học trợ giúp

2.1.3 Đặc điểm về kinh tế

a Về tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.2 GTSX của nền kinh tế giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010)

Tăng

BQ 2008-

2013 (%) Tổng số 12.110,1 12.940,2 14.256,8 16.260,2 17.619,1 19.405,3 9,89

Nông

nghiệp 2.185,9 2.247,2 2.032,1 2.250,7 2.457,5 2.534,0 3,00 CN-XD 5.969,7 6.142,7 6.963,3 7.906,1 8.555,8 9.361,4 9,42 TM-DV 3.954,5 4.550,3 5.261,5 6.103,3 6.605,8 7.509,9 13,69

Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013

Trang 38

Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm Tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm vẫn còn xảy ra,… Những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế của thành phố phát triển chậm lại Tuy vậy, kinh tế thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2013 tăng 9,89%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 3%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,42%; thương mại – dịch vụ tăng 13,69% (xem Bảng 2.2) Nhờ vậy, đến năm 2013 giá trị sản xuất kinh tế của thành phố tăng gấp 1,6 lần

so năm 2008, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 1,6 lần; thương mại – dịch vụ tăng 1,9 lần; nông, lâm, thủy sản tăng 1,2 lần

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GTSX TP BMT giai đoạn

2008 - 2013

2.032,1 2.250,7

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tính toán từ Bảng 2.2

Trang 39

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng hợp lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ và ổn định tỷ trọng công nghiệp – xây dựng Năm 2008 tỷ trọng nông nghiệp 18,05%, đến năm

2013 giảm còn 13,06%; năm 2008 tỷ trọng thương mại – dịch vụ 32,65%, đến năm 2013 tăng lên là 38,70% và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đến năm

2013 là 48,24% Điều này cho thấy đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố chủ yếu vẫn là ngành thương mại – dịch vụ và ngành công nghiệp – xây dựng (xem Bảng 2.3)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GTSX TP BMT năm 2008 và năm 2013

c Tình hình thực hiện các chính sách về nông nghiệp

- Chính sách đất đai: thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được một số

thành tựu đáng kể trong quá trình thi hành Luật Đất đai, cụ thể đã lập xong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của thành phố Buôn Ma Thuột làm cơ sở cho để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất được cải thiện đáng kể

Trang 40

đã góp phần để người dân tham gia trực tiếp vào quá trình quy hoạch Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt được kết quả khá tích cực, đến năm 2013 thực hiện cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn thành phố đạt 86,1% diện tích đất cần cấp, đã hoàn thành chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc Hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ 23

Chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế nông nghiệp được Đảng ta đặt ra như một bước đi tất yếu để giải quyết vấn đề tam nông Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất ở quy

mô lớn Nhà nước khuyến khích khu vực nông thôn thực hiện phong trào

“dồn điền, đổi thửa” để khắc phục tình trạng manh mún do quá trình giao đất trước đây, có điều kiện quy hoạch lại ruộng đất, sử dụng được các dịch vụ công nghiệp, giao thông, điện, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh…và áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm: Trạm Khuyến nông, Bảo vệ

thực vật, Thú y thành phố đã hướng dẫn cho nhân dân SXNN theo các mô hình đạt hiệu quả, thực hành công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến lâm và cung ứng dịch vụ nông nghiệp cho nhân dân như giống cây, con, phân bón, thuốc trừ sâu…

Xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong và ngoài thành phố

- Chính sách chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghiệp: Thực

hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức, có biện pháp phối hợp với các trung tâm học tập cộng

Ngày đăng: 04/04/2022, 22:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng Tên bảng Trang - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
b ảng Tên bảng Trang (Trang 7)
hình Tên hình Trang 2.1 Tốc độ tăng trƣởng GTSX TP. BMT giai đoạn 2008 –  - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
h ình Tên hình Trang 2.1 Tốc độ tăng trƣởng GTSX TP. BMT giai đoạn 2008 – (Trang 8)
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm đất năm 2013 trên địa bàn TP.BMT - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.1 Tổng hợp các nhóm đất năm 2013 trên địa bàn TP.BMT (Trang 33)
Bảng 2.2. GTSX của nền kinh tế giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010) - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.2. GTSX của nền kinh tế giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010) (Trang 37)
Nguồn: Tính tốn từ Bảng 2.2 - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
gu ồn: Tính tốn từ Bảng 2.2 (Trang 38)
c. Tình hình thực hiện các chính sách về nơng nghiệp - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
c. Tình hình thực hiện các chính sách về nơng nghiệp (Trang 39)
Bảng 2.4. Tỷ trọng của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2013 - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.4. Tỷ trọng của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2013 (Trang 42)
Bảng 2.5: Cơ cấu cây trồng tại thành phố Buôn Ma Thuột Loại cây  - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.5 Cơ cấu cây trồng tại thành phố Buôn Ma Thuột Loại cây (Trang 44)
Bảng 2.6: GTSX và cơ cấu ngành chăn nuôi của TP Buôn Ma Thuột - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.6 GTSX và cơ cấu ngành chăn nuôi của TP Buôn Ma Thuột (Trang 45)
Bảng 2.8: GTSX và cơ cấu ngành thủy sản của TP Buôn Ma Thuột - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.8 GTSX và cơ cấu ngành thủy sản của TP Buôn Ma Thuột (Trang 46)
Bảng 2.9: GTSX và cơ cấu ngành lâm nghiệp của TP Buôn Ma Thuột - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.9 GTSX và cơ cấu ngành lâm nghiệp của TP Buôn Ma Thuột (Trang 46)
Bảng 2.10: Tình hình biến động đất trên địa bàn thành phố - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.10 Tình hình biến động đất trên địa bàn thành phố (Trang 48)
lên, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
l ên, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế (Trang 49)
Bảng 2.12. Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp Năm  Vốn đầu tƣ  toàn xã hội   - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.12. Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp Năm Vốn đầu tƣ toàn xã hội (Trang 50)
Bảng 2.13. Tình hình phát triển trang trại của thành phố năm 2013 - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.13. Tình hình phát triển trang trại của thành phố năm 2013 (Trang 51)
Bảng 2.14: Tình hình thâm canh tăng nâng suất một số cây trồng chính - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.14 Tình hình thâm canh tăng nâng suất một số cây trồng chính (Trang 55)
Bảng 2.15. GTSX Nông lâm thủy sản giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010) - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.15. GTSX Nông lâm thủy sản giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010) (Trang 58)
Bảng 2.16: Tình hình sản suất ngành trồng trọt qua các năm - (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột
Bảng 2.16 Tình hình sản suất ngành trồng trọt qua các năm (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w