Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 98 - 100)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.8. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo điều kiện tiêu thụ nông sản ổn định và giúp liên kết kinh tế giữa ngành nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, từ đó tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh. Trong những năm qua, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn yếu, sản phẩm vẫn là sản phẩm chế biến thô, việc đa dang hóa và làm gia tăng giá trị sản phẩm thông qua công nghiệp chế biến chƣa phát triển.

Định hƣớng của thành phố trong thời gian tới là tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, quy mô hợp lý, nhằm giảm dần các sản phẩm sơ chế; phát triển chế biến các sản phẩm tinh và coi trọng năng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm hàng hoá. Nâng cao khả năng cạnh tranh, ổn định và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến theo hƣớng sau:

Phát triển công nghiệp chế biến cà phê: Tập trung đầu tƣ mở rộng năng lực và đổi mới công nghệ chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ƣớt, tăng chất lƣợng, giá trị sản phẩm. Chế biến ƣớt chú trọng ở khu vực thuận lợi và có nguồn cà phê Roubustar (Sơ đồ chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt theo phụ lục 3).

Áp dụng đồng thời công nghệ chế biến ƣớt và chế biến khô (Sơ đồ chế biến cà phê theo phƣơng pháp khô theo phụ lục 4), đƣa tỉ lệ sản lƣợng cà phê qua chế biến 20% vào năm 2015, khoảng 35- 40% vào năm 2020. Đa dạng hóa các mặt hàng cà phê chế biến: cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê sữa với chất lƣợng cao nhằm tăng khối lƣợng cà phê hàng hóa và xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhằm không chỉ chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc mà hƣớng tới nhanh chóng mở rộng trên thị trƣờng quốc tế.

Phát triển công nghiệp chế biến cao su: Cây cao su ở khu vực Buôn Ma Thuột và các vùng của Đắk Lắk có chất lƣợng cao. Sản phẩm cao su hiện nay đang xuất khẩu thuận lợi nhƣng hàng hóa xuất khẩu chƣa đa dạng. Với những ƣu thế về vùng nguyên liệu có chất lƣợng và trung tâm công nghiệp vùng,

Buôn Ma Thuột cần phát triển công nghiệp chế biến cao su mủ và chế tạo sản phẩm công nghiệp từ cao su nhƣ săm lốp các loại, băng tải ... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng và chế biến sản phẩm cao su.

Phát triển các ngành chế biến nông sản, thực phẩm khác: Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp khác nhƣ ngô, đậu các loại, rau quả thực phẩm phục vụ cho thành phố Buôn Ma Thuột, các khu công nghiệp và các đô thị.

Chế biến thịt gia súc gia cầm: Xây dựng một số cơ sở giết mổ gia súc tập trung, kiểm soát, kiểm dịch ở vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột nhƣ tại phƣờng Khánh Xuân, xã Hòa Khánh, xã Cƣ Êbur.

Chế biến thức ăn gia súc: Khuyến khích đầu tƣ xây dựng phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với qui mô vừa và nhỏ trên địa bàn để thúc đẩy phát triển chăn nuôi.

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản: Đây là một hƣớng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quan trọng, nhằm tận dụng ƣu thế tiềm năng rừng quanh khu vực thành phố và nguồn nguyên liệu từ Lào. Vì vậy cần xây dựng ở Buôn Ma Thuột một cụm (tổ hợp) chế biến gỗ và lâm sản. Phát triển chế biến tinh chế và đa dạng mặt hàng sản xuất từ gỗ, lâm sản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)