Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 30 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và là trung tâm có vị trí đặc biệt của vùng Tây Nguyên. Thành phố có diện tích tự nhiên 37.718 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh; có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13 phƣờng và 8 xã). Ranh giới hành chính của thành phố phía Bắc giáp huyện Cƣ Mgar; phía Nam giáp huyện Krông Ana –Cƣ Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cƣ Jút (thuộc tỉnh Đăk Nông).

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nƣớc, nhất là với TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhƣ Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia. Hệ thống đƣờng quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đƣờng giao thông nội tỉnh đƣợc nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh ĐắkLắk. Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đƣờng bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nhƣ vậy, hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lƣu, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nƣớc và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trở

thành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và đƣợc Thủ tƣớng Chỉnh phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010.

Với vị trí địa lý kinh tế - xã hội và quốc phòng quan trọng, thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc Bộ Chính trị định hƣớng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trƣớc năm 2020.

b. Địa hình

Thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc bao xung quanh bởi một cao nguyên đất Bazan màu mỡ, thành phố có đặc điểm địa hình lƣợn sóng, dốc thoải, mức độ chia cắt ngang và sâu, bởi hai dòng suối EaTam và EaNioul thuộc thƣợng nguồn sông Sêrêpốk. Hƣớng dốc chủ yếu của nền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với độ dốc trung bình từ 0,5% đến 15%, cá biệt có một số đồi, núi có độ dốc i>30%. Cao độ nền tự nhiên biến thiên từ +390,0m (Khu ruộng trũng phía Nam) đến +560,0m (Dải đồi ở phía Bắc), cao độ trung bình toàn thành phố khoảng: +450,0m.

Địa hình tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột.

c. Khí hậu

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên Đắk Lắk, chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trƣờng Sơn, nên có những nét đặc thù riêng. Theo số liệu của đài khí tƣợng thuỷ văn Buôn Ma Thuột, khí hậu Buôn Ma Thuột có những đặc điểm chủ yếu (Nguồn: Trạm khí

tượng Buôn Ma Thuột. Trạm Cầu 14):

Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mƣa: Do ảnh hƣởng mạnh của khí hậu Tây Trƣờng Sơn nên tại Buôn Ma Thuột có lƣợng mƣa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5

đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lƣợng mƣa chiếm khoảng 87% lƣợng mƣa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.

Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hƣớng gió Đông, Đông Nam. Mƣa ít, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 13% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mƣa mùa khô thƣờng < 10mm/tháng và chỉ xảy ra mƣa một vài ngày trong tháng có mƣa.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 36,50C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12). Biên độ giữa ngày và đêm cao 9 - 120

C.

Chế độ ẩm: chế độ ẩm trung bình năm 82,40C, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mƣa 87%. Ẩm độ trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3).

Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3. Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mƣa là nhỏ hơn 200 giờ.

Chế độ gió: Mùa khô thƣờng là gió Đông Bắc với tần suất 40 – 70%; mùa mƣa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ gió trung bình 5 - 6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s. Không có bão, nhƣng vẫn thƣờng chịu ảnh hƣớng trực tiếp của các cơn bão Nam Trung Bộ, gây mƣa to kéo dài.

Chế độ bốc hơi nƣớc: lƣợng nƣớc bốc hơi bình quân năm 1.178 mm. Lƣợng bốc hơi tháng lớn nhất 183 mm (tháng 3) và tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9 ). Lƣợng nƣớc bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô.

d. Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm đất năm 2013 trên địa bàn TP. BMT

TT Các nhóm đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk):

29.805 79,02

2 Nhóm đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu)

1.094 2,90

3 Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (FS)

1.471 3,90

4 Nhóm đất nâu tím trên đá Bazan (Ft)

189 0,50

5 Nhóm đất đen trên sản phẩm đá Bazan (Rk)

3.734 9,90

6 Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D)

1.426 3,78

Tổng cộng

37.718 100,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Buôn Ma Thuột

Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm các nhóm đất sau: - Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk): Phân bố trên các địa hình lƣợn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dƣỡng, có tầng đất dày thích hợp cho các cây công nghiệp dài ngày nhƣ: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả nhiệt đới và các loại cây trồng khác, tổng diện tích 29.805 ha, phân bố ở hầu khắp địa bàn thành phố, chiếm 79,02% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Có diện tích khoảng 1.094ha, chiếm 2,90% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trong thành phố, tập trung phần nhiều về phía Đông của thành phố.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (FS): Có diện tích khoảng 1.471 ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên; đất có tầng dày > 100 cm, phân bố tại vùng có địa hình đồi núi thấp, chia cắt mạnh, nghèo chất dinh dƣỡng và tầng đất mỏng có lẫn đá.

chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên; có tầng dày từ 70 - 100 cm, phân bố ở phía Tây Nam của thành phố, thành phần cơ giới nhẹ.

- Nhóm đất đen trên sản phẩm đá Bazan (Rk): Có diện tích 3.734 ha chiếm 9,9% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D): Có diện tích 1.426 ha, chiếm 3,78% diện tích đất tự nhiên; có tầng dày từ 50 - 70 cm, phân bố ở vùng đất thấp.

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 37.718 ha, cơ cấu sử dụng đất đƣợc phân bổ nhƣ sau :

- Đất nông nghiệp 27.328,4 ha, chiếm 72,45% tổng diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp 9.141,4 ha, chiếm 24,24% tổng diện tích tự nhiên - Đất chƣa sử dụng 1.248,2 ha chiếm 3,31%.

- Tài nguyên nước

+ Về sông, suối: Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột chỉ có đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây thành phố (khoảng 23km), còn chủ yếu là mạng lƣới suối nhỏ thuộc lƣu vực sông Sêrêpok. Hầu hết các con suối này có lƣu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nƣớc thay đổi theo mùa. Mùa mƣa nƣớc dâng cao, lƣu tốc dòng chảy lớn (trong các trận mƣa lớn hơn 100 mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 – 2 giờ), mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt. Có ít hồ tự nhiên, nhƣng có nhiều hồ nhân tạo, lớn nhất là hồ Ea Kao dung tích 15. 106 m3, cao trình 408 m; hồ Ea Chu Kăp dung tích 11.106

m3, cao trình 500 m. Lƣu lƣợng nƣớc của hồ, suối cũng thay đổi theo mùa, vào cuối mùa mƣa nƣớc lên cao cực đại, cuối mùa khô nƣớc xuống cực tiểu (tháng 5).

+ Nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn địa chất thuỷ văn 704, những năm gần đây tổng lƣợng nƣớc ngầm sử dụng vào mục đích phục vụ sinh hoạt, cho công nghiệp chế biến và tƣới cho một số cây công nghiệp vào các tháng mùa khô, đạt tới 482.400 m3/ngày, trong đó sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của TP. Buôn Ma Thuột tại thời điểm hiện nay đạt trên 30.000 m3/ngày. Nƣớc ngầm

là nguồn nƣớc cực kỳ quan trọng phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh tế- xã hội và sinh hoạt đời sống cộng đồng dân cƣ. Qua số liệu quan trắc trong quá trình khai thác nƣớc ngầm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vào những năm gần đây, mực nƣớc ngầm có xu thế giảm xuống vào mùa khô, nhƣng lại phục hồi nhanh vào mua mƣa.

- Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của Buôn Ma Thuột trƣớc 2008 có 1.04,9 ha, đến năm 2013 diện tích rừng tăng lên là 1.055ha, chủ yếu là rừng trồng 1.002ha, còn lại là rừng tự nhiên 53ha.

Rừng tự nhiên gồm rừng khộp với các loài cây ƣu thế nhƣ dầu, trà beng, cà chít, cẩn liên, cam xe có chất lƣợng xấu, mọc rải rác và rừng bán thƣờng xanh với tổ thành loài ƣu thế nhƣ bằng lăng, bam xe lòng mức lông. Kiểu rừng này bị tác động mạnh bởi nạn chặt phá rừng nhiều nhất.

Rừng trồng bao gồm các loại cây nhƣ sao đen, sao xanh, thông 3 lá, tếch, cà te, dáng hƣơng, muồng đen, sữa, bạch đàn, xà cừ nhƣng với diện tích thu nhỏ và rừng trồng phòng hộ với các loài cây nhƣ thông 3 lá, bạch đàn, keo lá tràm, muồng đen, dầu rái.

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản quý không có gì nổi bật, chỉ có đá làm vật liệu xây dựng có tiềm năng lớn hơn các khoáng sản khác, trong đó đá bazan có tiềm năng đáp ứng đƣợc cho xây dựng và giao thông trong vòng 15 năm tới. Các vật liệu xây dựng cao cấp nhƣ đá ốp lát, sét gạch ngói có trữ lƣợng nhỏ chỉ đáp ứng đƣợc một phần xây dựng phát triển TP.BMT.

e. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên, là đầu mối giao thông của vùng Tây Nguyên nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đất đai rộng lớn, địa hình và khí hậu đa dạng đã tạo ra những vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc biệt có quỹ đất đỏ bazan khá lớn, độ phì cao, tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế cao nhƣ cây cà phê, cao su, hồ tiêu,....

Tuy nhiên, khí hậu có yếu tố không thuận lợi là lƣợng mƣa trong năm phân bố không đều, vào các tháng mùa mƣa thƣờng thừa nƣớc, gây xãi mòn mạnh ở những vùng đất dốc và thƣờng mƣa nhiều hơn vào thời gian thu hoạch nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông sản, chi phí sơ chế bảo quản sau thu hoạch cao. Mùa khô quá dài cùng với cƣờng độ khô bình quân rất cao cho nên làm cây trồng thiếu nƣớc trầm trọng. Độ ẩm không khí quá thấp vào nhiều ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng.

Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Tài nguyên khoáng sản hạn chế, không có gì nổi trội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)