Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 37 - 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế

a. Về tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.2. GTSX của nền kinh tế giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng BQ 2008- 2013 (%) Tổng số 12.110,1 12.940,2 14.256,8 16.260,2 17.619,1 19.405,3 9,89 Nông nghiệp 2.185,9 2.247,2 2.032,1 2.250,7 2.457,5 2.534,0 3,00 CN-XD 5.969,7 6.142,7 6.963,3 7.906,1 8.555,8 9.361,4 9,42 TM-DV 3.954,5 4.550,3 5.261,5 6.103,3 6.605,8 7.509,9 13,69

Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc bị suy giảm. Tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên ngƣời và gia súc, gia cầm vẫn còn xảy ra,… Những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế của thành phố phát triển chậm lại. Tuy vậy, kinh tế thành phố vẫn đạt mức tăng trƣởng khá, bình quân tăng trƣởng giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2013 tăng 9,89%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 3%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,42%; thƣơng mại – dịch vụ tăng 13,69% (xem Bảng 2.2). Nhờ vậy, đến năm 2013 giá trị sản xuất kinh tế của thành phố tăng gấp 1,6 lần so năm 2008, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 1,6 lần; thƣơng mại – dịch vụ tăng 1,9 lần; nông, lâm, thủy sản tăng 1,2 lần.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trƣởng GTSX TP. BMT giai đoạn 2008 - 2013 2.185,9 2.247,2 2.032,1 2.250,7 2.457,5 2.534,0 - 5.000,0 10.000,0 15.000,0 20.000,0 25.000,0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 - 500,0 1.000,0 1.500,0 2.000,0 2.500,0 3.000,0 Tổng số

Công nghiệp - Xâ y dựng Thương mại -Dịch vụ Nông nghiệp Li nea r (Nông nghiệp)

b. Cơ cấu kinh tế

Bảng 2.3. Tỷ trọng của các ngành kinh tế Tỷ trọng (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông nghiệp 18,05 17,37 14,25 13,84 13,95 13,06 CN-XD 49,30 47,47 48,84 48,62 48,56 48,24 TM-DV 32,65 35,16 36,90 37,54 37,49 38,70 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tính toán từ Bảng 2.2

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hƣớng hợp lý, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng thƣơng mại – dịch vụ và ổn định tỷ trọng công nghiệp – xây dựng. Năm 2008 tỷ trọng nông nghiệp 18,05%, đến năm 2013 giảm còn 13,06%; năm 2008 tỷ trọng thƣơng mại – dịch vụ 32,65%, đến năm 2013 tăng lên là 38,70% và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đến năm 2013 là 48,24%. Điều này cho thấy đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của thành phố chủ yếu vẫn là ngành thƣơng mại – dịch vụ và ngành công nghiệp – xây dựng (xem Bảng 2.3).

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX TP. BMT năm 2008 và năm 2013

c. Tình hình thực hiện các chính sách về nông nghiệp

- Chính sách đất đai: thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể trong quá trình thi hành Luật Đất đai, cụ thể đã lập xong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của thành phố Buôn Ma Thuột làm cơ sở cho để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đƣợc cải thiện đáng kể

đã góp phần để ngƣời dân tham gia trực tiếp vào quá trình quy hoạch. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt đƣợc kết quả khá tích cực, đến năm 2013 thực hiện cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn thành phố đạt 86,1% diện tích đất cần cấp, đã hoàn thành chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc Hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ 23 .

Chủ trƣơng phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế nông nghiệp đƣợc Đảng ta đặt ra nhƣ một bƣớc đi tất yếu để giải quyết vấn đề tam nông. Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất ở quy mô lớn. Nhà nƣớc khuyến khích khu vực nông thôn thực hiện phong trào “dồn điền, đổi thửa” để khắc phục tình trạng manh mún do quá trình giao đất trƣớc đây, có điều kiện quy hoạch lại ruộng đất, sử dụng đƣợc các dịch vụ công nghiệp, giao thông, điện, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh…và áp dụng đƣợc các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm: Trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Thú y thành phố đã hƣớng dẫn cho nhân dân SXNN theo các mô hình đạt hiệu quả, thực hành công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến lâm và cung ứng dịch vụ nông nghiệp cho nhân dân nhƣ giống cây, con, phân bón, thuốc trừ sâu…

Xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, hƣớng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong và ngoài thành phố.

- Chính sách chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghiệp: Thực

hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức, có biện pháp phối hợp với các trung tâm học tập cộng

đồng của các phƣờng, xã trong việc chuyển giao công nghệ và tiến bộ KHKT, tổ chức các hội thảo chuyên đề về cây trồng vật nuôi, quan tâm việc chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật trồng rau, hoa…

Tranh thủ sự gíup đỡ và hỗ trợ của Sở khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, các trung tâm khoa học công nghệ …để tăng cƣờng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

- Chính sách đầu tư huy động vốn, hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp:

Vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực. Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. Đầu tƣ vốn cho nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đất đai, sức lao động và các nguồn lợi tự nhiên nhằm phát triển nông nghiệp. Cân đối các nguồn vốn để ƣu tiên đầu tƣ thích đáng cho phát triển nông, lâm, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Nhờ quỹ tín dụng hỗ trợ nông dân, quỹ hỗ trợ ngƣời nghèo phát triển sản xuất, quỹ khuyến nông, ngân hàng chính sách xã hội…mà nhiều hộ nông dân có vốn sản xuất và góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp của thành phố.

d. Đặc điểm về hạ tầng nông thôn

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố, nhƣng trƣớc hết và chủ yếu là thủy lợi, giao thông, điện.

- Về thủy lợi: Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 37 công trình cấp nƣớc tƣới, trong đó có 31 hồ chứa, 6 đập dâng, không có trạm bơm và công trình tạm. Hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu tƣới tiêu đƣợc 74% diện tích nông nghiệp. Hệ thống hồ không lớn lắm nhƣng nó đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thuỷ sản, làm hồ điều hoà điều tiết nƣớc khi mùa mƣa đến và tạo cảnh quan

thiên nhiên để phát triển du lịch.

- Giao thông, điện: Các xã, phƣờng đều có đƣờng ô tô đi đến trung tâm và các đƣờng trục chính trong thôn, buôn đã đƣợc cứng hóa đạt 100%. Hệ thống lƣới điện đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống chợ nông thôn từng bƣớc đƣợc đầu tƣ nâng cấp; Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đƣợc quan tâm, tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 93,23%. Có trụ sở làm việc đạt chuẩn, mạng lƣới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe dân cƣ nông thôn; cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc kiên cố hóa trƣờng.

Nhƣ vậy hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp trong thời gian qua đã đƣợc tăng cƣờng, phục vụ cho nông nghiệp có điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)