7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.1.1. Một số dự báo cơ hội và thách thức
a. Các yếu tố bên ngoài
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng, con vật nuôi, là tiền đề để phát triển sản xuất hàng hóa, chất lƣợng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên các lĩnh vực sau:
- Nông nghiêp: Ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, con vật nuôi. Đẩy mạnh công nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lƣợng cao, sạch bệnh tập trung vào các đối tƣợng cây trồng chủ lực của địa phƣơng nhƣ: cà phê, tiêu, lúa, rau, hoa… phục vụ cho nhu cầu đô thị, xuất khẩu. Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP tập trung vào các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực. Áp dụng phƣơng pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôi trên địa bàn.
- Thủy sản: Phát triển kinh tế thủy sản theo hƣớng bền vững, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao, đáp ứng nguồn giống thủy sản cho khu vực, nhất là các loại giống cá lăng đuôi đỏ, cá lăng nha, các loại cá nƣớc ngọt...
- Lâm nghiệp: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Tác động của quá trình đô thị hóa
Tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh sẽ tác động đến sản xuất nông nghiệp và nông dân. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, một số lớn lao động nông thôn sẽ dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Nhƣng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ tạo khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị, lao động nông nghiệp với các ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất cần có cơ chế, chính sách để giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nông dân bị thu hồi đất sản xuất.
- Sự biến đổi của khí hậu, dịch bệnh
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trên cao nguyên ĐắkLắk rộng lớn, là nơi có thời tiết diễn biến phức tạp, thất thƣờng. Trong thời gian đến, do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, xu hƣớng ấm lên của khí hậu toàn cầu sẽ tăng tần suất và mức độ ảnh hƣởng của hạn hán, mƣa lớn, lốc xoáy, lũ bão, lũ quét... Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Vì vậy, trong thời gian đến cần định hƣớng phát triển trên cơ sở dự báo tác động của khí hậu, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp.
b. Các yếu tố bên trong
- Tác động quy hoạch phát triển kinh tế vùng
Thành phố có lợi thế là ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, đƣợc xác định là thành phố trung tâm cấp vùng. Có hệ thống giao thông đƣờng bộ rất thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ và cả nƣớc, có các quốc lộ 14, 26, 27, 28 nối liền với các tỉnh Tây Nguyên. Với vị trí địa lý quan trọng, thành phố có điều kiện phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho thành phố và các vùng lân cận.
So với các thành phố lân cận trong vùng, thì Buôn Ma Thuột có địa hình bằng phẳng hơn, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ, mức sống và thu nhập của ngƣời dân cao so với thành phố lân cận trong khu vực.
Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
- Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh
Mục tiêu tổng quát của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 là xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm của vùng Tây Nguyên, cực phát triển trong Tam giác phát triển, hội nhập là liên kết theo hƣớng mở với khu vực và quốc tế. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng để tạo đà tích lũy cho nền kinh tế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn định hƣớng: xây dựng một nền nông nghiệp sạch sử dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng, hình thành thƣơng hiệu sản phẩm hàng hóa nông sản có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng gắn với lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh, đặc biệt là thƣơng hiệu cà phê Đắk Lắk vƣơn ra tầm khu vực và thế giới với những sản phẩm chất lƣợng cao; mạng lƣới hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc xây dựng tƣơng đối đồng bộ gắn với mạng lƣới dịch vụ nông nghiệp hiệu quả (trung tâm giống, dịch vụ chuyển giao ứng dụng, máy nông nghiệp, tín dụng nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp…); nông thôn Đắk Lắk phát triển theo hƣớng tiến bộ, đời sống và bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc bảo tồn và phát huy theo hƣớng bền vững.
- Dự báo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dự báo trong thời gian đến đất
nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần do sức ép của sự tăng dân số và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp có 25.417ha, giảm 1.911ha so với diện tích năm 2013. trong đó:
- Đất trồng cây hằng năm: Đất trồng lúa có 2.303ha, giảm 22,17ha so với năm 2013. Do chuyển sang các loại đất: đất trồng rừng sản xuất 0,07ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,51ha, đất phát triển hạ tầng 21,19ha.
- Đất trồng cây lâu năm: có 17.528ha, giảm 987ha so với năm 2013. Do chủ yếu chuyển sang đất ở nông thôn, đất kinh doanh, đất đô thị, khu công nghiệp...
- Đất nuôi trồng thủy sản có 176ha, giảm 2,3ha. Do chủ yếu chuyển sang đất đô thị, phát triển hạ tầng.
- Đất lâm nghiệp có 1.003ha, giảm 52ha so với năm 2013.
3.1.2. Quan điểm phát triển
Phát triển nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn liền với hình thành các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng, cho phép khai thác đƣợc lợi thế so sánh của thành phố phục vụ nhu cầu của công nghiệp chế biến nông sản và xuất khẩu nông sản.
Đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, trong đó đặc biệt là sản phẩm mũi nhọn nhƣ cà phê, tiêu, điều, chăn nuôi bò, lợn nhằm tạo thế cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế.
Ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt công nghệ sinh học, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố.
cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, trên cơ sở tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm của ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp và thủy sản.
Bảo vệ và chăm sóc rừng hiện có, phát triển nhanh rừng trồng, coi trọng rừng cảnh quan và rừng phòng hộ.
Đẩy nhanh quá trình đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, công trình cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng.