Nhân tố điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 27 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan nhƣ dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Mức bình quân về tài nguyên ví dụ nhƣ diện tích đất nông nghiệp/đầu ngƣời, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, vì vậy, ảnh hƣởng đến sự phát triển nông nghiệp. Quy mô dân số còn ảnh hƣởng đến cầu thị trƣờng về sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp, do đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cấu trúc dân tộc cũng ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp, nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít ngƣời thì trình độ phát triển nông nghiệp khác với vùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số. Mỗi dân tộc gắn liền với kiến thức bản địa, giá trị văn hóa khác nhau, các yếu tố này đều liên quan đến sự phát triển nông nghiệp khác nhau.

1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Các nhân tố thuộc về điều kiện thể chế chính sách nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp.

Thể chế chính sách về nông nghiệp của Chính phủ cạn thiệp vào nền nông nghiệp. Chính phủ vì mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, đã có những chính sách, cách can thiệp khác nhau vào nền nông nghiệp để thỏa mãn các

mục tiêu của quốc gia đó. Vì vậy, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp.

Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất rất quan trọng đối với xã hội giúp xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển.

1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng I của luận văn tiếp cận nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Khẳng định nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là ngành duy nhất sản xuất đƣợc lƣơng thực, thực phẩm. Đƣa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp, nêu các đặc điểm chủ yếu của sản xuất nông nghiệp.

Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp: 1) Cung ứng hàng hóa cho thị trƣờng; 2) góp phần tăng trƣởng nền kinh tế; 3) góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an ninh lƣơng thực; 4) phát triển nông thôn.

Từ những lý luận trên luận văn đã xây dựng các nội dung và tiêu chí chủ yếu để phát triển nông nghiệp gồm: 1) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý; 2) Huy động và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực; 3) Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; 4) Tăng cƣờng thâm canh nông nghiệp; 5) Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; 6) Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp.

Luận văn nêu những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp gồm những nhân tố điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế.

Những nội dung của chƣơng đã hệ thống toàn diện và trọng tâm các vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nội dung và tiêu chí phát triển nông nghiệp. Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm nền

tảng phân tích thực trạng phát nông nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)