7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng ƣu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây
trồng mới có các đặc tính ƣu việt (năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận) cho cây trồng chủ lực của địa phƣơng nhƣ: cà phê, tiêu, lúa, rau, hoa…. Tiếp tục thay thế những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp cƣa đốn, ghép phục hồi và tiếp tục đƣa các giống cà phê năng suất, chất lƣợng cao thay thế dần cho những diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả.
- Sản xuất rau an toàn, hoa trong nhà lƣới, nhà kính: Nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình nuôi cấy mô trong nhân giống hoa lan, trồng hoa trong hệ thống điều hòa nhiệt độ, lai tạo giống hoa… Tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trên cây rau, hoa; phấn đấu đến 2020, có ít nhất 50% diện tích đƣợc ứng dụng công nghệ cao.
- Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu quy mô tập trung. - Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein trong bảo vệ cây trồng, quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông nghiệp, ứng dụng các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp, phổ biến và nhân rộng quy trình ủ vỏ cà phê và các phế, phụ phẩm trồng trọt làm phân vi sinh.
Phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lƣới, nhà kính, nhƣ: Giá thể, công nghệ thuỷ canh, tƣới nƣớc tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dƣỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch; sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP; tập trung vào các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực; nhân rộng có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp theo cánh đồng mẫu lớn trên lúa nƣớc, cà phê, ngô,…
b. Chăn nuôi:
một số loại vật nuôi chủ lực nhƣ: bò, lợn, gia cầm.
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, xây dựng và nhân rộng các trang trại chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học, từng bƣớc hình thành các vùng chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là đối với các khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch. Đầu tƣ xây dựng và triển khai các khu chăn nuôi gia cầm và giết mổ tập trung tại 02 xã Čƣ Êbur và Hòa Khánh. Đối với các xã còn lại, triển khai thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ứng dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin; đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác.
Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hoà nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lƣợng thức ăn tại chuồng; Phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn quy mô công nghiệp. Phát huy lợi thế trong chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã để khai thác hiệu quả kinh tế và cung ứng sản phẩm hàng hóa cho thị trƣờng, nhất là các loại động vật đặc trƣng: nai, heo rừng, rắn…
c. Thủy sản:
- Phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất lƣợng cao, đảm bảo đáp ứng nguồn giống thủy sản cho khu vực, nhất là các loại giống cá lăng đuôi đỏ, cá lăng nha, các loại cá nƣớc ngọt...
- Nuôi thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trƣờng bằng các công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng một số loài thủy sản nƣớc ngọt, phát triển các hình thức nuôi cá trong lồng, bè... tận dụng và phát huy hiệu quả của hệ thống thủy lợi, các diện tích ao, hồ trên địa bàn theo quy hoạch.
- Sản xuất giống quy mô công nghiệp một số giống cây trồng lâm nghiệp mới nhƣ: keo lai, bạch đàn bằng công nghệ mô, hom.
- Về trồng rừng: Nghiên cứu biện pháp phát triển quy trình công nghệ tổng hợp trong trồng rừng thâm canh; trồng rừng kinh tế theo phƣơng pháp thâm canh.