7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Thị trƣờng tiêu thụ sản phầm
Thành phố có lợi thế là ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, đƣợc định hƣớng xây dựng và phát triển thành đô thị trung tâm cấp vùng Tây Nguyên. Có hệ thống giao thông đƣờng bộ rất thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và cả nƣớc, có các
quốc lộ 14, 26, 27, 28 nối liền với các tỉnh Tây Nguyên nhƣ cách Đà Lạt 193km, Đắk Nông 110km, Pleiku 195km và Kom Tum 224km... Về hàng không có sân bay với đƣờng băng cất hạ cánh đảm bảo cho máy bay dân dụng Airbus A320, ATR72 và một số máy bay hiện đại khác. Sân bay hiện đang đƣợc khai thác các tuyến nội địa đến Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh và ngƣợc lại, trong tƣơng lai đƣợc nâng cấp lên thành sân bay quốc tế. Với sự hợp tác phát triển kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực, các dự án đồng bộ xuyên Đông Nam Á: Dự án tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cămpuchia thông qua hành lang kinh tế dọc theo các trục QL 78 (Cămpuchia), QL 18, 19 (Lào) qua các QL 14, 19 (Việt Nam) tạo điều kiện thuận lợi để thành phố mở rộng để phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài. Vì vậy, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông sản của thành phố đầy tiềm năng và rộng lớn.
Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đƣợc đầu tƣ cơ bản hoàn thiện nhƣ chợ trung tâm Buôn Ma Thuột đã hoàn thành đƣa vào sử dụng khu B (năm 2014), khu C (năm 2013); chợ đầu mối Tân Hòa đang thi công xây dựng dự kiến cuối năm 2014 đƣa vào sử dụng, cùng với hệ thống chợ trên địa bàn 21 xã, phƣờng và các siêu thị, trung tâm thƣơng mại đã tạo thành kênh tiêu thụ nông sản của thành phố vô cùng phong phú và nhộn nhịp.
Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản chủ lực của thành phố đã xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhƣ cà phê, cao su, tiêu….
- Cà phê trên địa bàn đã đƣợc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lên tới 80 nƣớc và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, tăng 20 nƣớc và vùng lãnh thổ so với cuối năm ngoái. Trong số đó có 10 nƣớc gồm Đức, Nhật Bản, Mỹ, Italy, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Indonesia, Nga nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất, chiếm từ 64% sản lƣợng cà phê nhân xuất khẩu của địa phƣơng và mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là cà phê nhân. Hiện nay, Hiệp hội
cà phê Buôn Ma Thuột đang hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu, trƣớc đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nƣớc này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận xuất xứ đang đƣợc bán cao hơn giá thông thƣờng khoảng 15%. Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trƣờng hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
- Về cao su: lƣợng hàng xuất khẩu tăng, nhƣng giá liên tục giảm mạnh, nguyên nhân do nguồn cung vƣợt cầu khiến nhu cầu tiêu thụ của khách hàng thế giới giảm mạnh. Hiện việc xuất khẩu cao su đang gặp không ít khó khăn do áp lực cạnh tranh về giá với các nguồn cung lớn từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia, chƣa kể thành phố lại nằm cách xa cảng xuất (tại TP. Hồ Chí Minh) khiến giá bán cao su luôn cao hơn các Công ty ở miền Đông Nam bộ vì phải cộng thêm giá vận chuyển.
Trong thời gian qua, giá cà phê biến động, giá tiêu tăng nhanh, trong khi giá mũ cao su giảm mạnh. Thị trƣờng tiêu thụ nông sản phụ thuộc vào thị trƣờng nông sản thế giới, trở nên bấp bênh, bị động. Mặt khác, do hạn chế về chế biến, bảo quản hàng nông phẩm sau thu hoạch, cùng với chi phí vận chuyển cao là nguyên nhân làm cho nông sản kém cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đặc biệt là cà phê, cao su thƣờng xuyên là nỗi lo của ngƣời sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Nhƣ vậy, việc xây dựng chiến lƣợc thị trƣờng nông sản, tổ chức tiếp thị tiêu thụ nông sản hàng hóa là rất cần thiết. Cần tập trung giải quyết vấn đề sự yếu kém của công nghiệp chế biến nông phẩm trong khi sản lƣợng nông sản
sản xuất ra ngày càng nhiều; yêu cầu mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản của vùng với hệ thống lƣu thông nông phẩm yếu kém hiện nay; đồng thời sản xuất phải gắn với yêu cầu thị trƣờng về số lƣợng, chất lƣợng, phấn đấu nâng cao chất lƣợng hạ giá thành sản phẩm, để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng thế giới đó là một trong những yêu cầu quan trọng của sản xuất nông nghiệp hiện nay.