Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 96 - 98)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là điều kiện đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn. Trong giai đoạn 2008 – 2013 đầu tƣ xã hội cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 2% trong tổng vốn đầu tƣ. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm đến, với đầu tƣ xã hội nhƣ trên không đảm bảo, hơn nữa việc đầu tƣ kết cấu hạ tầng chủ yếu phục vụ nông nghiệp nhƣ thủy lợi, đƣờng giao thông, điện sản xuất nông nghiệp đa số chi từ ngân sách; hầu nhƣ chƣa huy động đƣợc sự đầu tƣ từ các doanh nghiệp, nhân dân trong việc cùng đầu tƣ và tham gia quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp một cách hợp lý.

Vì vậy, để đảm bảo kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ và hiện đại phù hợp với mục tiêu của thành phố trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp sau:

a. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn quan trọng:

- Thứ nhất, tập trung ƣu tiên đầu tƣ các dự án thủy lợi để chủ động tƣới tiêu, nhất là danh mục dự án đã đƣợc phê duyệt tại Quy hoạch thủy lợi chi tiết các lƣu vực sông suối trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Triển khai đầu tƣ thủy lợi đối với những công trình đã đƣợc tỉnh phê duyệt. Hằng năm đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa và mở rộng hệ thống kênh mƣơng các công trình thủy lợi đã có để nâng cao hiệu quả tƣới cho lúa, màu, nuôi trồng thủy sản và cấp nƣớc sinh hoạt cho dân cƣ và công nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo tƣới tiêu chủ động cho 80% diện tích cây trồng có nhu cầu và năm 2020 đạt tỷ lệ 95%.

Thứ hai, đầu tƣ phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lƣới giao thông liên xã, thôn bảo đảm thông suốt đến các thôn, buôn. Ƣu tiên phát triển giao thông ở các thôn chƣa đƣợc đầu tƣ để có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp nhanh và đồng đều hơn ở các xã. Phấn đấu đến năm 2020 cứng hoá 100% các trục đƣờng giao thông liên thôn và các trục giao thông chính trong các thôn, buôn. Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đƣờng nông thôn, có kế hoạch duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên.

Thứ ba, đảm bảo đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao

chất lƣợng điện phục vụ sinh hoạt của dân cƣ nông thôn. Cùng với sự phát triển của hệ thống bƣu chính viễn thông, từng bƣớc nâng cáo khả năng tiếp cận thông tín cho các xã, nhất là các thôn, buôn. Tập trung tháo gỡ những vƣớng mắc, khai thác nhiều nguồn vốn để triển khai xây dựng hoàn chỉnh các chợ khu vực trên địa bàn theo quy hoạch chợ.

b. Huy động các nguồn lực đầu tư

Thứ nhất, ƣu tiên nguồn ngân sách để từng bƣớc đầu tƣ kết cấu hạ ở nông thôn, đồng thời tăng cƣờng vận động, huy động đóng góp trong nhân dân, vốn từ các doanh nghiệp, các nguồn lực khác…Thực hiện phƣờng kết

nghĩa với xã và huy động nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp ở đô thị để hỗ trợ cho xã xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng ở nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, y tế, trƣờng học, chợ…từng bƣớc xây dựng hệ thống nƣớc sạch, tổ chức các điểm thu gom xử lý rác thải bảo đảm vệ sinh môi trƣờng.

Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn, trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế hiện nay. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn. Ƣu tiên hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khuyến khích các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

Thứ ba, huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách, ODA, tín dụng

ƣu đãi, đóng góp của các doanh nghiệp và nhân dân và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong tỉnh, trong nƣớc, nƣớc ngoài kết hợp nguồn vốn ngân sách để phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)