1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk

107 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Tuy có những đóng góptích cực nhưng bên cạnh đó thành phần doanh nghiệp còn có nhiều tồn tạinhư: phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động chưa tươngxứng với sự gia tăng đó

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Người cam đoan

Ngu ễn Thị Thoa

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của Luận văn 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 6 1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 6

1.1.1 Phát triển doanh nghiệp 6

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 7

1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp 7

1.1.4 u điểm và nhược điểm của doanh nghiệp 13

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp 14

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 16

1.2.1 Phát triển số lượng doanh nghiệp 16

1.2.2 Phát triển các yếu tổ nguồn lực của doanh nghiệp 17

1.2.3 Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp 21

1.2.4 Mở rộng thị trường 22

1.2.5 Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp của doanh nghiệp 23

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH H ỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 25

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên 25

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội 26

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI

GIAN QUA 30

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH H ỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 30

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 30

2.1.2 Đặc điểm về xã hội 35

2.1.3 Đặc điểm về kinh tế 38

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN QUA 42

2.2.1 Thực trạng phát triển số lượng doanh nghiệp 42

2.2.2 Thực trạng phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp 46

2.2.3 Thực trạng về các mối liên kết của các doanh nghiệp 55

2.2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ 56

2.2.5 Thực trạng về hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội 59

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN QUA 64

2.3.1.Đánh giá chung 64

2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế 65

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 70

3.1 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 70

Trang 5

3.1.3 Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi đề ra giải pháp 75

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 76

3.2.1 Phát triển số lượng các doanh nghiệp 76

3.2.2 Các giải pháp về tăng quy mô các yếu tố các nguồn lực trong doanh nghiệp 82

3.2.3 Giải pháp tăng cường liên doanh liên kết 85

3.2.4 Giải pháp mở rộng thị trường 86

3.2.5 Một số giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh 88

3.2.6 Một số giải pháp khác 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

4.1 KẾT LU N 93

4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 94

4.2.1 Đối với chính quyền địa phương 94

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN BẢN SAO

Trang 6

Doanh nghiệp Nhà nướcDoanh nghiệp nhỏ và vừaDoanh nghiệp tư nhânĐăng ký kinh doanhĐầu tư trực tiếp nước ngoàiTổng sản phẩm trong nướcKinh tế - xã hội

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhSản xuất kinh doanh

Thu nhập doanh nghiệpTrách nhiệm hữu hạnXuất nhập khẩu

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

2.5 Giá trị sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 38

theo giá so sánh năm 2010

2.6 T tr ng các ngành trong nền kinh tế của thành phố 39

Buôn Ma Thuột

2.7 Số lượng doanh nghiệp đăng k và thực tế còn hoạt động 42

trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

2.8 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại 43

hình kinh tế trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

2.9 Cơ cấu doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế trên địa 45

bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma

2.10 Thuột phân theo quy mô về vốn ĐKKD tính đến ngày 46

31/12/2014

2.11 Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh 47

nghiệp phân theo loại hình và ngành kinh tế

Trang 8

2.13 Số lao động bình quân trên một doanh nghiệp phân theo 51

loại hình

2.14 Các khu CN, cụm CN trên địa bàn tỉnh 542.15 Số DN tham gia Hiệp hội doanh nghiệp năm 2014 562.16 Thực trạng về mức LCHH và DT dịch vụ của DN 572.17 Thực trạng XK của các DN qua các năm phân theo nhóm 58

hàng

2.18 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN 592.19 Lợi nhuận sau thuế bình quân của một DN qua các năm 602.20 Thu nhập bình quân của một lao động tháng tại các DN 61

qua các năm

2.21 Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp 63

Trang 9

Số hiệu Tên hình Trang hình

2.1 Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột 302.2 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Buôn 39

Ma Thuột giai đoạn 2010 – 2014

2.3 Cơ cấu GTSX TP BMT năm 2010 và năm 2014 402.4 T tr ng các loại hình DN trên địa bàn thành phố Buôn 44

Ma Thuột năm 2010, năm 2014

2.5 T lệ chủ doanh nghiệp qua đào tạo 52

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò hếtsức quan tr ng Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển khi các doanhnghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển Trong những năm gần đây nềnkinh tế của Việt Nam không ngừng phát triển, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạtđược tương đối cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Đó làkết quả của việc định hướng đúng đắn của Đảng ta trong việc phát triển kinh

tế Các thành phần kinh tế đã tận dụng được tiềm năng, phát huy được các thếmạnh của mình và ngày càng có đóng góp quan tr ng trong quá trình pháttriển kinh tế Đặc biệt là việc doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ về

cả số lượng và chất lượng, thể hiện là t lệ đóng góp vào GDP của các thànhphần kinh tế này ngày càng chiếm t tr ng lớn, đã khẳng định được vai trò của

nó trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Tuy có những đóng góptích cực nhưng bên cạnh đó thành phần doanh nghiệp còn có nhiều tồn tạinhư: phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động chưa tươngxứng với sự gia tăng đó, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệlạc hậu, trình độ lao động kém, tính tự phát còn cao,… tình trạng này gây ảnhhưởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế của nước ta

Thành phố Buôn Ma Thuột được biết đến không chỉ là trung tâm của tỉnhĐắk Lắk mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên Với vị trí địa lkinh tế - xã hội và quốc phòng quan tr ng, thành phố Buôn Ma Thuột được BộChính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyêntrước năm 2020 Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì việc phát triển doanhnghiệp gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội cần được Đảng, Nhà nước vàđịa phương quan tâm hàng đầu Trong những năm qua, doanh nghiệp

Trang 11

trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã có những bước phát triển nhất định,

có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫncòn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục Chính vì vậy, để tìm ra giảipháp phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là lý

do em ch n đề tài “Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình

2 Mục ti u nghi n cứu

- Hệ thống hóa về mặt l luận liên quan đến phát triển doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010 – 2014

- Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghi n cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề l luận, thực tiễn liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột theo loại hình và ngành kinh tế

+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

+ Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-2014

4 Phương pháp nghi n cứu

Để thực hiện mục tiêu Nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp phương pháp phân tích khác nhau như Cụ thể:

Trang 12

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh

- Các phương pháp nghiên cứu khác

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham thảo,luận văn gồm có ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở l luận về Phát triển doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phốBuôn Ma Thuột trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

6 Tổng quan tài liệu nghi n cứu

Phát triển doanh nghiệp là lĩnh vực đang rất được các cấp chính quyền vàcác nhà nghiên cứu kinh tế trong, ngoài nước quan tâm Đối tượng nghiên cứuchủ yếu và được quan tâm đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì trên thực tếDNNVV chiếm trên 97% trong tổng số doanh nghiệp dân doanh Nhận thấyđược tầm quan tr ng của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội,Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương luôn có nhiều chính sách hỗ trợ,thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thể hiện ở một số văn bản, tài liệu như:

- Nghị định số 56 2009 NĐ-CP ngày 30 6 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV 5năm lần thứ hai 2011-2015; các giải pháp triển khai Kế hoạch phát triểnDNNVV giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và của một số Bộ, ngành, địaphương

Trên các tờ báo tạp chí nghiên cứu và phát triển kinh tế có rất nhiều bài

Trang 13

viết khoa h c nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp, các bài báo có thể đề cậpđến một số nội dung mang tính nghiên cứu về một vấn đề, một khía cạnhtrong phát triển doanh nghiệp.

Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình khoa h c, các khảo sátliên quan đến vấn đề này được tiến hành trên phạm vi cả nước và các vùng,các địa phương Có thể nêu một số công trình, tài liệu và hoạt động chủ yếu

có nội dung liên quan đến các khía cạnh của Luận văn như sau:

Trương Thị Hà 2013 với đề tài “Phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” Đề tài đã hệ thống những vấn đề l luận vàthực tiễn về phát triển doanh nghiệp Thông qua đề tài, tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, đưa ra

những mặt được và những mặt còn hạn chế về phát triển doanh nghiệp Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát điều tra, xử l thông tin để mô tả thực trạng, tìm ra những mặt còn hạn chế trong phát triển doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp nh m tháo g những hạn chế,

Nguyễn Văn Nhơn 2015 với đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏtại tỉnh Đắk Lắk” Luận văn thạc sĩ đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạngphát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, trên

cơ sở đó đưa ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế,nguyên nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế của các doanh nghiệp trên địabàn tỉnh Từ đó đề ra các giải pháp nh m tháo g những hạn chế, kiến nghịĐảng, Nhà nước và chính quyền địa phương có những chủ trương, chính sách

nh m tạo điều kiện cho DNNVV trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng mạnhmẽ

Trương Trung Hiếu 2010 với đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” Đề tài đã nghiên cứu,đánh giá được thực trạng về các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, hiệu quả sử

Trang 14

dụng nguồn vốn và những khó khăn mà DNNVV gặp phải trong quá trình tiếpcận với các nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài Từ đó tìm ra những giải pháp

hỗ trợ thích hợp cho DNNVV, đặc biệt là các giải pháp về tài chính nh m hỗtrợ, thúc đẩy sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu vềphát triển của doanh nghiệp và các giải pháp nh m hỗ trợ doanh nghiệp pháttriển Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệpđối với thành phố Buôn Ma Thuột Vì vậy, là một người sinh sống và làmviệc tại thành phố Buôn Ma Thuột, với mong muốn đóng góp một phần nhỏvào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mà doanh nghiệp là một phần

tử đóng góp vào sự phát triển đó, tôi quyết định ch n “Phát triển doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc skinh tế

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

1.1.1 Phát triển doanh nghiệp

Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp là tổ chức có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng k kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nh m mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Vì vậy,khi nói đến doanh nghiệp cần phải có những đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn

- Doanh nghiệp là nơi phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, nhà quản l , người lao động, chủ nợ,…

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một sự kết hợp giữa cácnhân tố đầu vào như vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ và tiêu thụ trên thị trường

- Doanh nghiệp là một tổ chức luôn vận động, là một hệ thống mở cóquan hệ khăng khít với môi trường sản xuất kinh doanh, là đơn vị tiêu thụ,cung cấp hàng hóa dịch vụ trên thị trường Vì vậy, sự hoạt động của nó khôngthể tách rời khỏi các chính sách kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môitrường kinh doanh

Phát triển

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

Phát triển doanh nghiệp

Phát triển doanh nghiệp là tổng hợp các biện pháp, phương pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể huy động

Trang 16

các nguồn lực để gia tăng quy mô, hiệu quả sản xuất của mình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường và gia tăng lợi nhuận sản xuất.

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp

Trong nền kinh tế, có thể tùy theo các tiêu chí khác nhau mà người ta phân ra các loại doanh nghiệp khác nhau Cụ thể như sau:

- Theo hình thức sở hữu: DNNN, DN dân doanh Tập thể, DNTN, Công

ty cổ phần, Công ty TNHH) và DN có vốn đầu tư nước ngoài

- Theo ngành kinh tế: DN nông nghiệp, DN công nghiệp, DN thương mại – dịch vụ

- Theo tính chất hoạt động: DN công ích và DN sản xuất kinh doanh

- Theo quy mô hoạt động: DN lớn, DN vừa và DN nhỏ

1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp

a Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là

chịu trách nhiệm b ng toàn bộ

Trang 17

các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độtrách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác,khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi phápluật như các loại hình doanh nghiệp khác Tuy nhiên, do không có tư cáchpháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tưnhân phải chịu trách nhiệm b ng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủdoanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vàodoanh nghiệp.

b Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn có

từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên Điều

47 Luật doanh nghiệp 2014 , là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên của công

ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50;Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốncủa thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52, 53, 54 củaLuật Doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng k kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn khôngđược quyền phát hành cổ phần; Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn từhai thành viên trở lên:

+ Thứ nhất, về vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty được chia thànhnhiều phần b ng hoặc không b ng nhau Công ty trách nhiệm hữu hạn từ haithành viên chịu trách nhiệm b ng tài sản của công ty; các thành viên công tychịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn camkết góp vào công ty

Trang 18

+ Thứ hai, về thành viên của công ty Trong suốt quá trình hoạt động ítnhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham giacông ty.

+ Thứ ba: Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kkinh doanh

+ Thứ tư, về phát hành chứng khoán Công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn Phần vốngóp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của phápluật

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điều 73 Luậtdoanh nghiệp 2014), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làmchủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ củadoanh nghiệp Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhậnđăng k kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không đượcphát hành cổ phần

Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:+ Thứ nhất, về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làmchủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổchức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ củadoanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ

+ Thứ hai, về phát hành chứng khoán Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh

+ Thứ ba, về chuyển nhượng vốn góp Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật

Trang 19

c Doanh nghiệp nhà nước:

DNNN là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có

cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công

ty trách nhiệm hữu hạn

Đặc điểm của DNNN:

- Đặc điểm thứ nhất, DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.DNNN đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố của Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể:Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chứcchặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm

b ng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cáchđộc lập

- Đặc điểm thứ hai, DNNN có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với cácdoanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhànước quản l DNNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay có tư cách phápnhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn nhànước giao cho Tức là nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà cácdoanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí, tự trang trải m i nguồn vốn đồngthời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác Trongchức năng kinh doanh thì hạch toán kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên

để xác định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh

- Đặc điểm thứ ba, DNNN được tổ chức dưới các hình thức sau: công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệmhữu hạn có 2 thành viên trở lên

d p t c :

HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân sau đây g i chung là xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện gópvốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh

Trang 20

tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quảcác hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước HTX hoạt động như mộtloại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềcác nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lu và các nguồn vốnkhác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai, HTX do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập g i chung là

xã viên Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ Cán bộ, công chức được tham gia HTX với tưcách là xã viên theo quy định của Điều lệ HTX nhưng không được trực tiếpquản l , điều hành HTX Đối với hộ gia đình, hộ gia đình mà các thành viên

có tài sản chung cùng đóng góp công sức để h at động kinh tế chung tronghoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh khác do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia.Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành xã viên của HTX theo quyđịnh của Điều lệ HTX Khi tham gia HTX, pháp nhân phải cử người đại diện

có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia

- Thứ ba, người lao động tham gia HTX vừa góp vốn vừa góp sức Gópvốn là việc xã viên HTX khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu

là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở

Trang 21

hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết k thuật và các loại giấy tờ có giá khácđược quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập HTX.

Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng HTX dưới các hình thức trực tiếpquản l , lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác

- Thứ tư, HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệmtrong phạm vi vốn điều lệ HTX là tổ chức kinh tế hoạt động tự chủ Tính tựchủ của HTX được thể hiện ở chỗ nó là doanh nghiệp tự hạch toán, lời ăn lỗchịu, khi tiến hành kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và lĩnh vực đã đăng

ký HTX đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện về pháp nhân theo quy định của Bộluật dân sự 2005, đồng thời Điều 1 Luật hợp tác xã cũng khẳng định, HTX là

tổ chức có tư cách pháp nhân

e Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

- Thứ nhất, về vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty được chia thànhnhiều phần b ng nhau hoặc g i là cổ phần Mỗi cổ phần được thể hiện dướidạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành , bút toán ghi sổ hoặc dữ liệuđiện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty g i là cổphiếu Giá trị mỗi cổ phần g i là mệnh giá cổ phiếu Một cổ phiếu có thể phảnánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ty đượcthực hiện b ng việc mua cổ phần Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần

- Thứ hai, về thành viên của công ty Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần

- Thứ ba, về trách nhiệm của công ty Công ty cổ phần chịu trách nhiệm

b ng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ củacông ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty đến hết giá trị cổ phần

Trang 22

mà h sở hữu Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng k kinh doanh.

- Thứ tư, về phát hành chứng khoán Công ty cổ phần có quyền pháthành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ qu đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn

- Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp cổ phần Cổ phần của cácthành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu của công ty

cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quyđịnh của pháp luật

1.1.4 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp có các ưu, nhược điểm cơ bản sau:

a Ưu điểm

- Doanh nghiệp sử dụng vốn của chính người đứng đầu, vì vậy lợi íchluôn gắn liền với chủ doanh nghiệp Đây là động lực chính để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

- Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích gắnchặt với nhau Do vậy, các doanh nghiệp có tính chủ động cao, năng độngứng xử trước thị trường, bộ máy quản l doanh nghiệp thường g n nhẹ Đó là

cơ hội để phát triển giá trị của mỗi cá nhân: sự say mê, sáng tạo

- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là đạt lợi nhuận tối đa, ít bị cácmục tiêu xã hội khác chi phối Chính vì vậy doanh nghiệp luôn theo sát thịtrường, linh hoạt tạo ra sản phẩm mới thúc đẩy tiêu dùng

b Như c điểm

- Vì mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên h chỉ tập trung vào nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú đến nhu cầu cơ bản của xã

Trang 23

hội có lợi nhuận thấp g i là “hàng hóa công cộng” như đường xá, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục…

- Khu vực này có nguồn vốn ít nên khó đầu tư máy móc thiết bị côngnghệ sản xuất tiên tiến Khi gặp những biến động lớn của thị trường cácdoanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng phá sản

- Các doanh nghiệp thường không chú tr ng tới lợi ích công cộng nênnhiều doanh nghiệp bất chấp pháp luật tạo ra sản phẩm kém chất lượng, gianlận thương mại, gây ô nhiễm môi trường…

- Doanh nghiệp càng phát triển sẽ làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, ảnh hưởng đến sự công b ng trong xã hội

Vậy muốn cho doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu là nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảmbảo hiệu qua cho sự vận động của thị trường được ổn định

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan tr ng của nền kinh tế, là bộ phậnchủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước GDP Những năm gần đây, hoạtđộng của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng

và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế

xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kimngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả cácvấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo

Xét về từng phương diện, doanh nghiệp đóng một vai trò quan tr ng đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được thể hiện trên các mặtsau:

- àm tăng DP, tăng thu nhập người lao động và giá trị xuất kh u cho nền kinh tế Sự phát triển ngày càng mạnh của các doanh nghiệp đã làm tăng t tr

ng của khu vực này trong GDP Tốc độ tăng trưởng nhanh của doanh

Trang 24

nghiệp góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nâng lên r rệt do tốc

độ tăng của các doanh nghiệp thường cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bìnhcủa nền kinh tế Kết quả trong những năm qua cho thấy các doanh nghiệp làmtăng trưởng kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quảhơn

- Có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Doanh nghiệp huy động được nhiều nguồn

vốn trong xã hội để đầu tư kinh doanh, khai thác các tiềm lực của nền kinh tế,

từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Với lợi thế riêngcủa mình là có tính nhạy cảm với thị trường và luôn có mục tiêu tối đa hóa lợinhuận, doanh nghiệp luôn nắm biết bắt các cơ hội đầu tư, đóng góp tích cựcvào việc khai thác các năng lực sản xuất sẵn có và tiềm ẩn trong nền kinh tế.Ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp còn linh hoạt trong huy động các nguồnvốn khác trong và ngoài nước, làm phong phú thêm thị trường tài chính vàđầu tư của đất nước

- Tạo nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về thất nghiệp, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực Hiện nay, do t lệ tăng dân số cao trong những

năm trước đây, nên h ng năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhậpvào lực lượng lao động Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này làrất cấp thiết cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội

- Thúc đ y chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với việc nhiều doanh nghiệp được

thành lập tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm t

tr ng thu nhập của ngành nông nghiệp và tăng t tr ng thu nhập của các ngànhcông nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ở nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, giảm t tr ng ngành nôngnghiệp, tăng t tr ng ngành công nghiệp và dịch vụ

Trang 25

- Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh

nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chấtlượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầutiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nângcao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu.Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đãđược các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nướctín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện

tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá m phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩmphục vụ xây dựng,

Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhànước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phát triển số lƣợng doanh nghiệp

- Gia tăng số lượng doanh nghiệp có nghĩa là các đơn vị, các cá thể kinhdoanh là doanh nghiệp ngày càng nhiều Nói cách khác là làm tăng số lượngtuyệt đối các doanh nghiệp; nhân rộng số lượng các doanh nghiệp hiện tại;làm cho doanh nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực để thông qua đó

mà phát triển thêm số cơ sở, tăng doanh nghiệp mới Đây là tiêu chí quan tr

ng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển của DN Số lượng doanh nghiệp

gia tăng h ng năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển Tuy nhiên, giatăng số lượng doanh nghiệp không chỉ là tăng về số lượng doanh nghiệp đăng

k kinh doanh mà phải được thể hiện b ng sự tăng lên về số lượng doanhnghiệp hoạt động thực tế trên thị trường, có như vậy mới đánh giá đúng thực

tế tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp

Trang 26

- Phải phát triển doanh nghiệp vì doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế,khi doanh nghiệp càng phát triển đồng nghĩa với việc tạo giá trị gia tăng lớnphục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tăng khả năng cạnhtranh của nền kinh tế.

- Để phát triển số lượng doanh nghiệp phải tạo điều kiện để các doanhnghiệp đơn vị ra đời và hoạt động Đó chính là tạo điều kiện về thủ tục hànhchính, tạo điều kiện về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cơ sở vật chất, thị trường

để các doanh nghiệp ra đời và phát triển bình thường

- Ti u chí đánh giá:

+ Số lượng doanh nghiệp đăng k và thực tế còn hoạt động;

+ Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình kinh tế;+ Cơ cấu doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

1.2.2 Phát triển các ếu tổ nguồn lực của doanh nghiệp

- Gia tăng yếu tố các nguồn lực chính là làm cho các yếu tố đầu vào như:vốn, lao động, điều kiện vật chất, trình độ công nghệ, được sử dụng một các

có hiệu quả hơn hoặc đưa vào trong quá trình sản xuất nhiều hơn

- Chúng ta phải gia tăng các yếu tố nguồn lực vì doanh nghiệp sẽ khaithác nguồn lực một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, sử dụng hợp l nguồn tàinguyên Bên cạnh đó, khi yếu tố đầu vào gia tăng sẽ làm cho sản lượng đầu racũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu vô hạn phục vụ cho đời sống con người

a Vốn

Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp là để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn vậy, nhà đầu tư cần phải có vốn và vốn kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, kể cả tài sản cố định haytài sản lưu động Trong những giai đoạn hoạt động tiếp sau của doanh nghiệp,khi giá trị tài sản của doanh nghiệp có tăng lên, thì vốn điều lệ của chủ sở hữuvẫn giữ ở mức cũ Vì vậy, nhà đầu tư cần phải xác định r nhu cầu sử dụng

Trang 27

-vốn của mình khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh để từ đó thiết lậpquy mô vốn cũng như quy mô doanh nghiệp thích hợp Nếu không làm đượcnhư vậy, có thể doanh nghiệp sau khi ra đời sẽ không có đủ vốn để hoạt độnghoặc ngược lại, doanh nghiệp không sử dụng hết tài sản của mình cho hoạtđộng sản xuất thì sẽ lãng phí và chi phí làm ra sản phẩm sẽ rất cao do cáckhoản hạch toán chi phí, khấu hao tài sản không trực tiếp tham gia vào quytrình sản xuất.

Đối với DNNN thì vốn được nhà nước giao hoạt động và tự chịu tráchnhiệm về số vốn đó Tuy nhiên đối với các DN khu vực kinh tế tư nhân thìkhó khăn lớn nhất đối với h là vốn kinh doanh Đặc biệt trong bối cảnh lạmphát hiện nay, vốn trên thị trường giảm mạnh Cho đến nay với nhiều chínhsách của Nhà nước như giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đãphần nào đẩy nguồn vốn trên thị trường tăng cao trở lại, tháo g khó khăn phầnnào cho các DN

Vốn có nghĩa rất quan tr ng, vì vậy các DN cần sử dụng một cách có hiệuquả vốn của mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, tíchcực cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, tập trungkinh doanh sản phẩm chính, rút ngắn thời hạn thanh toán để đẩy nhanh vòngvốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng

b Lao động

Nguồn nhân lực có vai trò quan tr ng quyết định đối với sự phát triển nềnkinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng Nguồn nhân lực đượcxem là có giá trị và có vai trò quan tr ng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranhcủa các doanh nghiệp Đội ngũ lao động chính là những người sẽ nắm bắtkhoa h c k thuật và là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩmcho doanh nghiệp Muốn sản phẩm tạo ra có chất lượng, có tính cạnh

Trang 28

tranh cao trên thị trường thì việc nâng cao trình độ quản l của chủ doanh nghiệp cũng như k năng của người lao động là vô cùng quan tr ng.

Ở nước ta, nguồn nhân lực cho DN rất dồi dào nhưng chất lượng chưacao, sử dụng nguồn nhân lực chưa được hợp l và có hiệu quả Đặc biệt, nguồnnhân lực cho DN tư nhân vẫn còn thấp, cơ cấu chưa hợp l Mặt khác,

khi DN tư nhân phát triển, nếu không có các nhà k thuật, công nhân lành nghềthì không thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ một cách có hiệu quả

Cơ chế sử dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Kinh nghiệmmột số quốc gia cho thấy cơ chế sử dụng nhân lực có hiệu quả nói chung là cơchế thị trường, tuy nhiên cần có sự ưu tiên lựa ch n của Nhà nước Điều nàyhiện nay chúng ta chưa làm được

c Điều kiện vật chất

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: đất đai, mặt b ng kinh doanh,nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiệnvận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá Đó là các yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất quyết định kết quả của chu kỳ kinh doanh Trong yếu tố cơ

sở vật chất ta phân tích các yếu tố cơ bản sau:

- Mặt b ng sản xuất kinh doanh: là nơi để doanh nghiệp đặt nhà máy,văn phòng, cửa hàng Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuấtkinh doanh Các tiêu chí để đánh giá mặt b ng sản xuất kinh doanh gồm:

+ Vị trí: nếu mặt b ng sản xuất kinh doanh thuận lợi thì thu hút đượckhách hàng, giảm chi phí vận chuyển nên nó là một lợi thế so sánh, tạo ra thếmạnh không nhỏ cho doanh nghiệp

+ Diện tích: thuận tiện trong việc kinh doanh, dễ dang bốc d hàng hóa và

là yếu tố quan tr ng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất

+ Kết cấu hạ tầng: yêu cầu đồng bộ, hiện đại

Trang 29

Nếu mặt b ng sản xuất kinh doanh thỏa mãn tốt thì doanh nghiệp rấtthuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, nhà nước cần có các chính sách đất đai hợp l thuận tiệncho các doanh nghiệp như: cấp đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sửdụng đất, đền bù và thu hồi, quản l thị trường nhà đất… Về phía doanh nghiệpphải kịp thời cập nhật thông tin về các chính sách đất đai của Nhà nước để cómặt b ng sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề của mình

- Máy móc thiết bị: yêu cầu máy móc thiết bị hiện đại khi đó đầu ra củasản phẩm mới có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệpnâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

- Nguyên vật liệu: để sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng,đáp ứng công suất của máy móc thì nguồn nguyên vật liệu phải dồi dào, đạtchất lượng

d Trình độ công nghệ

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, côngnghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cáchnhanh chóng và bền vững Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta cả ở cấp độ

vĩ mô và vi mô những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại

và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia

Vì vậy, trình độ công nghệ máy móc thiết bị có nghĩa quan tr ng đối với

sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp Một doanh nghiệp có công nghệ máymóc thiết bị tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, đadạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điềukiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho công nhân Đổi mớicông nghệ máy móc thiết bị không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường mà còn tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nhân

Trang 30

Tuy nhiên, việc mở rộng qui mô doanh nghiệp chưa thể hiện được hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn, sự tăng lên về vốnđầu tư dài hạn của mỗi doanh nghiệp phần nào thể hiện sự phát triển củadoanh nghiệp, nhưng để đánh giá thực chất sự phát triển này cần phải xem xéthiệu quả mang lại từ sự gia tăng lượng vốn đầu tư đó.

Nhìn chung, sự phát triển số lượng và qui mô doanh nghiệp phải phù hợpvới tình hình và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, phù hợp với

cơ cấu ngành nghề trong khu vực, cũng như phù hợp với trình độ phát triểnkhoa h c công nghệ của đất nước

- Ti u chí đánh giá

+ Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp qua các năm+ T tr ng doanh nghiệp theo mức vốn

+ Số lượng lao động trong doanh nghiệp

+ Số lượng lao động bình quân một doanh nghiệp

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động

+ Trình độ h c vấn của chủ doanh nghiệp

+ Mặt b ng SXKD của doanh nghiệp

+ Mức độ ứng dụng khoa h c – công nghệ vào SXKD

1.2.3 Đẩ mạnh li n kết giữa các doanh nghiệp

- Liên kết doanh nghiệp là quan hệ hợp tác bình đẵng giữa các DN dựatrên nguyên tắc tự nguyện nh m khai thác hết tiềm năng của mỗi DN để tạohiệu quả SXKD Liên kết giữa các DN có thể có nhiều hình thức như tự liênkết hoặc thông qua các tổ chức, các hiệp hội

- Trong quá trình phát triển DN thì không thể thiếu được vai trò của cáchiệp hội, các DN sẽ chỉ có sức mạnh khi liên kết với nhau để giảm chi phí,duy trì hoạt động theo từng ngành nghề tạo nên sức mạnh trên thương trường.Khi DN liên kết sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản sau:

Trang 31

+ Tạo điều kiện cho DN tiết kiệm chi phí và quy mô

+ Giúp DN phát triển thị trường và có những thay đổi phù hợp với thị trường mục tiêu

+ Giúp DN tiếp cận được các chính sách ưu đãi của địa phương và khả năng tiếp cận công nghệ mới linh hoạt

+ Giúp DN quản l tốt và giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh

+ Liên kết sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của DN

- Ti u chí đánh giá:

+ T lệ liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng

+ T lệ các doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh

1.2.4 Mở rộng thị trường

- Mở rộng thị trường là tìm cách gia tăng doanh số qua việc đưa ra cácsản phẩm vào thị trường mới Làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, kháchhàng của nó ngày càng tăng

- Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng thị trường rất cần thiết đốivới doanh nghiệp, nó quyết định đến quá trình tái sản xuất sản phẩm đảm bảolợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp Nếu sản xuất ra không có thịtrường tiêu thụ sản phẩm thì quá trình tái sản xuất khó có thể thực hiện được

và không thể tiến hành thu hồi vốn Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ rấtcần thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp

- Để mở rộng thị trường thì doanh nghiệp phải hiệu r về thị trường, nắmbắt được cơ hội không những của thị trường trong nước mà cả thị trường thếgiới Bên cạnh đó, Nhà nước phải cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp tiếp xúc với thị trường, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm thị trường

- Ti u chí đánh giá:

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

Trang 32

+ Doanh thu bán hàng

+ Kim ngạch xuất khẩu

1.2.5 Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp của doanh nghiệp

Một nhân tố không thể không kể đến trong nội dung của phát triển doanhnghiệp, đó là gia tăng kết quả và đóng góp của doanh nghiệp, vì suy cho cùng,phát triển tất cả các nội dung trên đều không có nghĩa nếu không đem lại mộtkết quả sản xuất kinh doanh khả quan, biểu hiện ở các tiêu chí sau:

a Doanh thu

Doanh thu là biểu hiện b ng tiền của toàn bộ các khoản thu DN có được

từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhấtđịnh Doanh thu là nguồn tài chính quan tr ng để DN trang trải các khoản chiphí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuấtkinh doanh Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũngnhư mở rộng Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quátrình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Vìvậy, doanh thu có nghĩa rất quan tr ng, nếu doanh thu không được thực hiệnhay được thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của DN gặp khókhăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN

Trang 33

Nộp ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngânsách Nhà nước từ các đơn vị SXKD Việc DN thực hiện nghĩa vụ đối với Nhànước với giá trị ngày càng tăng lên chứng tỏ một phần nào đó sự phát triểncủa các DN.

Để phản ánh thu ngân sách Nhà nước của DN người ta có thể dùng tiêuchí đánh giá: Nộp ngân sách Nhà nước của DN qua từng năm

d Thu nhập bình quân c a ngư i ao động và gi i qu t việc àm

Thu nhập bình quân của người lao động là biểu hiện b ng tiền giá trị củasức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

và được thanh toán theo kết quả cuối cùng Tiền lương là thu nhập chủ yếucủa người lao động, vừa là yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sảnphẩm, lao động, dịch vụ Do đó thu nhập của người lao động tăng lên chothấy sự phát triển của doanh nghiệp

Giải quyết việc làm là giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nhiều việclàm cho người dân để giảm tỉ lệ thất nghiệp Để phản ánh giải quyết việc làmcủa doanh nghiệp người ta có thể dùng tiêu chí đánh giá: Số lượng lao động

mà doanh nghiệp sử dụng trong nền kinh tế

- Ti u chí đánh giá:

+ Tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động

+ Doanh thu thuần SXKD của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp

+ Tình hình Nộp ngân sách Nhà nước

Trang 34

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinhdoanh thích hợp Một số nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến

sự phát triển của từng doanh nghiệp:

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhi n

a Vị trí địa ý

Những thuận lợi về vị trí địa l và điều kiện tự nhiên đem lại lợi thế sosánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việctận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phíđầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh.Ngày nay, vị trí địa l và điều kiện tự nhiên tuy không còn đóng vai trò quyếtđịnh đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn còn đóng một vai tròhết sức quan tr ng

b Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cung cấp đầu vào chosản xuất Những tài nguyên quan tr ng nhất là đất đai, khoáng sản, dầu mỏ,rừng, nguồn nước Một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ là nềntảng để doanh nghiệp tỉnh đó có điều kiện phát triển nhanh Đất đai rộng lớn

sẽ cung cấp mặt b ng sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp lươngthực cho các ngành khác được dồi dào

c Địa hình

Các loại địa hình như miền núi, miền xuôi, vùng duyên hải…ảnh hưởngđến dân số sống tại khu vực đó, mà dân số đông đúc hay thưa thớt là yếu tốquyết định thì trường tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinhdoanh của mình ở vùng ngược hay vùng suôi sẽ bị tác động lớn bởi vấn đề chiphí vận chuyển, tốc độ lưu thông của hàng hóa

Trang 35

Do đó, các loại hình khác nhau sẽ tác động đến sự phát triển của cácvùng khác nhau Thế nên, doanh nghiệp phải nghiên cứu địa hình dể lực ch nnơi tiến hành sản xuất cho phù hợp.

d Th i ti t, khí hậu

Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào vị trí địa l , có các kiểu thời tiết như sau:hàn đới, ôn đới, nhiệt đới Mỗi kiểu thời tiết khác nhau sẽ ảnh hưởng đến m ihoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, giải trí của toàn xã hội Vì vậy,doanh nghiệp phải nắm bắt được các lợi thế và sử dụng một cách phù hợp nh

m có thể hạn chế được những hậu quả do thiên tai mang lại, đồng thời tậndụng những thuận lợi do thời tiết mang lại để nâng cao hiệu quả kinh tế chodoanh nghiệp

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội

a Tru ền thống, tập qu n

Truyền thống tập quán gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền Cácyếu tố truyền thống, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, lối sống củangười dân, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của vùng đó Các

DN phải nghiên cứu và vận dụng yếu tố truyền thống, tâp quán vào chiếnlược kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất

b Dân số

Dân số của vùng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động và nhucầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đối với các DN thì trình độ dân trírất quan tr ng, trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN ở đó pháttriển

c Lao động

Lao động là yếu tố không thể thiếu của tất cả các DN Số lượng, trình độ,

độ tuổi của nguồn lao động là một trong các nhân tố quan trong quyết định

Trang 36

hiệu quả sản xuất của DN Một vùng có nguồn cung lao động dồi dao, chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DN.

1.3.3 Nhân tố về điều kiện kinh tế

a Tốc độ tăng trưởng kinh t

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đo lường sự tăng trưởng tổng sản lượngcủa một Quốc gia hay địa phương theo thời gian Chỉ tiêu này cao hay thấpảnh hưởng đến nhiều các vấn đề khác như: giá cả, việc làm, thị trường tiêuthụ, tâm l tiêu dùng trong dân chúng, tiết kiệm, đầu tư….đó cũng là môi

trường kinh tế vĩ mô Những nhân tố này tác động trực tiếp và gián tiếp đến

sự phát triển của khu vực này Nếu môi trường vĩ mô phát triển theo chiềuhướng tốt, thuận lợi thì tác động tích cực đến sự phát triển DN và ngược lại

b Cơ cấu kinh t

Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay được chia thành 3 ngành: Nôngnghiệp, công nghiệp, thương mai dịch vụ Đặc điểm của nước ta, t tr ng cơcấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng: tăng t tr ng của khu vực côngnghiệp, khu vực dịch vụ tăng nhưng chưa ổn định, còn t tr ng của ngành nôngnghiệp thì giảm xuống Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của

xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Điều này đã ảnhhưởng đến việc lựa ch n ngành nào để tiến hành sản xuất của DN Cũng nhưthông qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế các ngành của khu vực này ta đánhgiá được DN phát triển thế nào

Trang 37

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước tiến hành xây dựng, nâng cấp

cơ sở hạ tầng nh m thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Điều này gópphần thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này của địa phương

1.3.4 Chính sách của Nhà nước

Môi trường thể chế và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động SXKD của DN Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạomôi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, xúc tiến liên doanhliên kết và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của DN Nếu có những biểuhiện bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo trong chính sách dẫn đến môi trườngkinh doanh bất lợi thì sẽ cản trở sự phát triển của DN Từ đó đặt ra yêu cầuphải tiếp tục hoàn thiện các chính sách nh m hướng tới một môi trường bìnhđẳng, thuận lợi trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực vàthế giới Trong đó, phải kể đến chính quyền các địa phương, là nơi trực tiếptriển khai các quy định của Nhà nước, Chính phủ, trực tiếp thực thi pháp luật.Mặt khác có chức năng kiểm tra và điều chỉnh môi trường kinh doanh đãđược thiết lập Có trách nhiệm phân bổ nguồn lực có hạn của địa phương theohướng có lợi nhất vì mục tiêu tăng trưởng và tiến bộ xã hội, như: tài nguyênrừng, biển, đất đai, vốn, nguồn nhân lực… và thực hiện chính sách phân phốithu nhập công b ng tại địa phương, đảm bảo phúc lợi xã hội và không ngừngnâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đại bộ phân dân cư

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Là chủ thể chiếm t tr ng áp đảo trong nền kinh tế, DN đang thu hút được

sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế, các địa phương ở Việt Nam cũngnhư nhiều nước trên thế giới DN có những lợi thế cơ bản phù hợp với trình

độ phát triển nền kinh tế trong giai đoạn này như: dễ khởi sự, tính năng động,

dễ quản l , nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển DN có những vai

Trang 38

trò to lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế như tạo công ăn việc làm, tạo ranhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ đời sống, góp phần phát triển kinh tế nhữngvùng khó khăn, đóng góp rất nhiều vào ngân sách…

Cần nắm vững những nội dung phát triển DN cơ bản như phát triển về sốlượng, quy mô, hình thức SXKD, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thịtrường và đóng góp vào hiệu quả xã hội DN để phát huy các thế mạnh địaphương, có chiến lược phát triển đúng đắn, tạo sự bền vững trong cơ cấungành nghề, sản phẩm, dịch vụ Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi,hành lang pháp l g n nhẹ và có các chính sách khuyến khích phù hợp để cácDNN phát huy lợi thế, hạn chế khuyết điểm, tận dụng m i cơ hội đóng gópngày càng nhiều vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và của thành phốBuôn Ma Thuột nói riêng

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

TRONG THỜI GIAN QUA2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

2.1.1 Đặc điểm về tự nhi n

a Vị trí địa ý

Biểu đồ 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Bu n Ma Thuột

Trang 40

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội củatỉnh Đắk Lắk và là trung tâm có vị trí đặc biệt của vùng Tây Nguyên Thànhphố có diện tích tự nhiên 37.718 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh;

có 21 đơn vị hành chính cấp xã 13 phường và 8 xã Ranh giới hành chính củathành phố phía Bắc giáp huyện Cư Mgar; phía Nam giáp huyện Krông Ana –

Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn

và Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nông)

Thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển kinh

tế Với vị trí địa l thuận lợi, có nhiều tuyến đường giao thông quan tr ng làQuốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP HCM,Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai,với Campuchia Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giaothông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh ĐắkLắk Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ

đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 cóthêm đường bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và từ năm 2014 cóđường bay thẳng đi Thanh Hóa và Hải Phòng

Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đấtnước và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trởthành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và được Thủtướng Chỉnh phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010

Với vị trí địa l kinh tế - xã hội và quốc phòng quan tr ng, thành phố Buôn

Ma Thuột được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâmvùng Tây Nguyên trước năm 2020

b Địa hình

Thành phố Buôn Ma Thuột được bao xung quanh bởi một cao nguyên đất Bazan màu m , thành phố có đặc điểm địa hình lượn sóng, dốc thoải, mức

Ngày đăng: 23/09/2019, 07:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), iáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Bình
Nhà XB: NXB Thôngtin và Truyền thông
Năm: 2012
[2] Chính phủ 2009 , Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ 2009
[3] Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột (2015), Niên giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột (2015)
Tác giả: Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột
Năm: 2015
[4] Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2010, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột
[5] Cổng thông tin Bộ tài chính, http://www.mof.gov.vn , [6] Cổng thông tin chính phủ http://www.chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: [6]
[9] Trương Thị Hà 2013 , Phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Thị Hà 2013
[10] Trương Trung Hiếu 2010 , iải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk ắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Trung Hiếu 2010
[11] Nguyễn Văn Nhơn 2015 , Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk ắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Nhơn 2015
[16] PGS. TS V Xuân Tiến 2005 , Những vấn đề cần thiết khi phát triển kinh tế tư nhân, tạp chí sinh hoạt l luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS. TS V Xuân Tiến 2005 , "Những vấn đề cần thiết khi phát triểnkinh tế tư nhân
[17] PGS. TS V Xuân Tiến (2005), Đ y mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạp chí Khoa h c và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đ y mạnh phát triển kinh tế tư nhân trongtiến trình hội nhập kinh tế thế giới
Tác giả: PGS. TS V Xuân Tiến
Năm: 2005
[12] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2012 , uật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 Khác
[13] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2014 , uật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 Khác
[14] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2014 , uật Đầu tư số 67/2014/QH13 Khác
[15] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w