1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

62 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 731,18 KB

Nội dung

Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trang 1

Luận văn Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam

Trang 2

DN : Doanh nghiệp

DNPMVN : Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỉ XXI, cuộc cách mạng KHCN hiện đại tiếp tục có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Phát triển dựa vào KHCN trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu Nghị quyết trung ương II (khoá VIII ) về KHCN đã khẳng định vai trò động lực của KHCN đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nước

ta cần và có thể rút ngắn quá trình CNH-HĐH bằng cách phát triển mạnh mẽ năng lực KHCN, nắm bắt và vận dụng sáng tạo những thành tựu KHCN mới của thế giới Cựu tổng thống B.Clinton đã từng nói ‘đầu tư vào công nghệ chính là đầu tư vào tương lai của nước Mỹ" Với sự phát triển như vũ bão của KHCN thì hiện nay ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển rất nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu Ngành này rất hấp dẫn giới trẻ bởi tính năng động, khả năng sáng tạo, cơ hội cập nhật và tiếp xúc thông tin, chuyên gia và công nghệ hàng đầu Tại nhiều nước trên thế giới ngành này được coi

có được cái nhìn sâu hơn nữa về thực trạng phát triển gia công phần mềm để

từ đó có chiến lược làm thế nào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và cao hơn là chúng tôi tin rằng ngành gia công phần mềm của Việt Nam sẽ

Trang 4

được nâng tầm trong thời gian không xa, vì vậy chúng tôi chọn đề tài: " Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” Kết cấu đề tài:

Chương 1 Ngành gia công phần mềm Trung Quốc và Ấn Độ

1 Quan niệm về gia công phần mềm

2 Ngành gia công phần mềm Trung Quốc

3 Ngành gia công phần mềm Ấn Độ

Chương 2 Thực trạng ngành gia công phần mềm ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm quý báu từ Trung Quốc và Ấn Độ

1 Thực trạng ngành gia công phần mềm ở Việt Nam

2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc v à Ấn Độ

Trang 5

Chương 1 Ngành gia công phần mềm Trung Quốc và Ấn Độ

1 Quan điểm về gia công phần mềm:

Như chúng ta đã biết cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có bản chất là quá trình cơ khí hoá, nội dung là sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay Kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này là

sự ra đời của các nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang công nghiệp với tỷ trọng cao hơn nhiều lần Từ những năm 50 con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai có bản chất là quá trình tin học hoá nội dung là sử dụng “công nghệ thông tin” để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con người

Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhầm giải quyết vấn đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin và cung cấp thông tin

Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội

CNTT bao gồm: công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, và công nghiệp nội dung

Phần cứng là sản phẩm thiết bị hoàn chỉnh, cụm linh kiện, linh kiện, bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện

Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống kí hiệu, mã hoặc ngôn ngữ điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định

Trong công nghiệp CNTT thế giới, các nước công nghiệp phát triển chiếm lợi thế và vị trí độc tôn về công nghiệp phần cứng, do ngành này có đòi hỏi rất cao về vốn đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, năng lực nghiên cứu

Trang 6

phát triển Các tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức như Intel, IBM, Fujitsu, Hitachi, Samsung, chi phối sự phát triển công nghiệp phần cứng toàn cầu Các nước đang phát triển hầu như không có cơ hội trong sản xuất phần cứng, nhưng lại có lợi thế so sánh rất tốt trong công nghiệp phần mềm Do đặc thù của ngành phần mềm phát triển chủ yếu dựa vào nguồn lực con người, khả năng cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và chi phí lao động Công nghiệp phần mềm có tỷ lệ giá trị gia tăng rất cao trong doanh thu sản phẩm, qui trình sản xuất mang tính quốc tế hoá cao, không phụ thuộc biên giới vật lý, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất không cao… nên thực sự là cơ hội lịch sử hiếm có cho các nước đang phát triển đi tắt, đón đầu bắt kịp các nước phát triến Hiện nay nhiều nước coi trọng phát triển gia công phần mềm và có xu hướng biến ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Gia công là quá trình chuyển một phần công việc sang làm tại nước khác

để tận dụng nguồn nhân lực và các tài nguyên khác(cả trực tiếp mở chi nhánh, trung tâm nghiên cứu sản xuất lẫn thuê các công ty bản địa thực hiện)

Gia công phần mềm được hiểu như việc làm thuê một phần hay toàn phần

các dự án phần mềm với tư cách gia công sản phẩm thay vì sở hữu sản phẩm Việc định đoạt sản phẩm thuộc về nơi thuê gia công phần mềm Nhiệm vụ của đơn vị gia công phần mềm là làm ra sản phẩm thoả mãn yêu cầu của đơn vị,

tổ chức thuê gia công, không tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm

Như vậy GCPM chỉ là 1 giai đoạn trong quá trình sản phẩm đến với người dùng Các công ty GCPM phải tính toán chi phí phù hợp được trả ngay khi gia công, vì thực chất họ không được sở hữu sản phẩm hay các lợi ích từ thương hiệu, uy tín của sản phẩm đó Giá trị của phần mềm khi xuất hiện trên thị trường có thể rất lớn nhưng phần được hưởng của công ty GCPM nói chung là nhỏ Việc Kinh doanh phần mềm trên thị trường Quốc tế và sự đáp ứng cầu về phần mềm chủ yếu rơi vào các tập đoàn lớn - và cách của các Tập đoàn lớn làm là thuê các công ty bé (trong nước hay nước ngoài, nước kém

Trang 7

phát triển hay nhân lực rẻ mạt ) sản xuất sản phẩm Luôn có rất nhiều dự án

phần mềm cần được gia công dành cho các công ty được coi là "làm thuê"

Khi một công ty nhận gia công một phần mềm, tuy công ty này làm trọn vẹn,

toàn phần phần mềm nhưng việc đó khác cơ bản so với việc mua hay đặt

hàng phần mềm

Điển hình thành công là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ từ một

quốc gia nghèo nhưng có nguồn lực con người dồi dào, nhờ tập trung phát

triển ngành phần mềm mà trong 15 năm đã vươn lên thành cường quốc phần

mềm hàng đầu thế giới, chỉ riêng xuất khẩu phần mềm năm 2006 đạt tới trên

23 tỷ USD (xét về giá trị gia tăng thu về cho quốc gia, 1 USD xuất khẩu phần

mềm tương đương 5-6 USD xuất khẩu của các ngành dệt may, đồ gỗ, )

Qui mô thị trường công nghiệp CNTT thế giới năm 2005 đã đạt tới

1080 tỷ USD, riêng công nghiệp phần mềm là 633 tỷ USD (năm 2004 là 580

tỷ USD), trong đó khu vực Bắc Mỹ là 313 tỷ USD USD (chiếm 49,5%), Tây

Âu là 193 tỷ USD (chiếm 30,5%), khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 103

tỷ USD (chiếm 16,3%)

Hiện nay ở Việt Nam có thể chia gia công phần mềm làm 2 loại:

Thứ nhất, để giảm chi phí các công ty nước ngoài thuê lại các công ty Việt Nam viết một phần mềm nào đó dựa trên một mã code của họ, loại phần mềm

này được xếp vào loại hàng hoá “Made in Vietnam” tức là “Được sản xuất tại

Việt Nam”

Thứ hai là, các công ty nước ngoài đưa ra đơn đặt hàng cho các công ty

Việt Nam viết một phần mềm hoặc ứng dụng để giải quyết một vấn đề nào đó

trong quá trình vận hành một doanh nghiệp Trong trường hợp này, phần mềm

đó được gọi là “Designed in Vietnam” tức là “Được thiết kế tại Việt Nam” và

các công ty phần mềm tại Việt Nam chủ yếu ở nhóm thứ nhất

Trang 8

Các cấp của công đoạn gia công phần mềm được chia thành 5cấp từ thấp lên cao:

Nhập dữ liệu: đây là công việc đơn giản, người lao động chỉ việc nhập dữ liệu theo mẫu và yêu cầu có sẵn, với cấp độ này thì người lao động có trình độ thấp hay trung bình đều có thể làm được

Kiểm tra(test): đây là việc kiểm tra xem dữ liệu nhập vào có đúng với chương trình đã được thiết kế hay không, vì vậy đòi hỏi người lao động phải

có hiểu biết nhất định về phần mềm

Phát triển công đoạn(component) theo yêu cầu của khách hàng: Ngoài việc kiểm tra chương trình đã được thiết kế sẵn thì người lao động cần phải có khả năng phát triển công đoạn nào đó trong toàn bộ chương mà khách hàng yêu cầu

Phân tích -thiết kế một ứng dụng (module) đã có sẵn: đây là công việc có

độ phức tạp và đòi hỏi trình độ cao, người lao động phải có chuyên môn sâu

để có thể phân tích chính xác, cụ thể một ứng dụng có sẵn

Tư vấn: đây là cấp độ cao nhất, người lao động có thể thiết kế, kiểm tra một chương trình phần mềm nào đó, có sự đánh giá, phân tích và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định cuối cùng

Có thể nói, gia công phần mềm là một ngành chiến lược của rất nhiều các công ty hiện nay ở Việt Nam Khi mà sự đòi hỏi về tin học hóa hoạt động doanh nghiệp ngày càng lớn, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa khi mà sự thiếu hụt về chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin đã trở nên khẩn thiết, thì việc chuyển giao việc phát triển quản lý một phần hoặc toàn bộ mảng tin học bao gồm phần cứng và phần mềm cho một đội ngũ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ đúng lúc và đáng tin cậy, trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng này

Trang 9

2 Ngành gia công phần mềm Ấn Độ:

2.1 Một vài nét về Ấn Độ:

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ Đây

là quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới ( hiện nay dân số Ấn Độ đã gần 1,1

tỷ người ít hơn Trung Quốc 200 triệu người), và đồng thời lớn thứ 7 về diện tích Ấn Độ có nền văn minh Ấn Hà phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm, đây là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới (Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh)

Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 3,63 nghìn tỷ Nếu tính theo tỷ giá hối đoái với đôla Mỹ thì đây là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 775 tỷ (2005) Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 8,1% ở cuối quý đầu tiên năm 2005-

2006 Tuy nhiên dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức 3400 USD được xếp hạng vào nước đang phát triển

Ấn Độ có lực lượng lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao Gần đây, Ấn Độ đã tận dụng số lượng dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng ( customer service), và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu Đây cũng là nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình

độ cao lĩnh vực dịch vụ phần mềm tài chính, và chế tạo phần mềm Đây là một trong những lý do giải thích tại sao ngành gia công phần mềm của Ấn Độ lại phát triển nhanh chóng và trở thành quốc gia hàng đầu về lĩnh vực này

2.2 S ự phát triển của gia công phần mềm Ấn Độ

Ấn Độ là mô hình quốc gia tạo được thành công đột phá nhờ phát triển ngành công nghiệp phần mềm, dùng ngành phần mềm là mũi nhọn đột phá phát triển kinh tế, chiếm vị trí đỉnh cao trên thế giới, đem lại lợi ích kinh tế,

sự hưng phấn tinh thần quốc gia, lòng tự tin dân tộc, từ đó tạo ra sự bùng nổ phát triển ở nhiều ngành kinh tế khác (thép, cơ khí, điện tử, )

Sự đột phá của Ấn Độ trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là phần mềm đã từng khiến cả thế giới phải sửng sốt Nhưng ngay cả khi Ấn Độ liên tục đạt

Trang 10

được hết thành tựu này đến thành tựu kia và trở thành một trong những văn phòng của thế giới, người ta vẫn không thôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rằng: “điều gì làm cho một ngành kinh tế non trẻ như ngành phần mềm có thể sinh trưởng và phát triển được, thậm chí thành công rực rỡ ngay cả trong những điều kiện ngặt nghèo nhất trên đất nước Ấn Độ?” Xuất phát là một quốc gia nghèo, lạc hậu, nhưng Ấn Độ đã tiên phong đầu tư phát triển ngành công nghiệp phần mềm từ những năm 1990 Chọn lựa này đã giúp Ấn Độ khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, hạn chế các điểm yếu của 1 quốc gia đang phát triển là thiếu khả năng đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vốn,… Năm 2006, ngành phần mềm Ấn Độ đạt doanh số 29,5 tỷ USD, trong

đó doanh số xuất khẩu đạt tới 23,4 tỷ USD Tất cả 500 tập đoàn và công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes đều đang phải sử dụng các chuyên gia CNTT trong quản lý, điều hành hệ thống CNTT của mình Tầm nhìn của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ NASSCOM là đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm quyền lực phần mềm của thế giới đang trở thành hiện thực

Bảng doanh số của ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ:

Công nghiệp phần cứng 5.0 5.9

6.9

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT 21.6 28.4 36.3

( Nguồn: Nasscom, busisessweek.com)

Theo bảng số liệu cho thấy tổng doanh số công nghiệp CNTT năm 2006 ước đạt 36,3 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần mềm và dịch vụ chiếm 81%, phần cứng chiếm 19% Như vậy ngành công nghiệp phần mềm chiếm tỷ trọng rất cao, đem lại doanh thu lớn

Trang 11

Mặt khác liên tục từ năm 1999 tốc độ tăng trưởng trung bình 28% mỗi năm, nếu tính riêng cho công nghiệp phần mềm là 32% Điều này cho thấy ngành công nghiệp phần mềm đang được chú trọng phát triển và dần giữ vai trò chủ đạo

Ngoài ra xuất khẩu chiếm 64% tổng doanh thu công nghiệp CNTT cho thấy xu hướng gia công phần mềm được ưa chuộng và ngày càng tăng

Đồ thị tỷ trọng xuất khẩu phần mềm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ

Đơn vị :%

(Nguồn: Nascom; businessweek.com)

Qua đồ thị cho thấy tỷ trọng xuất khẩu phần mềm liên tục tăng qua các năm,

cụ thể xuất khẩu phần mểm trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng t ừ 2% năm

1996 đến mức 20,3% năm 2003 Để có được thành công như vậy là do Ấn Độ

có ưu thế vượt trội và sự đầu tư đúng đắn Điểm nổi trội của Ấn Độ trước Trung Quốc là đã đi vào lĩnh vực công nghệ cao trong nhiều năm Với bề dày như vậy, Ấn Độ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng nắm

Trang 12

bắt những xu thế mới của ngành Giữa thập kỷ 80, khi công nghiệp phần mềm bắt đầu phát triển, Ấn Độ nhận thấy đây là cơ hội cho hướng phát triển mới và

áp dụng mọi biện pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp này Một loạt các chính sách được thực hiện như bãi bỏ các rào cản và tự do hóa nhập khẩu đầu vào nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho ngành công nghiệp phần mềm Kết quả là công nghiệp phần mềm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ấn Độ

Có thể không cần phải nói quá nhiều về những con số, những thành công liên tiếp mà ngành phần mềm Ấn Độ đạt được bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, những đầu tư liên tục, mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ nước này với

phương châm đưa "công nghiệp phần mềm Ấn Độ lên thành kiểu mẫu của

sức mạnh và thành công" Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, đi cùng

với chủ trương tự do hoá và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có những đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường

về IT của thế giới Đưa CNTT lên làm ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, Ấn Độ đã nhanh chóng có được thành công vượt trội

Ngành công nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ đã được biết đến với tên gọi trung tâm gia công phần mềm, một ngành đem lại khoản lợi nhuận khổng

lồ Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của ngành IT Ấn Độ chiếm khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, chiếm 75% GDP, khoảng 200 trong tổng số 500 công ty lớn nhất của Mỹ đã mua các sản phẩm phần mềm của Ấn

Độ Hiện nay Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của ngành phần mềm Ấn Độ với thị phần 61% Giờ đây "India is IT" đã không còn là một khẩu hiệu suông mà thực sự trở thành một phương châm đưa Ấn Độ lên hàng top trong danh sách những địa chỉ gia công phần mềm của thế giới với tốc độ phát triển vài trăm phần trăm mỗi năm Năm 2007, lĩnh vực IT-PBO của Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 28%, doanh số đạt 47,8 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với báo cáo của năm 1998 Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của riêng ngành phần mềm

Trang 13

nước này đạt tới 5,4%, cao hơn nhiều so với mức 1,2% của năm 1998 Còn theo báo cáo mới nhất, chỉ tính riêng doanh thu của ngành phần mềm, Ấn Độ

đã thu về tới 39 tỷ USD Nếu so sánh với ngành phần cứng của chính đất nước này, chỉ với 6 tỷ USD, thì 39 tỷ USD doanh số cũng đã là một con số thành công thật sự nổi bật

Nghe đến những con số, biết được những thành tựu này của Ấn Độ từ trước khi đặt chân đến đất nước này, nhưng đến khi "chạm" vào thực tiễn sản xuất, được tiếp xúc với các doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực phần mềm ngay tại Bangalore và New Dehli, tận mắt chứng kiến những điều kiện mà từ

đó phần lớn sản lượng phần mềm xuất khẩu của Ấn Độ cất cánh, chúng ta sẽ thực sự ngỡ ngàng về sức mạnh của ngành công nghiệp mới mẻ này trên đất thung lũng rộng mênh mông với những toà nhà chọc trời, cả khu công nghiệp phần mềm Ấn Độ nằm giữa Bangalore chỉ sở hữu một cơ sở hạ tầng vào loại thường thường bậc trung, với những điều kiện không hơn Việt Nam Ngay cạnh những toà nhà cao tầng là những cánh đồng rộng với đàn bò thủng thẳng gặm cỏ Nối giữa những khu nhà là những con đường nhỏ nhắn rợp bóng Nếu không được giới thiệu trước, thực sự sẽ rất khó hình dung đây là một khu công nghệ cao, nơi được mệnh danh là trái tim của ngành phần mềm Bangalore, trái tim của phần mềm Ấn Độ

Tất cả những gì mà Ấn Độ đã đạt được khẳng định được sức mạnh và

vị thế của ngành gia c ông phần mềm Ấn Độ

2.3 Nguyên nhân của những thành công:

Có thể nói ngành gia công phần mềm của Ấn Độ rất phát triển và Việt Nam có thể học hỏi vì có được thành công đó là nhờ nhưng tiền đề rất vững chắc như:

Điều đầu tiên trực tiếp có thể nhìn thấy ngay đã tạo nên thành công cho ngành phần mềm Ấn Độ chính là nguồn nhân lực Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên

Trang 14

ngành về CNTT nằm rải rác khắp cả nước, chưa kể các cơ sở đào tạo tư nhân

uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn tất cả

đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một căn bản cực tốt Cộng thêm thuận lợi sẵn có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường

đã có thể làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu Đó là chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ sư này với mọi môi trường làm việc và những biến đổi nhạy bén của thế giới trong lĩnh vực CNTT Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, những kỹ sư này được hút ra các thị trường ngoài biên giới Ấn Độ như Mỹ, châu Âu và rồi lại trở lại thị trường Ấn

Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước Tất nhiên, không thể phủ nhận sau những thế hệ kỹ sư được đào tạo từ thời Xô Viết, chất lượng nhân lực của ngành có phần giảm sút, mất cân đối cung cầu, song không vì thế, nguồn nhân lực mất đi vai trò chủ chốt trong nội lực của ngành phần mềm nước này Và nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồn sức mạnh chủ yếu của Ấn Độ

Thứ hai có thể đề cập tới là chính sách Dù không thực sự rõ ràng và trực tiếp tác động, nhưng chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu đãi nhất định của chính phủ Ấn Độ đã phần nào tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhất của công nghệ toàn cầu đã phải có mặt ở đây 7 khu công nghệ cao nằm rải rác khắp cả nước đã được xây dựng nên nhờ những nguồn vốn đầu

tư cơ sở hạ tầng của các tên tuổi lớn của thế giới như IBM, Digital, Hewlett Packard, Sun, Motorola với những chính sách ưu đãi đặc biệt như: cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, tối giản các thủ tục hành chính phức tạp và tạo quyền chuyển lợi nhuận về nước

Đó cũng là những hành động thiết thực nhất thể hiện quyết tâm đầu tư quyết liệt của chính phủ nước này cho CNTT nói chung và phần mềm nói riêng Một nhân tố thứ ba, không kém phần quan trọng chính là sự nỗ lực tự thân, rất độc lập và tự chủ của bản thân chính các công ty Không trông chờ

Trang 15

quá nhiều vào những ưu đãi đầu tư của nhà nước, rất nhiều công ty đã rất chủ động lựa chọn đầu tư thích hợp và liên tục nâng cao năng lực đầu tư khai thác thị trường của mình và biến năng lực khai thác thị trường bên ngoài Ấn Độ của mình trở thành một thế mạnh thực sự

Nhân tố thứ tư, nhân tố quan trọng làm nên những biến đổi kỳ diệu ở lĩnh vực phần mềm nước này chính là ở uy tín của Ấn Độ đối với thế giới Không chỉ là uy tín với các dòng sản phẩm làm ra, uy tín với nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản và quy mô, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng và ngành phần mềm Ấn Độ nói chung còn tạo ra được một uy tín vô hình trong quan hệ kinh doanh và trên thị trường, khiến những ông lớn của nền công nghệ thế giới khi cần là nghĩ đến Ấn Độ và các sản phẩm của Ấn Độ

Đương nhiên, bấy nhiêu đó chưa thể khái quát hết được những nhân tố làm nên sức mạnh của ngành phần mềm Ấn Độ Song đó cũng là những nét căn bản, những phác thảo rõ rệt nhất về những gì làm nên sức mạnh của một ngành công nghiệp mũi nhọn của Ấn Độ

2.4 Hướng đi mới của ngành gia công phần mềm Ấn Độ và vấn đề đặt ra:

Để duy trì vị trí hàng đầu thế giới về dịch vụ gia công phần mềm IT

và phần mềm ngoại biên (BPO), Ấn Độ đang có kế hoạch xây dựng thêm 43 khu công nghệ phần mềm mới trên cả nước trong 10 năm Mỗi khu công nghệ mới có diện tích khoảng 500 hecta, có quy hoạch hợp lý, thuận tiện, hiện đại với mạng lưới giao thông nối các thành phố lớn và sân bay Xung quanh các khu công nghệ này sẽ có các thị trấn vệ tinh là các khu dân cư, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ chuyển 40% khối lượng hoạt động gia công đến 43 khu công nghệ này và tạo thêm khoảng 3,5 triệu việc làm vào năm 2018 Kế hoạch xây dựng các khu công nghệ phần mềm mới được triển khai để khắc phục tình trạng giá lao động và chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao có nguy cơ làm suy yếu lợi thế của Ấn Độ trong lĩnh vực gia công phần mềm Hiện cơ sở hạ tầng tại các khu công nghệ phần mềm lớn của Ấn Độ đặt tại 7 thành phố

Trang 16

Bangalore, Chennai, Mumbai, Hyderabad, Kolkata, Gurgaon và Noida Những nơi này hiện không còn chỗ để đáp ứng khối lượng công việc ngày một nhiều

Để chắc chắn, các công ty Ấn Độ đang thiết lập hoạt động riêng của họ tại Trung Quốc Chẳng hạn như, Satyam rất hăng hái mở rộng ra ngoài Ấn Độ Các hãng Infosys và Tata Consultancy Services cũng thế Nhưng vấn đề đặt ra

là các nhà quản trị đến từ các công ty Trung Quốc cho rằng họ vẫn có lợi thế hơn đối thủ Ấn Độ "Chúng tôi quyết tâm giữ kinh doanh tại Trung Quốc", một hãng thầu phụ nhỏ của Trung Quốc nói Trong khi đó, các công ty Ấn Độ

"không có động lực mạnh như chúng tôi để kinh doanh tại Trung Quốc" Như vậy có nghĩa là đối thủ của Ấn Độ rất quyết tâm và tin tưởng vào sự phát triển của ngành gia công phần mềm nước nhà, đó là điều khó khăn khi các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ mở rộng cơ sở của mình ở Trung Quốc Mặc dù vậy như ng Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài để đi trước khi có thể bắt kịp Ấn Độ trong ngành gia công dịch vụ CNTT Các công ty dịch vụ của Trung Quốc chưa thể đạt đến quy mô hay sự chuyên nghiệp như các hãng Ấn

Độ Hiện nay chưa một công ty gia công nào ở Trung Quốc có ít nhất 1 tỷ USD doanh thu gia công phần mềm Trung Quốc cũng chưa có danh tiếng trên toàn cầu để thu hút các hợp đồng lớn Các công ty đa quốc gia sẽ tìm kiếm những đối tác có khả năng và quy mô hỗ trợ họ

Hiện nay ngành gia công phần mềm đang gặp phải khó khăn là “gia công phần mềm bị bội thực” Đây sẽ là cơ hội cho các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam… Vì vậy các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ cần có sự bố trí nhân lực sao cho hợp lý, đồng thời tránh tình trạng nhận hợp đồng gia công một cách ồ

ảt trong khi với khả năng về lao động hiện khó có thể đáp ứng được

Mặc dù còn một số thách thức nhưng những gì mà Ấn Độ đạt được đã khẳng định vị trí hàng đầu về gia công phần mềm

Trang 17

3 Ngành gia công phần mềm Trung Quốc:

3.1 Vài nét về Trung Quốc:

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm

nhất Đây là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và lâu đời Là một đất nước có dân số lớn nhất thế giới, lao động dồi dào, tiếp thu công nghệ thông tin nhanh chóng là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế Đặc biệt Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn về khoa học như: la bàn, thuốc súng, kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in ấn Đây được coi là “tứ đại phát minh” Từ lâu Trung Quốc được coi như là một trung tâm sản xuất công nghiệp và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khi Ấn Độ nổi bật về dịch vụ và công nghệ thông tin Tuy nhiên, tương quan giữa hai bên có thể thay đổi vì Trung Quốc có lợi thế mới nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển, nguồn lao động vừa rẻ vừa có tay nghề cao và thông thạo Anh ngữ Hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu tranh nhau phần lớn của chiếc bánh gia công phần mềm đang ngày càng hấp dẫn Trên thực tế Trung Quốc có những lợi thế làm nên thành công đáng kể cho ngành gia công phần mềm

3.2 Tình hình phát triển gia công phần mềm:

Ngành gia công phần mềm của Trung Quốc tăng trưởng khá nhanh chóng Doanh thu nội địa tăng 48%, đạt 34.8 tỷ USD năm 2006 (năm 2003 là 23,6 tỷ USD), chiếm 3% qui mô ngành công nghiệp CNTT thế giới (Mỹ chiếm 38%, EU chiếm 31%, Nhật chiếm 10%, các nước còn lại chiếm 18%) Doanh thu công nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng 73%, từ 5,5 tỷ USD năm

2003 lên 9,5 tỷ USD năm 2006, tốc độ tăng trưởng gần 20% hàng năm Xuất khẩu của công nghiệp phần mềm qui mô nhỏ, nhưng có tốc độ tăng trưởng cao, trong 5 năm 1998 – 2003 đã tăng hơn 7 lần, từ trên 30 triệu USD năm

1998 lên 250 triệu USD năm 2003 (chưa có số liệu 2003-2006)

Lực lượng lao động trong lĩnh vực này cũng tăng Lao động từ trên 2,7 triệu lên trên 3,7 triệu, tăng thêm 1 triệu lao động, trong đó riêng công nghiệp phần mềm tăng thêm 500 nghìn (từ trên 700 nghìn lên trên 1,2 triệu), riêng các công ty nước ngoài tăng thêm 250 nghìn lao động

Trang 18

Đặc biệt Trung Quốc có được sự đầu tư nước ngoài vào công nghiệp CNTT năm 2005 đạt 3,5 tỷ USD Năm 2005 Microsoft đầu tư 100 triệu USD lập cơ sở nghiên cứu R&D với 800 lao động Tập đoàn IBM đầu tư từ năm

1992, hiện có 5000 lao động Một trong 4 công ty phần mềm lớn nhất thế giới SAP đầu tư từ năm 2004 lập cơ sở R&D và Trung tâm hỗ trợ khách hàng với

1000 lao động Điều này tạo điều kiện để phát triển gia công phần mềm

Từ năm 2003 Trung Quốc đã trở thành nước gia công phần mềm lớn nhất cho Nhật Bản, nhu cầu kỹ sư phần mềm biết tiếng Nhật đang tăng 150%/năm Theo đánh giá của các chuyên gia cho thấy so với Ấn Độ thị trường gia công phần mềm của Trung Quốc còn rất trẻ Gần đây công ty phần mềm của Trung Quốc MDCL-Frontline (thuộc tập đoàn Frontline Châu Á) đã nhượng quyền

sử dụng nhiều hệ thống phần mềm mà họ sản xuất tại Trung Quốc, và ký những hợp đồng trị giá nhiều triệu USD phát triển phần mềm ứng dụng và hệ thống quản lý cho các hải cảng ở thành phố Đại Liên

Phân tích của hãng nghiên cứu thị trường IDC cũng cho thấy rằng, trái với Ấn Độ, thị trường gia công CNTT của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào nhu cầu nội địa Năm 2006, hơn 40 % doanh thu GCPM đến từ các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc Dự báo nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 4-5 năm tới, mở ra cơ hội tuyệt vời cho các nhà cung cấp dịch vụ bằng cách giúp họ mở rộng hoạt động mà không phải cạnh tranh trực diện với các doanh nghiệp Ấn Độ trên thị trường Âu châu và Bắc Mỹ Tập đoàn Neusoft có trụ sở tại Thâm Quyến là nhà gia công CNTT lớn nhất ở Trung Quốc, sử dụng hơn 10.000 nhân công, chuyên cung cấp phần mềm và dịch vụ CNTT cũng như công nghệ y dược Phần lớn doanh thu của Neusoft là từ kinh doanh phần mềm và dịch vụ ở thị trường nội địa

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ Chỉ trong hai năm từ 2001 đến 2003, số lượng các doanh nghiệp phần mềm đã tăng từ 4000 lên 8000, trong đó 23% các doanh nghiệp này có tổng doanh thu đạt mức 1,2 triệu USD/năm Hiện nay ở Thượng Hải đang có 200 chuyên gia phần mềm nhưng dự kiến trong thời gian sắp tới con số này sẽ tăng lên đến 2500

Trang 19

Trong vòng 20 năm trở lại đây Ấn Độ nổi lên trên trường quốc tế như một nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm hàng đầu trên thế giới Chỉ trong vòng hơn 10 năm từ 1991 đến 2002, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ tăng từ

400 triệu USD lên đến trên 8 tỷ USD Tuy nhiên vị trí của Ấn Độ đang bị Trung Quốc đe dọa Tập đoàn Gartner Inc dự đoán: Xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc sẽ đuổi kịp trong vòng 4 năm Biểu đồ sau chứng minh điều đó

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ

Đơn vị : tỷ USD

(Nguồn: Gartner Inc; 10/16/2002 CHINA DAILY; NASSCOM)

Qua biểu đồ cho thấy xuất khẩu phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ của Trung Quốc đạt 850 triệu USD năm 2002 và sẽ lên đến mức 27 tỷ USD vào năm 2006, tốc độ tăng trưởng 620% Trong cùng thời gian, xuất khẩu của Ấn

Độ sẽ tăng lên từ 6,2 tỷ USD lên 27,5 tỷ USD Có thể thấy tốc độ tăng trưởng

về xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc là rất cao, và Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ nhằm giành vị trí hàng đầu về gia công phần mềm

Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện 3 dự án công nghệ phần mềm lớn hướng vào xuất khẩu, đó là Wangxin Software Development Base, Wangxin Nanchang Software Park and Ningbo Software Park Các dự án này sẽ đặt trọng tâm vào các thị trường phần mềm của Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu

Trang 20

3.3 Nguyên nhân của những thành công:

Để có được các thành công trên, về quản lý nhà nước Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều cơ chế và chính sách đặc biệt cho ngành công nghiệp phần mềm

3.3.1 Nhà nước:

 Chính phủ có Bộ công nghiệp CNTT, có Cục phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp vi mạch Các doanh nghiệp có Hiệp hội DN phần mềm Trung Quốc làm đại diện và được Nhà nước hỗ trợ Tháng 7/2000, Hội đồng Nhà nước ban hành Nghị định khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp vi mạch

 Ưu đãi về thuế :

Từ năm 2000, nhà nước áp dụng chính sách đặc biệt về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm Cụ thể nhà nước vẫn thu thuế VAT 17% trên sản phẩm phần mềm khi tiêu thụ, nhưng sau đó cấp hỗ trợ lại cho DN phần mềm 97% số thuế VAT đã nộp để DN mở rộng sản xuất và phát triển công tác R &

D Như vậy có nghĩa là trên thực tế thì các doanh nghiệp chỉ phải đóng một phần rất nhỏ thuế VAT Ngoài ra nhà nước còn miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị khi thành lập DN phần mềm, đồng thời ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cho DN phần mềm bằng việc chọn một số DN phần mềm chủ lực quốc gia, áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% Như vậy có thể nói nhà nước rất quan tâm và chú trọng đến sự phát triển của ngành gia công phần mềm, đây sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phần mềm đầu tư các trang thiết bị và lao động để đáp ứng ng ày càng tốt hơn nhu cầu ề gia công phần mềm ngày càng tăng

 Một số ưu đãi khác:

Từ năm 2000, Bộ công an, Bộ công nghiệp CNTT phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động kiểm tra định kỳ chống vi phạm bản quyền phần mềm Nhà nước đầu tư thành lập các khu công nghiệp phần mềm, vườn ươm doanh nghiệp phần mềm, quĩ hỗ trợ khởi nghiệp DN phần mềm, đồng thời cấp một phần vốn cho các Quĩ đầu tư mạo hiểm tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm Bên cạnh đó nhà nước còn hỗ trợ kinh

Trang 21

phí cho các DN phần mềm trong áp dụng các qui trình quản lý chất lượng quốc tế ISO, CMM, trong hoạt động R & D và dành ngân sách hàng năm để mời các chuyên gia phần mềm nước ngoài đến đào tạo, tập huấn và làm việc tại Trung Quốc cũng như gửi các chuyên gia cao cấp trong nước đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài Ngoài ra Nhà nước đã giao cho Hiệp hội DN phần mềm chủ trì cùng Bộ công nghiệp CNTT, Tổng cục thuế hàng năm tổ chức đánh giá, công nhận các DN phần mềm để làm cơ sở áp dụng các ưu đãi của Nhà nước cho DN phần mềm

Những ưu đãi trên đã làm nên thành công đáng kể cho ngành phần mềm Trung Quốc

3.3.2 Lợi thế từ nhân công giá rẻ, trình độ ngày càng nâng cao và thủ tục thông thoáng

Có thể nói một trong những lý do hàng đầu để gia công phần mềm tại Trung Quốc ngày nay là các công ty Mỹ và Nhật Bản đang cố nối kết các thị trường nước ngoài, chủ yếu với các trung tâm gia công phần mềm Điều đó có nghĩa là các công ty như Microsoft, Motorola và Nokia đang cố gắng khai thác thị trường tiêu dùng khổng lồ này, họ sẽ phải đặt hàng gia công phần mềm hỗ trợ cho chiến lược mở rộng hoạt động của họ tại Trung Quốc Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở Trung Quốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc Tuy có những bước tăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố năng lực của lực lượng lao động, nhất

là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị trường toàn cầu Theo đánh giá “Ngày càng có nhiều khách hàng đặt niềm tin vào việc kinh doanh ở Trung Quốc” điều đó cho thấy rằng gia công phần mềm ở Trung Quốc phất triển mạnh mẽ, không chỉ những thế mà trong lúc gia tăng việc đấu thầu các dự án gia công quốc tế, các công

ty CNTT Trung Quốc cũng khai thác các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi họ có lợi thế là sự gần gũi về địa lý và sự tương đồng về chữ viết Lợi dụng mức lương thấp và kỹ năng sử dụng các ngôn ngữ Đông Á của công

Trang 22

nhân Trung Quốc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ gia công của Ấn Độ đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc Nhờ sự ủng hộ của chính phủ cả hai nước, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ – kể cả các công ty CNTT hàng đầu như Infosys, Satyam Computer Services và Wipro Technologies, đã triển khai hoạt động tại Trung Quốc Học tập các doanh nghiệp Ấn Độ, các công ty GCPM tốt nhất của Trung Quốc đang dần dần tích hợp vào sản phẩm của mình những ứng dụng tiên tiến Một số công ty này đang phát triển khả năng soạn thảo các phần mềm nhúng (embedded software) có chất lượng cao để làm việc với các nhà sản xuất điện thoại di động và thiết bị phần cứng khác Vậy phải nói rằng Trung Quốc rất biết sử dụng lợi thế của mình, và biết chớp lấy thời cơ để thực hiện hành động của mình một cách hiệu quả nhất và kết quả là gia công phần mềm của trung quốc doanh thu của thị trường GCPM của Trung Quốc tăng gấp năm lần trong 5 năm qua Năm 2006, thị trường gia công của Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh, đạt giá trị 1,4 tỷ USD, tăng 48

% so với cùng kỳ năm trước; mức tăng trưởng doanh thu từ GCPM của Trung Quốc bình quân là 38 %/năm suốt 5 năm qua

3.3.3 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt:

Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng hệ thống tiêu chuẩn CNTT cốt lõi Mặc dù Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và một vài thành phố lớn khác ở vùng duyên hải vẫn là địa điểm được phần lớn các công ty ngoại quốc chọn lựa, nhưng Trung Quốc đang có kế hoạch làm cho các thành phố nhỏ trở nên hấp dẫn hơn Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm chi phí cần chú ý rằng Trung Quốc có hơn

100 thành phố có quy mô dân số trên một triệu người_ và gần như tất cả các thành phố này đều đang nỗ lực tối đa để thu hút đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nào chọn các thành phố hạng hai – thậm chí hạng ba – sẽ được hưởng những ưu đãi hết sức hào phóng Tây An, một thành phố bốn triệu dân đang phát triển nhanh ở miền Tây Trung Quốc chẳng hạn, đã thành lập một khu công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp nước ngoài được giảm tối đa giá thuê văn phòng và được miễn thuế cho đến khi nào có lợi nhuận trong hai năm liên tiếp

Trang 23

3.3.4 Hướng đi mới của ngành gia công phần mềm Trung Quốc:

 Tiếp tục đầu tư vào nhân lực:

Chắc chắn chỉ sau một thập niên nữa, Trung Quốc sẽ vượt qua Ấn Độ để trở thành địa chỉ gia công CNTT hàng đầu thế giới Tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực này hãy còn rất lớn Theo tính toán của Tập đoàn tư vấn McKinsey Global Institute, cho đến nay giá trị gia công CNTT chỉ mới đạt 18,4 tỷ USD, giá trị gia công các dịch vụ kinh doanh là 11,4 tỷ USD – tương đương với khoảng 10 % tiềm năng của thị trường gia công toàn cầu

Nhìn về tương lai, với đà phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhân lực, Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách với các nước phương Tây Đất nước đang khao khát tiến bộ này sẽ tiếp tục phấn đấu giành các mục tiêu cao hơn và có thể nói rằng không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ là địa chỉ gia công được ưa thích trong nhiều lĩnh vực kinh tế Và để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch đào tạo nhân lực cho ngành GCPM, gọi là

kế hoạch “5-10-100” Theo đó, trong năm năm tới sẽ phát triển 100 công ty chuyên về dịch vụ gia công có chất lượng cao ở 10 thành phố nhằm thu hút khoảng 100 tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng đến đặt hàng tại Trung Quốc Ngoài ra để duy trì lợi thế cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty dịch vụ gia công của Trung Quốc đã biết tăng cường thu hút khách hàng bằng cách cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn cao, tính sáng tạo

rõ ràng và hàng loạt những lợi ích cộng thêm khác

* Các cuộc nghiên cứu về khắc phục những lỗ hổng kinh nghiệm phát triển phần mềm tại Trung Quốc: tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp với phát triển phần mềm giáo dục, chỉ số kinh nghiệm phát triển phần mềm…để từ đó có chiến lược đầu tư hơn nữa cho nhân lực

Trang 24

Chương 2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ

1 Thực trạng ngành gia công phần mềm của Việt Nam:

1.1 Tình hình phát triển ngành gia công phần mềm ở Việt Nam

1.1.1 Tình hình phát triển chung:

Phát triển CNTT, đặc biệt là CNPM là chủ trương ưu tiên của lãnh đạo Nhà nước, là một trong những hướng đi tắt, đón đầu để công nghiệp hoá đất nước Thời gian qua, CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao nhất và giá trị đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày một lớn, trở thành ngành có sức hấp dẫn, thu hút mạnh đầu tư trong, ngoài nước Những hoạt động hợp tác đầu tư CNPM với nhiều nước diễn ra sôi nổi những năm gần đây đã mở

ra nhiều triển vọng tốt đẹp với nhiều kế hoạch đầu tư lớn Đây là động thái quan trọng mở đường cho sự phát triển thị trường gia công phần mềm và sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong nước

Theo đà phát triển của công nghệ thông tin, thị trường phần mềm nước

ta đã có sự tăng trưởng khá mạnh Từ năm 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường nội địa đạt trên 32%/năm Trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ phần mềm gần đây, thị trường trong nước chiềm khoảng 2/3 Theo nhiều phân tích thì cơ quan hành chính sự nghiệp và công ty Nhà nước vừa qua đã là những khách hàng tiềm năng của CNPM Việt Nam, chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho CNTT cả nước

Tuy chỉ bắt đầu bước vào thị trường xuất khẩu trong vòng 10 năm gần đây, song phần mềm xuất khẩu Việt Nam đã có nhịp độ tăng trưởng khá nhanh Nhiều công ty phần mềm đã vươn tới những thị trường lớn ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng (từ 70 triệu USD năm 2005 lên 110 triệu USD năm 2006, tăng 57%, đạt 180 triệu USD, tăng gần 64% trong năm 2007)

Việt Nam vừa được công bố là nằm trong tốp các quốc gia hấp dẫn về gia công phần mềm Sau khi trở thành điểm GCPM hấp dẫn, VN tiếp tục được hãng nghiên cứu thị trường Gartner vừa công bố nằm trong tốp 10 quốc

Trang 25

gia Châu Á - Thái Bình Dương có giá nhân công rẻ Theo các chuyên gia, ngành GCPM của VN chỉ nên coi đây là những giá trị mang tính tiềm năng Bởi trên thực tế, sự hấp dẫn và giá rẻ này không thể biến thành giá trị kinh tế cao nếu như không có tính hiệu quả và chất lượng Theo báo cáo của Gartner, những tiêu chí đánh giá gồm kỹ năng ngoại ngữ, hỗ trợ của Chính phủ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, chi phí và sắp xếp theo mức yếu, trung bình, tốt, rất tốt và tuyệt vời

Từ đây, điều đáng lo ngại là ngoài yếu tố giá rẻ được coi là thế mạnh; còn lại đa số những tiêu chí khác của VN nằm ở mức trung bình Thậm chí đáng lo ngại hơn thế là VN có 4 tiêu chí bị đánh giá yếu gồm kỹ năng ngoại ngữ, sự hỗ trợ của Chính phủ, cơ sở hạ tầng, an ninh và bảo vệ quyền riêng tư Những đánh giá này khá đồng nhất với Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA và The Brown-Wilson Group khi cho rằng VN còn quá yếu về nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực và an ninh cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp phần mềm nước ta đã tìm được những khách hàng lớn để gia công xuất khẩu nhưng chủ yếu mới là dịch vụ và đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và những nước đang phát triển Gần đây, thị trường Nhật Bản đang nổi lên, và đã

có một lựa chọn ưu tiên với những doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch đầu tư

mở rộng dịch vụ phần mềm tại Việt Nam Những công ty có người Mỹ gốc

Việt làm việc cũng là khách hàng lớn của các công ty phần mềm ở Việt Nam

Vào thời điểm giữa tháng 4.2007, việc ban hành chỉ tiêu đến năm 2010

dù đặt ra mức 800 triệu USD đã không gây sốc như trước đây (trong đó giá trị xuất khẩu ít nhất đạt 40%) Bởi, đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ vào Việt Nam, đặc biệt là công nghệ cao Hàng loạt các Cty CNTT, viễn thông Châu Âu, Châu Á đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác Từ chứng khoán đến nhà đất - những thị trường cực kỳ quan trọng của một nền kinh tế - đều đã sôi trở lại

Tình hình kinh tế suy thoái hiện nay đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp

Trang 26

phần mềm dẫn tới tình trạng “chạy gạo từng bữa” việc gì cũng làm, công đoạn nào cũng nhận Có nhiều doanh nghiệp chấp nhận ứng trước vài chục phần trăm giá trị hợp đồng để có việc làm cho nhân viên nhưng khi hoàn tất hợp đồng, sản phẩm không đạt yêu cầu, phía đối tác không chịu thanh toán Vậy là chủ doanh nghiệp chịu lỗ Cũng có những hợp đồng gia công đã được ký nhưng chính doanh nghiệp phải huỷ vì không đủ sức làm Có những doanh nghiệp phần mềm lớn có cả ngàn kỹ sư và lập trình viên chính chỉ là nhập dữ liệu và kiểm tra các phần mềm Vì dừng ở những cấp độ thấp nên doanh thu không cao.năng suất bình quân công đoạn nhập dữ liệu và kiểm tra ước chỉ đạt khoảng 8,000 USD /người/năm,trong đó gần 50% là chi phí quản lý Đã

có hiện tượng các tập đoàn nước ngoài thay vì đặt hàng cho các đối tác trong nước nay đã thành lập những trung tâm riêng để gia công những đơn hàng đó nên các doanh nghiệp gia công của Việt Nam càng khó khăn hơn

1.1.2 Tình hình phát triển các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam

Cho đến nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng

ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh, 40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8% Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là

2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này

Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1% Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất

Trang 27

khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công

ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm Nhóm doanh nghiệp có quy mô tương đối thì đa phần có sự tham gia của Việt Kiều Nhờ kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có của Việt Kiều, vài doanh nghiệp đã tham gia vào các lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực có kỹ năng cao như TMA (là công ty phần mềm Việt Nam duy nhất được đánh giá là một trong

15 công ty trên thế giới áp dụng hiệu quả nhất quy trình gia công phần mềm tiên tiến) trong một số dự án viễn thông; GlassEgg (công ty gia công game duy nhất tại Việt Nam) gia công các ứng dụng game; SDS gia công các phần mềm điều khiển thiết bị điện tử, GlobalCyberSoft về tự động hóa…

Với nhóm doanh nghiệp nước ngoài, ngoài FCG (công ty phần mềm do

Mỹ đầu tư) với khoảng 700 kỹ sư tham gia các dự án viễn thông, y tế, còn các doanh nghiệp khác chủ yếu làm công việc số hóa dữ liệu Gần đây, sự tham gia thị trường của nhiều doanh nghiệp Nhật với nỗ lực đầu tư cho nguồn

kỹ sư cầu nối hoặc liên kết với các công ty trong nước để tạo nguồn gia công

vệ tinh, nhắm tới khai thác thị trường phần mềm khổng lồ của Nhật đang là một điểm sáng

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn phải chờ một thời gian dài nữa khối đầu tư này mới thật sự lớn mạnh Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước phần lớn xuất phát từ khai thác thị trường nội địa cũng đang dịch chuyển sang hướng đầu tư cho nguồn nhân lực để nắm bắt cơ hội từ gia công xuất khẩu

Đi sâu vào tình hình phát triển của các công ty phần mềm, có thể thấy vài năm gần đây công nghiệp phần mềmViệt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều doanh nghiệp, điển hình trong đó có các

Trang 28

công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75-100%/ năm,

số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người Cả nước cũng đã có khoảng 10 doanh nghiệp có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 doanh nghiệp có số lập trình viên từ 100-300 người Hiện nay, Việt Nam đã có hai doanh nghiệp đạt chứng chỉ cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-5, 5 doanh nghiệp đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001 Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM, CMMI hoặc ISO vào năm tới Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng

về năng lực phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam

Về năng lực hoạt động của các doanh nghiệp phần mềm, theo khảo sát của HCA (hội tin học thành phố Hồ Chí Minh) có khoảng 29% doanh nghiệp hoà vốn sau 2 năm thành lập Đây là một tỉ lệ tương đối tốt, nhưng cũng có tới 28% doanh nghiệp hoà vốn sau từ 3 đến 4 năm Số doanh nghiệp phần mềm

có lãi suất hàng năm từ 10% đến 30% chiếm tỉ lệ 42%, từ đó cho thấy đa số DNPM có thể khẳng định sự thành công ban đầu của mình Tuy nhiên, chỉ có 13% DNPM có doanh thu cao hơn chi phí từ 30% đến 50% Đây không phải

là một tỉ lệ khích lệ trong bối cảnh CNPM Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển Thống kê cũng cho thấy các DNPM quy mô lớn thường đã có thời gian hoạt động trên 5 năm Sự tăng tốc đều đến ở giai đoạn sau năm hoạt động thứ 5 trở đi Các doanh nghiệp này thường có định hướng xây dựng thị trường, chuyên môn hoá cao, rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ, từ đó quảng bá được năng lực, bước đầu xây dựng được thương hiệu riêng Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng Với các cơ sở xây dựng được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu

Trang 29

Tuy nhiên, bên cạnh các công ty phần mềm lớn nêu trên, phần nhiều các DNPM Việt Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm marketing Nhìn chung hầu hết các DNPM chưa đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu tư cho các hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Nhiều DN chưa có chiến lược đầu tư lâu dài về sản phẩm cũng như thị trường Thống kê của HCA cho thấy số DN chi cho marketing từ 10% đến trên 20% (tổng chi phí) chỉ vào khoảng 27% Thống kê này cũng cho thấy

có đến 33% doanh nghiệp có tổng chi phí cho cả đào tạo phát triển nguồn nhân lực lẫn chi cho nghiên cứu phát triển chỉ dưới mức 5% so với tổng chi phí, và cũng chỉ có 27% DN chi trên 10% cho các hoạt động này Sự thiếu đầu tư nghiên cứu thị thường, phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực là nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu của các DNPM Việt Nam Hơn nữa, tâm lý "muốn làm tất cả từ A đến Z" với mong muốn kiếm siêu lợi nhuận bán phần mềm đóng gói cho nhiều khách hàng (giấc mơ trở thành Bill Gates)

đã khiến cho không ít DNPM Việt Nam không lượng đúng sức mình khi tham gia thị trường phần mềm đóng gói rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị trường làm dịch vụ phần mềm còn khá rộng

1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành gia công phần mềm ở Việt Nam

1.2.1 Thuận lợi:

Phát triển CNTT, đặc biệt là CNPM là chủ trương ưu tiên của lãnh đạo Nhà nước, là một trong những hướng đi tắt, đón đầu để công nghiệp hoá đất nước Những hoạt động hợp tác đầu tư CNPM với nhiều nước diễn ra sôi nổi những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp với nhiều kế hoạch đầu

tư lớn Đây là động thái quan trọng mở đường cho sự phát triển thị trường gia công phần mềm và sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong nước

Nhắc đến ngành gia công phần mềm là nhắc đến Việt Nam, và nhắc đến

Trang 30

Việt Nam là nhắc đến một đối thủ lớn của Ấn Độ, đó là mơ ước, không chỉ của những người làm công nghệ thông tin và cơ hội cũng đã đến với chúng ta, khó khăn cũng đã bước đầu có những giải pháp khắc phục được, nhưng để dặt

ra mục tiêu ngang hàng với Ấn Độ xem ra chúng ta chưa thể tự tin bởi vì Ấn

Độ đã là cường quốc của gia công phần mềm với doanh số của họ năm nay khoảng 40-50 tỷ USD bằng GDP của chúng ta một vài năm trước, họ dự định đến năm 2009 vươn tới 80 tỷ USD Ấn Độ có một đội ngũ lập trình viên trẻ

và thông thạo Anh ngữ vốn được biết đến là thị trường gia công lớn nhất thế giới, nhưng không vì thế mà chúng ta chịu đầu hàng bởi vì chúng ta cũng có những thế mạnh riêng của mình, không một quốc gia nào phát triển đơn độc trên một sản phẩm đơn độc trên lãnh thổ của mình mà chia thành nhiều công đoạn đến những địa điểm thuận lợi nhất và có sức cạnh tranh nhất Chính vì vậy khi chúng ta bước vào cuộc chơi này chúng ta phải đón bắt tư tưởng ấy của nền sản xuất thế giới tức là chúng ta phải đón bắt thu hút những công đoạn nào thích hợp với trình độ sản xuất trình độ nhân lực của chúng ta và những khó khăn của Ấn Độ là một cơ hội rất tốt cho các thị trường mới nổi

Vì vậy ta phải biết chớp thời cơ, hơn nữa ta lại có nguồn nhân lực trẻ, cộng với giá thành cạnh tranh được coi là một lợi thế rất lớn của ngành công nghiệp gia công phần mềm trong nước trong việc đón những làn sóng đầu tư mới Hiện tại Việt Nam đã có 2 điểm rất thu hút nhà đầu tư: giá cả vẫn còn là cạnh tranh, mức độ chuyển việc bắt đầu cao lên nhưng vẫn còn tương đối thấp so với các nước khác Con ngưòi Việt Nam có khả năng tốt về năng lực kỹ thuật đó là cơ hội để chúng ta có thể tiếp cận được những dự án gia công phần mềm lớn cho những tập đoàn lớn ở nước ngoài

để biến từ cơ hội thành lợi thế của doanh nghiệp, và đó mới là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế cho thấy rằng hiện nay Việt Nam đang có hơn 1.000 công ty làm phần mềm sử dụng 48 ngàn lao động Trong

số đó có khoảng 200 công ty tham gia gia công phần mềm và các dịch vụ liên

Trang 31

quan đến phần mềm cho các thị trường nước ngoài chính là Nhật, Bắc Mỹ và Tây Âu

Thị trường nội địa khó khăn tạo ra áp lực khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm và phát triển ở thị trường quốc tế và đó lại là một cơ hội tốt để gia công phần mềm của Việt Nam phát triển Và Việt Nam là một trong 25 thị trường gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đón đầu các làn sóng đầu tư mới, khi các ‘công trường gia công” bắt đầu bội thực Với nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp và những nhạy bén trong việc lắm bắt cơ hội, Việt Nam được cho là hội tụ đủ các điều kiện để trở thành trung tâm gia công hàng đầu trong những năm tới

Bên cạnh đó, mối liên hệ lịch sử và sự tương đồng về văn hóa cũng là

yếu tố giúp Việt Nam được chú ý trên bản đồ các quốc gia có nền công nghiệp gia công phần mềm Một trong các khách hàng truyền thống của các công ty gia công phần mềm ở Việt Nam là Mỹ Yếu tố lịch sử là nguyên nhân của việc có nhiều Việt Kiều làm việc tại các công ty CNTT và công nghệ cao tại Mỹ Không ít người trong số này đã quay về Việt Nam để đầu tư vào các công ty phần mềm lớn, chẳng hạn như Pyramid Software Development (PSD), Global CyberSoft (GCS), TMA Solutions

So với các nước có nghành GCPM phát triển mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc Việt Nam hiện có lợi thế lớn về giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ với trình độ ngày càng được nâng cao, chịu khó và sáng tạo Các đại gia như Intel, IMB, Microsoft… đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế đáp ứng cho tương lai

và những chính sách thuế cho người làm phần mềm và DNPM cũng có những

ưu đãi lớn Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì các chuyên gia công nghệ đặt rất nhiều hi vọng bởi vì tham gia WTO mở ra triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng kèm theo thách thức rất lớn Khi hoạt động trên sân chơi quốc tế, việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ hay Trung Quốc đặt ra mức độ gay gắt hơn Tuy nhiên với lợi thế

Ngày đăng: 16/02/2014, 23:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng doanh số của ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ: - Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Bảng doanh số của ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ: (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w