Quá trình công nghệp hóa của hàn quốc và một số bài học kinh nghiệm cho việt nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Môn học KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2
ĐỀ TÀIQUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Hà Nội, 5/2014
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA 2
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa và hiện đại hóa 2
1.1.1 Công nghiệp hoá 2
1.1.2 Hiện đại hóa 3
1.2 Bản chất của công nghiệp hóa và hiện đại hóa 3
1.3 Các mô hình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các nước đang phát triển 5
1.3.1 Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội) 5
1.3.2 Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại) .9
1.3.3 Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập (chiến lược hỗn hợp) 11
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA HÀN QUỐC 16
2.1 Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu trong giai đoạn (1953-1962) 16
2.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1962-1971: quá độ chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại 18
2.2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 18
2.2.2 Chính sách và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 19
2.2.3 Những kết quả đạt được 26
2.2.4 Hạn chế và những vấn đề đặt ra 28
2.3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng ngoại ở Hàn Quốc giai đoạn 1972-1980 29
2.3.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 29 2.3.2 Chính sách và giải pháp công nghiệp hóa hiện đại giai đoạn 1972 – 1980
Trang 32.3.3 Những kết quả đạt được 35
2.3.4 Tồn tại và những vấn đề đặt ra 37
2.4 Giai đoạn điều chỉnh chiến lược và nâng cao công nghiệp (1982-1995) 37 2.4.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 37
2.4.2 Chính sách và giải pháp công nghiệp hóa hiện đại hóa 38
2.4.3 Những kết quả đạt được 42
2.4.4 Hạn chế và những vấn đề đặt ra 44
CHƯƠNG 3: MÔT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 45
3.1 Lựa chọn chiến lượng công nghiệp hóa phù hợp để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế 45
3.2 Chủ động nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình công nghiệp hóa 48
3.3 Kết hợp mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, lấy nước thị trường ngoài làm trọng tâm 51
3.4 Khai thác tối đa nguồn vốn cho phát triển 53
3.6 Xác định rõ vai trò và chức năng điều hành của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa 54
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 4MỞ ĐẦU
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh phát triển mạnh của cácngành công nghiệp đang mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với mọiquốc gia trên thế giới; đặc biệt đối với những nước đang phát triển như ViệtNam Các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia đều đồng ý rằng các nềnkinh tế trên thế giới đều không thể loại mình ra khỏi tiến trình này, vậy nên cấpthiết phải hành động để tận dụng được các lợi thế, đồng thời giảm thiểu tối đa cácbất lợi trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trong sự nghiệp phát triển ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác địnhnhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trongthời kỳ đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế Để thực hiện thành công nhiệm vụtrên, nhiều hoạt động và chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần được hoànthành trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước
và thế giới Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần nghiên cứu thêm những lý thuyết hiệnđại về ngành công nghiệp cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước đã vàđang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng mô hình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hiệu quả và phù hợp với Việt Nam
Ngày nay, trên thế giới có khoảng 25 quốc gia thuộc nhóm nước phát triển
và 10 quốc gia thuộc nhóm nước công nghiệp mới Đó là những quốc gia đã vàđang thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa đất nước Mỗi thành côngcủa một quốc gia đều cho ta những bài học kinh nghiệm bổ ích Tuy nhiên,những kinh nghiệm từ các nước châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, có nhiều điểmtương đồng với Việt nam là có ý nghĩa to lớn và trực tiếp nhất Do vậy, nghiêncứu mô hình công nghiệp hóa cũng như các chính sách, các bước đi trong thựchiện và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hàn Quốc sẽ giúpgợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm cần thiết để đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa và hiện đại hóa
1.1.1 Công nghiệp hoá
Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang tính tất yếu trong quá trìnhphát triển kinh tế của các quốc gia Kinh nghiệm lịch sử cho thấy công nghiệphoá, hiện đại hoá là con đường để biến một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậuthành một nền kinh tế hiện đại, mà công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng.Với cách tiếp cận khác nhau thì quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoácũng có những điểm không hoàn toàn giống nhau và tất nhiên sẽ dẫn đến nhữngchính sách và giải pháp thực thi cũng khác nhau đối với từng nước, thậm chí đốivới một quốc gia trong những thời kỳ lịch sử khác nhau Điều đó được thể hiệnkhá rõ ở sự đa dạng trong việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởcác nước trên thế giới
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa rađịnh nghĩa sau đây (vào năm 1963): "Công nghiệp hoá là một quá trình phát triểnkinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốcdân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹthuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luônthay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng bảođảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến
biệt quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển kinh tế - xãhội; gắn liền được hai phạm trù không thể tách rời là công nghiệp hoá và hiện đạihóa Nó cũng xác định vai trò không thể thiếu của khoa học - công nghệ trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 61.1.2 Hiện đại hóa
Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên cập nhật và nâng cấp những côngnghệ hiện đại nhất, mới nhất trong quá trình công nghiệp hoá Đa số các ý kiếncủa các nhà nghiên cứu cho rằng hiện đại hoá là quá trình liên tục hiện đại nềnkinh tế, thay đổi công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hơn Thực chất, hiệnđại hoá là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hoá Cái đích nàykhông cố định hay duy nhất đối với một quốc gia hay một ngành nghề mà nóluôn thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ văn minhchung của nhân loại Nó còn phụ thuộc cả và loại ngành nghề, từng khu vực khácnhau ngay trong một nước Xu thế chung của thế giới ngày nay là thực hiện đổimới công nghệ nhanh chóng, rút ngắn chu kỳ sống của mỗi loại công nghệ
1.2 Bản chất của công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Bản chất của quá trình này bao hàm trên các mặt sau đây:
● Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một phương thức có tính
chất phổ biến để thực hiện mục tiêu trong phát triển của hầu hết các quốc gia trênthế giới Mỗi nước vì có hệ thống mục tiêu riêng của mình mà lựa chọn phươngthức công nghiệp hoá phù hợp Nhưng mục tiêu chung nhất của mọi quốc gia lànhằm tăng nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất mọi mặtcủa mọi tầng lớp dân cư thông qua việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ngày cànghiện đại, huy động và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước
● Thứ hai, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá Trong lịch sử
công nghiệp hoá đã diễn ra hàng trăm năm ở các nước trên thế giới, công nghiệphoá và hiện đại hoá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì hiện đại hoá đểđạt tới trình độ kỹ thuật hiện đại nhất là một yêu cầu cơ bản của quá trình côngnghiệp hoá Thực tễ kỹ thuật hiện đại nhất đối với mỗi giai đoạn lịch sử có giớihạn nhất định và luôn luôn thay đổi theo thời gian Chính vì vậy, hiện đại hoákhông phải là một quá trình độc lập mà là một hoạt động có tính liên tục củacông nghiệp hoá gắn liền với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hay là một quátrình kế tiếp để đạt được mục tiêu của công nghiệp hoá
● Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tác động đến tất cả
các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nền kinh tế Vì trong một chỉnh thểkinh tế của một quốc gia, các ngành các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội cóquan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau Sự thay đổi ở ngành, lĩnh vực này
sẽ dẫn tới sự thay đổi ở các ngành, các lĩnh vực khác Quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá cũng gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và
cơ cấu lao động Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ
Trang 7cấu làm cho vị trí của ba khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụluôn luôn thay đổi.
- Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất vì nó tạo ra lương thực, thực
phẩm nuôi sống con người hàng ngày và những hàng hoá tiêu dùng thiết yếunhất Đồng thời nông nghiệp cũng tạo ra những điều kiện tiền để quan trọng banđầu cho phát triển công nghiệp Đến khi nhu cầu cơ bản của người dân cư đượcbảo đảm thì tỷ trọng lao động nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp trongnền kinh tế sẽ giảm đi để nhường chỗ cho sự phát triển tăng dần của khu vựccông nghiệp và dịch vụ
- Công nghiệp luôn được coi là ngành mấu chốt tạo ra sự phát triển xã
hội.Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghiệp được mọiquốc gia ưu tiên đầu tư phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đồngnhất với phát triển công nghiệp, nhưng không thể tiến hành quá trình này nếukhông chú trọng phát triển mạnh công nghiệp Vì vậy, vai trò, vị trí của côngnghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng lên trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
- Hoạt động dịch vụ cả phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống là điều kiện
không thể thiếu để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư Không thểcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh trên cơ sở hệ thống dịch vụ và kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội yếu kém Để tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoácần chú trọng đầu tư thoả đáng phát triển dịch vụ kết cấu hạ tầng để phát triểnsản xuất và thu hút nguồn lực từ bên ngoài Trong các giai đoạn của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, vị trí của khu vực dịch vụ sẽ có sự thay đổi cănbản trong cơ cấu kinh tế quốc dân
● Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự kết hợp chặt chẽ của các quá
trình kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường Quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá là sẽ đem lại cho đất nước trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại,kinh tế ngày càng vững mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng nâng cao dântrí, mức sống dân cư và phát triển xã hội ngày càng văn minh Như vậy, trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật cho việc thực hiện mục tiêu của quá trình kinh tế- xã hội Trong khi
đó, quá trình kinh tế - xã hội mang lại động lực quan trọng cho thực hiện mụctiêu của quá trình kinh tế - kỹ thuật
● Thứ năm, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là quá trình mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Ngày nay, mở rộng phân công lao độngquốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra như một tất yếu Mỗi quốc gia
Trang 8là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, chịu ảnh hưởng của biến động kinh
tế thế giới và có tác động ở mức độ khác nhau đến kinh tế của các nước khác
Ngày nay, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong khai thác các nguồnlực tự nhiên để phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế, các nướccần kết hợp giữa việc sử dụng có hiệu quả với việc tiết kiệm, bảo tồn và tái tạochúng Do vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt được mục tiêu tăngtrưởng nhanh trong phát triển kinh tế, nhưng nó phải gắn với sự bền vững trongphát triển Điều đó được hiểu trên các giác độ kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môitrường
Từ những phân tích trên đây có thể tóm tắt: Công nghiệp hoá và hiện đạihoá gắn kết chặt chẽ trong một quá trình lịch sử tất yếu khách quan nhằm tạo nênnhững chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước, không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạngvới khu vực công nghiệp là then chốt và trình độ khoa học - công nghệ ngày cànghiện đại, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập kinh tếquốc tế
1.3 Các mô hình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các nước đang phát triển
1.3.1 Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
● Mục tiêu của chiến lược thay thế nhập khẩu
Các nước đang phát triển trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiệnđại hoá theo chiến lược thay thế nhập khẩu, do điều kiện kinh tế - xã hội củamình và những tác động khách quan của điều kiện kinh tế quốc tế, nên việc xácđịnh mục tiêu cụ thể trong chiến lược này có những điểm khác nhau Tuy vậy, về
cơ bản các mục tiêu của mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có thểđược khái quát như sau:
- Khai thác nguồn lực tại chỗ để đáp ứng nhu cầu cơ bản, cấp bách của thịtrường trong nước;
- Giảm thiểu ngoại tệ chi tiêu cho nhập hàng hoá từ nước ngoài;
- Khai thác thị trường nội địa để phát triển các ngành nghề sẵn có;
- Tạo nhiều việc làm, giảm bớt lạm phát và thất nghiệp
Thực chất mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là mỗi nước cầnphát triển mạnh mẽ việc sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế các hàng hoá vẫn
Trang 9nhiều mặt: khai thác các nguồn lực sẵn có để thoả mãn các nhu cầu cơ bản và cấpthiết trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển sản xuất hàng hoá, tạothêm việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và tiết kiệm ngoạitệ.
● Chính sách và biện pháp triển khai mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
Xuất phát từ mục tiêu trên, nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệphoá thay thế nhập khẩu nhằm xác định được tổng cầu mỗi loại hàng hoá trongnước qua phân tích và tính toán lượng hàng hoá thực tế phải nhập khẩu trướcđây, dựa vào tổng số và cơ cấu dân cư, mức sống Nhìn chung, chiến lược hướngnội lấy trọng tâm là thị trường trong nước để phát triển sản xuất và lưu thônghàng hoá Thực tế, chiến lược này về cơ bản không đồng nghĩa với việc bế quantoả cảng" hay "đóng cửa" nền kinh tế, mà các quan hệ kinh tế đối ngoại vẫn đượcchú ý, đặc biệt là nhập khẩu các tư liệu sản xuất để sản xuất hàng thay thế hàngnhập khẩu hay kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các mục tiêu thay thế nhập khẩu.Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã được thực hiện thông quahàng loạt chính sách và biện pháp sau:
- Bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước
Để trợ giúp sản xuất trong nước có thể tồn tại và phát triển, kích thích đầu
tư vào các ngành thuộc mục tiêu ưu tiên, nhà nước thiết lập hàng rào bảo hộ sảnxuất trong nước bằng chính sách thuế quan, bằng hàng rào phi thuế quan, bằngchính sách hạn chế nhập khẩu v.v để bảo vệ những ngành công nghiệp trongnước non trẻ, giữ cho những ngành công nghiệp này được đặc quyền tiêu thụhàng hoá trên thị trường nội địa Phong trào bài trừ hàng ngoại xuất hiện rấtmạnh ở các nước trong thời kỳ thực hiện chiến lược này
- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu
Các nước đang phát triển đi từ điểm xuất phát thấp, nên phải nhập khẩunhiều hàng công nghiệp từ các quốc gia đã công nghiệp hoá cao, đặc biệt là máymóc thiết bị Các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp nông phẩm, tài nguyên
và là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp cho các nước phát triển Đây là quan
hệ phụ thuộc một chiều gây nhiều bất lợi cho các nước nghèo Để giảm sự lệthuộc này, các nước đang phát triển đã tìm cách xây dựng cho mình các ngànhcông nghiệp tự đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế dần nhập khẩu Các nướcphấn đấu dần dần hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh (Ấn Độ,Inđônêxia…) hoặc là tương đối hoàn chỉnh (Myanma, Malaysia…) Nhiều quốcgia đặt cho mình mục tiêu xây dựng những ngành công nghiệp thiết yếu, có thểđảm bảo được những nhu cầu cơ bản của đất nước như năng lượng, luyện kim,
Trang 10cơ khí, hoá chất… Họ xem những ngành công nghiệp trên đây là cơ sở đảm bảonên độc lập tự chủ nhằm trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốcdân và thoát khỏi sự lệ thuộc vào bên ngoài Do vậy, nhà nước chủ trươngkhuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư và dần dần làm chủ được kỹthuật sản xuất Đồng thời còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham giavào sản xuất hoặc cung cấp công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý Trong quá trình ấy,những chính sách như cố định tỷ giá đồng nội tệ thường được giữ ở mức cao đểkhuyến khích thay thế nhập khẩu; mức lãi suất rất thấp và bao cấp rộng rãi chocác doanh nghiệp nhà nước; nhà nước kiểm soát giá cả và thương mại, đặc biệt làngoại thương chặt chẽ.
Nhìn chung, hầu hết các nước khi theo đuổi mô hình công nghiệp hoá thaythế nhập khẩu đều chú trọng nhiều đến việc xây dựng hệ thống các doanh nghiệpnhà nước Do vậy, trong thời kỳ công nghiệp theo hướng thay thế nhập khẩu, khuvực kinh tế quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước đang phát triển Từthực tế các nước đang phát triển vào thập kỷ 50, 60 cho thấy, chính sách bảo hộsản xuất và thị trường trong nước tiến triển qua ba giai đoạn:
+ thứ nhất, bảo hộ với cường độ cao để khuyến khích sản xuất và tiêu
dùng trong nước;
+ thứ hai, giảm dần mức độ bảo hộ, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước
vươn lên hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hoá;
+ thứ ba, các doanh nghiệp trong nước khống chế được thị trường trong
nước và vươn ra thâm nhập thị trường quốc tế
● Kết quả và hạn chế của mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
Việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu đã đem lại sự mở mang nhấtđịnh các cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, quá trình đô thị hóa bắt đầu.Chính sách khuyến khích công nghiệp trong nước có tác dụng mở rộng và tăngcường phát triển các doanh nghiệp cũng như đội ngũ doanh nhân dân tộc trongcông thương nghiệp.Tuy vậy, thực tế cho thấy nếu dừng lại quá lâu ở giai đoạnchiến lược thay thế nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn Trong xuhướng quốc tế hoá và khu vực hoá kinh tế ngày càng tăng lên dẫn đến sự liên hệ
và tuỳ thuộc tất yếu giữa các quốc gia trong quá trình sản xuất và trao đổi hànghoá Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật đangtrở thành yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và tự bản thân nó đã phá
vỡ các mối quan hệ đóng cửa giữa các quốc gia Tâm lý nóng vội chủ quan củacác nước đang phát triển đã dẫn đến thực tế là việc xây dựng và phát triển nhữngngành công nghiệp quy mô lớn nhưng chu chuyển tư bản chậm, công suất máy
Trang 11khuyến khích Mặt khác các chính sách trợ cấp, trợ giá tràn lan trong điều kiện
dự trữ ngân sách nghèo nàn làm cho cán cân thanh toán, cán cân thương mại luônluôn mất cân bằng Chính sách hướng nội trong điều kiện thị trường nội địa nhỏhẹp, khả năng tiêu dùng của đại bộ phận cư dân còn thấp, làm cho tăng trưởngchậm và thất nghiệp tăng Thực tế ấy được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnhsau:
Thứ nhất, hầu hết việc thay thế hàng nhập khẩu đã được thực hiện bằng
việc nhập khẩu nhiều tư liệu sản xuất và sản phẩm trung gian từ nước ngoài Dovậy, xuất hiện hai kết cục: Một mặt, các ngành công nghiệp cần nhiều vốn đượcthiết lập, thường là phục vụ thói quen tiêu dùng của những người giàu, có rất íttác động tạo công ăn việc làm Thực hiện việc sản xuất thay thế nhập khẩu tuy cóthể tiết kiệm được ngoại tệ trên phương diện thành phẩm, nhưng lại đòi hỏi nhậpkhẩu nhiều nguyên liệu và bán thành phẩm hơn để tăng cường cung ứng cho sảnxuất trong nước Mặt khác, tình hình cán cân thanh toán của các nước đang pháttriển trong tình trạng không được cải thiện lại càng trở nên tồi tệ hơn do thay thếhàng nhập khẩu Đồng thời, sản xuất thay thế nhập khẩu thu ngoại tệ, do đókhông phải là kế sách lâu dài để bù vào chỗ thiếu hụt trong cán cân thương mại
Thứ hai, quá trình thay thế nhập khẩu giúp các công ty nước ngoài, họ có
thể đứng sau bức tường thuế quan và tận dụng ưu đãi về đầu tư và giảm thuế
Thứ ba, mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tác dụng không
tốt đối với việc xuất khẩu các sản phẩm truyền thống
Thứ tư, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu có khi còn gây tiêu cực với
công nghiệp trong nước Nhiều ngành "công nghiệp non trẻ" chẳng bao giờ mạnhlên vì họ bằng lòng nấp đằng sau hàng rào thuế quan bảo hộ
Thứ năm, mô hình công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu thực chất là
nhằm vào thoả mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tỷ lệ tự cấpcủa thị trường nội địa Với chiến lược như vậy, thương mại quốc tế không đượccoi trọng, không tận dụng được ảnh hưởng tích cực của kinh tế thế giới đối với
sự phát triển kinh tế trong nước Điều đó tất sẽ hạn chế việc khai thác tiềm năngcủa đất nước trong việc phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế đối ngoạikhác
Thứ sáu, kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công
nghiệp hoá có nhiều khó khăn, tổng cầu vượt quá tổng cung và thường thông quanhập khẩu để cân bằng Xu hướng này không thể khắc phục được trong thời gianngắn, nếu hạn chế quá mức nhập khẩu Việc thực hiện chính sách bảo hộ khôngthích hợp sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trang 121.3.2 Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại)
Từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 một số quốc gia đang phát triển donhận thức sớm về vai trò tác động của kinh tế thị trường đã nhanh chóng chuyểnđổi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do vậy, chiến lược công nghiệphoá hướng về xuất khẩu được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển trongmấy thập kỷ gần đây
● Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược là dựa vào đầu tư trực tiếp cũng như sự
hỗ trợ về vốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh và đẩy nhanhxuất khẩu Nhân tố then chốt trong toàn bộ quá trình này là chính phủ sở tại tạonhững điều kiện tốt nhất để hấp dẫn đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài, đồngthời tiến hành những cải cách kinh tế trong nước tạo môi trường thuận lợi chovốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hơn
- Thực hiện mở cửa nền kinh tế hướng ra thị trường nước ngoài nhằm khaithác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao động quốc tế;
- Đa dạng hoá trong sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khai thác tối đa nguồnlực để tăng nhanh xuất khẩu; Vai trò vốn nước ngoài và các công ty ngoại quốcđược nhấn mạnh hơn
● Chính sách và biện pháp triển khai chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu không phải chỉ thuần tuý là xâydựng các ngành công nghiệp xuất khẩu, mà nội dung quan trọng hơn của nó làxây dựng cơ cấu công nghiệp mới theo hướng hiện đại hơn, có đủ sức chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu, dựa trên cơ sở kết hợp những nhân tốthuận lợi bên ngoài với phát huy các lợi thế trong nước Ngoại thương đã trởthành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tạo ra mối quan hệ chặt chẽgiữa thị trường nội địa và bên ngoài nhằm tạo ra mô hình tăng trưởng rút ngắn
- Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của các công ty nước ngoài vào các ngành
xuất khẩu thông qua một số chính sách
Khi triển khai chiến lược hướng ngoại, các nước đều có chính sách ưu đãi,khuyến khích sự tham gia của tư bản nước ngoài vào chương trình phát triển kinh
tế quốc gia Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được đặc biệt coi trọng Do vậy, nhànước đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài:
Trang 13+ Áp dụng hệ thống thuế và quan thuế ưu đãi với các nhà đầu tư nướcngoài,
+ Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các công tynước ngoài hoặc liên doanh với địa phương
+ Nới lỏng những quy định về tỷ lệ đầu tư, hồi hương vốn và lợi nhuận,tái đầu tư,
+ Thành lập các khu vực kinh tế đặc biệt dưới nhiều tên gọi khác nhaunhư đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do
+ Thực hiện tự do hoá nhập khẩu đồng thời với cải cách tỷ giá
+ Thu hút công nghiệp nước ngoài và phát triển khoa học - kỹ thuật phục
vụ cho xuất khẩu
- Kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là chiến lược đòi hỏi sự kết hợp của
cả bảo hộ sản xuất trong nước với trợ cấp xuất khẩu như trợ cấp tín dụng xuấtkhẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu hoặc liênquan đến xuất khẩu, cho phép sử dụng những khoản thu được nhờ xuất khẩu đểnhập khẩu, miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu những hàng hoá và dịch vụ có liênquan tới xuất khẩu, tìm hiểu thị trường nước ngoài cho các nhà sản xuất hàngxuất khẩu
- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu ở nhiều nước đang phát triển trongmấy thập kỷ qua có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các loại hình doanh nghiệp này với vốn đầu tư không lớn, có những khả năng tạo
ra nhiều việc làm với chi phí thấp, sản xuất kinh doanh đa dạng, dễ thích ứng với
sự biến động của thị trường và những thay đổi của công nghệ Nó có khả năngphát huy nguồn lực tại chỗ để phát triển những ngành nghề truyền thống, đồngthời góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau
● Kết quả và hạn chế
Cho đến nay chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu về cơ bản đãđem lại nhiều thay đổi to lớn ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, cần phảinhấn mạnh rằng, chỉ riêng khuynh hướng ngoại không bao giờ đủ để đem lạithànhcông kinh tế của bất kỳ quốc gia đang phát triển nào Nhưng nếu hướngngoại là xu hướng bao trùm trong mọi ngành kinh tế quốc dân thì nó đòi hỏi mộtloạt những chính sách quản lý, điều tiết, nền kinh tế vĩ mô toàn diện Hệ thốngnhững chính sách đúng đắn, kịp thời trên thực tếđã đem lại sự ổn định và tính
Trang 14linh hoạt trong sản xuất Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là cơ sở cho cácquốc gia đang phát triển có thể ứng phó thành công với những biến động bênngoài, giải quyết kịp thời những vấn đề kinh tế - xã hội bên trong Kinh nghiệmcho thấy, nhìn chung chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu có hiệuquả hơn so với chiến lược thay thế nhập khẩu.
Tuy vậy, chiến lược hướng ngoại có những hạn chế sau:
Thứ nhất, do tương quan lực lượng kinh tế còn quá chậm chênh lệch giữa
nền kinh tế các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự lệ thuộcmột chiều khá sâu sắc của các nước đang phát triển Vì vậy, điều không tránhkhỏi là những ảnh hưởng từ qui luật cạnh tranh và tình trạng độc quyền mà lợithế thường thuộc về các nước phát triển
Thứ hai, do sự lệ thuộc quá lớn vào thị trường nước ngoài, nên những
chấn động của thị trường quốc tế dẫn đến tình hình xuất nhập khẩu ở các nướcđang phát triển có khi trở nên tắc nghẽn hoặc không bình thường
Thứ ba, nhu cầu đầu tư phát triển xuất khẩu tăng lên thường kéo theo tình
trạng nợ nước ngoài gia tăng Khả năng trả nợ của các nước đang phát triển nhìnchung rất khó khăn, có nước không có khả năng thanh toán nợ
Thứ tư, sự phụ thuộc của các nước đang phát triển còn thấy được ở các
phương diện công nghệ, thị trường Hoạt động đầu tư, khai thác của nước ngoàinhiều khi vì mục tiêu đơn thuần là lợi nhuận đã kéo theo sự tàn phá môi sinh môitrường, khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Thực tế cho thấy,
sự lệ thuộc về kinh tế còn kéo theo những phức tạp trong đời sống chính trị - xãhội của đất nước, làm sói mòn văn hoá truyền thống dân tộc…
1.3.3 Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập (chiến lược hỗn hợp)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ dưới ảnhhưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, nền kinh tế thế giới giốngnhư một chỉnh thể thống nhất nhưng lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn Thực tế chothấy, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nước đangphát triển phải điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xu hướngchung ngày nay nhiều nước đang quan tâm lựa chọn mô hình công nghiệp hoábền vững theo hướng hội nhập quốc tế
● Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập
- Phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia trên cơ sở khai thác tối đa
Trang 15- Gắn tăng trưởng kinh tế với sự bền vững trong phát triển: vừa hướngmạnh ra thị trường thế giới, vừa coi trọng thị trường trong nước Không để tìnhtrạng doanh nghiệp trong nước thua trận ngay trên sân nhà;
- Công nghiệp hoá không chỉ hướng về xuất khẩu mà còn theo hướng hộinhập khu vực và thế giới với việc tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế khuvực và quốc tế (APEC, WTO, NAFTA, AFTA…)
● Chính sách và biện pháp triển khai chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhập
Nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hoá bền vững theo hướng hộinhập là kết hợp hài hoà giữa hướng về xuất khẩu với thay thế nhập khẩu Chiếnlược này là vừa đẩy mạnh vươn ra thị trường quốc tế nhưng vẫn coi trọng thịtrường trong nước Trong khi tăng cường phát huy lợi thế so sánh về các mặthàng nông sản, nguyên liệu sơ chế, sản phẩm trung gian dựa vào nguồn lao độngdồi dào, đồng thời lấy các yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phát triểncác ngành sản xuất trong nước Hiện nay, các nước đang phát triển muốn tăngtrưởng nhanh cần có sự bổ sung những nhân tố bên ngoài để kết hợp với nhữngnhân tố sẵn có bên trong nhằm đạt hiệu quả cao xét cả về mặt kinh tế và xã hội
Do vậy, các nước này cần:
Phát triển nông nghiệp trong nước nhằm đảm bảo lợi ích của đa sốnông dân, thực hiện an toàn lương thực quốc gia, ổn định xã hội
Thực hiện những biện pháp nhằm bảo vệ nền công nghiệp trong nước,nhất là những ngành công nghiệp non trẻ nhưng có nhiều triển vọng trongviệc thu hút các nguồn tài nguyên nhân lực và vật lực của đất nước và cókhả năng cạnh tranh được trên thị trường thế giới
Chủ động, tích cực hội nhập để thực hiện tự do hoá thương mại và đầu
tư Trong quá trình ấy, tự do hoá quan hệ kinh tế đối ngoại và bảo hộ côngnghiệp trong nước là hai mặt không hề đối lập nhau, mà bổ sung cho nhau
Những chính sách và biện pháp thực hiện mô hình này được các nước áp dụng gồm:
- Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập
Trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững theo hướng hộinhập quốc tế thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong điều kiện khác trước
vì hàng hoá, vốn, dịch vụ, lao động, công nghệ, tiền tệ sẽ được chuyển dịch tự dohầu như không có biên giới quốc gia Như vậy, các nước đang phát triển muốn cóđược những ngành công nghiệp hiện đại thì nhà nước phải tạo ra được môitrường cần thiết để thu hút được những ngành này từ bên ngoài Bên cạnh đó, thị
Trang 16trường của những ngành công nghiệp này là thị trường toàn cầu, việc tính toánnhu cầu của thị trường trở nên phức tạp Đó là những yếu tố liên quan tới việcxác định cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do vậy, cơ cấu kinh
tế theo hướng hội nhập sẽ bao gồm những ngành hướng ra thị trường quốc tế vàkhông nhất thiết bắt đầu từ những ngành công nghiệp chế biến, sử dụng nhiều laođộng mà có thể bắt đầu ngay từ những ngành có hàm lượng vốn và công nghệ
cao.
Cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập phải có tính linh hoạt cao, có khảnăng thích ứng và đổi mới nhanh chóng Một cơ cấu đông cứng, tĩnh tại là khôngthích hợp Vì vậy, cùng với những biện pháp hướng mạnh về xuất khẩu, cầnđồng thời thực hiện một số biện pháp thay thế nhập khẩu cần thiết để nuôi dưỡng
và vực dạy các ngành công nghiệp non trẻ của đất nước, tranh thủ những cơ hội
và khả năng có lợi của thị trường trong nước
- Xây dựng thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Những tổ chức kinh tế quốc tế mà các nước đang phát triển tham gia đều
là những tổ chức đã được thành lập từ trước gắn với những thể chế đã được thoảthuận Do vậy, các nước đang phát triển khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá bền vững theo hướng hội nhập phải đổi mới thể chế của mình cho phù hợpvới thông lệ quốc tế
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nguồn lực con người (Manpower) hay nguồn nhân lực (Human resouses)
là cái quyết định biến các tiềm năng của tự nhiên thành của cải phục vụ cho xãhội Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của mô hình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá vì muốn làm chủ được quá trình này các nước đang pháttriển phải có một nguồn lực được đào tạo có chất lượng cao Đội ngũ nhân lựcnày bao gồm những người hiểu biết tốt hơn về công nghệ và kỹ năng quản lý, vànhững người có tay nghề cao Thực tế cho thấy, không thể nói đế công nghiệphoá, hiện đại hoá một đất nước trong thời đại khoa học kỹ thuật mà lại thiếunguồn lực con người tương xứng Do vậy, về chính sách của nhà nước cần:
Coi giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượngcủa nguồn nhân lực Chính sách giáo dục phải định hướng vào các mụctiêu kinh tế - xã hội, kỹ thuật, nhân văn, chính trị và phát triển năng lựcbản thân con người
Trang 17 Có những biện pháp đồng bộ trong bố trí và sử dụng hợp lý lao động,đặc biệt tạo cho con người có môi trường tự do, bình đẳng để phát huy khảnăng cá nhân trong khuôn khổ pháp luật.
Kế hoạch phát triển dân số nhằm không để sự bùng nổ dân số làm triệttiêu những thành quả của tăng trưởng kinh tế
- Chủ động và tăng cường tham gia liên kết kinh tế khu vực và thế giới
Hoạt động liên kết kinh tế khu vực và tham gia các tổ chức thương mạiquốc té ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các nước đang pháttriển cả trên phương diện thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ Về hoạtđộng này, sẽ có hàng loạt vấn đề mà các nước đang phát triển phải tập trung giảiquyết Trước hết là việc lựa chọn các đối tác trong quan hệ hợp tác kinh tế Vấn
đề này phải được khai thác dựa vào những điểm tương đồng về lợi ích kinh tế,đồng thời hạn chế những khác biệt từ quan hệ lợi ích Việc lựa chọn các đối táccần phải xem xét trong các mói quan hệ lợi ích Việc lựa chọn các đối tác cầnphải xem xét trong các mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế Bên cạnh đó làviệc tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực như IMF,
WB, WTO, ADB, AFTA, APEC… Trong quá trình ấy, các nước đang phát triển
sẽ phải thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình với mức độ, hìnhthức và thời gian phù hợp với khả năng của từng nước Đồng thời trong hội nhậpquốc tế, các nước đang phát triển cũng cần quan tâm đến việc hợp tác với cáccông ty xuyên quốc gia Thực tế các công ty này đã tận dụng được lợi thế so sánhcủa nhiều quốc gia và do vậy có hiệu quả kinh tế cao, đang và sẽ là chủ thể kinhdoanh của nền kinh tế toàn cầu Như vậy, muốn có vốn, công nghệ mới cùng vớithị trường, các nước đang phát triển không thể không hợp tác với các công tyxuyên quốc gia Đó là cơ hội để các nước đang phát triển kết hợp sức mạnh củanguồn lực trong và ngoài nước sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnhtranh cao trên thị trường quốc tế
● Thành công và hạn chế
Thực tế cho thấy, chiến lược công nghiệp háo bền vững theo hướng hộinhập phần nào khắc phục những lệch lạc và thái quá trong phát triển, tạo lập một
cơ chế phát triển cân đối hơn, năng động hơn với việc mở rộng liên kết quốc tế
và khu vực mạnh hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn Trên cơ sở đó, nền kinh tế củacác quốc gia sẽ khắc phục được những tác động tiêu cực trong công nghiệp hoá
mà các mô hình trước phải trả giá.Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình công nghiệphoá bền vững theo hướng hội nhập, các nước sẽ gặp phải những khó khăn mới vàcũng là thách thức trong phát triển
Trang 18Thứ nhất, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước nhiều khi phải chấp
nhận giảm nhịp độ tăng trương kinh tế, trong khi phải không ngừng tăng phúc lợi
xã hội và đầu tư bảo vệ môi trường Như vậy, vấn đề việc làm, đời sống, đầu tưcho phát triển sẽ bị hạn chế
Thứ hai, nền kinh tế các nước đang phát triển còn ở điểm xuất phát thấp,
việc hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi, thì chiến lược hỗn hợp sẽ gặpphải những khó khăn mới Trong quá trình tự do hoá thương mại và tự do hóađầu tư, nền công nghiệp non trẻ của các nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắthơn, cạnh tranh không không cân sắc với các doanh nghiệp đã lớn mạnh từ bênngoài Bên cạnh đó, còn kéo theo sự lệ thuộc nhiều hơn về vốn, công nghệ và thịtrường vào các nước đang phát triển Thực tế cho thấy, sự lệ thuộc về kinh tếnhiều khi sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị, làm ảnh hưởng đến chủ quyền an ninhquốc gia
Việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá bền vững theo hướng hội nhậpđang là vấn đề mới trong giai đoạn thử nghiệm và định hình Điều chắc chắntrong quá trình triển khai sẽ phát sinh những hạn chế mới Đây là những vấn đề
mà các nước cần nắm bắt để điều chỉnh, khắc phục để đạt được mục tiêu củacông nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước mình
Trang 19Chương 2 QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA HÀN QUỐC
2.1 Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu trong giai đoạn (1953-1962)
Sau chiến tranh 1953, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ cả về kinh tế lẫnquân sự để tồn tại Từ 1953 đến 1962, tổng số viện trợ kinh tế lên tới 2 tỷ USD,viện trợ quân sự gần 1 tỷ USD Trong thời gian này, gần 70% kim ngạch nhậpkhẩu của hiện đại hoá là được tài trợ bằng khoản viện trợ này và 77% số tư bản
cố định mới cũng được hình thành từ đây Viện trợ Mỹ cho Hàn Quốc là rất lớn,tuy vậy nó vẫn không thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của Hàn Quốc
Do vậy, Hàn Quốc vẫn phải tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn về kinh tế vàtăng thêm khả năng tự lực để phát triển
Công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu được triển khai rộng rãi
ở Hàn Quốc Bước vào công nghiệp hoá, là nước đi sau, Hàn Quốc phải đứngtrước một thực tế là thị trường thế giới đã phân chia xong giữa các cường quốc,các công ty lớn Do khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu và giảiquyết nhu cầu hàng hoá tiêu dùng rất cấp bách trong đời sống nhân dân và đểgiảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào các nước tư bản khi lực lượng tư sản dân tộc cònnon yếu, do đó, Hàn Quốc, công nghiệp hoá phải đi vào thị trường nội địa củanước mình, đến độ trưởng thành sẽ chờ thời cơ đi vào thị trường thế giới Điều
đó có nghĩa là công nghiệp hoá hướng vào phục vụ nhu cầu trong nước và thaythế nhập khẩu.Trong giai đoạn (1953-1962), Hàn Quốc đi vào phục hồi, pháttriển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và một số cơ sở côngnghiệp nặng để sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phânbón, hoá chất với qui nhỏ Do vậy, vào những năm 1960-1961, các hàng nhu yếuphẩm như lương thực, thực phẩm, vải bóc, quần áo chiếm gần 70% tổng số sảnphẩm hàng chế biến, chế tạo 75% số hàng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn là hàngtiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hay còn thiếu
Khi theo đuôi chiến lược công nghiệp hoá hướng nội, nhà nước đã thihành hàng loạt biện pháp bảo hộ thị trường nội địa để hỗ trợ cho nền công nghiệpnon trẻ Trong lĩnh vực tiền tệ, từ 1953-1962, đồng ngoại tệ luôn giữ tỷ giá cao
so với đồng Won của Hàn Quốc Chính phủ còn sử dụng cả biểu thuế cao và hạnchế số lượng nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước và khuyến khích thaythế nhập khẩu, hệ thống giấy phép nhập khẩu đã được áp dụng Tuy đã có một sốbiện pháp giúp một số ngành công nghiệp trong nước tiến hành xuất khẩu, nhưng
về cơ bản những biện pháp hướng nội vẫn là chủ yếu
Trang 20Mặc dù nền kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, nhà nướcsớm ý thức được vai trò của giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực.Nhà nước đã thi hành phổ cập giáo dục trong toàn dân Từ 1952-1956 tiền chicho giáo dục tạo gần 100 triệu USD rút ra từ tiền viện trợ Số tiền chính phủ chicho giáo dục cũng tăng rất nhanh qua các năm, năm 1954 và 375 triệu Won, năm
1957 là 3217 triệu Won, năm 1960 là 6237 triệu Won(giá cuối thập kỷ 80), sovới chi ngân sách nhà nước thì chi phí này lần lượt đạt mức 4%, 9,2% và 14,9%.Việc huy động sự đóng góp của các gia đình cho giáo dục đào tạo chiếm tới 2/3tổng chi phí trực tiếp cho giáo dục Thành tựu đạt được trong giáo dục đào tạomang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, còn tác động trực tiếp đến sản xuất vẫn cònhạn chế
Nhìn chung trong giai đoạn (1953-1962), kết quả đạt được khi côngnghiệp hoá hướng nội còn ở mức độ thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânhàng năm 3,7% Xuất khẩu khong đáng kể chỉ đạt 1% tổng thu nhập quốc dân.Vốn dùng cho phục hồi kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp mới tạo sảnphẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ từ nước ngoài trong đó mỹđóng vai trò chính Kinh tế Hàn Quốc vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thu nhậpquốc dân bình quân đầu người thấp, năm 1953 là 67 USD, năm 1962 là 87 USD
Do vậy, vốn cho phát triển kinh tế huy động dựa vào tiết kiệm trong nước rất hạnchế Mục tiêu giai đoạn (1953-1962) là đáp ứng những nhu cầu tối thểu và ổnđịnh kinh tế xã hội không đạt được
Nguyên nhân dẫn tới thực trạng kinh tế trên là do chiến lược công nghiệphoá chưa rõ ràng, trước hết là định hướng thị trường quá cứng nhắc do tập trunghướng nội nên phần lớn các chính sách nhằm vào hỗ trợ cho các ngành côngnghiệp thay thế nhập khẩu và ít khuyến khích các ngành xuất khẩu hoặc các hoạtđộng xuất khẩu Do vậy, những ngành công nghệp dân tộc non trẻ đã vấp phảigiới hạn của thị trường trong nước với đặc điểm thị trường nhỏ hẹp, sức mua dân
cư thấp vì thu nhập thấp và lẽ tất yếu nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng giảmxuống Trong khi ấy, nhu cầu nhập khẩu máy móc công nghệ, nguyên liệu chocông nghiệp trong nước vẫn tăng nhưng lại không có ngoại tệ Từ đó cho thấy,công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã bộc lộ những mâu thuẫn trong phát triển.Việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu như vậy không chỉkhông phù hợp với điều kiện trong nước mà còn không phù hợp với tình hìnhkinh tế quốc tế khi trật tự phân công lao động quốc tế đang hình thành, xu hướngliên kết kinh tế đang diễn ra Việc hướng công nghiệp hoá vào thị trường nội địa
để cung cấp nhu cầu thiết yếu cho người dân, giảm bớt mất cân đối về cung cầu,thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần ổn định xã hội trong thời kỳ
Trang 21nhất định, đặt trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết Tuy nhiên, do những hạn chế
đã nêu trên nên càng về sau tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc càng giảm
Đến năm 1960, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 1,9% Thực tếcông nghiệp hoá hướng nội không hiệu quả lao động do những "bóp méo" mà sựcan thiệp quá mức của nhà nước vào các thị trường khác nhau gây ra… Chínhsách thay thế nhập khẩu và bảo hộ cho tất cả các đối tượng đã cho phép các công
ty kém hiệu quả tồn tại và như vậy xuất khẩu bị kìm hãm Điều này, đã làm chongoại tệ thiếu lại càng thiếu hơn và tạo áp lực ngày càng tăng cho việc hạn chếnhập khẩu Tình hình ấy kéo theo những bất ổn định về kinh tế - xã hội, thấtnghiệp và lạm phát gia tăng, tình hình chính trị cũng rối loạn Kết thúc giai đoạnphát triển (1953-1962) mang tính chất thử nghiệm theo mô hình công nghiệp hoátheo hướng thay thế nhập khẩu là sự sụp đổ của chính phủ Lý Thừa Vãn
2.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1962-1971: quá độ chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại
2.2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội
Từ 1962, khi đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (1962-1966), HànQuốc đứng trước hai hướng lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế Hướng thứnhất là chiến lược phát triển hướng nội với cốt lõi là thay thế nhập khẩu và hướngthứ hai là hướng ngoại, coi trọng sự phát triển ngoại thương làm động lực thúcđẩy kinh tế phát triển Thực tế, những năm đầu của kế hoạch 5 năm, Hàn Quốcchú trọng chiến lược công nghiệp hoá hướng nội… Chiến lược công nghiệp hoáthay thế nhập khẩu có một số tác động tích cực với tình hình kinh tế - xã hội khi
đó Việc mở mang sản xuất đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Quátrình đô thị hoá cũng bắt đầu diễn ra làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tếcủa đất nước Những công ty sản xuất thay thế hàng nhập khẩu khi cọ sát vớithương trường, ngoài việc tìm kiếm bạn hàng trong nước, họ đã mời tư bản nướcngoài vào liên doanh, hợp doanh trong những lĩnh vực có công nghệ phức tạp vàkhó khăn về tiêu thụ sản phẩm Các doanh nghiệp trong nước đã tổ chức sản xuấttheo kiểu quan hệ trung tâm với ngoại vi, nghĩa là duy trì một số ít cơ sở sản xuấtnhững bộ phận chủ yếu và một số mạng lưới nhỏ cơ sở chân rét (dưới hình thức
tư nhân, gia công tại nhà) để tạo ra những cấu kiện phụ Khi sản phẩm cuối cùngđược lắp ráp có thể tiêu thụ ở trong nước hoặc ở nước ngoài thông qua vai tròtrung gian của những công ty ngoại quốc có quan hệ làm ăn với họ Bằng cungcách kinh doanh như vậy, một số công ty đã chủ động tạo ra những lợi thế cạnhtranh tương đối cho đến khi họ tự đứng vững với tư cách là doanh nghiệp độclập Chính từ những loại hình doanh nghiệp này, đã tạo dựng lên đội ngũ nhữngnhà doanh nghiệp giỏi sau này bước vào thương trường và có đủ khả năng ứng
Trang 22phó với những biến động khi hưng thịnh cũng như khi suy thoái ở thị trườngtrong và ngoài nước.
Tuy vậy, do thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng với thị trường trongnước nhỏ bé, những năm cuối kế hoạch 5 năm này Hàn Quốc đã chuyển dần sangcon đường phát triển thứ hai Điều cốt lõi là thúc đẩy các ngành sản xuất, chếbiến xuất khẩu, sử dụng nhiều nhân công mà Hàn Quốc có lợi thế tương đối Đểthực heịen chiến lược này, Hàn Quốc chú trọng khơi dậy động lực của kinh tế thịtrường.Tình hình chính trị trong nước giai đoạn 1962-1971 có những thay đổi,chính phủ Hàn Quốc cũng lấy quan điểm hiện đại hoá nhanh thay cho quan điểmphát triển tự lực và ổn định Hiện đại hoá nhanh nhằm rút ngắn khoảng cách vớicác nước tiên tiến và sẽ tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng giảiquyết đói nghèo và sẽ tạo ra sự ổn định xã hội Đồng thời, định hướng mới vềchiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mở đường cho chính sách hướngngoại nhằm khai thác các nguồn lực phát triển từ bên ngoài Như vậy về cơ bản
từ 1962-1971, quan điểm hướng nội, tự lực, tự cường, kém hiệu quả đã được thaythế một cách dứt khoát cho phép Hàn Quốc có thể nhanh chóng khai thác nhữnglợi thế so sánh và tận dụng những cơ hội thuận lợi để phát triển trong môii trườngkinh tế quốc tế mới Có thể nói vào thập niên 60, Hàn Quốc tiến hành côngnghiệp hoá trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế có rất nhiều thuận lợi Đây làgiai đoạn nền kinh tế thế giới được mở rộng, mức tăng trưởng GDP toàn thế giớinhững năm 50 là 4,2%, những năm 60 là 5,2% Cũng trong thời gian ấy, tăngtrưởng thương mại tăng từ 6,3% lên 8,4%
2.2.2 Chính sách và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Về huy động vốn
Bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để giải quyết khó khăn về nguồnvốn cho đầu tư phát triển, Hàn Quốc đã có chính sách huy động tối đa các nguồnvốn trong nước, đồng thời chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài Sự tăngtrưởng nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hàn Quốc tìm kiếm vayvốn nước ngoài Ngay trong giai đoạn 1962-1971, trong công nghiệp hoá, hiệnđại hoá ở Hàn Quốc có vai trò rất quan trọng của đầu tư trực tiếp và vốn vay từnước ngoài Hàn Quốc đã tiến hành cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái vào năm
1964, thay thế chế độ tỷ giá cố định bằng chế độ tỷ giá linh hoạt Hệ thống tỷ giálinh hoạt này đã làm cho đồng Won của Hàn Quốc thực sự gắn bó với đồng đô la
Mỹ và bị chi phối bởi những qui định của IMF, đó là thuận lợi để thu hút đầu tư
từ bên ngoài Để khuyến khích thu hút nguồn vốn nước ngoài bổ sung cho phầntích luỹ trong nước còn thiếu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật tổnghợp về thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cam kết bảo hiểm rủi ro Năm
Trang 231960, Hàn Quốc ban hành bộ luật đầu tư và sau hai năm thì luật này được triểnkhai, dòng đầu tư nước ngoài bắt đầu chảy vào Hàn Quốc ngày càng tăng lên.
Trong giai đoạn 1962-1971 nguồn vốn nước ngoài vào Hàn Quốc đã lêntới 2,5 tỷ USD chủ yếu bằng nguồn vốn vay Thông qua hoạt động đầu tư nướcngoài, tuy ít nhưng đã tạo cơ hội cho Hàn Quốc tiếp thu và sư dụng kỹ thuật mới,kinh nghiệm quản lý sản xuất tiên tiến
Bảng 2.1: Đầu tư của tư bản nước ngoài vào Hàn Quốc 1962-1971
(Theo giá của thời điểm đầu tư)
1965, ngân hàng Hàn Quốc đã nâng lãi suất tiền gửi từ 12% lên 12,5% Kết quảnguồn tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng thương mại tăng gấp đôi mỗi năm Tiềngửi tiết kiệm so với tổng thu nhập quốc dân đã tăng từ 3,8% năm 1965 lên 21,7%năm 1969 Thực tế cho thấy, khoảng 1/5 quỹ thu nhập của dân cư đã khôngchuyển sang quỹ tiêu dùng mà được tái đầu tư để công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Việc này tuy có giảm sức mua của thị trường nội địa, nhưng nó có tác động tíchcực tới khu vực công nghiệp xuất khẩu đồng thời tạo được niềm tin cho thịtrường nội địa sau này
Để có thị trường vốn lớn hơn, chính phủ Hàn Quốc đa dạng hoá hệ thốngtài chính Ngoài các ngân hàng, nhà nước còn cho phép thành lập các tổ chức tàichính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, tổ chức uỷ thác, các công ty tài chínhngắn hạn và các thị trường chứng khoán Tổng giá trị các quỹ tăng 82 lần, từ 209triệu USD năm 1965 lên 17.079 triệu USD năm 1980 Trong khi đó cũng giai
Trang 24đoạn này, thu nhập quốc dân (GNP) chỉ tăng 24 lần Điều đáng lưu ý là tỷ lệ củacác nguồn mới gửi vào ngân hàng đã giảm, trong khi ấy tỷ trọng gửi vào cácnguồn phi ngân hàng lại tăng lên Nó chứng tỏ tầm quan trọng của các tổ chứcphi ngân hàng ngày càng tăng trong thị trường tài chính và càng chứng tỏ chủtrương đúng của nhà nước với việc mở rộng kênh thu nhận tiền vốn tiết kiệm.
Hoạt động tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trìnhtạo vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc Thực tế cho thấy, vai tròcủa tổ chức tài chính là huy động tiết kiệm được thấy rất rõ khi chấp nhận lãi suấtcao vào tháng 9-1965 Hiệu quả của cải cách lãi suất năm 1965 với việc độngviên các nguồn vốn trong nước là rất lớn Tiền gửi ngân hàng tăng rất nhanh, tỷ
lệ tiền gửi/GDP tăng từ 18,5% trong giai đoạn 1965-1970 lên 30,2% trong giaiđoạn1971-1973 Tuy nhiên, cải cách lãi suất năm 1965 quá ngắn để duy trì độnglực ban đầu nó đã tạo ra Sau 1968, lãi suất ngân hàng bắt đầu hạ xuống theonhiều giai đoạn và xuống mức thấp nhất vào trước cải cách năm 1972
Một vai trò khác của hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc là tạo điều kiệncho các nguồn vốn của nước ngoài chảy vào bằng cách ngân hàng đã đứng ra bảolãnh Từ năm 1966, các ngân hàng thương mại đã gia nhập ngân hàng phát triểnHàn Quốc (KDB) và trở thành các thành viên tích cực trong các hoạt động bảolãnh vay vốn nước ngoài trên quy mô lớn Theo sự chỉ đạo của chính phủ, trước
đó năm 1960 đã thành lập các tổ chức tài chính mới tham gia vào các hoạt độngtín dụng Ngân hàng công nghiệp (MIB) và ngân hàng quốc gia Citizens đã đượcthành lập năm 1961, thêm vào đó là ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (KEB) vàngân hàng nhà ở Hàn Quốc cũng được thành lập năm 1967 Vào đầu năm 1970,
để giảm bớt thị trường tiền tệ không chính thức (UMM) bằng cách thiết lập cácthể chế tài chính phi ngân hàng và khuyến khích sự phát triển của thị trường vốn
đã góp phần quan trọng đa dạng hoá thị trường tài chính của Hàn Quốc Với sắclệnh của tổng thống (8-1972) đã làm tê liệt tài chính không chính thức (UMM),các công ty tài chính ngắn hạn, các công ty tài chính và tiết kiệm tương hỗ đãđược thành lập và các tổ chức tín dụng đã được hiện đại hoá Sự phát triển củacác tổ chức này tuy bị ảnh hưởng bởi các hạn chế tác nghiệp khác nhau, trong đó
có cả vấn đề lãi suất nhưng chúng tỏ ra thành công trong thu hút nguồn vốn
Song song với chính sách khuyến khích tiết kiệm, thuế cũng là nguồn thucho ngân sách nhà nước Thuế đánh vào thu nhập cá nhân của khu vực phi côngnghiệp năm 1965 là 1,28% trong tổng thu nhập quốc dân, năm 1970 là 3,51%trong tổng thu nhập quốc dân Nhằm thu nhập từ thuế nhiều hơn cho phát triểncông nghiệp, Nhà nước trong một giai đoạn nhất định đã cố gắng giảm bớt chiphí cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự để tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế
Trang 25những biện pháp trên, vốn tích lũy từ các nguồn trong nước trong tổng số đầu tưtăng từ 25% năm 1962 lên 60,9% năm 1971 và tỷ lệ đầu tư trong tổng thu nhậpquốc dân cũng trong thời gian ấy tăng từ 15% lên 25% Phần đầu tư từ viện trợnước ngoài trong tổng đầu tư giảm mạnh, từ 50% vào đầu những năm 1960xuống 20% vào cuối thập kỷ này
- Chính sách đầu tư và hỗ trợ công nghiệp, xuất khẩu
Chính sách đầu tư phát triển
Để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà nước đã khuyến khíchgiới công thương trong nước kinh doanh phát triển công nghiệp Các nhà doanhnghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, được phép chuyển đổi ngoại hối với tỷ giá
ưu đãi, được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệucần thiết cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, cho phép khấu hao thiết
bị nhanh Nhà nước còn tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp mua đất côngvới giá rẻ và được hưởng một phần cơ sở hạ tầng đặc biệt Nhà nước đã áp dụngchính sách bảo hộ mậu dịch nghiêm ngặt đối với một số sản phẩm nếu nhập từnước ngoài mà có thể cạnh tranh với hàng công nghiệp nội địa như hàng côngnghiệp nhẹ Tư bản trong nước được ưu tiên những ngành, những lĩnh vực cần ítvốn, quay vòng nhanh và có tỷ suất lợi nhuận cao như hàng lương thực, thựcphẩm, may mặc Trong khi đó, nhà nước khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư,nhưng ở một số ngành, lĩnh vực nhất định như điện tử, sắt thép
Bảng 2.2 Đầu tư và tiết kiệm của Hàn Quốc 1962-1972
Kế hoạch 5 năm 1962 – 1966 1967 – 1971
Các chỉ tiêu
Tổng đầu tư trong nước ( tỷ Won) 582 2.869
Tổng tiết kiệm trong nước:
- Số tuyệt đối ( tỷ Won ) 300 1.744
- Tỷ lệ trong tổng đầu tư ( %) 51,6 60,8
Tổng vốn nước ngoài:
- Số tuyệt đối ( tỷ Won) 279 1.134
- Tỷ lệ trong tổng đầu tư (%) 47,9 39,5
(Nguồn: Korea in the World economy, 1993)Thực hiện mục tiêu kinh tế là xây dựng những ngành công nghiệp cơ bản
và hạ tầng cơ sở quốc gia, phần đầu tư từ ngân sách vào khu vực kinh tế Nhà
Trang 26nước đã tăng lên từ 4% GDP vào thời gian (1963-1965) lên gần 6% GDP nhữngnăm sau đó Đến cuối thập kỷ 60, Hàn Quốc đã có trên 100 doanh nghiệp quốcdoanh, trong đó có những doanh nghiệp có quy mô lớn như KEPCO, POSCO.Cũng vào thời gian này, các doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc chiếm tỷtrọng 30-35% vốn đầu tư.
Chính sách hỗ trợ công nghiệp và xuất khẩu
Dựa vào các mục tiêu của các kế hoạch 5 năm, nhà nước quyết định việcphân bổ vốn đã và đang tích luỹ được để hỗ trợ cho công nghiệp và hoạt độngxuất khẩu Ngân hàng Hàn Quốc với tư cách là ngân hàng trung tâm chịu tráchnhiệm chi phối hoạt động này, Hội đồng quản lý tiền tệ và tài chính do Bộ trưởngTài chính đứng đầu sẽ quyết định các khoản cho vay, định lãi suất, định cung tiền
và tín dụng theo kênh nhà nước Ngân hàng đồng thời cũng có nhiệm vụ chi phốihoạt động của các tổ chức phi ngân hàng bằng cách qui định lãi suất của mình.Ngoài ngân hàng trung ương, nhà nước còn cho thành lập hàng loạt ngân hàngchuyên doanh như ngân hàng phục vụ công nghiệp (1961), Ngân hàng nhân dân(1963), Ngân hàng xây dựng nhà ở (1967) v.v Các khoản cho vay từ chính phủ
và Ngân hàng Hàn Quốc là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của các ngân hàngchuyên doanh Nhìn chung các khoản tín dụng này đều nằm dưới sự gím sát trựctiếp của Bộ Tài chính
Theo đuổi chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, hệ thốngchính sách kích thích xuất khẩu phần nào đã được đưa ra vào năm 1964 Ngay từđầu năm 1964, đồng Won đã được phá giá 100% và tỷ giá hối đoái thả nổi thốngnhất có hiệu lực từ tháng 3-1965 Lãi suất với các nhà xuất khẩu giảm xuống còn6,5% vào tháng 9-1965, trong khi ấy lãi suất cho vay của ngân hàng thương mạităng từ 16% lên 26% Năm 1965, nhà nước ch phép khấu trừ hao hụt đối vớinguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu và cho phép cả mức điện năng ưuđãi Thuế hải quan đối với nhập khẩu thiết bị được miễn vào năm 1966 Năm
1966, hệ thống kết hợp xuất khẩu cho phép các nhà xuất khẩu nhập các hàng hoá
mà trước đây không đợc bán trong nước Khấu hao gia tăng với tài sản cố địnhđược ban hành vào năm 1968 và các nhà sản xuất xuất khẩu được phép vay ngoại
tệ để nhập khẩu thiết bị, máy móc đặc biệt là phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu
Kích thích quan trọng nhất với hoạt động xuất khẩu là tín dụng xuất khẩu
ưu đãi mà lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.Việc cung cấp tín dụng cho xuất khẩu không hạn chế với lãi suất ưu đãi Nhànước đã tạo ra những ưu đãi rất lớn cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu trongmột nền kinh tế mà ở đó chính phủ kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ và việcvay của các tổ chức ngân hàng không phải là dễ dàng.Bên cạnh những biện pháp
Trang 27kích thích xuất khẩu đa dạng, thông qua sự phá giá đồng Won, chính phủ HànQuốc duy trì đồng Won ở mức khuyến khích được sự xuất khẩu Đồng thời theo
sự phá giá của đồng Won năm 1964, kiểm soát thương mại cũng được nới ra rấtnhiều vào năm 1967, cải cách thuế quan tiếp tục được thực hiện để kích thíchxuất khẩu
Từ cuối những năm 60, trợ cấp trực tiếp và các mức khuyến khích xuấtkhẩu tăng rất cao Các hình thức này bao gồm từ việc miễn thuế, giảm giá đối vớiviệc sử dụng phương tiện công cộng tới đơn giản hoá thủ tục thuế quan và cấpgiấy phép nhanh Hệ thống công cụ khuyến khích còn bao gồm cả việc giảm hạnchế với việc vay tín dụng, giảm nhẹ thuế với lãi của các công ty mới, đảm bảocho vay tín dụng nước ngoài và cấp tín dụng cho marketing ở thị trường ngoàinước.Tất cả hoạt động khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng cường mối quan hệ lợiích giữa nhà nước và tư nhân, tăng cường khuyến khích giới kinh doanh và cộngđồng nói chung Điều đó chứng tỏ sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động tàichính ngân hàng nhằm định hướng vào các mục tiêu chiến lược quốc gia chứkhông phải lấy chính sách kinh doanh tiền tệ tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu
Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, chínhphủ Hàn Quốc còn cho thực thi chế độ tiền lương thấp, đã giữ giá lương thựcthấp để hỗ trợ công nghiệp Tuy nhiên, để đạt được mục đích này không phải làbiện pháp tốt vì sự hy sinh của nông nghiệp cho công nghiệp đã dẫn tới tình trạnggiảm sút sản lượng lúa gạo Do vậy, năm 1968, Hàn Quốc đã phải thay đổi chínhsách này Năm 1969, nhà nước thực hiện chính sách mua của nông dân với giácao hơn, nhưng bán cho người tiêu dùng với giá hạ hơn.Trong khi thực hiện côngnghiệp hoá hướng ngoại, Hàn Quốc cũng rất quyết tâm bảo vệ thị trường trongnước Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, khi trong nước không thể sản xuất một loạisản phẩm đủ sức cạnh tranh với bên ngoài thì mới cho phép nhập khẩu Điều nàygiúp cho việc nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết với chi phí sản xuất thấp hơntrong nước Tuy nhiên, từ cuối những năm 1960, trong khi tập trung khuyếnkhích xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc cũng vẫn chú trọng thay thế nhập khẩutrong những ngành chiến lược Năm 1967, Nhà nước ban hành luật khuyến khíchngành chế tạo máy, đóng tàu Năm 1969, luật khuyến khích các ngành điện tử,thép, hoá dầu Những luật này ban hành những biện pháp khác nhau, chẳng hạnnhư ưu đãi thuế, giúp đỡ và hỗ trợ chính phủ để nội địa hoá phụ tùng và các chitiết máy móc
Bằng những nỗ lực nói trên, Hàn Quốc đã đạt một số thành tựu bước đầuhình thành một số ngành công nghiệp quan trọng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước, đồng thời tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các phụ tùng và các chi tiết máymóc Điều đó đã góp phần vào việc sản xuất xe ô tô trong nước Huyndai, KIA…
Trang 28Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng xâydựng các công trình hạ tầng cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai màbiểu hiện cụ thể là sự xuất hiện và hoạt động khá hiệu quả của hàng loạt các việnnghiên cứu công nghệ trong các lĩnh vực hẹp như phần mềm máy tính, động cơdiezen, lĩnh vực điện tử bán dẫn v.v Hoạt động nghiên cứu còn vươn tới cáclĩnh vực rộng như lập dự án quốc gia về nghiên cứu triển khai, sử dụng có hiệuquả những nguồn tài nguyên rừng, biển, hay năng lượng nguyên tử v.v
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Trước năm 1962, trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, HànQuốc rất chú trọng đến giáo dục với việc thi hành phổ cập giáo dục trong nhândân Điều đó xuất phát từ những vấn đề bất cập về nguồn nhân lực cho côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 và 2, HànQuốc bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu công nhân lành nghề và các chuyên gia
kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoáphục vụ tăng trưởng kinh tế theo các kế hoạch, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thốngdạy nghề nhà nước Năm 1967, Hàn Quốc đã ban hành đạo luật dạy nghề Năm
1968, viện dạy nghề trung ương được thành lập để đào tạo hướng dẫn viên dạynghề có sự hỗ trợ và giúp đỡ của ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD)
và tổ chức lao động quốc tế (ILO) Đồng thời, Chính phủ đã xây dựng các trungtâm dạy nghề với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển.Phần lớn các cơ sở này được trang bị phương tiện hiện đại theo tiêu chuẩn cácnước phát triển Vào những năm 1970, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhữngchương trình đầy tham vọng về phát triển kinh tế Do tình trạng thiếu công nhânlành nghề có xu hướng ngày càng tăng, chính phủ đã khuyến khích sự tham giacủa các xí nghiệp tư nhân vào lĩnh vực dạy nghề Nhà nước chủ trương gắn pháttriển nguồn nhân lực với nhu cầu của nền kinh tế thị trường Quan điểm quantrọng nhất chi phối sự phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn này là nhanhchóng phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp để tạo ra lực lượng lao độnggồm công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ sư kinh tế kỹ thuật Do vậy, nhà nước chútrọng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục Nếu vào năm 1952-1960, học sinh chuyênnghiệp chỉ tăng 3,6%, học sinh phổ thông tăng 13,6% thì trong thời gian 1960-
1970, số học sinh phổ thông tăng 6,7%, còn học sinh chuyên nghiệp tăng 10,7%.Điều đáng chú ý trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, Nhà nước
có chủ trương đa dạng hoá loại hình đào tạo Với chủ trương này, Nhà nước đãtạo điều kiện cho các tổ chức tư nhân hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo ởnhiều loại trường, nhiều cấp học Song để đảm bảo chất lượng, Nhà nước đã tổchức chế độ thi cử để tuyển chọn sinh viên cho các trường đại học Ngoài chương
Trang 29những chương trình phi chính thức Chương trình này được cả Nhà nước và tưnhân đào tạo Đi đôi với đào tạo trong nước, chính phủ còn gửi người đi đào tạo
ở nước ngoài
Nhìn chung trong đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc đã có những đổi mớiquan niệm về giáo dục đào tạo và triển khai nhiều biện pháp phong phú nhằmmục tiêu tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầucủa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.2.3 Những kết quả đạt được
Qua hai kế hoạch 5 năm, kế hoạch hoá phát triển kinh tế của Hàn Quốc lànhằm cải thiện cơ cấu công nghiệp, đồng thời để đạt được các mục tiêu tăngtrưởng kinh tế Các chính sách đối ngoại cũng tạo đà hoà nhập nền kinh tế quốcgia vào cơ cấu kinh tế toàn cầu Điều này đã mở rộng ra các lĩnh vực vốn, côngnghệ, ngoại thương Về một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng các kế hoạch pháttriển kinh tế của Hàn Quốc trong thập kỷ này là các kế hoạch công nghiệp hoá.Các ngành phát triển chính trong khu vực công nghiệp của kế hoạch 5 năm(1962-1966) bao gồm điện năng, phân bón, sợi tổng hợp, sợi ni lông, lọc dầu và
xi măng Trong số các ngành này, sợi tổng hợp, phân bón và lọc dầu đã nhanhchóng phát triển thành các liên hiệp công nghiệp khổng lồ thông qua hợp tác liêndoanh với nước ngoài Từ kế hoạch 5 năm lần 2, các ngành công nghiệp đượcphát triển theo chiến lược hướng ngoại, trước hết là sợi tổng hợp, hoá dầu và thiết
bị điện Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, cao su, gỗ dán cũng trở thành cácngành xuất khẩu có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới Từ 1962-1971,khối lượng xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 54,8 triệu USD lên 1,067 tỷ USD,tức là tăng khoảng 30%/năm Nhờ xuất khẩu tăng, nhập khẩu cũng có mức tăngđáng kể, từ 422 triệu USD lên 2,39 tỷ USD theo các năm tương ứng trên và tốc
độ tăng trung bình hàng năm của nhập khẩu là 2,3% Công nghiệp hoá đã tácđộng tích cực tới cơ cấu hàng xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu dầu thô từ ngànhnông lâm ngư nghiệp và khai thác năm 1971 giảm xuống còn 14%, trong khi đósản phẩm của các ngành công nghiệp chế tạo tăng từ 27% lên 86% Hàng hoáxuất khẩu trong thời kỳ đầu chủ yếu là có hàm lượng kỹ thuật thấp như gỗ dán,
đồ nhựa, giày dép, may mặc và được đa dạng hoá đến 983 mặt hàng (1971) Đếnnăm 1971, Hàn Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các ngành công nghiệp cơ bảnnhư sắt thép, phân bón, xi măng, chế biến dầu, điện lực và các cơ sở hạ tầng kinh
tế kỹ thuật trong nền kinh tế
Trên cơ sở đó, nền kinh tế Hàn Quốc có những bước chuyển biến căn bảntrên nhiều phương diện Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân trongkhoảng 1962-1971 đã tăng 2 lần và đạt bình quân năm 8,7% Bình quân thu nhập
Trang 30quốc dân tính đầu người tăng 6,9% năm vượt xa con số bình quân là 0,7% giaiđoạn 1953-1962.Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng có sự thayđổi quan trọng, tỷ trọng của công nghiệp khai thác và chế tạo trong GNP tăng từ20,5% trong giai đoạn 1962-1966 lên 33,8% trong giai đoạn 1967-1971; tỷ trọngcủa nông nghiệp trong thời gian đó cũng giảm từ 32,1% xuống 4,5%
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Hàn Quốc 1962-1971 (Đơn vị tỷ %)
(Nguồn: Korea in theo World economy, 1993)
Sự gia tăng phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập trong dân chúng, đặcbiệt những người làm việc gắn trực tiếp với công nghiệp xuất khẩu Bình quânthu nhập đầu người ở Hàn Quốc năm 1961 là 87 USD, năm1971 là 278 USD.Như vậy trong giai đoạn 1962-1971, trong tiến trình công nghiệp hoá nhờ lựachọn đúng đắn vấn đề mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường ngoài nước làmtrọng tâm và hàng loạt chính sách và biện pháp tácđộng vào quá trình côngnghiệp hoá, Hàn Quốc đã phát triển thêm những ngành công nghiệp nhẹ mới dựavào nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và mở rộng thị trường xuất khẩu Chính nhờxuất khẩu tăng, đến lượt mình lại giúp cho những loại hình sản xuất thay thếnhập khẩu có điều kiện phát triển Những tác động dây chuyền này đã làm chotoàn bộ nền kinh tế có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựuđáng kể
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế của Hàn Quốc (1962-1971)
1962 1971 Thay đổi hàng
năm (%)Bình quân thu nhập tính theo đầu người
( USD Mỹ)
Tổng thu nhập ( triệu USD) 2.310 9.130 8,7
Trang 31Nhập khẩu ( triệu USD) 442 2.394 21,3
Nhập khẩu trên tổng thu nhập (%) 19,2 26,2
-(Nguồn: Economic planning Board of Korea, Statistic Yearbooks)
2.2.4 Hạn chế và những vấn đề đặt ra
Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, phát triển công nghiệp dựatrên nền tảng công nghiệp nhẹ với việc tận dụng ưu thế lao động giá rẻ để tăngtrưởng và đẩy mạnh xuất khẩu đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn Thực tế chothấy:- Những ưu thế cạnh tranh của hàng công nghiệp nhẹ dựa vào lao động giảnđơn, giá trẻ đã yếu dần do sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại tại các nước cótrình độ công nghiệp hoá thấp hơn và tiền lương của lao động lành nghề thấphơn Ngoài ra nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu truyền thống của Hàn Quốc đãđạt đến giới hạn có thể mở rộng, như ngành gỗ dán vào cuối những năm 60 đãđạt tới địa vị thống trị trong kinh tế thị trường thế giới Do vậy, việc mở rọngthêm quy mô của nó sẽ trở nên khó khăn Đồng thời các ngành dệt, da giầy cũnggặp phải hàng rào bảo hộ mậu dịch tại các nước phát triển ngày càng tăng
- Khi mở rộng các ngành chế tạo xuất khẩu, thì nhu cầu đối với các hànghoá trung gian cho đầu vào cũng ăng theo nhịp độ tương tự Vào nửa đầu nhữngnăm 60, Hàn Quốc đã nhập khẩu hầu hết những mặt hàng này Đến nửa sau thập
kỷ 60, một số ngành công nghiệp nặng và hóa chất đã sản xuất những mặt hàngtrung gian để thay thế hàng nhập khẩu Tuy nhiên, những sản phẩm mới được sảnxuất ở các xí nghiệp có quy mô trung bình nên chưa đáp ứng được nhu cầu
- Từ giữa những năm 60, một số ngành công nghiệp nặng ở các nước tư bảnphát triển do gặp khó khăn ở trong nước do giá nhân công tăng, chi phí cho môisinh môi trường nhiều hơn, cùng bước chuyển biến từ công nghiệp truyền thốngsang công nghiệp hiện đại nên được họ chuyển sang các nước đang công nghiệphoá, trong đó có Hàn Quốc Những ngành công nghiệp nặng này chuyển sangHàn Quốc xem xét ở những góc độ nào đó là cơ hội để Hàn Quốc có điều kiện
mở rộng hoạt động công nghiệp và tham gia liên kết với các nước tư bản chủnghĩa, nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ của sự lạc hậu và ô nhiễm
- Tăng cường kinh tế giai đoạn 1962-1971 có những biểu hiện mất cân đốilớn giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Năm 1971, trong tổng giá trị sảnlượng công nghiệp, các ngành công nghiệp nặng có tính then chốt như cơ khí chỉchiếm 9,3%, hoá chất, lọc dầu và than chiếm 15,5%, luyện kim 6,1% [111] Dovậy, phần lớn nguyên liệu của nền kinh tế phải nhập từ nước ngoài, nên nhập siêuluôn ở mức độ cao và làm cho Hàn Quốc càng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập