1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những rủi ro có thể gặp phải và đề xuất biện pháp khắc phục khi xuất khẩu bánh tráng việt nam sang thị trường hàn quốc

24 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Những rủi ro có thể gặp phải và đề xuất biện pháp khắc phục khi xuất khẩu bánh tráng việt nam sang thị trường hàn quốc

Trang 1

TRƯỜNG ĐH MỞ TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

**********

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO NHÓM SỐ 1

Đề tài: Những rủi ro có thể gặp phải và đề xuất biện pháp khắc khục khi xuất khẩu bánh

tráng Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

GVHD: HUỲNH NHỰT NGHĨA

TPHCM, 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BÁNH TRÁNG VIỆT NAM 7

Giới thiệu về Bánh Tráng Việt Nam 7

Những thuận lợi và khó khăn của Bánh Tráng Việt Nam 8

Thuận Lợi 8

Khó Khăn 9

Tình Hình Xuất Khẩu Bánh Tráng Của Việt Nam 10

Dây truyền sản xuất Bánh Tráng 10

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ HÀN QUỐC 11

Hanbok 11

Hangeul - ngôn ngữ và hệ thống chữ cái Hàn Quốc 11

Gia đình Hàn Quốc 11

Người Hàn Quốc 12

Lối sống của người Hàn Quốc 12

Dân số 12

Thu nhập 13

Nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc 13

Kinh tế 14

PHẦN III: NHỮNG RỦI RO GẶP PHẢI 16

Cơ sở lý luận 16

B Các rủi ro có thể gặp phải: 17

Rủi ro do môi trường thiên nhiên 17

Rủi ro do môi trường chính trị 17

Rủi ro về văn hóa 17

Rủi ro do môi trường luật pháp 17

Rủi ro do môi tường hoạt động của tổ chức 18

Trang 3

Rủi ro do nhận thức con người 18

Rủi ro tài sản 18

Rủi ro tiền tệ 18

Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh 19

Rủi ro từ khách hàng 19

Rủi ro về thuế vụ 19

Rủi ro về bảo mật thông tin 19

Rủi ro về thanh toán quốc tế 19

Rủi ro về bản quyền 20

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP 20

Trong nước: 20

Ngoài nước 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

Lời Mở Đầu

Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO Chúng ta đã gia nhập sân chơi kinh tế lớn nhất thế giới Điều này là nổ lực không ngừng của toàn dân tộc sau hơn 30 năm thống nhất đất nước Đây chính là lúc để Việt Nam chính giới thiệu và khẳng định tên tuổi trên bản đồ kinh tế thế giới Tuy vậy, không có con đường đi đến vinh quang mà không có chông gai Chấp nhận sân chơi lớn ta phải chấp nhận đối đầu với những đối thủ lớn, những thách thức lớn Do đó, cơ hội và rủi ro sẽ luôn đồng hành chúng ta trên con đường vinh quang này Một doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội sẽ phát triển vượt bậc Một doanh nghiệp biết giải quyết rủi ro sẽ tồn tại vững chắc Vậy nắm bắt cơ hội và quản lý rủi ro là phương tiện phát triển bền vững!

Hiện nay, Công ty Duy Anh Foods (phú hòa đông, Củ Chi,TP.HCM) cho biết mỗi tháng công ty xuất khoảng 300 tấn Bánh Tráng sang 20 quốc gia trên thế giới Đó không phải là do may mắn mà là sự cố gắng của Đảng Nhà Nước và doanh nghiệp kinh doanh Bánh Tráng của Việt Nam Tuy nhiên việc gia nhập WTO đã không ngừng mở ra cơ hội mà nó còn đem lại những rủi ro khắc nghiệt hơn cho nghành Bánh Tráng Việt Nam Chúng ta cần phải cố gắng để tìm ra những giải pháp cho những rủi ro này

Với mong muốn nghiên cứu và tìm hiểu những bất trắc ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu sang thị trường quốc tế, tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Do đó chúng tôi chọn đề tài “Những rủi ro gặp phải khi xuất khẩu bánh tráng sang thị trường Hàn Quốc” Với mục tiêu xác định được những rủi ro trong kinh doanh cũng như xuất khẩu và sau đó sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp để quản trị những rủi ro này

Phương pháp nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu xây dựng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp Dựa vào nhưng thông tin có được để đưa ra nhận xét và kết luận

Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung và phân tích những rủi ro gặp phải trong kinh doanh xuất khẩu sang thị trường quốc tế (Hàn Quốc), những rủi ro trực tiếp gặp phải trong môi trường

vi mô và đề xuất những biện pháp để hạn chế cũng như khắc phục những rủi ro đó

Thực trạng

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Tính từ năm 1988 đến năm 2008, Việt Nam đã có bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu cả về kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầu thập kỷ 1990 lên đến 70% vào năm 2008 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong toàn giai đoạn này khoảng 19%/năm Mặc dù quá trình thay đổi này diễn ra với tốc độ còn khiêm tốn nhưng đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững hoạt động xuất khẩu và ổn định kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta

Trang 5

Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng về quy mô và

số lượng Nếu như năm 2002 chỉ có 4 nước có kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD là Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Australia thì đến năm 2006 đã tăng lên thành 8 nước (thêm Malaysia, Singapore, Anh, Đức), và tính đến năm 2008 có thêm 3 nước và vùng lãnh thổ là Đài Loan, Thái Lan, Indonexia Tuy chỉ chiếm khoảng 5% trong số các thị trường Việt Nam có quan

hệ xuất khẩu nhưng tổng giá trị của các thị trường này đạt gần 35 tỷ USD (chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước) Nhìn chung, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn là các bạn hàng lớn nhất và cũng là các thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép

Biểu đồ 1 – Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang một số thị trường lớn

Nguồn: Báo cáo Tổng kết Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 và Kế hoạch 2010 của Ngành Công thương

Năm 2011, Việt Nam tiếp tục xuất siêu mạnh sang thị trường Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD, tương ứng tăng 976 triệu USD so với năm 2010 Tiếp theo là thị trường Campuchia và Anh với

857 triệu USD và 825 triệu USD Thị trường Nam Phi trong 6 tháng cũng đã đạt được mức thặng

dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD

Biểu đồ 2: Một số thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 6

Về nhập khẩu, nước ta nhập siêu chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN Đa số nguyên nhiên phụ liệu, vật tư và thiết bị máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, và Thái Lan do lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp Đặc biệt, ASEAN và Trung Quốc vẫn là những đối tác cung ứng lớn nhất cho nước ta, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng từ khoảng 31,9% năm 1995 lên 45,3% năm 2007, 43,4% năm 2008 và 43% năm 2009 Riêng tỷ trọng của Trung Quốc đã tăng từ 14,2% giai đoạn 2001-2006 lên trên 19% năm 2007 và năm 2008, và vọt lên tới 23,2% trong năm 2009 Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất các mặt hàng thuộc nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, các mặt hàng thuộc nhóm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và một số nhóm hàng khác Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng nhập còn khiêm tốn.

Biểu đồ 3: Một số thị trường nhập siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 4 phần:

Phần 1: Tổng quan về Bánh Tráng Việt Nam

Phần 2: Giới thiệu về Hàn Quốc

Phần 3: Những rủi ro gặp phải

Phần 4: Giải pháp

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BÁNH TRÁNG VIỆT NAM

Giới thiệu về Bánh Tráng Việt Nam

Có giả thuyết cho rằng bánh tráng xuất hiện vào thời nhà Trần (theo bài “Bánh tráng có từ thời nào”_Ngoc Xuân, ở www.sgtt.com.vn), được nhân dân sáng tạo ra với ý nghĩa là một lá bùa chữa bệnh Để chữa bệnh, cần phải cuốn bánh tráng với thực phẩm trước khi dùng Điều này dựa trên cở sở một số nơi vẫn còn giữ truyền thống vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc khi làm bánh tráng gọi là bùa “ tứ tung ngũ hoành” Ngày nay bánh tráng đã phổ biến khắp Việt Nam được dùng trong nhiều món ăn thông thường

Nguyên liệu làm bánh tráng là bột gạo được tráng mỏng Bánh tráng lạt (hay bánh tráng mặn) đúng tiêu chuẩn thường có màu trắng trong, vị hơi mặn, dù khô nhưng vẫn dai, dẽo, không

có vị chua và có hương thơm của gạo Những món cuốn dùng bánh tráng lạt có rất nhiều và phổ biến Các món này có đặc điểm chung là rất dân dã thường dùng kèm với bún và nhiều loại rau như: bánh tráng cuốn các loại cá hấp hoặc nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn mắm thái, cuốn hải sản, gỏi cuốn, bì cuốn, bò bía…

Ngoài ra bánh tráng là thành ph7ần không thể thiếu trong một món ăn đặc trưng của Việt Nam là món Chả Giò Trong món chả giò bánh tráng sau khi đã cuốn với nhân sẽ được chiên vàng Khi dùng vỏ bánh tráng rất giòn và hấp dẫn Chả giò không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là một trong những món ngon của Việt Nam được thế giới biết đến

Tại Trảng Bàng Tây Ninh còn có bánh tráng phơi sương Trảng Bàng rất nổi tiếng Bánh tráng sau khi phơi khô sẽ được nướng phồng lên rồi phơi lại dưới sương sớm giúp bánh mềm và dẽo lại Món Bánh tráng phơi sương được cuốn với thịt luộc hoặc có thể chỉ chấm muối ớt Tây Ninh là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng

Ngoài bánh tráng lạt kể trên Bánh tráng còn có lọai ngọt như bánh tráng mè, bánh tráng dừa Bánh tráng ngọt thường có màu nâu hoặc trắng sữa bên trên được rắc mè Bánh tráng ngọt được sử dụng trong các dịp cúng đình chùa hoặc lễ hội Đây là một sản phẩm mang giá trị truyền thống

Quy Trình Sản Xuất

Trang 8

Thị trường tiêu thụ của bánh tráng ngày càng mở rộng, không những trong nước mà cả quốc tế Rất nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng sản xuất bánh tráng không đủ cung cấp Bánh tráng hiện nay được sản xuất tại rất nhiều vùng trên khắp cả nước Những khu vực sản xuất và xuất khẩu bánh tráng có sản lượng lớn và chất lượng tốt như làng nghề truyền thống Mỹ Khánh Long Xuyên An Giang, bánh tráng Mỹ Lồng Bến Tre, Thuận Hưng Cần Thơ, bánh tráng phú hòa đông

Củ Chi, bánh tráng nước dừa Tam Quan Bình Định, bánh tráng Phú An Bình Dương, Trảng Bàng Tây Ninh, Đại Lộc Quản Nam, Hòa Đa Phú Yên…

Những thuận lợi và khó khăn của Bánh Tráng Việt Nam

Thuận Lợi

- Việc phát triển các làng nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn, góp phần xoá đói giảm nghèo

- Giá trị sản phẩm của nhiều làng nghề khá cao so với giá trị các sản phẩm nông nghiệp Điển hình là làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông: sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, Sản lượng bình quân trên 20.000 tấn /năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6.000 lao động, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/ tháng Hợp tác xã Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông tuy mới thành lập trong 3 năm trở lại đây đã tăng dần thị phần nội địa, liên kết với Sài Gòn Co-op phát triển sản phẩm, xuất khẩu bánh tráng sang Pháp.v.v…

Thành phố đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đến tận cơ sở sản xuất nhất là đường giao thông, điện…

Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng được hoàn thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006, về phát triển ngành nghề nông thôn

Trang 9

Các cơ sở ngành nghề nông thôn có thể phát triển ở nhiều loại hình từ hộ sản xuất gia đình, đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã; có thể làm vệ tinh cho những tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng linh hoạt giải quyết những đơn đặt hàng lớn.

Tại nhiều làng nghề trong thành phố vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ

Khó Khăn

Thứ nhất, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, mang tính thủ công nhiều (chiếm khoảng 92%), từ đó kéo theo năng suất chất lượng chưa cao đây là điểm hạn chế rất lớn mà làng nghề bánh tráng hiện nay cần phải khắc phục Sản xuất hàng hoá không thể nào chỉ sử dụng đôi tay, mấy cây củi, ngày sản xuất ra được 15 – 20 kg/bánh tráng /hộ gia đình

Thứ hai, việc sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng, sản phẩm làm ra không định vị trước được đầu ra (chỉ có 6,7% số hộ có ký kết các hợp đồng nguyên tắc), gặp thời điểm thị trường có người mua thì bán được, ngược lại thì đem về nhà để dành ăn, dần dần dẹp lò

Thứ ba, vấn đền vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có một số ít các hộ sản xuất lớn mới quan tâm, nhưng chưa có chiều sâu Chỉ có 13,6% số hộ sản xuất là có quan tâm, còn lại 86,4% số hộ chưa quan tâm Sản phẩm của làng nghề tạo ra món ăn trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng người sản xuất không có kiến thức gì về an toàn thực phẩm, chưa được hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm,… điều này rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, nhất là khi xuất khẩu bánh tráng

đi các nước trong khu vực và trên thế giới

Thứ năm, công nghệ bảo quản đóng gói sản phẩm của làng nghề hiện nay còn lạc hậu, nên thời gian bảo quản ngắn, tạo áp lực về thời gian tiêu thụ của sản phẩm, điều này ảnh hưởng đến giá đầu ra của sản phẩm

Thứ sáu, TP.HCM là nơi có chỉ số tốc độ đô thị hoá cao nhất nước, các vùng ven ngoại thành dần dần phát triển thành các khu công nghiệp, khu đô thị, khu bảo dưỡng, sân golf,…Riêng tại xã Phú Hoà Đông, sự phát triển rất nhanh chóng của các ngành về thương mại, dịch vụ, xây dựng,….làm cho diện tích đất khu vực sản xuất của làng nghề giảm đi nhanh chóng, mà sản xuất bánh tráng phải cần nhiều diện tích để phơi bánh Hơn nữa, lao động là yếu tố mà làng nghề phải đối diện trong nay mai, nếu xét về thu nhập thì mức lao động tại làng nghề không thua kém

so với thu nhập trong các ngành phi nông nghiệp khác, nhưng do tính chất của nghề bánh tráng không thu hút được lực lượng lao động trẻ bây giờ tham gia vào sản xuất của làng nghề, đây là một thách thức rất lớn

Thứ bảy, sản phẩm của làng nghề khi được xuất khẩu mới tạo ra giá trị mới cao được, từ đó kéo theo sự phát triển của làng nghề Gia nhập WTO là cơ hội lớn để các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, chính sự mở rộng đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến thế mạnh hay tiềm lực của một quốc gia khác, đo đó là hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công dân họ hay một lý do chính trị nào khác, nên việc bảo hộ các mặt hàng trong nước, bảo vệ người sản xuất trong nước hay đặt ra các rào cản luôn được các nước quan tâm, từ đó đặt ra các điều kiện nghiêm ngặt Nếu chúng ta không chứng minh được đấy là một hạn chế lớn Hơn nữa sản phẩm bánh tráng là nhu loại thực phẩm nên vấn

đề về an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng, trong khi làng nghề bánh tráng còn rất yếu về an toàn vệ sinh thực phẩm

Trang 10

Thứ tám, hiện nay dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho thị trường sản phẩm bánh tráng giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ cũng như giá cả của các sản phẩm làng nghề bánh tráng.

Tình Hình Xuất Khẩu Bánh Tráng Của Việt Nam

Chỉ riêng Công ty Duy Anh Foods (Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP.HCM), mỗi tháng công ty xuất khoảng 300 tấn bánh tráng sang 20 quốc gia trên thế giới với giá từ 35.000-45.000 đồng/kg

Đóng gói bánh tráng xuất sang Nhật tại Công ty Duy Anh Foods - Ảnh: Nguyễn Trí

Trong đó, riêng thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đã chiếm hơn 100 tấn (tăng gấp 4-5 lần

so với năm ngoái) nhưng không đủ bánh xuất "Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc chủ yếu dùng bánh tráng ăn sống nên họ chú trọng mùi vị, chất lượng Để xuất qua hai thị trường này phải sử dụng phương pháp sấy công nghiệp, bánh tráng mỏng, không phụ gia, hóa chất Vì vậy công ty chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu"

(Theo ông Trần Giang Châu - cán bộ kinh tế xã Phú Hòa Đông, hiện Phú Hòa Đông chỉ còn khoảng 362 cơ sở sản xuất (bằng 1/3 so với các năm trước) nhưng lượng bánh tráng cho ra thị trường vẫn trên 30 tấn/ngày)

Và hiện Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng - Tây Ninh là một trong chín đặc sản được đề cử là đặc sản quà tặng Việt Nam trong Top 100 đặc sản quà tặng Châu Á – 2013

Dây truyền sản xuất Bánh Tráng

Lâu nay, nghề bánh tráng vẫn làm theo lối thủ công nên năng suất thấp và chất lượng không đồng đều Có một người đã mang công nghệ mới "tráng bánh và sấy khô tự động, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm" đánh thức các làng nghề, đưa bánh tráng trở thành một sản phẩm xuất khẩu

Từ khoảng năm 2004 đến nay, do công nghiệp hóa hiện đại hóa nên việc sản xuất, chế biến sản phẩm ngày càng hiện đại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất cho thành phẩm theo dây truyền và công nghệ khép kín từ khâu đưa bột vào đến ra chiếc bánh tráng khô, dây chuyền điều khiển tự động trên các công đoạn vào bột, tráng, hấp và sấy, công nhân chỉ thực hiện công đoạn cắt bánh đã sấy khô (bằng máy) và đóng gói, khách hàng an tâm về tiêu chuẩn vệ

Trang 11

sinh an toàn thực phẩm Công suất dây chuyền khoảng 3,5 tấn bánh tráng thành phẩm trong 24 giờ và giá cao hơn bánh làm thủ công hoặc bán thủ công khoảng 30%.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ HÀN QUỐC

Hàn Quốccó nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam do cùng nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa Và cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc đã đặt dấu

ấn độc đáo của mình lên phần văn hóa vay mượn làm cho chúng trở nên khác biệt so với văn hóa gốc

Hanbok

Nếu như Nhật Bản có Kimono, thì Hanbok là biểu tượng trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.Trải qua thời gian dài tồn tại, Hanbok rất đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như cách may phù hợp với từng mùa và vị trí của người mặc Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở cái đẹp của sự đơn giản của các motif trang trí trên áo và ở váy cũng như sự hài hòa về đường nét và màu sắc Hanbok thường được người Hàn Quốc mặc vào các lễ tết hoặc các ngày lễ kỷ niệm với các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là trâm cài đầu và hoa tai Thật không khó để tưởng tượng

sự quý phái như thế nào khi khoác trên mình bộ đồ Hanbok

Hangeul - ngôn ngữ và hệ thống chữ cái Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có ngôn ngữ và hệ thống chữ cái duy nhất gọi là Hangeul Hệ thống chữ cái này được xây dựng từ năm 1446 bởi vị vua anh minh của triều đại Joseon - vua Sejong Là mẫu chữ duy nhất của hệ thống chữ viết mà không bị ảnh hưởng bởi các mẫu chữ khác Với 14 phụ âm và 10 nguyên âm cho phép việc ghi lại bất kỳ một chữ viết hay một âm nào của tiếng Hàn Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, hệ thống chữ cái này rất dễ học, nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc Hangeul nổi tiếng thế giới như một hệ thống chữ viết chuẩn, hoàn hảo và rất phù hợp với thời đại giao tiếp như ngày nay

Gia đình Hàn Quốc

Gia đình được coi là nên tảng xã hội ở Hàn Quốc Một gia đình tiêu biểu bao gồm nhiều thế

hệ chung sống dưới một mái nhà Theo người Hàn Quốc, để đảm bảo sự ổn định và an toàn thì số lượng người trong nhà là 11, 12 thành viên hoặc hơn Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay, các cặp vợ chồng sau khi cưới thường tách ra ở riêng nên kiểu gia đình truyền thống này đang dần biến mất Trong nhà, người chủ gia đình được coi như là người nắm giữ quyền lực, là người đưa

ra mệnh lệnh và những người khác phải thực hiện không được bàn cãi Việc tuân lệnh được coi như là một điều hiển nhiên, như là đạo đức xã hội đáng được coi trọng, con cái phải vâng lời cha

mẹ, vợ phải nghe chồng Cuộc sống gia đình ngày nay đã có nhiều biến đổi, sự bình đẳng giữa nam và nữ đã được tôn trọng

Trang 12

Người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thân thiện, họ thật sự là những người bạn của thế giới Văn hóa Hàn Quốc

có nhiều điểm tương đồng với chúng ta, tuy nhiên có một số nét riêng trong giao tiếp và sinh hoạt mà ta nên biết để tránh những hiểu lầm:

Người Hàn Quốc có thói quen cúi đầu chào nhau khi gặp mặt, đó là hành động lịch sự đối với họ̣,cúi thấp hơn để có thể ngẩng cao đầu hơn

Chỉ trong gia đình và giữa những người bạn gần gũi thân thiết thì người Hàn Quốc mới được xưng hô bằng họ của gia đình

Người Hàn Quốc có thói quen vỗ vai, vỗ lưng người khác, kể cả người khác giới chỉ để mục đích động viên nhau

Người Hàn Quốc biểu lộ thái độ tình cảm rất ý nhị, sự phấn khích thường thể hiện ở đôi mắt

Lối sống của người Hàn Quốc

Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người

Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc vẫn gần như không thay đổi từ thời kỳ Ba Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392- 1910)

Trang phục truyền thống hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok - ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap, lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60

Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc rất nhiều Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món

ăn phương Tây Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt

Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi,

Ngoài kimchi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài

ưa thích nhất

Dân số

Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải Địa hình phân

Ngày đăng: 28/05/2016, 10:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w