1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại nghành nông nghiệp

16 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 100,79 KB

Nội dung

rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại nghành nông nghiệp

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH NHẬN DIỆN RỦI RO LÃI SUẤT VÀ RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP MỤC LỤC Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 1 A. TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Vị trí ngành nông nghiệp Việt Nam Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế như hiện nay, nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế với vai trò trụ đỡ. Trong chỉ số tăng trưởng chung của nền kinh tế 5,03% năm 2013, ngành nông nghiệp đóng góp tới 2,7%, xuất siêu với hơn 10 tỷ USD, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. 2. Đặc điểm ngành Nông nghiệp Việt Nam Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa. Nông nghiệp đang có xu hướng kết hợp với ngành công nghiệp chế biến để hướng ra xuất khẩu, điều này đòi hỏi quy mô của sản xuất nông nghiệp tăng, nhu cầu về nguồn vốn cũng như sự liên kết trong các giao dịch thương mại khác khiến cho những thay đổi vĩ mô của nền kinh tế như lãi suất, hay những tác động vi mô như các khoản tín dụng thương mại gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngành này, những tác động đi chệch với dự tính do những yếu tố này gây ra sẽ dẫn đến những rủi ro mà ngành phải đối mặt. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 2 Sự công nghiệp hóa ngành nông nghiệp tạo ra một chu trình khép kín từ khâu sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ; điều này dẫn đến sự phát triển của các khoản tín dụng thương mại nhằm làm “trơn” chu trình này; tuy nhiên, bất kể sự tắc nghẽn ở khâu nào trong việc sử dụng các khoản tín dụng thương mại sẽ đều gây ảnh hưởng hoạt động trong doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành Nông nghiệp nói chung. 3. Thực trạng ngành Nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng của ngành tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Năm 2011 xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010. Thặng dư thương mại toàn ngành năm 2011 đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cả nước; nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Năm 2012, nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,4%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp 6,4%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,7%. Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,2%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,3%, lâm nghiệp 6%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,6%.  Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ảnh hưởng của rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng đã tác động đến các hộ nông dân, các doanh nghiệp đang tham gia trong ngành này. Sau đây, nhóm xin được trình bày chi tiết hơn về hai loại rủi ro này. B. RỦI RO LÃI SUẤT I. Lý thuyết 1. Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng hoặc công ty có những khoản vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 3 trọng khi nào chúng ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính lớn theo lãi suất thả nổi trên thị trường. 2. Biến động lãi suất giai đoạn 2010 – 2013 Năm 2010 Sau 11 tháng duy trì mức lãi suất không đổi thì thị trường lãi suất quý IV/2010 biến động trước áp lực lạm phát. Ngày 5/11/2010 Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) ban hành quyết định số 2619/QĐ-NHNN và quyết định 2620/QĐ-NHNN quy định các mức lãi suất. Cụ thể, tăng 1% lên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm (từ 8% lên 9%), lãi suất tái chiết khấu (từ 6% lên 7%). Ngay lập tức các NHTM đã đồng loạt áp mức lãi suất mới từ 11% lên 12%/năm. Không dừng lại ở đó, lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng theo từng ngày từ 13% đến 14% và đỉnh điểm là việc ngân hàng Techcombank công bố lãi suất huy động lên tới 17% trong ngày 8/12/2010. Năm 2011 Tình hình lãi suất từ đầu năm tới hết quý III/2011 đã có rất nhiều diễn biến khá phức tạp qua các thời kì. Trong quý III, thực hiện chỉ thị số 02/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 14%/năm; tuy nhiên, một số các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất 14%/năm đối với cả các khoản tiền gửi kì hạn ngày, tuần. Lãi suất cho vay ổn định trong tháng 7, tháng 8, từ nửa đầu tháng 9 bắt đầu có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 17% - 19%; lãi suất cho vay sản xuất – kinh doanh khác phổ biến mức 17% - 21%/năm. Tuy nhiên, có một thực tế là lượng vốn có lãi suất từ 17 - 19% như vậy thực sự vẫn chưa được nhiều và chưa đến được với các đối tượng cần vốn thực sự mà các đối tượng này vẫn phải vay với mức lãi suất 20%/năm. Một vấn đề nữa là chi phí thực của ngân hàng để huy động vốn tiền gửi trên thực tế cao hơn 14% như công bố bởi các ngân hàng này còn mất những khoản chi phí ngoài luồng khác như chi phí thưởng cho các đối tượng giới thiệu được người gửi tiền, chi phí khuyến mại cho khách hàng,… để có thể huy động được vốn. Chính vì vậy, các chuẩn mực lãi suất mà NHNN muốn các NHTM đạt tới là chưa thực sự có được. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 4 Năm 2012 Quý I được đánh dấu bằng việc NHNN điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ ngày 13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Từ tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước liên tục 5 lần giảm các lãi suất chủ chốt với tổng mức giảm là 5%, trần lãi suất huy động cũng được giảm từ 14%/năm về 9%/năm. Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất với các khoản tiền gửi trên 1 năm và yêu cầu các ngân hàng áp lãi suất cho các khoản vay cũ là 15%/năm từ 15/7/2012. Hàng loạt ngân hàng thương mại công bố những gói tín dụng cho vay với lãi suất thấp hơn tới 3-4% so với mặt bằng lãi suất chung (15-18%/năm) đối với một số lĩnh vực khuyến khích cho vay như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2013 Lãi suất huy động VNĐ vẫn trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012 và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất cho phép như thời gian trước, một số ngân hàng thương mại (NHTM), tiên phong là các NHTM Nhà nước đã chủ động điều chỉnh lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Trong khi trần lãi suất huy động chỉ giảm 0,5-1%, mặt bằng lãi suất trên thị trường có mức giảm mạnh hơn, vào khoảng 0,8-1,5% đối với các kỳ hạn dưới 1 năm và lên tới 2,5-3,5% đối với các kỳ hạn trên 1 năm so với cuối năm 2012. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5- 7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5- 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay VNĐ cũng được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 5 hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm & 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9-11%/năm & 11,5-13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm. Quý I/2014 Theo Văn bản số 1711/NHNo-KHNV mà Tổng Giám đốc Agribank vừa ký ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 18.3.2014), với lãi suất cho vay ngắn hạn, áp dụng lãi suất VND cho vay tối đa là 8%/năm (trong đó lãi suất cho vay tạm trữ lúa gạo 7%/năm). Mức lãi suất này áp dụng cho 5 đối tượng cho vay, trong đó có lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 41. Với mức lãi suất cho vay nói trên, các đối tượng vay vốn sẽ được giảm lãi suất vay 1%/năm so với hiện nay  Quyết định này được cho là rất kịp thời, tạo thêm động lực sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp. Biểu đồ lãi suất 2010 – 2013 II. Phân tích rủi ro lãi suất trong ngành Nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2013 Nhóm sẽ chia ngành nông nghiệp thành ba nhóm ngành: trồng trọt và chăn nuôi; lâm nghiệp và thủy sản. Mỗi nhóm ngành sẽ chọn 3 công ty đại diện, sau đó phân tích xu hướng của nhóm ngành này. 1. Nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi Qua các số liệu trên nhóm muốn phân tích làm rõ mối tương quan giữa chi phí lãi vay và khoản nợ vay chính thức của công ty để từ đó chỉ ra lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chi phí lãi vay của công ty. Nhìn vào bảng 4 ta có thể thấy chi phí lãi vay của 3 công ty không có xu hướng rõ rệt tương ứng với mức độ nợ vay của công ty. Thường thì chi phí lãi vay sẽ có xu Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 6 hướng tăng giảm theo vay và nợ chính thức của công ty. Tuy nhiên nếu như chịu ảnh hưởng của lãi suất thì có thể mức độ tăng, giảm của chi phí lãi vay sẽ không cùng “nhịp” với vay và nợ chính thức. Qua 2 bảng trên có thể thấy việc tăng giảm chi phí lãi vay của các công ty tuy cùng có xu hướng chung với việc sự thay đổi của nợ vay nhưng mức độ là khác nhau. Điều này phản ánh rõ nét tác động của sự thay đổi lãi suất lên chi phí trả lãi của công ty. Đặc biệt đối với các công ty càng có khoản nợ vay chính thức lớn thì mức độ chịu rủi ro lãi suất sang cao. Đặc biệt trong giai đoạn lãi suất đầy biến động 2010 – 2013 thì các công ty cần lưu ý khi quyết định trong việc huy động nguồn vốn để tránh các rủi ro lãi suất có thể gặp phải. 2. Nhóm ngành thủy sản Từ những số liệu và chỉ số liên quan đến rủi ro lãi suất của các doanh nghiệp ngành thủy sản, chúng ta có cái nhìn khái quát như sau khi nhìn nhận trên mối liên hệ tương quan giữa các chỉ số ta thấy: có sự biến động không theo xu hướng rõ ràng của chi phí lãi vay và chỉ số cơ cấu nợ vay (Nợ/Tổng tài sản). Bên cạnh đó qua những phân tích chúng ta cũng phát hiện ra những mối liên hệ giữa chi phí lãi vay, cơ cấu nợ vay và lãi suất thị trường. Điều này là những thông tin và phân tích đặc biệt quan trọng để những nhà quản trị tài chính có thể có những kế hoạch nhằm hạn chế những rủi ro lãi suất có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng, biểu đồ chi phí lãi vay Qua phân tích các số liệu, ta nhận thấy rằng chi phí lãi vay của các công ty cổ phần ngành thủy sản có xu hướng biến đổi không đồng nhất qua các năm. Từ những số liệu bảng phân tích khuynh hướng chi phí lãi vay, đối với công ty cổ phần thủy sản Bến Tre có sự tăng lên rất mạnh trong chi phí lãi vay tăng hơn 300% từ 1640 triệu đồng lên tới 6971 triệu đồng. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2012-2013 chi phí lãi vay của công ty cổ phần thủy sản Bến Tre không có sự thay đổi lớn. Qua đó chúng ta thấy một sự biến đổi rất thất thường trong chi phí lãi vay, công tác quản trị tài chính Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 7 cần được ưu tiên xem xét về vấn đề này. Chúng ta sẽ tìm hiểu ro hơn những nguyên nhân của sự thay đổi và những rủi ro tiềm ẩn sẽ gặp phải Với những số liệu về chi phí lãi vay ta thấy công ty cổ phần thực phẩm Sao Tạ và công ty cổ phần thực phẩm số 4 cũng có những chiều hướng biến động không đồng nhất. Trong giai đoạn từ năm 2010-2011, hai công ty này đều có mức tăng chi phí lãi vay tương đối lớn, đặc biệt công ty cổ phần thực phẩm số 4 tăng tới gần 200%. Sau đó những năm tiếp theo từ năm 2011-2013 thì chi phí lãi vay giảm qua từng năm Bảng, biểu đồ Nợ/tổng tài sản Một trong những chỉ tiêu khác nhằm đánh giá mức độ rủi ro lãi suất trong ngành thủy sản là chỉ tiêu nói lên cơ cấu nợ của doanh nghiệp Nợ/Tổng tài sản. Qua những số liệu tổng hợp, cơ cấu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là công tác hoạt định tài chính của bản thân mỗi doanh nghiệp trong ngành. Nhìn chung từ số liệu chỉ số, các công ty thuộc nhóm ngành thủy sản có cơ cấu nợ/tổng tài sản rất khác nhau bao gồm nhiều các doanh nghiệp sử dụng nợ vay khá nhiều. Những công ty tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra để phân tích là đại diện cho những chính sách tài chính duy trì cơ cấu nợ/tổng tài sản khác nhau. Đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre chi phí nợ/tổng tài sản mức trung bình là 0.27, công ty cổ phần thực phẩm Sao Tạ chi phí nợ/tổng tài sản mức trung bình là 0.7, công ty cổ phần thực phẩm số 4 nợ/tổng tài sản mức trung bình 0.66. Bảng khuynh hướng Nợ/tổng tài sản BẢNG KHUYNH HƯỚNG NỢ/ TỔNG TÀI SẢN STT MÃ CK 2010 2011 2012 2013 1 ABT -35.94 -29.63 45.94 2 FMC -3.44 18.23 -14.16 3 TS4 4.12 -10.06 -14.92 Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu và khuynh hướng, Qua những xu hướng biến đổi chúng ta vừa phân tích chúng ta biết rằng luôn có tồn tại một mối liên hệ giữa chi phí lãi vay, tỷ lệ nợ/tổng tài sản và những biến động của lãi suất trên thị trường. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 8 Những xu hướng biến đổi của chi phí lãi vay phụ thuộc vào hai yếu tố còn lại là cơ cấu vốn hay tỷ lệ nợ/tổng tài sản và lãi suất đi vay. Chúng ta cần đưa ra một ví dụ để làm sáng tỏ điều này. Chúng ta có thể quan sát thấy, Trong năm 2011, hầu như tất cả các doanh nghiệp ngành thủy sản có một sự gia tăng đáng kể trong chi phí lãi vay, đặc biệt có những doanh nghiệp chịu những khoản chi phí lãi vay rất lớn làm sụt giảm nhiều nguồn lợi nhuận mang lại, điều này càng làm sáng tỏ những rủi ro tiềm ẩn rất lớn của lãi suất tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Một điều cần thừa nhận rằng: lãi suất tăng sẽ làm gia tăng chi phí lãi vay và tỷ trọng vốn vay tăng cũng làm tăng chi phí lãi vay. Trong từng quan hệ cụ thể chúng ta sẽ xét được một trong hai yếu tố thì yếu tố nào sẽ tác động mạnh hơn đến khoản chi phí lãi vay và trực tiếp tạo nên những rủi ro lãi suất cho doanh nghiệp. Cùng quan sát số liệu ta thấy rằng, trong năm 2011 mặc dù ban quản trị tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đã có những điều chỉnh hợp lý khi đã giảm tỷ trọng cơ cấu vốn vay 35% so với năm 2010, tuy nhiên vẫn làm chi phí lãi vay tăng lên rất lớn nguyên nhân chính của sự kiện này là việc lãi suất cho vay trên thị trường trong năm 2011 tăng lên đột biến trung bình giao động trong khoảng 18%. 3. Nhóm ngành lâm nghiệp Qua tổng hợp những số liệu liên quan đến rủi ro lãi suất của các công ty ngành lâm nghiệp, ta thấy có sự biến động không theo xu hướng rõ ràng của chi phí lãi vay và chỉ số cơ cấu nợ vay. Chúng ta cũng phát hiện ra những mối liên hệ giữa chi phí lãi vay, cơ cấu nợ vay và lãi suất thị trường. Đây là những thông tin và phân tích đặc biệt quan trọng trong công việc lập kế hoạch tài chínhnhằm hạn chế những rủi ro lãi suất có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh của công ty Từ việc phân tích các số liệu, ta thấy rằng chi phí lãi vay của các công ty cổ phần ngành lâm nghiệp có xu hướng biến đổi tương đối đồng đều. Từ những số liệu bảng phân tích khuynh hướng chi phí lãi vay, Các công ty đều có sự tăng lên mạnh về chi phí lãi vay Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 9 trong năm 2011, cụ thể xét công ty cổ phần cao su Sao Vàng có chi phí lãi vay tăng 54% trong giai đoạn 2010-2011 và công ty cổ phân chế biến gỗ Đức Thành tăng từ 1313 triệu đồng lên tới 1773 triệu đồng. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2011-2013 chi phí lãi vay của các công ty cổ phần ngành lâm nghiệp đều giảm mạnh. Qua đó ta thấy công tác quản trị chi phí lãi vay của các công ty ngành lâm nghiệp có những dấu hiệu tốt, điều này làm tăng niềm tin của đối tác và các nhà đầu tư vào các công ty. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những nguyên nhân dẫn đến sự biến động này và những rủi ro tiềm ẩn ở phần sau. Chỉ tiêu nói lên cơ cấu nợ của doanh nghiệp Nợ/Tổng tài sản là một trong những chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro lãi suất của công ty ngành lâm nghiệp. Qua những số liệu tổng hợp, cơ cấu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là công tác hoạt định tài chính của bản thân mỗi doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng cơ cấu nợ vay của các công ty có xu hướng biến đổi không đồng đều, điều này cũng một phần là sự thay đổi nhiều trong chính sách tài chính về cơ cấu nợ, tiềm ẩn những rủi ro về sự bất ổn. Nhìn chung từ số liệu chỉ số, các công ty thuộc nhóm ngành lâm nghiệp có cơ cấu nợ/tổng tài sản rất khác nhau bao gồm một số các doanh nghiệp sử dụng nợ vay khá nhiều. Những công ty tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra để phân tích là đại diện cho những chính sách tài chính duy trì cơ cấu nợ/tổng tài sản khác nhau. Đối với công ty cổ phần cao su Sao Vàng là minh chứng cho sự không sáng suốt trong công tác quản trị cơ cấu nợ, cơ cấu nợ trung bình trong giai đoạn vào khoảng 1.35, thâm hụt rất lớn đang xảy ra trong doanh nghiệp. Khi những biến động trong lãi suất xảy ra sẽ gây nên sự thay đổi rất lớn trong chi phí lãi vay của công ty, đặc biệt sự rủi ro khi lãi suất tăng cao có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của công ty. Còn đối với hai công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An và công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành đều duy trì cơ cấu nợ vay ở mức trung bình 0.45, mức này cũng thấy cơ cấu nợ vay tương đối lớn cao hơn mức bình quân của các ngành khác. Chúng ta sẽ phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu và khuynh hướng, Qua những xu hướng biến đổi chúng ta vừa phân tích chúng ta biết rằng luôn có tồn tại một mối liên hệ giữa chi phí lãi vay, tỷ lệ nợ/tổng tài sản và những biến động của lãi suất trên thị Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 10 [...]... biến động và tăng cao đã tạo nên những khoản chí lãi vay lớn Mặt khác, trong giai đoạn 2011-2012, trong khi cơ cấu nợ/tổng tài sản tăng mạnh 93% thì khuynh hướng chí phí lãi vay lại giảm 13.5% C RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI I Lý thuyết 1 Khái niệm về tín dụng thương mại và rủi ro tín dụng thương mại Tín dụng có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh Credittum có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Quan hệ tín dụng đã... thương mại là khả năng tổn thất có thể xảy ra khi cấp tín dụng cho khách hàng Rủi ro tín dụng thương mại được biểu hiện: Số tiền mua nợ khách hàng thanh toán không đúng hạn cam kết, gọi là rủi ro quá hạn thanh toán công nợ Số tiền mua nợ khách hàng không thanh toán đày đủ hoặc không có khả năng thanh toán khi đến hạn, gọi là rủi ro mất tiền nợ từ người mua nợ 2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng thương mại. .. quản lý, điều hành kinh doanh còn hạn chế; Sử dụng khoản tín dụng thương mại sai mục đích hoặc cố ý lừa đảo - Nguyên nhân rủi ro từ phía người cung cấp tín dụng thương mại: Các tiêu chí thẩm định đánh giá khách hàng còn dựa trên cơ sở số liệu lịch sử, cảm tính, chưa tuân thủ các phương pháp phân tích tín dụng, chưa đề nghị đối tác thụ hưởng tín dụng thương mại phải thế chấp tài sản do những hạn chế về... mại • Nguyên nhân khách quan Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 11 Do thị trường biến động và nhiều rủi ro; rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; do môi trường pháp lý chưa đồng bộ và thực thi pháp luật còn kém hiệu quả;… • Nguyên nhân chủ quan - Nguyên nhân rủi ro từ đối tác được thụ hưởng tín dụng thương mại: Tài chính doanh nghiệp còn yếu kém, thiếu minh bạch;... khai tại Việt Nam Vận dụng hiệu quả các công cụ chuyển nhượng như hối phiếu và lệnh phiếu trong các quan hệ mua bán chịu Người bàn có thể sử dụng các công cụ chuyển nhượng này đem chiết khấu ở ngân hàng để nhận tiền hoặc bán lại trên thị trường chứng khoán để thu hồi nợ Sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ để giảm thiểu rủi ro II Phân tích rủi ro tín dụng thương mại trong ngành Nông nghiệp giai đoạn 2010 –... tín dụng thương mại Kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại của các nước trên thế giới đó là họ vận dụng rất hiệu quả các công cụ hỗ trợ thu hồi công nợ, bao gồm: Bao thanh toán: Là công cụ tài chính thể hiện những ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập đặt ra những yêu cầu gia tăng về nhu cầu vốn lưu động, các dịch vụ nhờ thu, quản lý rủi ro Dịch vụ này đã được áp dụng. .. thành và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ qua hình thức bán hàng trả chậm của đơn vị cung cấp để có nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh Khi mua hàng trả chậm, đơn vị bán hàng đã cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Khoản phải trả của doanh nghiệp mua hàng thể hiện tổng số tiền mà doanh nghiệp nợ nhà cung cấp Rủi ro tín dụng thương. .. chi phí lãi vay phụ thuộc vào hai yếu tố còn lại là cơ cấu vốn hay tỷ lệ nợ/tổng tài sản và lãi suất đi vay Điển hình với công ty chế biến gỗ Đức Thành, trong giai đoạn 2010-2011, khi mà cơ cấu nợ vay của doanh nghiệp giảm mạnh giảm tới trên 18% nhưng chi phí lãi vay vẫn tăng mạnh trên 35% Điều này cho thấy lãi suất thị trường gây lên những áp lực lớn về chi phí lãi vay, trong năm 2011 mức lãi suất cho... tín dụng thương mại 2 Nhóm ngành thủy sản Qua tính toán và phân tích số liệu và các chỉ số các doanh nghiệp ngành thủy sản, chúng ta có cái nhìn khái quát các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng giảm các khoản phải thu và doanh thu không đồng đều điều này làm vòng quay khoản phải thu có sự thay đổi không theo xu hướng Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp có chính sách tín dụng thương mại tương đối ổn... các năm giao động trong mức trung bình, khi mà doanh thu tăng lên hay giảm đi thì chính sách tín dụng thương mại điều chỉnh khoản phải thu bình quân phù hợp với sự thay đổi của doanh thu, điều này làm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải do những biến động Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp P a g e | 14 Bảng, biểu đồ khoản phải thu bình quân Trong giai đoạn từ . loại rủi ro này. B. RỦI RO LÃI SUẤT I. Lý thuyết 1. Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, . QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH NHẬN DIỆN RỦI RO LÃI SUẤT VÀ RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP MỤC LỤC Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thương mại ngành Nông Nghiệp. nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ảnh hưởng của rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng đã tác động đến các hộ nông dân, các doanh nghiệp đang tham gia trong ngành này. Sau đây, nhóm xin được

Ngày đăng: 17/11/2014, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w