Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh

52 296 0
Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vinh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, ngân hàng thương mại với vai trò trung gian tài chính quan trọng của xã hội từng bước cải tổ hoạt động của mình, hòa nhập với cơ chế mới, mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng. Trong bối cảnh hòa nhập đó, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Nền kinh tế càng phát triển thì độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể tránh khỏi. Tín dụng, trong đó tín dụng trung và dài hạn là một lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế và cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng còn rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, tính khả thi của dự án gây thiệt hại cho ngân hàng. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh (NHNo & PTNT Thành phố Vinh) nói riêng đã có nhiều cố gắng và có những thành tựu nhất định như tỉ lệ nợ xấu giảm, dư nợ tín dụng tăng,… Song để đứng vững trong môi trường cạnh tranh và đầy thử thách, bắt kịp thời đại NHNo & PTNT Thành phố Vinh phải nỗ lực hơn nữa để hạn chế rủi ro, đưa ra những biện pháp tối ưu để làm giảm rủi ro tín dụng trung và dài hạn. Xuất phát từ bối cảnh đất nước và thực trạng rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt đọng tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Vinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này với mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng để khẳng định rủi ro tín dụng là một điều tất yếu không thể - 1 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh tránh khỏi song có thể hạn chế đến mức thấp nhất để đảm bảo sự an toàn và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh để tìm ra một số vấn đề còn tồn tại, từ đó đề xuất ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: những rủi ro về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh. • Phạm vi nghiên cứu: những rủi ro về hoạt động tín dụng trong các dự án được thực hiện tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích đánh giá từ các nguồn thông tin tổng hợp, số liệu các tài liệu báo cáo của NHNo & PTNT Thành phố Vinh. Phương pháp mô tả và lập luận logic dựa trên tình hình thực tế, nhận định, đánh giá và đưa ra các lý luận, quan điểm bằng lập luận tư duy. Ngoài ra, còn một số phương pháp như: trực quan, nghiên cứu lý luận, so sánh, thống kê,… 5. Kết cấu báo cáo Kết cấu báo cáo bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHTM. Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh. - 2 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT • NHNo & PTNT Thành phố Vinh: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Vinh. • NHTM: Ngân hàng thương mại • RRTD: Rủi ro tín dụng • NHNN: Ngân hàng Nhà nước • VND: Việt Nam đồng • NH: Ngân hàng • TCTD: Tổ chức tín dụng • TD: Tín dụng • TS: Tài sản • TSCD: Tài sản cố định • TSLD: Tài sản lưu động • CBTD: Cán bộ tín dụng - 3 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTM 1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1. Khái niệm về NHTM Theo quy định tại điều 20 khoản 7 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QHQ10) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Như vậy có thể phát biểu về khái niệm NHTM là: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội. Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường.Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cho vay phát triển kinh tế. 1.1.2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế thị trường 1.1.2.1. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NHTM ra đời là chìa khoá giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanhnghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra - 4 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh sản phẩm tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được. Chỉ có ngân hàng - một tổ chứctrung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối. 1.1.2.2. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.1.2.3. NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự giao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều kiển chúng một - 5 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi va itrò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế. 1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển. 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau: * Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản - 6 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh tài sản mà từ đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi. * Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh. * Nghiệp vụ đi vay: Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ. * Nghiệp vụ huy động vốn khác: Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay. * Vốn chủ sở hữu của NHTM: Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định,ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại. 1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - 7 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau: * Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra. * Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NHTM đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua * Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó. * Nghiệp vụ khác: NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như: * Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán - 8 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. * Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản * Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền;cho thuê két sắt, bảo mật… 1.2. Rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHTM 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không thể lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách dầy đủ cả gốc và lãi, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80% đến 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác. - 9 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh Biểu đồ 1.2.1: Rủi ro tín dụng 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trung và dài hạn Tín dụng trung và dài hạn có đặc trưng riêng so với các loại tín dụng khác bao gồm:  Vốn đầu tư lớn Việc đầu tư trung và dài hạn nhằm vào các dự án lớn như xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất…Do đó, số vốn cần thiết cho mỗi dự án lớn gấp nhiều lần cho vay ngắn hạn.  Thời hạn đầu tư dài Các dự án đầu tư thường là để tài trợ nhu cầu vốn cố định của doanh nghiệp, tuy toàn bộ số vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó chỉ chuyển một phần nào giá trị vào các sản phẩm được sản xuất ra trong suốt quá - 10 - Lớp: TCNH-K5.03 Rủi ro tín dụng Không thu được vốn đúng hạn Không thu đủ vốn cho vay Không thu được lãi đúng hạn Phát sinh theo lãi Phát sinh nợ quá hạn Phát sinh lãi treo đóng băng Phát sinh nợ khó đòi Không thu được lãi Khả năng thanh toán suy giảm, Hiểu quả kinh doanh giảm, Thất thoát vốn, phá sản [...]... được là sự nỗ lực hết mình của các cán bộ trong Ngân hàng, họ đã không vì lợi ích riêng hay chạy theo thành tích mà làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động tín dụng và các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được 2.3.1... trường, khách hàng, dịch vụ huy động vốn và đầu tư 2.1.2 Tên, địa chỉ, ngành nghề và chức năng của ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Vinh, số 364 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An Ngành nghề và chức năng của NHNo & PTNT thành phố Vinh: Chức năng nhiệm vụ chính là huy động vốn và cho vay thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, chế biến,... đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa - 19 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNo & PTNT THÀNH PHỐ VINH 2.1 Khái quát chung về NHNo & PTNT Thành phố Vinh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM... riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, - 18 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh đang định hướng mô hình phát triển ở VN Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt... 2010 và 2011 cả nước và cả tỉnh Kinh tế thành phố Vinh vẫn tiếp tục tăng, thu ngân sách thành phố đạt trên nghìn tỷ đồng Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2009- 2011 của NHNo & PTNT thành phố Vinh: 2.2.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng là một tổ chức thương mại trung gian, sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng là các công tác huy động vốn và cho vay Chính vì vậy, nghiệp vụ huy động. .. hiện tổng doanh thu của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua: - 31 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh ( Biểu đồ 2.2.4c: Hoạt động tín dụng NHNo & PTNT thành phố Vinh) Nhìn vào biểu đồ NHNo & PTNT thành phố Vinh ta thấy hoạt động tín dụng trung và dài hạn liên tục tăng với kết quả rất khả quan, chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng Những kết quả đạt được là sự... nay, hoạt động cho vay trung và dài hạn ngày càng phát triển ở NHNo & PTNT thành phố Vinh, có thể thấy qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của NHNo & PTNT thành phố Vinh trong 3 năm qua - 28 - Lớp: TCNH-K5.03 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Thành Vinh ( Nguồn: báo cáo thường niên 2009- 2011) 2.2.3 Hoạt động khác Thu nhập của NHNo & PTNT Thành phố Vinh. .. lớn Giá trị của một nhóm vay trung và dài hạn có thể bằng rất nhiều khoản vay nhỏ lẻ gộp lại trong một thời kì Hơn nữa, những ngân hàng thành công trong việc đầu tư theo dự án thường tạo được danh tiếng và ưu thế cạnh tranh rất lớn Chính vì vậy, các ngân hàng luôn coi trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn 1.2.3 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung và dài hạn Các khoản vay không bao giờ bị... sự hiệu quả: Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính,... nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn * Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải . dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt đọng tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố. trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại. hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh để tìm ra một số vấn đề còn tồn tại, từ đó đề xuất ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo &

Ngày đăng: 21/07/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan